Muốn Lấy Mật Đừng Phá Tổ Ong



tải về 0.79 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu25.03.2018
Kích0.79 Mb.
#36598
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Bí Quyết Của Socrate

     Khi Bạn muốn cho một thính giả tin theo bạn thì ngay từ đầu câu chuyện, bạn Phải tránh đừng nêu lên những quan điểm mà bạn và người đó bất đồng ý. Trái lại, bạn nên cố tâm gợi lên những vấn đề mà cả hai bên Đồng ý. Phải rán hết sức để chứng minh rằng mục đích mà cả hai bên Đều muốn đạt giống in nhau, nhưng chỉ có phương tiện đưa đến mục đích Là hơi khác nhau thôi.

      Bạn rán làm Cho người đó nói: "Phải, phải" càng sớm càng hay. Đừng bao giờ để người Đó trả lời "không" hết.

      Trong cuốn "Thuật dẫn dụ cách cư xư xử của loài người", giáo sư Qverstreet nói: Một câu trả lời "không", là một trở ngại khó vượt nổi. Khi một người Nói "không", tất cả lòng tự phụ của người đó bắt buộc họ giữ hoài Thái độ ấy và tiếp tục nói "không" hoài. Sau này người đó có hiểu Rằng câu trả lời "không" đó là vô lý, cũng mặc! Người đó không thể Đổi ý được, vì lòng tự ái của họ. Cho nên ngay đầu câu chuyện bạn Phải đưa người đó vào con đường có lợi cho bạn: con đường đồng ý với Bạn. Điều đó tối cần.

      Những câu trả Lời "có" một khi đã phát ra rồi, thì cứ theo đà đó mà tiến cũng như Những viên bi da khi đã chạy theo hướng nào, phải gặp một trở lực mạnh Lắm mới chịu lăn trở về hoặc đổi hướng.

      Khi một người nói "không" một cách thành thật và quả quyết thì tiếng Đó không phải chỉ phát ở ngoài môi mà thôi đâu. Cả cơ thể người đó, Những hạch, những gân, những bắp thịt, đều co cả lại trong một thái Độ từ chối. Có khi thấy được sự phản động hiện ra ngoài nữa, tất Cả cơ thể chống cự lại, không chịu có thái độ "bằng lòng".

      Trái lại, khi một người nói "có", cả cơ thể người đó đều thẳng duỗi Ra một thái độ saÜn sàng tiếp đón. Cho nên, ta càng làm cho nhiều người Nói nhiều tiếng "có" bao nhiêu thì người đó càng dễ thuận ý theo đề Nghị ta bấy nhiêu.

      Đặt những câu hỏi Bắt người ta phải trả lời "có" là một điều rất dễ. Vậy mà biết bao Người không chịu làm theo như vậy! Người ta tưởng rằng làm cho kẻ khác Nổi giận lên là sự quan trọng của người ta tăng lên. Bạn thử coi một Nghị sĩ phe cực tả: trong cuộc hội nghị nào mà gặp những ông bạn bảo Thủ thì ông ta làm cho những ông này nổi khùng lên. Nếu ông ta thích Như vậy, thì còn có thể tha thứ được. Nhưng nếu ông ta hy vọng dùng Cách đó để được kết quả hay một cái lợi gì, thì quả thực ông rất Ngu dốt về khoa tâm lý.

      Nếu chẳng May, bắt đầu câu chuyện với một người bạn đã làm cho người đó nói "không", thì sau này muốn làm cho người đó đổi ý mà nói "có", bạn Phải dùng không biết bao nhiêu là khôn khéo và kiên tâm mới được.

      Chính nhờ phương pháp làm cho người ta "gật đầu" đó, mà ông James Emerson, Thủ quỹ tại một ngân hàng, làm cho ngân hàng đó khỏi mất một thân Chủ. Ông ấy nói:

      Tôi đưa cho một ông Muốn gởi tiền tại ngân hàng, một tờ giấy có in saÜn những câu hỏi Để ông trả lời. Ông trả lời một vài câu thôi, rồi nhất định không Trả lời những câu khác.

      Nếu không Được học khoa tâm lý, thì chắc tôi đã nói với ông ta rằng: "Ông không Chịu trả lời thì không thể nào chúng tôi nhận tiền của ông được". Tôi lấy làm mắc cỡ, mà nhớ lại hồi trước đã có lần lỗi lầm như Vậy, hồi đó, tôi rất hài lòng mà đưa tối hậu thư đó ra để tỏ rằng Tôi là chủ, mà điều lệ của ngân hàng không phải là chuyện giỡn! Tôi đã không cần biết thân chủ của tôi nghĩ sao và quên rằng họ có Quyền được tôi tiếp đón một cách niềm nở nhất, chiều chuộng nhất Vì họ mang tiền lại gởi tôi.

      Nhưng Ngày hôm đó, tôi quyết hành động có lý trí hơn; tôi tránh không nghĩ Tới điều tôi muốn mà để hết tâm tư vào những ý muốn của thân chủ, Và trước hết, phải làm sao cho họ nói "Phải, phải" ngay từ đầu. Cho Nên tôi nói rằng những chi tiết mà ông ấy không chịu cho biết, không Cần thiết gì hết.

      Nhưng, tôi tiếp, Ví thử chẳng may ông thình lình quy tiên, thì chắc ông ấy cũng muốn cho Số tiền ông giữ chúng tôi sẽ về một người bà con thân nhất chứ?

      Chắc chắn vậy, ông ta đáp.

      Vậy ông nghĩ có nên cho chúng tôi biên tên người bà con đó để chẳng May có chuyện chi, chúng tôi sẽ làm đúng ý ông và không trễ không?

      Điểm đó, ông ta cũng trả lời "có" Nữa.

      Rồi lần ông dịu giọng vì thấy Rằng chúng tôi hỏi những điều đó không phải vì tò mò mà vì cái lợi Của ông. Không những ông bằng lòng cho chúng tôi những chi tiết ông Muốn biết mà còn nghe lời khuyên của tôi, giao phiếu khoán của ông Cho ngân hàng chúng tôi quản lý nữa.

      Tôi làm cho ông ấy: "Phải, phải" ngay từ lúc đầu và quên mục đích Cuối cùng của câu chuyện. Rốt cuộc, tôi xin ông ấy cho biết điều gì, ông cũng vui lòng cho biết hết".

      Ông Joesph Allison, đại lý cho công ty Westinghouse nói với chúng tôi:

      Đã từ lâu, chúng tôi rán làm cho một hãng lớn nọ mua máy của chúng Tôi. Nhưng công toi. Sau cùng, sau mười ba năm gắng sức, đi lại mời mọc, Tôi làm chuyển lòng được ông giám đốc kỹ thuật hãng đó và ông mua Giùm cho tôi được vài cái máy.

      Tôi Biết rằng nếu những cái máy đó làm cho ông vừa lòng, thì ông sẽ đặt 700 máy khác.

      Mà tôi chắc chắn rằng Máy của chúng tôi hoàn toàn. Cho nên ba tuần sau, tôi lại thăm ông, Với nụ cười trên môi...

      Nhưng nụ cười Đó phải tan ngay, vì ông giám đốc tiếp tôi bằng lời "bật ngửa" này:

      Allison, tôi không thể mua số máy còn lại được.

      Tôi ngạc nhiên lắm, hỏi:

      Tại sao? Tại sao vậy?

      Vì nó nóng quá, rờ vào, Cháy tay đi.

      Tôi biết rằng cãi lý Cũng vô ích, phương pháp đó chỉ có hại thôi. Tôi rán dùng phương pháp: "Phải, phải"

      Tôi nói:

      Thưa ông Smith, tôi hoàn toàn đồng ý với ông; nếu những máy đó nóng Quá thì ông không nên đặt mua thêm nữa. Phải dùng những máy mà nhiệt Độ không cao quá giới hạn mà "Hội chế tạo điện cụ" đã định phải không ông?

      Ông ấy nhận như vậy. Thế là Tôi đã nhận được một tiếng "Phải" rồi.

      Điều lệ của hội đó định rằng một cái máy chế tạo theo phép không Được có một nhiệt độ cao hơn nhiệt độ trong xưởng quá hai mươi hai độ.

      Phải, điều đó đúng, ông ta công nhận. Nhưng máy của ông nóng hơn như Vậy nhiều.

      Tôi không cãi lời ông, Chỉ hỏi xem nhiệt độ trong xưởng là bao nhiêu.

      Nhiệt độ trong xưởng ư? Khoảng chừng hai mươi bốn độ chứ gì?

      Dạ, ông cộng hai mươi hai độ với hai mươi bốn độ, ông sẽ được là bốn mươi sáu độ. Nếu ông để tay Vô nước nóng bốn mươi sáu độ, ông có thấy tay muốn bỏng không?

      Một lần nữa, ông bắt buộc phải đáp: "Phải"

      Tôi ngọt ngào kết luận:

      Vậy, có lẽ Đừng nên rờ.

      Ông ấy chịu nhận:

      Ông nói có lý.

      Chúng tôi tiếp tục Nói chuyện trong một lúc. Rồi ông gọi cô thư ký của ông, và đưa tôi Một cái giấy đặt hàng 35.000 mỹ kim!

      Phải mất nhiều năm, không kể cả ngàn mỹ kim vào những vụ thất bại, Tôi mới hiểu được rằng tranh biện hoàn toàn vô ích. Nên đứng vào lập Trường của người khác mà dẫn dụ cho người ta trả lời: "Phải, phải". Như vậy ích lợi hơn nhiều...

      Socrate đã Làm một việc mà ích người làm được từ xưa tới nay: Ông đã lập ra một Triết lý mới, và ngày nay, hai mươi ba thế kỷ sau khi ông mất, ông còn được Sùng bái là một nhà tâm lý sâu sắc nhất đã có ảnh hưởng lớn đến Thế giới điên đảo của chúng ta này.

      Phương pháp của ông ra sao? Ông có bao giờ nói với người láng giềng Của ông rằng họ lầm không? Không, kẻ khác kia chứ ông tuyệt nhiên Không, ông không vụng dại như vậy. Tất cả thuật của ông mà bây giờ Người ta gọi là "phương pháp của Socrate" là đặt những câu vấn làm Sao cho kẻ đối thủ chỉ có thể đáp "có" được thôi. Lần lần, những câu Đáp của người đó thành một chuỗi "có". Như vậy từ một câu vấn bắt Buộc phải đáp "có" ông dẫn dụ người đó đến một kết luận mà nếu Đưa ra ít phút trước, người đó đã cương quyết kích bác.

      Lần sau, nếu ta có ngứa miệng muốn đắc chí tuyên bố rằng người hàng Xóm của ta lầm thì ta hãy nhớ tới lão sư Socrate và khiêm tốn tìm một Câu vấn một câu vấn nó kéo về cho ta một câu đáp "có".

      Người Trung Hoa có một câu phương ngôn chứa tất cả cái khôn ngoan của Phương Đông: Muốn đi xa, phải đi từ từ.

      Vậy muốn cho người khác theo ý kiến của bạn, xin bạn theo quy tắc thứ Năm sau này:

      Dẫn dụ cho kẻ đối thủ Của bạn đáp "Phải" ngay từ đầu câu chuyện.



Xả Hơi

     Nhiều Người mắc cái tật nói nhiều quá, khi muốn kẻ khác tin theo mình. Nhất Là những người bán hàng thường mắc cái tật đó hơn cả. Phải để cho Người khác trút bầu tâm sự của họ ra. Họ biết rõ hơn bạn công việc Của họ, vấn đề của họ. Hỏi họ vài câu rồi để họ mặc ý "diễn thuyết".

      Nếu bạn không đồng ý với họ, tất cả bạn muốn ngắt lời họ. Nhưng Xin đừng. Nguy hiểm lắm. Khi họ chưa được thỏa lòng bày tỏ kỹ hết những ý của họ, thì họ không nghe bạn đâu! Bạn hãy kiên tâm và không thiên Vị, chịu khó chú hết ý nghe họ cùng khuyến khích cho họ bày tỏ hết Tư tưởng sâu kín của họ ra.

      Thuật đó Có kết quả mỹ mãn trong công việc làm ăn không? Xin bạn hãy nghe chuyện Một người vô ích mà bắt buộc phải dùng thuật ấy.

      Một trong những hãng sản xuất xe hơi lớn nhất ở Mỹ yêu cầu các nhà Sản xuất da cho mẫu để làm niệm xe. Vụ làm ăn đó lớn lắm, vì giao Kèo sẽ thi hành trong một năm. Mỗi nhà bán da đều cho người thay mặt Mang mẫu hàng lại. Hội đồng quản trị hãng xe hơi xem xét kỹ các mẫu Hàng rồi, mời các người thay mặt đó lại một lần cuối cùng để bênh Vực thứ hàng của họ. Đó là cơ hội tối hậu để được mối hàng hay không.

      Tới phiên ông G. B. R., một trong ba người bán hàng. Nhưng buổi sáng Hôm đó, ông thức dậy, thấy cuống họng đau lắm.

      Ông ta kể lại: Tôi mất hẳn tiếng. Chỉ có thể nói khàn khàn, nho nhỏ Không ai nghe rõ được cả.

      Tôi được Đưa vào một phòng. Tại đó đã có viên kỹ sư coi xưởng dệt, viên chủ Sự coi việc mua, viện chủ sự coi việc bán va ông hội trường công ty. Tôi giắng hết sức để nói, nhưng chỉ phát ra được một tiếng khàn khàn.

      Chúng tôi ngồi chung quanh một cái bàn tròn. Tôi liền viết lên tờ Giấy câu nầy: "Thưa các Ngài, tôi xin lỗi các Ngài: tôi đau cuống họng Nói không ra tiếng".

      Ông hội trường Nói: "Tôi sẽ nói thay ông". Mà thật vậy, ông ta nói thay tôi. Ông Đưa những mẫu hàng của tôi ra, và khoe nó tốt. Một cuộc bàn cãi hăng Hái nổi lên vì ông hội trường thay lời cho tôi, cho nên ông bênh vực Hàng của tôi. Tôi chỉ dự vào cuộc thảo luận đó bằng cách mĩm cười, Nhún vai và làm vài điệu bộ.

      Kết Quả cuộc tranh luận lạ lùng đó, là hãng xe ký giao kèo với hãng của Tôi và xin cho bạn hay rằng, giao kèo ký kết mua tới một triệu thước Da, đáng giá 1.600.000 mỹ kim. Chưa bao giờ tôi lãnh được một mối hàng Quan trọng như vậy.

      Tôi biết rằng nếu Tôi nói được như thường thì tôi đã mất mối hàng đó, vì tôi có một Quan niệm hoàn toàn lầm lẫn về cách mời hàng. Nhờ trường hợp bất Ngờ đó mà tôi thấy rằng im đi, để người khác nói, lại lợi nhiều cho Ta.

      Ông Joseph S. Webb, thanh tra công Ty điện khí ở Philadelphie, cũng tìm thấy chân lý đó khi ông thanh tra Tại Pensylvanie. Ông cùng viên đại lý tại miền đó đi thăm một khu có Nhiều người Hoa Lan làm chủ trại.

      Khi Đi qua một gian nhà sạch sẽ, ông hỏi: "Tại sao bọn này không dùng điện?" Viên đại lý trả lời bằng giọng chán nản: "Họ keo bẩn lắm, vô phương Kế. Mà họ lại còn ghét công ty của ta nữa. Tôi đã thử đúng cách... Vô hy vọng".

      Ông Webb nói: Mặc dầu Vậy, ta cứ thử xem.

      Ông gõ cửa. Cửa He hé mở, để thò cái mũi của một bà già ra. Bà ấy tên là Drukenbrod.

      Ông Webb sau này kể lại: Khi trông thấy chúng tôi, ba ta đóng mạnh cánh Cửa lại một cái rầm! Ngay trước mũi chúng tôi. Tôi lại gõ cửa nữa: Bà ta lại hiện ra, nhưng lần này để mạt sát chúng tôi và công ty chúng Tôi...

      Tôi bèn cho ấy hay rằng: Thưa Bà, tôi ân hận đã làm phiền bà. Tôi lại đây không phải vì điện đâu, Mà chỉ vì muốn mua của bà vái cái trứng gà thôi.

      Bà ta hé mở cánh cửa rộng thêm chút nữa rồi nhìn chúng tôi từ đầu Đến chân, với một vẻ nghi ngờ.

      Vâng, Tôi thấy những con gà ấp của bà tốt quá, giống gà Tàu phải không, Thưa bà? ... Tôi muốn xin bà bán cho tôi một chục trứng mới.

      Tánh tò mò của bà bị kích thích. Lần nầy bà mở toang cửa ra hỏi: Sao ông biết là gà Tàu? . Chính tôi cũng nuôi gà, và chưa từng thấy gà Nào tốt như gà bà.

      Bà ta hỏi tôi, Có vẻ ngờ vực: Nếu vậy, ông đã có trứng rồi, sao còn hỏi mua? Vì Gà của tôi là gà ta, đẻ trứng trắng. Mà bà biết rằng trứng gà ta Làm bánh không tốt bằng trứng gà Tàu. Vả lại nhà tôi nhất định làm Bánh cho thật ngon kia.

      Bà Druckenbrod Tiến hẳn ra ngoài cửa, vẻ mặt dễ chịu hơn. Trong lúc đó, tôi ngó chung Quanh và thấy một gian nhà làm bơ, pho mát, bề ngoài có vẻ sạch sẽ. Tôi liền tiếp: Mà tôi dám cá với bà rằng bầy gà của bà có lời Nhiều hơn là số sữa của ông nhà.

      Trúng rồi đấy! Cá cắn câu rồi. Bà ta vinh hạnh tuyên bố rằng trứng Lời hơn là bơ, sữa. Nhưng không thế nào nói cho lão gia cứng cổ và Xuẩn đó nghe được hết.

      Bà ta mời chứng Tôi đi coi chuồng gà. Tôi thấy bà chế ra được đồ vật tài tình và tôi Tỏ lời khen. Tôi chỉ cho bà vài món trộn cho gà ăn và những nhiệt Độ không khí có lợi nhất cho gà. Tôi lại nhờ bà chỉ bảo tôi nhiều Điều. Rồi chúng tôi thành đôi bạn tri kỷ, kể lể tâm sự với nhau.

      Được một lúc, bà ta nói rằng vài người hàng xóm đã cho mắc điện vào Chuồng gà và thấy kết quả mỹ mãn. Bà xin tôi thành thực cho biết ý kiến nên bắt chước họ không.

      Hai Tuần sau, đàn gà Tàu của bà Druckenbrod vui vẻ cúc cúc và bớt đất Dưới ánh sáng đèn điện.

      Tôi được Thêm một khách hàng nữa bà ta được nhiều trứng thêm vì gà đẻ nhiều Hơn. Cả hai chúng tôi đều hài lòng.

      Nhưng nếu tôi không để cho bà ta nói trước, nói cho thỏa thích, rồi Tự ý tin rằng mắc điện vào nhà là lợi, thì tôi có được kết quả đó Không?

      Có những kẻ như vậy: để ý Họ mua chứ không mời ép được. Mới rồi, trong tờ báo New york Herald Tribune, một hãng nọ có đăng quảng cáo cần một người vó tài năng Và kinh nghiệm đặc biệt. Ông Charles T. Cubellis viết thư xin việc và Vài ngày sau nhận được giấy mời. Không để mất một phút, ông lại ngay Đường Wall Street thu hết thảy những tài liệu về người sáng lập và ông chủ hãng hiện tại., Trong khi nói chuyện với ông chủ đó, ông Cubellis Nói: "Tôi sẽ lấy làm hân hạnh lắm, nếu được giúp việc một hãng có Quá khứ rực rỡ như hãng ông... Hình như ông bắt đầu ganh đua trên trường Thương mại từ hồi hai mươi tám tuổi, và vốn chỉ vỏn vẹn có một phòng giấy nhỏ Và người giúp việc chỉ có mỗi một thư ký đánh máy. Phải như vậy không, Thưa ông?"

      Phần nhiều những người Đã thành công thích nhớ lại những khó khăn buổi đầu. Ông nầy cũng Không ra ngoài lệ đó. Ông đã mở hãng với cái vốn 450 mỹ kim và một ý mới trong đầu. Ông đã thắng được hết những nổi thất vọng, những Lời phúng thích cay chua, làm việc 12 giờ tới 16 giờ một ngày, chủ nhật Hay ngày lễ cũng vậy. Mà thật tình ông đắc chí là phải. Kể lại những Chuyện đó, ông hoan hỉ vô cùng.

      Sau Cùng, ông hỏi qua loa về lý lịch ông Cubellis rồi mời ông phó hội trưởng Lại nói: "Tôi tưởng ông này giúp việc cho chúng ta được".

      Ông Cubellis đã chịu khó kiếm tài liệu về ông chủ mà ông muốn được Giúp việc. Như vậy ông tỏ rằng ông quan tâm tới chủ và xí nghiệp của ông ta. Ông lại khuyến khích cho ông chủ nói. Vì vậy mà gây được thiện Cảm rất dễ dàng.

      Chúng ta nên nhớ Rằng bạn thân của chúng ta thích nói về những tài năng của họ hơn Là thích nghe ta kể những tài năng của ta. La Rochefoucauld nói: "Ta tỏ Ra hơn bạn thì bạn sẽ thành kẻ thù của ta, chịu nhường bạn thì bạn sẽ Liên kết với ta.

      Thực vậy, khi họ Hơn ta, họ muốn tỏ sự quan trọng của họ ra; nếu trái lại, họ thấy Kém ta thì họ sẽ ganh ghét ta.

      Một Câu phương ngôn Đức nói: "Không có nỗi vui nào hoàn toàn đầy đủ bắng Cái vui hiểm ác được thấy kẻ trước kia mình thèm muốn địa vị, nay bị Sa cơ lỡ bước".

      Thật vậy, chắc có Nhiều bạn thân của ta thấy chúng ta lỡ làng vui hơn là thấy chúng ta Sung sường.

      Cho nên phải kín đáo: Đừng Nói tới sự thành công của ta; như vậy người chung quanh chắn chắc sẽ Vui lòng. Văn sĩ Irwin Cobb hiểu điều ấy. Một hôm tại tòa án, khi đứng Làm chứng cho một người bạn, một ông luật sư nói với ông: "Thưa ông, Tôi biết rằng ông là một trong những văn sĩ nổi danh ở Mỹ, có phải Không ạ?" Ông Cobb trả lời: "Thưa ông, có lẽ tôi chỉ là người gặp Nhiều may mắn nhất mà thôi".

      Chúng Ta phải nhũn nhặn vì chúng ta là phàm nhân. Trăm năm nữa, bạn và tôi Đều không còn nữa và chẳng ai còn nhớ tới chúng ta cả. Đời thật ngắn Ngủi. Có biết bao việc nên làm, hơi đâu bắt kẻ chung quanh ta phải nghe Ta kể lể những đức tính, những thành công của ta. Nên để cho họ nói. Mà nghĩ cho kỹ, chúng ta có gì đáng tự phụ đâu? Bạn có biết ngu xuẩn Với thông minh khác nhau ra sao không? Rất ít: chỉ hơn kém nhau một chút Xíu chất i ốt trong hạch giáp trạng tuyến của ta. Nếu một y sĩ mổ hạch, Lấy chất i ốt trong đó ra thì bạn sẽ thành ra ngu xuẩn. Chỉ vài giọt I ốt mà tiệm bào chế nào cũng có bán, nên bạn khỏi phải sống trong Các dưỡng đường dành cho những kẻ bất thành nhân. Chỉ nhờ có bấy nhiêu Đó thôi: vài giọt i ốt! Thật chẳng có chi đáng khoe khoang hết!

      Vậy, muốn cho người khác theo ý bạn, thì...Bạn cứ để cho người đó nói Cho thỏa thích

 

Thiện Bất Chuyên Mỹ

     Những ý kiến mà bạn tự kiếm thấy, có phải bạn tin hơn là những ý mà người Ta đặt trong mâm bạc để dâng bạn không? Nếu bạn hiểu điều đó là đúng Mà bạn còn nhất định bắt người khác phải theo ý bạn thì chẳng phải Là vụng về ư? Biết khéo léo dẫn khởi vài ý rồi để cho người ta tự Kết luận lấy, chẳng là khôn hơn ư? .

      Ông Adolph Seltz, ở Philadelphie, trông nom việc bán xe hơi lớn, có một Bọn người giúp việc vừa bất tài, vừa vô quy củ. Ông có bổn phận Là gieo hăng hài trong lòng bọn vô vọng đó. Ông bèn họp cả bọn, rồi Xin họ có nguyện vọng gì, cứ nói thẳng ra không ngại chi hết, rồi ông Sẽ hết sức làm cho họ vừa lòng. Bọn họ bèn yêu cầu này nọ. Đến Lượt ông, ông hỏi lại họ: "Bây giờ, các thầy cho tôi biết tôi hy Vọng ở các thầy được những gì"? Họ đồng thanh nói: Chúng tôi xin chân Thành, ngay thẳng, lạc quan, có kết quả là sau cuộc nói chuyện đó, Hết thảy mọi người đều làm việc với lòng can đảm và những sáng kiến Mới lạ, và một hàng bán tăng lên một cách kỳ dị.

      Ông Seltz nói: "Các người giúp việc tôi đều ký kết với tôi một tờ Hợp đồng tinh thần và tôi giữ lời của tôi thì họ cũng quyết giữ lời Của họ. Tôi chỉ cần hỏi ý họ, đãi họ có hệ thống, là tôi muốn gì Được nấy".

      Chúng ta không ai muốn làm Việc một cách bất đắc dĩ, mà muốn rằng công việc của ta hợp ý nguyện Và sở thích của ta. Và mong người khác biết đến những ý tưởng, nhu Cầu ước vọng của ta. Như trường hợp của ông Eugène Wesson. Ông đã mất ăn hoa hồng hàng ngàn mỹ kim rồi mới hiểu được chân lý đó. Ông là Một nghệ sĩ vẽ kiểu cho các nhà sản xuất vải bông và kiểu áo. Đã Bao năm, ông kiên tâm xin vẽ giúp kiểu cho một nhà chế tạo quan trọng Nhất ở Nữu Ước. Nhà chế tạo đó vẫn tiếp ông, nhưng không bao giờ Mua giúp ông một kiểu nào hết, chỉ ngắm nghĩa kỹ bức vẽ của ông rồi Nói: "Anh Wesson, những kiểu bữa nay không dùng được".

      Sau nhiều lần thất bại, ông Wesson hiểu rằng phương pháp của ông dở, Và ông đã theo vết xe của người khác rồi. Ông nhất định đi đường khác Và bắt đầu nghiên cứu nghệ thuật dẫn dụ người. Ít lâu sau, ông nãy Ra một ý. Lựa năm sau nức phác họa còn dở dang, ông chạy lại nhà Chế tạo và nói: "Thưa ông, tôi muốn xin ông giúp tôi một việc. Tôi Có vài bức vẽ phác đây, xin ông cho biết tôi nên thêm bớt ra sao để Được vừa ý ông".

      Nhà chế tạo ngắm Nghía hồi lâu không nói nửa lời rồi tuyên bố: "Để tôi suy nghĩ ít bữa".

      Ông Wesson nghe lời, ba ngày sau trở lại, vâng theo lời chỉ bảo của nhà Chế tạo, về nhà vẽ theo ý ông ta. Kết quả: tất cả những kiểu đó Đều được thu nhận.

      Từ đó trở đi, ông Wesson luôn luôn được lãnh vẽ kiểu theo ý nhà chế tạo.

      Nhà nghệ sĩ đó nói: "Tôi hiểu tại sao trong hàng năm trời, tôi đã Thất bại. Là vì tôi muốn xúi ông ấy mua những bức vẽ mà tôi cho rằng Hợp ý ông. Phải làm ngược lại như vậy mới được. Bây giờ tôi hỏi ý ông trước, nên ông có cảm tưởng rằng chính ông đã sáng tạo ra kiểu Mà quả có vậy thật. Tôi không cần phải mất công tìm mua những kiểu Tự ông đã đặt".

      Ông Theodore Roosevelt Khi còn làm Thống đốc Nữu Ước đã có một thủ đoạn kỳ dị: ông dùng Cách ôn hòa khiến thủ lãnh các đảng chánh trị trong tỉnh vui lòng tán Thành những cải cách mà trước kia họ phản kháng kịch liệt.

      Đây là phương pháp của ông: khi ông có một cái ghế quan trọng nào Trống, ông mời hết các thủ lãnh lại hỏi, theo ý họ nên cử ai. Ông Roosevelt nói: Trước hết, họ được cơ hội tiến cử một đảng viên lão Luyện của họ, cho đảng họ thêm vây cánh trong chánh phủ. Tôi trả lời Rằng người đó có lẽ không được dân chúng ủng hộ và nếu để cử có Lẽ thất sách.

      Họ đưa ra một nhân vật Khác mà tôi không ưa lắm. Tôi trả lời có lẽ người đó không làm hài Lòng sự mong đợi của dân chúng và như vậy dân tình sẽ thất vọng mất, Nên tìm một người khác tài năng và tư cách đử hơn hết để giữ địa vị Đó.

      Lần thứ ba, họ tiến cử một người Khá hơn nhiều, nhưng vẫn chưa được như ý.

      Tôi cảm ơn họ và yêu cầu họ gắng sức một lần cuối cùng nữa. Tức Thì họ tiến cử mọi người chính ý tôi cũng muốn chọn. Tôi hoan hỉ nhận Lời và cám ơn họ đã giúp tôi rất đắc lực. Tôi để họ tin rằng họ Đã toàn quyền tiến cử. Rồi tôi chỉ cho họ thấy rằng tôi đã chiều Lòng họ, và tôi tin họ sẽ tận tâm báo đáp tôi trong dịp khác. Và Để trả ơn tôi, họ đã tán trợ những cải cách triệt để của tôi về Pháp chế.

      Xin bạn nhớ kỹ điều này: Roosevelt luôn luôn hỏi ý những người cộng tác và tôn trọng ý kiến Của họ. Mỗi lần ông bố dụng một người vào một một địa vị quan trọng, ông để cho thủ lãnh các đảng chính trị tưởng rằng chính họ đã lựa chọn Người đó.

      Một người bán xe hơi cũ Theo học lớp giảng của tôi, cũng dùng phương pháp đó để bán một chiếc Xe hơi cho một mối hàng người xứ Tô Cách Lan. Chỉ đã đủ xe mà khách Hàng chẳng vừa ý chiếc nào hết: xe này hở quá, xe kia kín quá, chiếc Thì đắc quá, chiếc quái nào cũng đắc quá... Thất vọng, người bán xe Lại hỏi ý những bạn theo học lớp giảng của tôi.

      Chúng tôi khuyên nên bỏ ý muốn làm cho khách hàng tin theo mình. Nên Để họ tự định đoạt lấy. Đừng tỏ ý kiến của mình ra nữa, trái lại Nên hỏi ý kiến của họ... Làm cho họ tin rằng chính họ quyết định chớ Không phải ta xúi họ.

      Người đó theo Lời. Gặp nhằm lúc mới mua lại được một chiếc mà có lẽ ông khách Hàng kia sẽ vừa ý. Bèn dùng điện thoại mời ông ta lại cửa hàng để Xin chỉ bảo giùm một việc.

      Khi khách Hàng tới, người bán xe hỏi: "Ông giúp tôi được một việc không? Tôi Biết ông sành về việc mua bán xe hơi lắm. Ông xét và thử chiếc xe Này giùm tôi. Và xin ông cho biết, theo ý ông, chừng bao nhiêu tiền Thì nên mua".

      Mặt khách hàng tươi như Hoa. Người ta đã phục tài y, lại hỏi ý kiến y. Y lái xe thử một vòng Lớn, trở về tuyến bố: "Nếu có thể mua với giá năm ngàn thì nên lắm. Gía Đó hời".

      Thưa ông, nếu tôi mua được Giá đó, rồi để lại hầu ông, ông chịu không?

      Năm ngàn đồng? Thì chịu liền chứ còn gì nữa!

      Chiếc xe bán được tức thì vì chính khách hàng đã tự tính giá lấy. Cũng Nhờ phương pháp đó mà một hãng sản xuất máy chiếu quang X, bán được Máy cho một trong những nhà thương lớn nhất ở Brooklyn. Nhà thương đó Muốn mở một phòng chiếu quang tuyến tinh hảo nhất nước Mỹ. Bác sĩ L. Là người được giao trách nhiệm đảm đương công việc đó bị những nhà Thay mặt đủ các hiệu máy lại quấy rầy. Họ thi nhau ca tụng máy của Họ.

      Nhưng có một nhà sản xuất khôn Khéo hơn họ nhiều vì ông ta đã thâm hiểu khoa dẫn dụ người. Ông viết Bức thư này cho Bác sĩ L: Xưởng chúng tôi mới phát minh một kiểu máy Mới để chiếu quang tuyến X. Cửa hàng chúng tôi mới nhận được lô thứ Nhất. Chúng tôi biết kiểu chưa hoàn toàn và muốn sửa chữa lại cho Thật vừa ý. Cho nên xin Ngài nếu có thì giờ quá bộ lại xem giúp chúng Tôi để chỉ bảo cho chúng tôi cách sửa đổi, ngõ hầu được giới chuyên Môn thâu dùng, thì chúng tôi đội ơn Ngài lắm.

      Vì biết rằng Ngài rất bận việc, nên chúng tôi xin Ngài có thể gia ân giúp chúng tôi để chúng tôi cho xe lại rước Ngài.

      Bác sĩ L. nói: "Tôi nhận được bức thư đó, ngạc nhiên lắm, ngạc nhiên Mà cũng vui nữa. Từ trước, chưa có nhà chế tạo nào hỏi ý kiến tôi Hết. Bức thư đó làm cho tôi thấy tôi quan trọng. Tuần đó, tôi bận Việc lắm, nhưng tôi xin kiếu không dự một bữa tiệc nào để làm vui Lòng nhà kỹ nghệ. Tôi thử máy, khi xem xét kỹ, tôi thấy máy tốt, Có giá trị. Không ai mời tôi mua hết mà tự ý tôi, tôi ngõ ý mua về Dùng trong nhà thương của tôi".

      Hồi ông Wilson làm Tổng Thống Mỹ quốc, đại tá House đã có rất nhiều ảnh Hưởng trong các quyết định của Tổng Thống cả trong phạm vi quốc gia lẫn Quốc tế. Trong những vấn đề quan trọng nhất, Tổng Thống Wilson cũng Thường nghe theo đại tá House nhiều hơn cả những nhân viên trