Ấn bản 09/2010, có hiệu chính và bổ túc phầN 1 M. T. D. X. M. T. D. X



tải về 8.44 Mb.
trang5/9
Chuyển đổi dữ liệu29.11.2017
Kích8.44 Mb.
#34801
1   2   3   4   5   6   7   8   9

C- THỜI GIAN LÀM THÁI TỬ


Từ lúc đản sanh (năm –623) đến lúc xuất gia vào năm 29 tuổi.

1- Thời thơ ấu




Siddhattha dự lễ hạ điền50

Năm lên 7 tuổi51, Siddhattha được đi dự lễ hạ điền ngoài cổng thành phía nam với vua cha để khai mạc mùa cày cấy. Ngồi dưới bóng mát của tàng cây ni-câu-đà52 to lớn, Siddhattha chăm chú nhìn cảnh người dân cày tay lấm chân bùn, mình trần trùng trục dưới cơn nắng cháy, mồ hôi nhễ nhại, vừa cố gắng ấn sâu lưỡi cày xuống đất vừa cầm roi đánh và la hét con trâu. Con trâu cố sức kéo cày dưới làn roi, làm bật lên những mảng đất lớn. Những con giun quằn quại đau đớn. Những con chim bay đến tranh nhau ăn giun. Một con chồn đang lảng vảng gần đó rình bắt chim. Một anh thợ săn đang tìm cách giăng bẫy bắt chồn. Siddhattha than thầm: “Ôi! đời sống là một trường tranh đấu giết hại lẫn nhau dẫy đầy đau khổ”. Trong lúc mọi người vui vẻ theo dõi những trò vui của cuộc lễ thì Siddhattha ngồi tréo chân theo lối kiết già, trầm ngâm suy nghĩ, định tâm theo lối chỉ quán53 và đắc sơ thiền. Trong khi thời gian trôi qua mà bóng cây ni-câu-đà ấy không di động, vẫn ở yên một chỗ che mát Siddhattha. Các cung nữ thấy hiện tượng lạ như vậy thì lấy làm ngạc nhiên đến tâu cho vua hay. Nhà vua đến nơi, đứng yên lặng nhìn hoàng tử một lúc rồi xá chào và nói: “Hỡi nầy con yêu quí, đây là lần thứ nhì Phụ vương đảnh lễ con”. Rồi nhà vua đọc bài kệ khen rằng :

“ Như lửa trên đầu núi,

“ Như trăng giữa không-gian,

“ Át hết thảy ngôi sao.

“ Ngồi thiền dưới gốc cây,

“ Uy quang chiếu sáng ngời.

“ Cũng như lúc sơ sinh,

“ Thân đã tọa thiền rồi,

“ Thần quang soi khắp cả

“ Mười phương chư chúng sinh

“ Nhân đây mà được độ.54



Siddhattha học văn


Từ thuở nhỏ Siddhattha đã tỏ ra thông minh xuất chúng. Trong mọi môn học, từ văn chương đến võ thuật ... ngài chỉ cần học một thời gian ngắn là hết sở học của thầy.

Năm lên 7 tuổi, vua cho mời vị giáo sư nổi tiếng tên Visavamitra (Tỳ Xa Bà Mật Đa La) vào cung dạy Siddhattha và các vương tử về Phạn văn (Sanskrit) và kinh Vệ Đà (Veda). Vừa mới gặp thầy bữa đầu Siddhattha hỏi :

– Thưa thầy, tôi rất mừng hôm nay được thầy tới đây dạy bảo, tôi muốn học những sách về Phạn văn và Veda. Những bộ đó có 64 loại (Bràhmana, Nighandu, Sokkharappabhedana, Itihasa, Veyyakarana, Rigveda, Atharvaveda, ...)55, vậy thầy định dạy về loại nào trước ?56

Giáo sư Visavamitra vốn là một người thông minh, tài trí, học rộng, nhưng khi nghe Siddhattha mới 7 tuổi hỏi như thế thì toát mồ hôi trán, vì chính ông cũng chưa biết hết 64 loại kinh sách mà Siddhattha vừa kể. Ông vội vàng quỳ xuống đọc bài thơ khen tặng như sau :

“ Giỏi thay! Hay thay! Chưa từng có!

“ Một người sáng suốt được như ngài.

“ Trí tuệ trong sáng vầng nhật nguyệt,

“ Thông hiểu các pháp của thế gian.

“ May mắn chúng tôi được gặp ngài

“ Qua dời gót ngọc tới học đường!

“ Những sách mà ngài vừa mới nói,

“ Quả là chúng tôi chưa từng thấy.

“ Dĩ nhiên ngài đã thông hiểu rồi!

“ Đáng làm đạo sư cho trời, người,

“ Chúng tôi đâu dám làm giáo học!

“ Cúi xin ngài sẽ chỉ bảo cho.57

Siddhattha học võ

Về võ thuật, khi Siddhattha được khoảng 12 tuổi, triều thần giới thiệu võ sư Kshantideva (Sàn Đề Đề Bà) là người thông hiểu 29 môn võ nghệ, để dạy hoàng tử. Võ sư được lệnh về thành, vào yết kiến vua; vua rất vui vẻ giao cho dạy Siddhattha và các vương tử khác. Đầu tiên võ sư biểu diễn các môn quyền cho các vương tử xem. Siddhattha nói: "Các môn này tôi đã thông hiểu rồi, không cần phải học". Vậy các môn ấy võ sư chỉ phải dạy cho các vương tử khác thôi. Sau đó võ sư đem hết tài lực biểu diễn các môn bí truyền cho Siddhattha xem về đô vật, cỡi ngựa, cỡi voi, lái chiến xa, sử dụng cung, kiếm, trường thương, móc câu ... Nhưng Siddhattha cũng nói: "Những môn nầy tôi đã thông hiểu cả rồi". Tới đây võ sư biết mình không có tài gì hơn để dạy, bèn làm bài kệ khen Siddhattha rằng :

" Thái tử tuổi thơ ấu,

" Học hỏi rất an nhàn,

" Chẳng mất bao công lực,

" Nháy mắt đã hiểu liền.

" Gấp trăm ngàn kẻ khác,

" Học tập biết bao năm,

" Thành công rất ít ỏi.

" Võ nghệ với văn chương,

" Thái tử vượt hơn người.58


Siddhattha cứu chim thiên nga59

Ngoài ra Siddhattha còn tỏ ra có lòng từ ái đặc biệt. Một hôm, Siddhattha vào khoảng 13 tuổi, đang chơi ngoài sân thì có con chim thiên nga bị tên bắn trúng cánh xà xuống bên cạnh. Siddhattha dịu dàng săn sóc vết thương cho con thiên nga, được một lúc sau thì có người em cô cậu là Devadatta (Đề Bà Đạt Đa), nhỏ hơn Siddhattha một tuổi, trên tay còn cầm cung tên, đến bảo rằng chính mình bắn được nên đòi bắt chim thiên nga lại. Siddhattha không chịu trả. Cuối cùng việc nầy được đưa ra triều đình phân xử. Giữa triều, Devadatta nói :

– Lúc con chim thiên nga đang bay trên trời thì nó không thuộc về của ai cả. Nhưng chính tôi đã bắn trúng con thiên nga rơi xuống đất thì nó trở thành của tôi.

Siddhattha biện luận rằng :

– Sự sống là điều quí nhứt trên đời, kế đó là sự tự do. Con chim thiên nga đang bay trên trời là biểu tượng của sự sống và sự tự do. Nó không thể trở thành vật sở hữu của người đã bắn nó. Vì vậy chim thiên nga phải được giao cho người bênh vực sự sống và sự tự do cho nó chứ không nên giao cho người chủ tâm giết hại nó. Giết hại là điều không nên làm. Do đó người có tâm giết hại không có quyền làm chủ sự sống và sự tự do của kẻ khác.

Sau khi thảo luận một hồi lâu, triều thần cho rằng Siddhattha có lý.



2- Tuổi trưởng thành




Siddhattha lập gia đình60

Khi Siddhattha được 16 tuổi, vua Suddhodana bàn tính với triều thần tìm người vợ tương lai cho Siddhattha, mong rằng với sự ràng buộc gia đình Siddhattha sẽ bỏ ý định xuất gia và sẽ trở thành một đại đế mang lại sự vẻ vang cho dòng họ Sàkya. Các vị đại thần giới thiệu nhiều cô gái nhan sắc và đức hạnh, nhưng vua Suddhodana bảo :

– Siddhattha khó tính lắm ! Chúng ta phải hỏi trước xem Siddhattha thích có người vợ như thế nào.

Vâng lệnh vua, các vị đại thần liền đến gặp Siddhattha để hỏi ý kiến ngài về việc chọn lựa người vợ tương lai. Siddhattha đáp :

– Bảy ngày nữa tôi sẽ trả lời quý vị.

Rồi Siddhattha tự nghĩ :

Ta đã biết rõ rằng vô số đau khổ đều do ham muốn, tham ái mà ra. Ái dục là nguồn gốc của đau khổ, xích mích, hung dữ, phiền muộn, là ly thuốc độc, là ngọn lửa, là lưỡi gươm hại người. Ta không cảm thấy sung sướng gì khi ở bên cạnh một người nữ. Tại sao ta lại không chọn lối sống yên tĩnh trong rừng ? Ở đó tâm ta sẽ được an nhàn, thảnh thơi trong cái vui thiền định.

Nhưng dưới áp lực gia đình và của mọi người xung quanh, cuối cùng Siddhattha đành tùy thuận theo truyền thống gia đình và gác lại lý tưởng xuất gia. Siddhattha nhớ lại các vị Bồ tát trước kia cũng đều lập gia đình cả. Hoa sen thanh tịnh không thể lấm bùn nhơ. Đến kỳ hẹn, Siddhattha nói với các vị đại thần :

– Nếu phải lập gia đình thì tôi thích có người vợ đạo đức hơn là chỉ có sắc đẹp. Người đó phải diệu hiền, từ thiện, chân thật, không gian xảo và ganh tị, không thích se sua, rượu chè, cờ bạc và tiệc tùng. Người đó cũng phải là một cô dâu hiền, một bà chủ tốt với tôi tớ, không nề hà thức khuya dậy sớm. Người đó phải trẻ đẹp nhưng không tự cao.

Sau khi nghe các vị đại thần thuật lại lời Siddhattha, vua Suddhodana ra lệnh cho vị giáo sĩ Bà-la-môn trong triều :

– Này ông Bà-la-môn, ông hãy đi khắp thủ đô Kapilavatthu, vào từng nhà tìm những cô gái có những đặc điểm mà Siddhattha đã mô tả, dù là con nhà quý tộc, hay Bà-la-môn, hay thương gia, hay nông dân cũng được. Vì Siddhattha chỉ chú trọng đến đức hạnh chứ không phân biệt giai cấp. Ông báo cho ta biết tất cả những cô gái đó.

Chẳng bao lâu, ông Bà-la-môn về báo cáo với vua về những cô gái ông đã chọn cho Siddhattha. Trong số đó ông chú ý đặc biệt đến Gopà Yasodharà (Da Du Đà La) còn có tên khác là Bhaddakaccàna, cùng tuổi với Siddhattha, con vua Suppabuddha (Thiện Giác Vương) xứ Koliya, là người có đầy đủ nhất những đặc điểm mà Siddhattha đã nêu ra. Nhà vua liền cho tổ chức một đại lễ phát quà cho những cô gái nói trên. Trong buổi lễ, từng cô gái trẻ đẹp bước đến nhận một món nữ trang quý giá do chính tay Siddhattha trao cho. Nhưng Siddhattha vẫn thản nhiên, không tỏ ra chú ý đến cô nào cả. Cuối cùng Yasodharà bước đến vái chào, đôi mắt tròn sáng, vui vẻ, diệu hiền nhìn thẳng vào mặt Siddhattha làm chàng hơi lúng túng vì không còn món nữ trang nào để tặng cho cô. Yasodharà mỉm cười nói :

– Thưa Thái tử, hình như tôi có lỗi gì nên ngài không muốn tặng quà cho tôi phải chăng ?

– Thưa cô, không phải vậy, chỉ tại cô đến sau cùng đó thôi. Vậy cô hãy nhận món quà này.

Nói xong, Siddhattha cởi chiếc nhẫn trong tay mình ra, trao cho Yasodharà. Nhưng Yasodharà cười nói :

– Tôi không dám nhận chiếc nhẫn riêng của Thái tử đang dùng đâu ?

– Cô cứ nhận đi, đây là món quà mọn của tôi tặng cô mà !

– Tôi không dám ! Tôi đến đây không phải để lấy món trang sức của Thái tử mà chính là để làm món trang sức cho Thái tử.

Nói xong, Yasodharà mỉm cười và rút lui. Siddhattha thừ người nhìn theo.

Các vị đại thần đều cho rằng Siddhattha đã chú ý đặc biệt đến Yasodharà. Vua Suddhodana liền cử sứ thần đến thủ đô Devadaha xứ Koliya xin cầu hôn công chúa Yasodharà cho thái tử Siddhattha. Nhưng vua Suppabuddha gạt ngang, cho rằng chưa ai thấy Siddhattha có tài cán gì về võ thuật. Vua Suddhodana rất phiền muộn vì bị mất thể diện. Để an ủi cha, Siddhattha vén màn bí mật cho cha biết tuy chưa bao giờ biểu diễn võ thuật, chàng có thể tranh tài với bất cứ ai. Yên chí, vua Suddhodana đề nghị với vua Suppabuddha tổ chức một cuộc tranh tài về võ thuật mà người thắng cuộc sẽ thành hôn với Yasodharà.

Cuộc tranh tài gồm ba bộ môn: đãu kiếm, bắn cung và đãu vật. Có cả thảy 500 thanh niên tham dự. Về đấu kiếm, chỉ có Devadatta đở được 5 chiêu của Siddhattha, Nandà đở được 3 chiêu, còn mấy người khác chỉ đở được 1 - 2 chiêu là cùng.

Về bắn cung thì có 3 tấm bia được dựng lên từ gần đến xa, mỗi người chỉ được bắn một mũi tên vào mỗi tấm bia. Nandà chỉ bắn được một mũi tên trúng vào tâm điểm bia gần nhất, còn hai mũi kia đều ra ngoài tâm điểm. Devadatta bắn được hai mũi tên trúng vào tâm điểm bia thứ nhất và bia thứ nhì, mọi người hoan hô nhiệt liệt, nhưng đến mũi thứ ba thì ra ngoài tâm điểm. Những người khác thì cả 3 mũi tên đều sai tâm điểm. Đến phiên Siddhattha, ba lần giương cung, cung đều bị gãy. Siddhattha hỏi cha có cây cung nào khác chắc chắn hơn không. Vua Suddhodana bèn sai quân cận vệ vào đền thờ hoàng thượng Sìhahanu mang ra một cây cung thật to và nặng, không ai dùng nổi. Siddhattha giương cung một cách nhẹ nhàng, bắn cả 3 mũi tên đều trúng vào tâm của 3 tấm bia. Toàn thể khán giả vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Mũi tên cuối cùng xuyên qua tấm bia gỗ, bay xa 10 câu-lô-xá61 về hướng đông nam, khi rơi cắm sâu xuống đất làm thành một giếng nước gọi là Giếng Tên (Sarakupa), có tài liệu gọi là Suối Tên (Arrow Spring).

Đến phần đấu vật, không ai địch nổi Siddhattha. Devadatta 3 lần bị hạ lưng chấm đất. Sau cùng Siddhattha chấp cả 36 thanh niên vào ôm mình một lượt, chàng chuyển thần lực vung tay ra một cái, cả 36 người đều ngã lăn xuống đất. Devadatta tức giận vì ganh tị, bỏ về trước.

Vua Suddhodana rất vui mừng, phấn khởi, và cao hứng sai quân hầu là Channa (Xa Nặc) dắt con ngựa chứng hung dữ Kanthaka (Kiền Trắc) ra cho mọi người cỡi thử. Vài thanh niên cỡi thử đều bị ngựa hất văng xuống đất. Siddhattha ngồi vững trên lưng ngựa cho đến khi con ngựa chịu đứng yên. Siddhattha cho ngựa chạy ba vòng sân, rồi trở lại chào vua Suddhodana và vua Suppabuddha.

Để tôn vinh Siddhattha, vua Suddhodana lại sai Channa về triều dắt con voi trắng tốt đẹp nhất của mình ra cho Siddhattha cỡi về cung. Channa vừa dắt voi ra tới cổng thành thì gặp Devadatta vừa về đến nơi. Devadatta hỏi :

– Ngươi dắt voi đi đâu ?

– Thưa ngài, tôi dắt voi ra cho Thái tử cỡi về.

Đang cơn nóng giận, Devadatta, tay trái nắm lấy vòi voi, tay phải đấm mạnh vào đầu voi. Con voi to lớn ngã gục chết liền, nằm chật cả cổng thành khiến người qua lại không được. Nandà tới sau, nắm vòi kéo voi ra khỏi cửa thành. Siddhattha đi trên chiến xa62 lộng lẫy cũng vừa về đến nơi, thấy vậy lên tiếng trách Devadatta và khen ngợi Nandà, rồi bước xuống dùng thần lực nhấc voi lên ném ra xa một câu-lô-xá, khi voi rơi xuống làm lún đất thành một cái hố lớn, đến nay còn lưu truyền là Hố Voi (Hastigarta).

Lúc bấy giờ Siddhattha được 17 tuổi, lễ thành hôn với Yasodharà được tổ chức vô cùng long trọng. Sau lễ thành hôn là lễ tấn phong Hoàng tử Siddhattha làm Thái tử (Yuvaràja) kiêm Thống đốc vùng Kalishaka, lân cận thù đô Kapilavatthu. Nhưng một thời gian sau, nhận thấy Yasodharà không đủ sức quyến rũ làm cho Siddhattha bỏ ý định xuất gia, vua Suddhodana lại kén thêm cho thái tử hai bà thứ phi nữa là Gopika (Cù Di) và Migàranika (Lộc Dã), ngoài ra còn các thế nữ không kể. Nhà vua lại cho xây ba cung điện cho thái tử ở tùy theo thời tiết nóng, lạnh hay mưa.

Về cuộc đời nhung lụa ấy đức Phật đã kể lại như sau63 :

"Đời sống của ta (lúc bấy giờ) thật là tế nhị, vô cùng tinh vi. Trong hoàng cung, chỗ ta ở, phụ hoàng có đào ao, xây những đầm sen. Khi sen xanh đua nhau khoe màu ở đây thì sen đỏ vươn mình phô sắc phía bên kia, và trong đầm bên cạnh sen trắng đua nhau khoe vẻ đẹp dưới ánh nắng ban mai. Trầm hương của ta dùng đều là loại thượng hảo hạng từ xứ Kasi64 đưa về. Khăn và xiêm áo của ta cũng may toàn bằng hàng lụa bậc nhất từ Kasi chở đến.

"Ngày cũng như đêm, mỗi khi ta bước chân ra khỏi cung điện là có tàng lộng che sương đỡ nắng.

"Phụ hoàng cũng kiến tạo riêng cho ta ba tòa cung điện. Một để cho ta ở mùa lạnh, một mùa nóng và một mùa mưa. Trong suốt bốn tháng mưa ta lưu tại một biệt điện có đầy đủ tiện nghi, giữa những cung tần phi nữ. Cho đến hàng nô tỳ của phụ hoàng cũng được ăn sung mặc sướng chứ không phải như ở các nhà khác, gia đình chỉ được ăn cơm xấu và thức ăn cũ".

Vua Suddhodana làm đủ mọi cách để ngăn cản việc xuất gia của thái tử. Vừa tổ chức các trò chơi, ca, vũ, nhạc, kịch trong cung nội, vừa tổ chức các cuộc bố thí, phóng sinh, khuyên dân tu thiện, vừa bố trí không cho thái tử ra khỏi thành nhìn thấy cảnh dân đói khổ, già, bệnh, chết. Thái tử Siddhattha ở trong hoàng cung vui thú với năm cảnh dục lạc65 thế gian ròng rã mười năm.



Thái tử Siddhattha nhớ đại nguyện66

Lúc bấy giờ ở cõi trời Tịnh Cư67 có một vị Tiên (rishi) tên Suddhàvàsa (Tác Bình) thấy thái tử vui thú với năm cảnh dục lạc trong hoàng cung, ròng rã 10 năm, mặc dù tâm không đam mê nhưng thời gian thấm thoát qua mau không đợi người, vì thế ông đứng trên hư không lúc canh khuya lớn tiếng nói rằng: "Hỡi ngài Hộ Minh (Vessantàra) Bồ tát, xin ngài hãy sớm nhàm chán cảnh đời phàm tục mà xuất gia tu đạo. Xin ngài chớ yên vui với dục lạc mà quên đại nguyện cứu độ chúng sinh đau khổ khỏi cảnh sinh, già, bệnh, chết". Rồi ông Suddhàvàsa lại đọc bài kệ sau đây :

"Hay thay nhân giả tuổi cao rồi,

"Mau chóng xuất gia cho mãn nguyện.

"Sớm ban lợi ích khắp trời người.

"Năm cảnh dục lạc nên nhàm chán,

"Chớ đắm sáu trần68 ở cõi đời.

"Chỉ có xuất gia hành đại trí,

"Tu thiền, định, tuệ, đạt Chơn như69,

"Mới mong cứu được khổ luân hồi.

"Chúng sinh hoạn nạn nhiều phiền não!

"Nhân giả là bậc đại y sư

"Thuyết nhiều pháp dược chữa bệnh người,

"Mau chóng đưa lên đài thượng giác.

"Chúng bị vô minh che tối mịt,

"Cùng bao tà kiến vây ràng buộc,

"Khai thông trí tuệ được sáng ngời,

"Làm cho trời, người, mắt hết bệnh.

Thái tử Siddhattha đã nhiều đời nhiều kiếp trồng căn lành nên khi nghe trên không đọc bài kệ xong, ngài tự biết đã đến lúc xuất gia tầm đạo.

Cũng đêm đó vị Tiên Suddhàvàsa dùng thần lực làm cho vua Suddhodana chiêm bao thấy bảy cảnh tượng như sau :

1- Thấy lá phướn của vua Đế Thích từ cửa thành phương đông bay ra.

2- Thấy Thái tử cỡi con đại bạch tượng đi ra cổng thành phía nam.

3- Thấy Thái tử ngồi trên xe tứ mã từ cổng thành phía tây đi ra.

4- Thấy một cái xe lớn chở rất nhiều châu bảo trang nghiêm đi ra cửa bắc.

5- Thấy Thái tử đứng ở một con đường lớn giữa thành, tay cầm dùi đánh vào một cái trống lớn.

6- Thấy Thái tử ngồi trên lầu cao quăng châu báu xuống và có rất nhiều người lại lấy đem đi.

7- Thấy bên ngoài thành có sáu người cất tiếng khóc lớn, rồi vật mình lăn ra đất trông rất thê thảm.

Nhà vua tỉnh giấc, tâm ý bồi hồi lo sợ, sai triệu người đoán mộng vào xem thử lành dữ thế nào. Mộng sư vào hầu vua, nghe vua kể xong, suy nghĩ hồi lâu rồi tâu rằng :

– Tâu Bệ hạ! Khó lắm, hạ thần không hiểu thấu, xin Bệ hạ tha thứ !

Nhà vua đang buồn lo thì có quan giữ cửa vào thưa :

– Tâu Bệ hạ! Ngoài cổng thành có người xin vào đoán mộng hầu Bệ hạ.

– Được, cho họ vào đây.

Tiên ông Suddhàvàsa giả làm người đoán mộng, vào đến nơi, nghe vua kể xong liền thưa rằng :

– Tâu Bệ hạ! Điềm thứ nhất là thái tử sẽ xuất gia; điềm thứ hai là điềm thái tử sẽ đắc quả; điềm thứ ba là điềm thái tử được pháp tứ vô úy70; thứ tư là điềm thái tử thành Phật; thứ năm là điềm thái tử chuyển pháp luân; thứ sáu là điềm thái tử đắc ba mươi bảy phẩm pháp bảo71; thứ bảy là điềm nhóm lục sư ngoại đạo72 lo buồn kêu khóc. Xin Bệ hạ cứ hoan hỉ, không nên lo buồn làm gì, vì đó toàn là những điềm lành.

Nói xong, tiên ông Suddhàvàsa bái tạ lui ra. Vua Suddhodana nghe xong, trong lòng tuy bớt lo buồn, nhưng lại nghĩ cách bày thêm nhiều thú vui tiêu khiển trong hoàng cung để thái tử quên chí xuất gia.

Thái tử Siddhattha dạo chơi bốn cửa thành

Tiên ông Suddhàvàsa muốn cho thái tử đi ra ngoài thành chơi để biết những việc xấu tốt của đời, mục đích khuyến khích thái tử chán bỏ năm món dục lạc73 nơi hoàng cung. Ông giả một tên quân hầu nói chuyện với thái tử, khen chốn sơn lâm là nơi lạc thú nhất của con người. Thái tử nghe rồi đến xin phép vua cha được ra ngoài các cửa thành dạo chơi. Vua ra lệnh sửa sang đường xá, treo cờ dựng phướn trang nghiêm trên các nẻo đường thái tử sắp đi qua.

Hôm đó thái tử ngồi trên xe vàng sáng chói cùng với Channa (Xa Nặc) và đoàn quân hầu hộ tống ra cửa thành phía đông. Dân chúng được tập họp hai bên đường để rải hoa và hoan hô thái tử. Tiên ông Suddhàvàsa biến hình làm một ông lão nghèo nàn, lưng còng, răng rụng hết, đi thất thểu, mặt cúi xuống đất, hơi thở phì phào, đầu bạc như tuyết, tay chống gậy, run rẩy, khập khểnh đi qua trước xe thái tử. Thái tử nhìn thấy, ngậm ngùi hỏi Channa :

– Người này làm sao thế ?

– Thưa thái tử, người này là người già.

– Già là gì ?

– Thưa thái tử, người ta sinh ra lúc còn ít tuổi gọi là trẻ. Từ sáu mươi tuổi trở lên cơ thể suy tàn, tóc bạc da mồi, lưng còng sườn vạy, tinh thần mờ tối, thở ra không hẹn hít vào, chỉ còn chờ chết, gọi là già.

– Thân ta rồi đây cũng bị như thế ư ?

– Vâng! Thưa thái tử, sang hèn tuy khác nhau, có trẻ tất có già, nhất định không ai thoát khỏi cảnh già nua như ông lão này. Thái tử sau này cũng thế.

Thái tử cảm thấy buồn cho thân phận con người, liền bảo đoàn tùy tùng quày xe trở về cung. Suốt mấy hôm liền thái tử trầm ngâm suy nghĩ một mình để tìm cách thoát tướng già khổ cho tương lai mình và tất cả chúng sinh.


Một hôm khác, thái tử lại cùng với Channa và đoàn tùy tùng ra cửa thành phía nam. Suddhàvàsa biến thành một người bệnh, thân hình tiều tụy, run rẩy, nằm trên phẩn và nước tiểu của mình bên lề đường, rên rĩ thảm thiết, hầu như sắp chết. Thái tử nhìn thấy, hỏi Channa :

– Người này sao lại như thế ?

– Thưa thái tử, người này đang cơn bệnh nặng sắp chết.

– Thế nào gọi là bệnh ?

– Khi thân thể không được yên ổn, hoặc bị nóng, hoặc bị lạnh, hoặc bị đau nhức, thương tổn trong ngũ tạng, khí lực bạc nhược, tinh thần yếu đuối, mạng sống bấp bênh, gọi là bệnh.

– Chỉ riêng một người này hay ai rồi cũng thế ?

– Thưa thái tử, không riêng gì người này đâu, tất cả trời, người, cho đến muôn vật, không ai thoát khỏi bệnh hoạn.

– Như vậy chính thân ta đây rồi cũng thế ư !

Thái tử buồn bã ra lệnh quày xe trở về cung. Suốt mấy hôm liền thái tử trầm ngâm suy nghĩ một mình để tìm cách giải thoát khỏi cảnh già, bệnh cho mình và tất cả chúng sinh.

Một hôm khác, thái tử lại cùng với Channa và đoàn tùy tùng ra cửa thành phía tây. Suddhàvàsa biến thành một xác chết nằm bên vệ đường, bắt đầu sình ươn, hôi thúi, ruồi nhặng bu quanh, trông rất ghê tởm. Thái tử kinh ngạc hỏi Channa :

– Này Channa, người này sao lại như vậy ?

– Thưa thái tử, đây là cái xác chết đang chờ thân nhân hỏa táng!

– Sao lại gọi là xác chết ?

– Thưa thái tử, con người hoặc bị bệnh nặng, hoặc bị thương tích các nơi hiểm yếu, hồn lìa khỏi xác, cơ thể không còn một chút sinh lực, chẳng khác gì gỗ đá, bỏ lại cha, mẹ, vợ, con, họ hàng, sau khi hỏa táng thân thể sẽ chỉ còn lại một đống tro tàn.

– Chính thân ta rồi đây cũng lại như thế sao ?

– Thưa thái tử, tất cả các sinh vật cho đến các bậc vua chúa đều không tránh khỏi cái chết.

Thái tử buồn bã ra lệnh quày xe trở về cung. Suốt mấy ngày liền, thái tử trầm ngâm suy nghĩ một mình để tìm cách giải thoát khỏi các tướng khổ già, bệnh, chết cho mình và tất cả chúng sinh.
Ít lâu sau thái tử lại cùng với Channa và đoàn tùy tùng ra cửa thành phía bắc. Suddhàvàsa lần này hóa thân làm một vị sa môn74 mặc áo cà-sa, tóc râu nhẵn nhụi, trang nghiêm trầm tĩnh, vẻ mặt thanh thoát, chân bước khoan thai, tay cầm bát đi khất thực bên vệ đường. Thái tử ngắm nhìn một hồi, chợt nhớ lại kiếp xưa, liền xuống xe, đến trước vị sa môn đảnh lễ rồi hỏi :

– Thưa ngài sa môn, xuất gia như ngài thì được lợi ích gì ?

Thưa thái tử, tôi nhận thấy con người tại gia luôn luôn bị đau khổ về sinh, già, bệnh, chết, tất cả các pháp ở thế gian đều vô thường, bại hoại, không an, nên tôi lìa gia đình, thân tộc, đến ở chỗ an nhàn, thanh vắng, để cầu thoát ách khổ não ấy. Tôi tu tập đạo vô lậu75 giải thoát, điều phục năm giác quan76, không cho sa ngã vào năm cảnh dục lạc77 của thế gian, phát tâm từ bi để ban những pháp vô úy78 cho đời, và giữ tâm bình đẳng hộ niệm79 chúng sinh không bị ô nhiễm bởi các pháp thế gian, được đạo giải thoát. Đó là mục đích xuất gia của tôi.

Thái tử nghe xong trong lòng hoan hỉ, tự nghĩ rằng: " Trong toàn cõi nhân thiên, có lẽ chỉ có lối tu xuất gia này là hơn hết ". Thái tử liền giục tả hữu quày xe trở về thành. Chiều hôm đó thái tử ngồi trầm ngâm suy nghĩ : "Chính thân ta phải chịu sanh, gìà, bệnh, chết, phiền não và ô nhiễm. Tại sao mọi người vẫn mải mê chạy theo tài sản danh vọng là những cái mà bản chất đều vô thường như vậy? Sống trong sanh, già, bệnh, chết, phiền não và ô nhiễm, ta đã nhận thức được sự tai hại của những điều ấy. Hay ta thử đi tìm cái chưa ai thành đạt, cái chân lý tuyệt đối, cái hạnh phúc tối thượng của cảnh niết bàn? "80. Rồi thái tử lại nghĩ: "Đời sống tại gia thật tù túng chật hẹp, là chỗ ẩn náu của bụi trần ô trược, phiền não và ràng buộc. Chỉ có xuất gia mới có thễ có được một đời sống an tịnh, thong dong, tự tại "81.



Thái tử Siddhattha xin phép xuất gia

Sáng hôm sau, công chúa Yasodharà, đang mang thai sắp đến ngày sanh, vẻ mặt mệt mỏi, vừa thức giấc vội nói với thái tử rằng :

– Thưa thái tử, hồi hôm em trằn trọc mãi không ngủ được, đến khi vừa chợp mắt thì chiêm bao thấy 20 điềm chẳng lành như sau : Em thấy quả đất lay động, lá phướn của vua Đế Thích văng xuống đất, các ngôi sao trên trời rơi rụng, một cây lộng lớn trong thành bị Channa lấy đi, và còn cắt tóc em mang đi nốt, những xâu chuỗi anh lạc trên mình em bị rơi mất cả, thân hình em bỗng trở nên xấu xí, chân tay tự nhiên rơi rụng, và thân thể lõa lồ, ngồi lên ghế thì ghế sập cẳng, nằm lên giường thì giường gãy chân, lại thấy những núi lớn sụp đổ, trong thành những cây cổ thụ gãy ngã ngổn ngang, mặt trăng mất ánh sáng, mặt trời mất tinh quang, trong thành những ngọn đuốc cháy sáng đều hướng ra ngoài, thần hộ thành kêu khóc, thành Kapilavatthu biến thành nơi hoang vắng, hoa quả trong vườn đều rơi rụng, các tráng sĩ hộ vệ chạy tán loạn. Theo em nghĩ thì 20 điềm ác mộng này có lẽ là điềm em sắp chết, hay là thái tử sắp dứt tình ân ái bỏ em mà đi hay sao ?

– Đây chỉ là do công chúa lo sợ tôi đi xuất gia82 đó thôi. Song giấc mộng này chỉ là những điềm lành, không có gì đáng lo ngại, công chúa cứ yên tâm, không nên phiền não làm chi cho mệt tinh thần83.

– Thưa thái tử, em sắp đến ngày sanh nở, con của chúng ta sắp chào đời, có thể là một hoàng nam. Xin thái tử đoái nghĩ đến mẹ con em sẽ phải sống đời hiu quạnh buồn thảm nơi hoàng cung nếu không có thái tử bên cạnh. Xin thái tử hãy ở lại với em và con, đừng đi xuất gia.

– Công chúa ơi84, có bao giờ nàng nhìn thấy một ông cụ hay một bà lão độ 80, hay 90, hay 100 tuổi không ? Lưng họ còng xuống như một mái nhà sắp sụp đổ, tay run rẩy chống gậy, dáng đi khập khểnh như sắp ngã xuống bất cứ lúc nào, tuổi trẻ đối với họ chỉ còn là một kỷ niệm xa vời, răng gãy xếu xáo, lưa thưa vài sợi tóc bạc trên đầu, da nhăn nheo như trái mướp khô ! Có bao giờ nàng nghĩ đến một ngày kia chính nàng cũng sẽ phải chịu cảnh già nua như vậy, không thế nào tránh khỏi không ?

“Công chúa ơi, có bao giờ nàng nhìn thấy một người đàn ông hay một người đàn bà đau yếu bệnh hoạn, phải chịu oằn oại trên phẩn và nước tiểu của chính mình không? Có người còn được người khác chăm sóc, có người thì không được ai chăm sóc cả ! Có bao giờ nàng nghĩ đến một ngày kia chính nàng cũng sẽ phải chịu cảnh đau yếu bệnh hoạn như vậy, không thế nào tránh khỏi không ?

“Công chúa ơi, có bao giờ nàng nhìn thấy xác của một người đàn ông hay một người đàn bà, một hai hay ba ngày sau khi chết, sình trương, nứt nẻ, hôi thúi, rục rã không? Có bao giờ nàng nghĩ đến một ngày kia chính nàng cũng sẽ phải chịu cảnh chết chóc thảm thương như vậy, không thế nào tránh khỏi không ? ...

– Thôi thôi, thái tử đừng nói đến những cảnh tượng đáng ghê sợ như thế nữa, sẽ có ảnh hưởng không tốt đến con của chúng ta.

– Này công chúa, ta muốn xuất gia chính là để cố tìm ra phương thức thoát khỏi những cảnh đau khổ trong sinh, già, bệnh, chết, sanh tử luân hồi cho chính ta, cho nàng, cho con chúng ta, và cho tất cả chúng sanh đang mê muội chìm đắm triền miên trong biển khổ sanh sanh tử tử. Đến khi thành công ta sẽ trở về đây để cứu nàng, cứu con và tất cả mọi người. Nàng nên can đảm ở lại chờ ta, đừng ngăn cản ta.

Công chúa Yasodharà nằm úp mặt xuống giường thút thít khóc.
Vài hôm sau thái tử vào gặp vua cha xin phép đi xuất gia :

– Kính lạy Phụ vương, lòng con đêm ngày muốn xuất gia tầm đạo giải thoát, kính xin Phụ vương hoan hỉ cho con được toại nguyện.

– Thái tử con ! Cha rất thương yêu con nên cha không đành lòng nào thấy con trở thành kẻ ăn xin không nhà không cửa, bữa đói bữa no, rày đây mai đó. Hơn nữa cha mong con sau nầy sẽ nối ngôi vua cai trị thiên hạ. Con đừng đi đâu hết, cứ ở lại đây với cha, rồi con muốn gì cha cũng chiều ý con.

– Như Phụ vương muốn cho con ở lại thì xin Phụ vương ban cho con bốn điều này : Một là làm sao cho con trẻ mãi không già; hai là làm sao cho con mạnh khoẻ hoài không bệnh; ba là làm sao cho con sống hoài không chết; bốn là làm sao cho con học được đạo giải thoát để cứu chúng sanh khỏi những thống khổ ở đời.

– Này con yêu quí, cứ theo bốn điều con xin đó thì chính cha đây cũng không có, làm sao cha ban cho con được !

Sau khi thái tử lạy tạ lui ra, vua Suddhodana buồn rầu họp tất cả những người thân tín trong hoàng cung lại, nói rằng :

– Thái tử vừa lại đây xin phép đi xuất gia. Nếu ta đồng ý cho đi thì sau này không có người tài trí kế vị, vậy ai có ý kiến gì hay để giữ thái tử ở lại hoàng cung chăng ?

– Tâu Đại vương, quan Tổng binh nói, hạ thần sẽ đặt 500 binh sĩ hùng tráng khỏe mạnh thay phiên nhau ngày đêm canh gác tại mỗi cửa thành, và thêm 500 binh sĩ tinh nhuệ tuần hành ngày đêm trên mặt thành, thì chắc chắn không thế nào thái tử lén ra khỏi thành được.

– Tâu Hoàng thượng, Hoàng hậu Pajàpati nói, thần thiếp sẽ tăng cường thêm các thế nữ xinh đẹp nhất trong hoàng cung để ngày đêm hầu hạ thái tử, vừa giúp vui bằng các trò chơi, tiếng đàn, giọng hát, vừa trông chừng thái tử.

– Các khanh ráng cẩn thận, vua nói, ta sẽ trọng thưởng.


Một hôm, thái tử Siddhattha đang đi dạo chơi trong một lâm viên ở ngoài thành, gặp lúc trời nắng tốt, thái tử xuống hồ nước trong xanh giữa những hàng cây cao vút để tắm cho mát. Trong lúc đang kỳ cọ, bỗng nghe tiếng vua trời Đao Lợi là Sakka Indra văng vẳng bên tai :

– Hởi ngài Hộ Minh Bồ tát, thời kỳ xuất gia đã đến, ngài chớ nên chần chờ nữa, chúng sanh đau khổ triền miên đang cần ngài cứu độ.

Nghe xong, thái tử Siddhattha thấy lòng hăng hái phấn khởi. Vừa lúc ấy có quân hầu mang lệnh vua đến báo công chúa Yasodharà vừa sanh hoàng nam. Thái tử vui mừng lên lưng ngựa phóng nhanh về thành. Lúc thái tử hân hoan đi ngang qua, cô Kisà Gotamì đứng trên lầu nhìn thấy liền cất tiếng hát:

– Hạnh phúc thay được làm cha,

“Hạnh phúc thay được làm mẹ,

“Hạnh phúc thay được làm vợ

“Của một chàng trai như thế.

Trong lúc đang vui mừng phấn khởi, thái tử Siddhattha liền quày ngựa lại, ném tặng nàng xâu chuổi ngọc đeo cổ của chàng trị giá một trăm ngàn đồng tiền vàng, rồi tiếp tục về hoàng cung. Thái tử chợt nghĩ: “Ai ai cũng mong được hạnh phúc, nhưng hạnh phúc ở thế gian vô thường, sanh, già, bệnh, chết này thật chóng tàn phai; làm thế nào để có được Hạnh Phúc Chân Thật Vĩnh Cửu ?”




D- THỜI GIAN XUẤT GIA HỌC ĐẠO


Từ năm 29 tuổi đến năm 35 tuổi (6 năm).

1- Ra đi (năm -595)

Năm 595 trước tây lịch, thái tử Siddhattha được 29 tuổi85. Công chúa Yasodharà vừa hạ sanh hoàng nam duy nhất là Ràhula86 được bảy ngày.



Sau bữa tiệc linh đình mừng cháu nội đích tôn của vua chào đời, đêm đã quá khuya, mọi người đều mỏi mệt. Vua trời Đế Thích là Sakka Indra87 dùng thần lực làm cho tất cả quan quân và thế nữ ngủ say mê, nằm ngổn ngang khắp mọi nơi. Riêng thái tử cảm thấy băn khoăn không ngủ được, tự nghĩ nên nhân cơ hội có một không hai nầy để ra đi. Ngài im lặng đứng nhìn công chúa Yasodharà và Ràhula lần cuối cùng để từ giã. Hai mẹ con nằm bên nhau tạo nên một hình ảnh ấm cúng chan hòa tình thương thiêng liêng, cao cả, ngây thơ, nồng nàn, êm dịu làm thái tử xúc động chùn chân. Thái tử chợt nhớ đến sông mê bể khổ vô bờ bến của chúng sinh phải chịu trong vô lượng kiếp, ngài liền bước vội ra ngoài gọi Channa :

– Channa, ngươi mau dắt ngựa Kanthaka đến đây cho ta.

– Thưa thái tử, bây giờ đã quá nửa đêm, ngài dùng ngựa để làm gì ?

– Thời đã tới, ta đi xuất gia tầm đạo, ngươi chớ cản ta, không được trái ý ta.



Channa run sợ, lén dắt ngựa tới. Thái tử vừa lên mình ngựa thì trời đất rung chuyển sáu lần. Channa chỉ kịp bám lấy đuôi ngựa thì bốn ông Thiên vương88 đã bay xuống cầm bốn chân ngựa bay vút qua cổng thành phía đông89, rồi đi về hướng nam tới chỗ đạo sĩ Bhargava (Bạt Già hay Bạt Ca Bà) tu khổ hạnh thì đáp xuống. Rạng sáng ngày mồng 8 tháng 290 năm Bính Dần (-595), thái tử Siddhattha và Channa thấy mình đang ở bên kia bờ sông Anomà91, cách thành Kapilavatthu 36 dậm (58 km) về hướng tây nam92, thuộc làng Anupiya, xứ Malla.

Thái tử rút gươm cắt tóc vừa phát nguyện : "Tôi cắt bỏ mớ tóc này để phát nguyện đoạn hết phiền não và tập chướng". Vua Trời Đế Thích (Đao Lợi) là Sakka Indra liền đưa vạt áo hứng tóc của ngài rồi bay về thiên cung xây tháp cúng dường. Thái tử lại thầm nghĩ: "Còn tấm áo bào này ta cũng phải thay đổi mới thành tướng xuất gia". Sakka Indra biết ý liền hóa làm người đi săn, tay cầm cung tên, mình mặc áo cà-sa vàng đi tới. Thái tử nhìn thấy hỏi rằng:

– Tại sao ông mặc áo của người tu hành mà đi làm việc giết hại như vậy?

– Thưa ngài, tôi mặc áo này để cho mấy con hươu nhìn thấy không bỏ chạy. Nhờ vậy tôi mới săn được nhiều.

– Ông mặc áo thầy tu mà làm việc sát hại thật không nên. Còn tôi muốn xuất gia cầu giải thoát mà chưa có áo tu sĩ. Vậy ông nên đổi áo với tôi đi.

Sakka Indra thành kính cởi áo cà-sa dâng thái tử. Thái tử cũng cởi áo bào đổi cho. Thái tử hoan hỉ mặc áo cà-sa xong93, uy dung tự nhiên cải biến, thầm nghĩ: "Từ đây ta thật có hình tướng xuất gia".

Trước khi từ giã94, thái tử ôn tồn nói với Channa:

– Này Channa, ta thấy người thế gian, thân tuy xa nhau mà khi tâm hợp nhau thì tâm họ vẫn theo nhau. Cũng có người thân tuy gần nhau mà tâm không hợp nhau thì tâm họ vẫn xa cách nhau. Ta lìa bỏ cung điện ngai vàng chỉ có một mình ngươi theo ta tới đây. Ta sẽ ở lại nơi nhàn vắng nầy tầm đạo, còn ngươi hãy mang các trang phục của ta về dâng lên Phụ vương và tâu rằng: Tâu Bệ hạ, đối với các sự tôn vinh, quyền thế và lạc thú ở đời, Thái tử không nghĩ đến, không mong muốn, cũng không cầu sinh lên các cõi trời để hưởng năm món dục lạc, và cũng không phải bất hiếu, giận hờn, mà chính vì thấy chúng sinh lầm đường lạc nẻo, không biết con đường chính, chìm nổi trong vòng sinh tử luân hồi, nên Thái tử nguyện xuất gia để tìm phương pháp giải cứu cho họ. Cúi xin Bệ hạ chớ buồn vì Thái tử. Nếu Phụ vương nói ta còn ít tuổi, chưa nên xuất gia, thì ngươi tâu rằng: "Tâu Bệ hạ, mạng người vô thường không có hạn định tuổi, có ai là người chắc đến già mới chết". Ngươi thưa với dì ta rằng: Người ta sinh ra ở đời, ân ái có ngày biệt ly, ta vì muốn đoạn trừ những mối đau khổ đó nên đi xuất gia học đạo, xin bà đừng thương nhớ làm chi mà sinh sầu khổ. Ngươi cũng nên nói với các công chúa rằng ta muốn phá bỏ cái màn vô minh, nguyện thành ngôi chánh giác rồi sẽ trở về đưa dắt mọi người lên đường giải thoát.

Channa nghe xong bái chào thái tử, nước mắt đầm đìa, lên ngựa trở về thành.

Channa về đến hoàng cung; hoàng hậu Pajàpati, công chúa Yasodharà và hai bà phi Gopika và Migàranika, cùng các thế nữ nhìn thấy Channa về mà không thấy thái tử đều lo lắng hỏi :

– Thái tử bây giờ ở đâu ?

– Thưa hoàng hậu, thái tử đã lìa bỏ năm món dục lạc để cầu đạo giải thoát. Hiện ngài đang ở nơi sơn lâm, mặc áo cà-sa, cắt bỏ râu tóc, thành người xuất gia. Xin hoàng hậu hoan hỉ !

– Ta có phụ gì ngươi, hoàng hậu nói, sao ngươi lại dám để thái tử ở một mình nơi sơn lâm lạnh lẽo đầy ác thú, độc trùng, lấy gì bảo đảm tánh mạng cho thái tử ?

– Thưa bà, thái tử bắt con trở về trình bà những món trang phục này và xin bà cứ an tâm, đừng lo buồn gì, chẳng bao lâu thái tử đắc quả chánh giác sẽ trở về.

– Nhà ngươi vô cớ làm hại ta, công chúa Yasodharà nói, ngươi còn trở về đây làm chi nữa ?

– Thưa bà, thái tử vượt thành xuất gia là do sức thần thông của chư thiên làm cho mọi người ngủ say, rồi bốn ông Thiên vương xuống nắm bốn chân ngựa bay lên trời mà đi, con chỉ kịp bám lấy đuôi ngựa bay theo mà thôi. Xin bà tha thứ. Nhưng mà hay lắm, quý lắm ! Khi thái tử bay qua cổng thành tự nhiên có hào quang sáng chói cả trời đất. Thật là kỳ lạ !

Về đến hoàng cung, ngựa Kanthaka vô cùng buồn bã, bỏ ăn mấy ngày rồi đứt ruột ngã lăn ra chết, vãng sanh lên cung trời Đao Lợi (Tàvatimsa)95.


Thái tử Siddhattha, bây giờ đã trở thành sa môn Gotama, ở lại bờ sông Anomà bảy ngày, vui thú tĩnh tọa giữa cảnh u tịch của núi rừng, thuộc làng Anupiya, xứ Malla. Nơi đây vị tân sa môn có dịp quan sát lối tu khổ hạnh của nhóm ông Bhargava (Bạt Già). Các ông đạo sĩ khổ hạnh nầy che thân hoặc bằng lá, hoặc bằng cỏ, hoặc bằng vỏ cây kết lại; khi ăn thì dùng các thứ cây, cỏ, hoa, quả, có ông ăn mỗi ngày một bữa, hoặc hai ngày, ba ngày một bữa; có ông thờ thần nước, thần lửa, có ông thờ mặt trời, mặt trăng; có ông đứng một chân suốt ngày, có ông đưa hai tay lên trời suốt ngày, có ông nằm trên chông gai, hoặc nằm gần bên đống lửa, hoặc ở mé nước. Sa môn Gotama (Cồ Đàm) hỏi :

– Các ông tu khổ hạnh như vầy để cầu điều gì ?

– Chúng tôi mong sau khi chết sẽ được sanh lên các cõi trời hưởng phước.

– Được sanh lên các cõi trời, sa môn Gotama nói, tuy vui thú thật, nhưng khi hết phước cũng lại bị đọa lạc, sinh tử luân hồi trong sáu đường96. Tôi muốn tìm cách tu nào để trừ hết cái căn bản đau khổ đó.

Thảo luận đến tối cũng không ai tìm được phương pháp nào hay. Sa môn Gotama bèn xin từ giã để tiếp tục con đường tầm đạo. Ông Bhargava thấy sa môn Gotama có tướng tốt và chí lớn liền bảo :

– Này đạo hữu, cách đây khoảng 120 dặm về hướng đông nam, ở gần thủ đô Vesàlì của xứ Vajji (Bạt Kỳ), có một vị đạo sư rất nổi tiếng, đạo đức sâu rộng, tài học cao minh, tên là Àlàra Kàlàma (A La La Ca Lam)97 có đến 300 đệ tử. Vậy đạo hữu nên đến đó đàm luận thử xem.

Sa môn Gotama cám ơn ông Bhargava rồi lên đường tìm đến đạo sư Àlàra Kàlàma.
Vua Suddhodana sau khi hay tin thái tử vượt thành xuất gia thì đêm ngày thương nhớ, lòng dạ héo hon. Ngài triệu tập quần thần đàm luận rồi sai quan Thái sư cầm đầu một nhóm văn thần đi mời thái tử trở về hoàng cung. Trong nhóm đó có năm vương tôn dòng Sàkya98 là các ông Kondanna (Kiều Trần Như), Bhaddiya (Bạt Đề), Dasabala Kassapa (Thập Lực Ca Diếp) còn gọi là Vappa (Bà Sư Ba), Mahànàma Kulika (Ma Ha Nam Câu Lỵ), Assaji (Át Bệ, A Xà Du, Mã Thắng). Phái đoàn đến khu rừng bên bờ sông Anomà, gặp đạo sĩ Bhargava, hỏi rằng :

– Thưa đạo sĩ, thái tử Siddhattha rời thành đi xuất gia có tới đây không?

– Thưa quý ngài, có một đồng tử tới đây đàm đạo cùng chúng tôi, nhưng hiện giờ có lẽ đang ở nơi vị đạo sư Àlàra Kàlàma gần thủ đô Vesàlì của xứ Vajji.

Phái đoàn liền từ giã đạo sĩ Bhargava và tiếp tục đi đến Vesàlì, tìm đến đạo tràng Àlàra Kàlàma. Đến nơi thấy thái tử mặc áo sa môn, liền quỳ xuống thưa rằng:

– Kính thưa thái tử, Đại vương tuy đã biết ý thái tử muốn xuất gia học đạo từ lâu, nhưng ngài vẫn ngày đêm mong nhớ, tinh thần dã dượi, thân thể hao mòn. Xin thái tử hãy mau trở về hoàng cung, Đại vương sẽ dành riêng một nơi yên tĩnh để thái tử an tâm tu học, cứ gì phải ở nơi sơn lâm vắng vẻ mới được.

– Tôi sao không biết nỗi khổ tâm và thâm tình của Phụ vương. Chính vì muốn giải quyết tận gốc rễ các nỗi khổ triền miên đó của chúng sinh mà tôi phải đi xuất gia tầm đạo. Vả lại bây giờ Phụ vương tôi đã có cháu nội là Ràhula ở bên cạnh để an ủi và nối nghiệp sau này. Xin quý vị hãy trở về tâu cùng Phụ vương, khi giải quyết xong cái khổ nói trên của chúng sinh tôi sẽ trở về.

Thấy thái tử đã có đầy đủ tướng xuất gia lại một lòng khẳng khái không lay chuyển, nhóm năm anh em ông Kondanna tình nguyện ở lại bảo vệ thái tử, để quan Thái sư trở về tâu lại với vua.

2- Vị đạo sư thứ nhất : Àlàra Kàlàma99

Khi sa môn Gotama vừa gặp đạo sư Àlàra Kàlàma liền đảnh lễ và nói :

– Thưa đạo sư, xin đạo sư cho con thọ giáo và sống đời phạm hạnh thiêng liêng dưới sự hướng dẫn của đạo sư.

– Hãy ở lại đây với ta, hỡi anh bạn trẻ, cách dạy của ta nhằm giúp người thông minh sớm nhận thức trực tiếp được giáo lý cao siêu bằng trí tuệ trực giác của chính mình, và thực hiện cuộc sống trong sự chứng ngộ đó. Người tu phải diệt trừ chấp thân là ngã, đến khi thành tựu thì thần thức rời khỏi thân như chim sổ lồng, mặc tình bay lượn tự do trong tam giới100, đó là giải thoát.

– Thưa đạo sư, giáo lý cao siêu mà đạo sư đã nhận thức bằng trí tuệ trực giác phải được thực hành như thế nào và kết quả như thế nào ?

Đạo-sư Àlàra Kàlàma liền giải thích cho sa môn Gotama biết cách tu tập và các cảnh giới chứng ngộ theo thứ lớp như sau :


1- Không tham sống sợ chết, không ham muốn danh lợi tài sản thế gian, nhàm chán các thú vui thế tục, sẵn sàng vui vẻ lìa bỏ tất cả thì đắc Sơ thiền101, đạt Ly Sanh Hỷ Lạc Địa. Thực hành: Ly dục ly bất thiện pháp, dùng tầm và tứ đoạn trừ vọng tưởng và phiền não, nhập Ly Sanh Hỷ Lạc Địa, chứng và an trú Sơ thiền. Sau khi mạng chung, có thể sanh đến các cõi trời Phạm Chúng Thiên (Brahmà parisajja), Phạm Phụ Thiên (Brahmà purohita), Đại Phạm Thiên (Mahà Brahmà). Người đắc sơ thiền ví như thau nước đục (tâm) để yên lâu ngày, cặn cáu (phiền não) lắng xuống được 8/10, thân tâm nhẹ nhàng vui vẻ; nhưng khi nước bị quấy động, cặn cáu lại nổi trở lên.

2- Xa lìa các thú vui thế tục, chuyên vui trong thiền định thì đắc Nhị thiền102, đạt Định Sanh Hỷ Lạc Địa. Thực hành: Bỏ tầm và tứ, nội tĩnh nhất tâm, nhập Định Sanh Hỷ Lạc Địa, chứng và an trú Nhị thiền. Sau khi mạng chung, có thể sanh đến các cõi trời Thiểu Quang Thiên (Parittabha), Vô Lượng Quang Thiên (Appamanabha), Quang Âm Thiên (Abhassara). Người đắc nhị thiền ví như thau nước đục để yên lâu ngày, cặn cáu lắng hết xuống đáy thau, nước trở nên trong suốt, tâm được nhẹ nhàng, định tỉnh, sáng suốt; nhưng khi nước bị quấy động, cặn cáu lại nổi trở lên.

3- Năm căn103 thanh tịnh. Không còn cảm thọ buồn vui trước ngoại cảnh, tâm luôn luôn an lạc trong chánh niệm104 thì đắc Tam thiền105, đạt Ly Hỷ Diệu Lạc Địa. Thực hành: Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, xả niệm lạc trú, nhập Ly Hỷ Diệu Lạc Địa, chứng và an trú Tam thiền. Sau khi mạng chung, có thể sanh đến các cõi trời Thiểu Tịnh Thiên (Parittasubha), Vô Lượng Tịnh Thiên (Appamanasubha), Biến Tịnh Thiên (Subhakinha). Người đắc tam thiền ví như thau nước đục được lắng trong, tất cả cặn cáu đều lắng xuống đáy thau và được vớt bỏ ra ngoài hết 8/10.

4- Sáu căn106 thanh tịnh. Không còn ý thức phân biệt khổ vui, không còn cố chấp đúng sai, phải quấy, hay dở, tốt xấu, mê ngộ, chánh tà. Tâm luôn luôn an lạc, thanh tịnh, siêu thoát, không ngăn ngại thì đắc Tứ thiền107, đạt Xả Niệm Thanh Tịnh Địa. Thực hành: Xả lạc xả khổ, ly hỷ ưu, nhập Xả Niệm Thanh Tịnh Địa, chứng và an trú Tứ thiền. Sau khi mạng chung, có thể sanh đến các cõi trời Quảng Quả Thiên (Vehapphala), Vô Tưởng Thiên (Asanna), Vô Phiền Thiên (Aviha), Vô Nhiệt Thiên (Atapa), Thiện Kiến Thiên (Sudassana), Thiện Hiện Thiên (Sudassa), Sắc Cứu Cánh Thiên (Akanittha). Người đắc tứ thiền ví như thau nước hoàn toàn trong trẻo tinh khiết, không còn một chút cặn cáu. Nước có thể bị quấy động, nhưng vẫn trong trẻo, không bị vẩn đục.

5- Vượt khỏi hoàn toàn mọi sắc tưởng, diệt trừ chướng ngại tưởng, không tác ý với dị tưởng, hòa mình vào hư không vô biên. Cảm thấy thân mình và vạn vật đồng một thể tánh, đồng hòa tan trong cõi hư vô không biên giới, thì đắc Không Vô Biên Xứ (Akasanantya yatana), được thân không. Sau khi mạng chung, có thể sanh vào cõi trời Vô Sắc thứ nhứt. Người đắc Không Vô Biên Xứ ví như nước đã bốc thành hơi, không còn trông thấy, nhưng có thể đong lại thành mây, thành mưa. Người đắc Không Vô Biên Xứ có thể được Thần Túc Thông.

6- Vượt khỏi Không Vô Biên Xứ, không còn thấy mình có thân, chỉ còn cái tâm thức vô biên, bình đẳng với chúng sanh muôn loài không khác, thì đắc Thức Vô Biên Xứ (Vijnanantya yatana), được thức không. Sau khi mạng chung, có thể sanh vào cõi trời Vô Sắc thứ hai. Người đắc Thức Vô Biên Xứ ví như nước đã bốc thành hơi thật nhẹ, không thể đong lại thành mây, thành mưa nữa. Người đắc Thức Vô Biên Xứ có thể được Thiên Nhản Thông, Thiên Nhĩ Thông và Tha Tâm Thông.

7- Vượt khỏi Thức Vô Biên Xứ, chứng ngộ các pháp đều không, không có gì là của mình (vô sở hữu), không có gì để chứng đắc (vô sở đắc), không có gì cần thiết (vô sở dụng), thì đắc Vô Sở Hữu Xứ (Àkincannà yatana), được pháp không. Sau khi mạng chung, có thể sanh vào cõi trời Vô Sắc thứ ba. Đó là cõi trời cao nhứt mà tôi đã chứng ngộ. Ngoài ra không còn gì nữa. Người đắc Vô Sở Hữu Xứ ví như nước đã bốc thành hơi thật nhẹ, vượt ra ngoài bầu khí quyển, chỉ còn một chút tánh ướt. Người đắc Vô Sở Hữu Xứ có thể biết được một số kiếp trước của mình.
Sa môn Gotama theo lời chỉ dẫn đó tu tập vài ngày cũng chứng ngộ cảnh giới Vô Sở Hữu Xứ. Nhưng ngài cũng thất vọng vì chưa thấu triệt được chơn lý tối thượng mà ngài mong ước. Đạo sư Àlàra Kàlàma lấy làm hoan hỉ thấy đệ tử lỗi lạc của mình thành công mau chóng, khen rằng :

– Này đạo hữu, tôi thật vô cùng hoan hỉ được có một người bạn đồng tu đáng kính như đạo hữu. Giáo lý mà tôi đã chứng ngộ bằng tuệ giác và đã tuyên bố thành đạt, thì nay đạo hữu cũng đã chứng ngộ như tôi. Vậy đạo hữu hãy ở lại đây với tôi, chúng ta hãy cùng nhau hợp sức dẫn dắt nhóm đạo sĩ này.

– Thưa đạo sư, thần thức lìa khỏi thân vẫn còn ngã chấp, tức còn sanh tử luân hồi. Con tự thấy cần phải tu tiến thêm nữa vì tâm con chưa hoàn toàn vắng lặng, cội gốc sanh tử chưa dứt trừ, cảnh giới niết bàn chưa chứng ngộ, chơn lý vô thượng chưa thông đạt. Con xin từ giã đạo sư để tiếp tục lên đường tầm đạo.

3- Vị đạo sư thứ nhì : Uddaka Ràmaputta108

Ông Kondanna khuyên sa môn Gotama nên đến gặp thầy cũ của ông là đạo sư Uddaka Ràmaputta (Uãt Đầu Lam Phất)109 ở gần thành Ràjagaha (Vương Xá)110, xứ Magadha (Ma Kiệt Đà). Thành Ràjagaha, còn gọi là Ràjagriha, cách Vesàlì khoảng 160 km về hướng nam. Sa môn Gotama cùng với năm anh em ông Kondanna đi mười ngày đường đến gặp đạo sư Uddaka Ràmaputta. Lúc bấy giờ đạo sư đã 75 tuổi và có 700 đệ tử, 300 tu học tại chỗ và 400 ở các địa điểm khác. Đạo sư giảng :

Thông thường người ta hay chấp nơi hình tướng của muôn sự muôn vật, hoặc chấp rằng các sự vật đều không có hình tướng, như vậy đều là lầm lạc cả. Nên cần suy xét cho chính chắn, chỉ lãnh thọ cái thể nhiệm mầu (l' essence, cái tinh thể, chơn như) của muôn sự muôn vật mà thôi. Phải vượt khỏi Vô Sở Hữu Xứ để chứng và an trú Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ. Như vậy mới tránh khỏi mọi vọng chấp ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả111, tâm không còn nghĩ tưởng (được tưởng không), đặng quả giải thoát cao nhứt, không còn đau khổ nữa, và sanh về cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng.

Sa môn Gotama nhập định vài ngày đã chứng được định Phi Tưởng Phi Phi Tưởng (N'eva sanna nasanna yatana), không còn tri thức cũng không phải không còn tri thức, tâm thức trở nên tế nhị đến đỗi không thể nói là có hay không có tâm thức. Ví như nước đã rã ra thành oxy và hydro, không phải nước nhưng cũng có thể là nước. Được tin nầy đạo sư Uddaka Ràmaputta rất lấy làm vui vẻ nói :

– Này đạo hữu Gotama, tôi vô cùng hoan hỉ được có một người bạn đồng tu tài đức đáng tôn kính như đạo hữu. Những gì tôi đã hiểu biết và chứng ngộ thì nay đạo hữu cũng đã hiểu biết và chứng ngộ như tôi. Vậy thì đạo hữu hãy ở lại đây để dẫn dắt nhóm đạo sĩ này hộ tôi, vì tôi nay đã quá già rồi, không còn ở thế gian này bao lâu nữa.

Thưa đạo sư, con thấy trong cảnh giới Phi Tưởng Phi Phi Tưởng vẫn còn các hành nghiệp vi tế làm nhân cho tám cái khổ vi tế sau đây :

1- Tâm còn sanh niệm, đó là sanh khổ.

2- Niệm niệm nối tiếp nhau, đó là già khổ.

3- Động niệm chưa dứt, định lực chưa vững, đó là bệnh khổ.

4- Định lực còn có thể bị thối chuyển, đó là tử khổ.

5- Còn nhớ nhung, đó là ái biệt ly khổ.

6- Còn có điều không vừa ý, đó là oán tắng hội khổ.

7- Có khi cầu định chẳng đặng vì có sự cản trở, đó là cầu bất đắc khổ.

8- Thọ, tưởng, hành, thức chưa hoàn toàn dứt, đó là ấm xí thạnh khổ.

Con cầu đạo vô thượng, mong dứt trừ tận gốc rễ mọi hình thức đau khổ. Chí nguyện chưa thành, nên con xin phép đạo sư được tiếp tục lên đường tầm đạo.

– Này đạo hữu Gotama, đạo sư Uddaka Ràmaputta nói, chí nguyện cao cả của đạo hữu thật đáng thán phục, vậy khi đạo hữu thành công xin hãy nhớ đến tôi trước.

Tình cờ vua Seniya Bimbisàra đến thăm đạo sư Uddaka Ràmaputta, thấy vậy liền đến đảnh lễ sa môn Gotama và đề nghị chia cho ngài phân nửa giang sơn nếu ngài chịu ở lại Magadha. Sau khi sa môn Gotama từ chối, nhà vua yêu cầu sa môn sau khi thành công nhớ trở lại thành Vương Xá độ ngài.

4- Sáu năm tu khổ hạnh tại Uruvelà112


(từ năm 595 đến năm 589 trước tây lịch )
Sa môn Gotama thấy rằng không còn ai khác giỏi hơn để ngài có thể nương tựa, đã đến lúc ngài phải tự tu tự chứng để đạt sở nguyện. Ngài bèn cùng với 5 người bạn đạo là Kondanna (Kiều Trần Như), Bhaddiya (Bạt Đề), Vappa (Bà Phạm) còn gọi là Dasabala Kassapa (Thập Lực Ca Diếp), Mahànàma Kulika (Ma Ha Nam Câu Lỵ) và Assaji (Át Bệ) từ giã đạo sư Uddaka Ràmaputta, đến khổ hạnh lâm (tapovana, dukkharakrya) tại làng Uruvelà, gần thành phố Gayà, cách Vương Xá khoảng 30 km về phía đông-nam, để chuyên tu khổ hạnh. Vào thời bấy giờ, cho đến nay vẫn còn, ở Ấn Độ, có nhiều đạo sĩ tin tưởng mãnh liệt rằng lối tu khắc khe ép xác khổ hạnh có thể khắc phục và thanh lọc thân tâm, diệt trừ tất cả dục vọng, và đưa đến giải thoát cùng tột. Dĩ nhiên sa môn Gotama quyết định trắc nghiệm pháp môn này.

Ngài đến một hang đá hẻo lánh ở lưng chừng núi Dungsiri, bắt đầu một cuộc tranh đấu quyết liệt để khắc phục thân xác, với niềm hy vọng rằng một khi đã làm chủ được mọi nhu cầu phức tạp và phiền toái của thân thì tâm sẽ được giải phóng khỏi sự thống trị của vật chất để đạt đến mức độ giải thoát cao siêu. Ngài cố gắng đến mức cùng tột của lối tu khổ hạnh. Chỉ ăn lá, rễ cây, vài hột mè, hột đậu mỗi ngày, ngủ rất ít, suốt ngày ngồi thiền hoặc đi kinh hành. Thân hình ngài chỉ còn da bọc xương, cái rốn gần đụng xương sống. Về sau đức Phật đã kể lại trong kinh Mahà Saccaka (Majjhima Nikàya 36), cảnh ngài tu khổ hạnh như sau :

Lúc ấy tư tưởng sau đây phát sanh đến tôi : Hay là ta thử cắn chặt răng lại, cong đầu lưỡi ép sát vào vòm hàm trên, và dùng tư tưởng thiện đè bẹp, chế ngự và tiêu diệt tư tưởng xấu. Thế rồi tôi cắn chặt răng lại, cong đầu lưỡi ép sát vào vòm hàm trên, và cố gắng đè bẹp, chế ngự, tiêu diệt tư tưởng xấu bằng những tư tưởng tốt. Lúc tôi tranh đấu như vậy thì mồ hôi từ trong nách tôi chảy tuôn ra. Như một người mạnh đè đầu đè cổ một người yếu xuống, ấn mạnh xuống, bắt phải thần phục, tôi cũng tranh đấu như vậy để hàng phục những tư tưởng bất thiện. Nghị lực tôi thật mạnh mẽ và bất khuất. Tinh thần tôi thật vững vàng không lay động. Nhưng thân tôi mòn mỏi không còn chịu đựng nổi sự cố gắng kiên trì đè nặng lên nó. Mặc dù những cảm giác đau đớn đó phát sanh trong thân tôi, nó không ảnh hưởng đến tâm tôi chút nào.

Rồi tôi tự nghĩ : Hay là ta hãy tham thiền về sự nín thở một lần nữa ! Rồi tôi kiểm soát chặt chẽ sự hít vào và thở ra bằng miệng, bằng lỗ mũi, bằng lỗ tai. Và khi tôi nín thở thì đầu tôi đau bưng lên khủng khiếp. Cũng như có một lực sĩ siết chặt đầu tôi bằng một sợi dây da cứng. Tuy nhiên nghị lực tôi vẫn mạnh, Những cảm giác đau đớn đó không ảnh hưởng gì đến tâm tôi.

Rồi tôi tự nghĩ : Hay là ta hãy tham thiền về sự nín thở một lần nữa ! Rồi tôi nín thở bằng miệng, bằng lỗ mũi, bằng lỗ tai. Khi tôi kiểm soát hơi thở như thế thì một luồng hơi mạnh thọc xuyên qua bụng tôi. Cũng như có một tên đồ tể thiện nghệ hay mới tập sự đang dùng dao bén rạch bụng tôi. Tuy nhiên nghị lực tôi vẫn mạnh. Cảm giác đau đớn như thế không hề ảnh hưởng gì đến tâm tôi.

Một lần nữa, tôi lại tự nghĩ : Hay là ta lại tham thiền về sự nín thở một lần nữa ! Rồi tôi kiểm soát hơi thở ra vào bằng miệng, bằng lỗ mũi và bằng lỗ tai. Khi tôi nín thở thì một hơi nóng kinh khủng thiêu đốt thân tôi. Cũng như có hai người lực sĩ đang nắm chặt tay chân tôi đặt lên một đống than cháy đỏ cho đến khi thân tôi bị thiêu rụi. Dù vậy nghị lực tôi vẫn mạnh. Cảm giác đau đớn như thế không hề ảnh hưởng đến tâm tôi.

Lúc bấy giờ có những vị thiên thần thấy tôi như vậy thì nói với nhau rằng : Đạo sĩ khổ hạnh Gotama đã chết. Vài vị khác nói : Đạo sĩ khổ hạnh Gotama chưa chết, nhưng đang chết dần. Trong khi vài vị khác nói : Đạo sĩ khổ hạnh Gotama chưa chết, cũng không phải đang chết dần vì ngài là một vị A-la-hán. Đây chỉ là lối sống của một vị A-la-hán.

Rồi tôi tự nghĩ : Hay ta thử hành pháp tuyệt thực hoàn toàn ! Lúc bấy giờ có những vị thiên thần đến gần tôi và nói : Thưa ngài, ngài không nên hành pháp tuyệt thực hoàn toàn. Nếu ngài làm như vậy, chúng tôi sẽ rót thiên tinh thể bổ dưỡng vào thân ngài qua các lỗ chân lông để nuôi sống ngài. Tôi nghĩ : Nếu ta nói ta hành pháp tuyệt thực mà các thiên thần lại rót thiên tinh thể bổ dưỡng vào thân qua các lỗ chân lông để nuôi sống ta, té ra ta gian dối. Thôi ta không cần phải tuyệt thực hoàn toàn.



Rồi tôi lại nghĩ : Hay ta chỉ thọ thực mỗi ngày một bụm nước đậu hoặc rau cỏ ! Khi tôi chỉ dùng thật ít vật thực đặc hoặc lỏng như thế thì thân tôi trở nên gầy khô như những cọng sậy ghép lại với nhau. Bàn tọa của tôi chỉ còn bằng cái móng chân con lạc đà. Xương sống tôi như một xâu chuỗi dựng đứng lên và cong vào. Xương sườn tôi tựa như một cái sườn nhà bị sụp đổ. Tròng mắt tôi chẳng khác nào hình ảnh những ngôi sao dưới đáy giếng sâu. Da đầu tôi rụng tóc, nhăn nheo như một trái mướp phơi khô. Khi muốn rờ da bụng thì tay tôi đụng nhằm xương sống. Khi muốn rờ xương sống thì tay tôi đụng nhằm da bụng. Vì thiếu vật thực, da bụng tôi ép sát vào xương sống. Lúc muốn đứng dậy đi tiểu tiện thì tôi luống cuống té ngã xuống. Tôi đập nhẹ tay chân cho thân mình tôi sống lại. Than ôi, lúc đập như thế, lông trên mình tôi lả tả rơi xuống đất vì đã chết gốc. Những người thấy tôi như vậy thì nói : Đạo sĩ Gotama da đen. Có người lại nói : Đạo sĩ Gotama da không phải đen mà xanh. Có người lại nói : Đạo sĩ Gotama không đen, không xanh mà nâu sậm. Màu da sáng sủa của tôi trở nên tàn tệ đến như thế vì thiếu vật thực.

“Rồi tôi tự nghĩ : Dù các đạo sĩ khổ hạnh hay Bà-la-môn trong quá khứ đã chịu đựng những cảm giác nhức nhối, đau đớn, xót xa như thế nào thì cũng đến mức này là cùng, không thể hơn nữa. Dù các đạo sĩ khổ hạnh hay Bà-la-môn trong tương lai sẽ chịu đựng những cảm giác nhức nhối, đau đớn, xót xa như thế nào thì cũng đến mức này là cùng, không thể hơn. Tuy nhiên, dù đã trải qua bao nhiêu khắc khổ, khó khăn, đau đớn, tôi vẫn chưa đạt được sự giác ngộ tối thượng về nội tâm vượt lên trên trạng thái con người. Hay là còn con đường nào khác dẫn đến sự Chứng ngộ tối thượng ?”

Thấy sa môn Gotama đã gần kề cái chết mà chưa đạt được chí nguyện, Ma Vương liền hiện đến gần ngài và nói113 :

Này đạo sĩ gầy còm, thân hình tiều tụy ! Giờ chết đã gần kề. Thân thể ngươi đã chết mòn gần hết, chỉ còn lại một phần ngàn. Nhưng hãy sống, hỡi đạo sĩ, đời sống rất tốt đẹp. Có sống mới tạo được phước. Hãy sống độc thân và năng cúng tế thần lửa, ngươi sẽ tạo được nhiều phước báo. Ép mình sống đời khổ hạnh như thế này để làm gì? Con đường kiên trì nỗ lực quả thật kham khổ, khó khăn, không phải dễ thành tựu.

Sa môn Gotama đáp :

Này Ma Vương xấu xa, quỉ quyệt, thân quyến của tội lỗi và lười biếng. Ngươi chỉ đến đây vì lợi ích riêng của ngươi. Ta tu hành với niềm tin vững chắc, với sự kiểm soát thân tâm chặt chẽ, với sự tinh tấn và trí tuệ. Ta đã quyết tâm như vậy, sao ngươi còn muốn lung lạc ta ? Máu cạn thì mật khô, thịt cũng hao mòn. Thịt ta càng hao mòn thì tâm ta càng thanh tịnh. Tâm ta càng thanh tịnh thì càng an trụ, càng sáng suốt, định lực càng vững chắc. Thể xác càng đau đớn thì tâm càng xa lìa tham ái. Chừng ấy ta biết rõ thế nào là sự trong sạch của một chúng sanh.

“Tham vọng là đạo binh số một của ngươi. Đạo binh thứ nhì là bất mãn, thứ ba là thèm khát, thứ tư là ái dục, thứ năm là hôn trầm, thứ sáu là sợ hãi, thứ bảy là hoài nghi, thứ tám là giả dối, ngu si, thứ chín là lợi lộc, khen tặng, vinh dự, thứ mười là tự cao và khinh người.

“Này Ma Vương, đó là quân đội của ngươi, đó là khách luôn luôn ẩn náu bên trong hạng người xấu xa quỉ quái như ngươi. Người hèn nhát yếu đuối thì không thắng nổi, nhưng ai đã chế ngự được đạo binh ấy là tìm được hạnh phúc.

“Ta cột trên ngọn cờ của ta chùm cỏ Munja114. Sống đời hèn nhát trên thế gian này thật là nhục nhã ! Ta thà chết trên chiến trường còn hơn sống mà thất bại.

Nghe đến đây Ma Vương lộ vẻ thất vọng, chán nãn, buồn rầu, bỏ đi.
Gần 6 năm tu khổ hạnh, sức lực sa môn Gotama càng ngày càng suy yếu, thân thể gầy còm do sự nhịn ăn, thức đêm, thức ngày. Có khi ngài bị ngất xỉu trong lúc ngồi thiền dưới cội cây hoặc lúc đang đi kinh hành. Hiện nay còn có một động đá ở lưng chừng núi Dungsiri, vùng Uruvelà, cách Bodh Gayà khoảng 5 km về hướng đông-bắc, kỷ niệm nơi ngài tu khổ hạnh. Trước động đá hiện có một ngôi chùa Tây Tạng.

Một hôm, đang ngồi thiền cạnh bờ sông Neranjana (Ni Liên Thiền), sa môn Gotama bỗng nghe tiếng một giáo sư âm nhạc đang dạy học trò trên một chiếc thuyền đi ngang qua : “Con nên nhớ, lên dây đàn phải vừa đúng độ căng, tiếng đàn mới thanh tao. Nếu dây dùn quá thì tiếng đàn mềm nhũng điếc câm, nếu dây căng quá thì dễ bị đứt”. Đang lúc thân thể suy tàn cùng cực, sa môn Gotama bừng ngộ pháp tu trung đạo.





tải về 8.44 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương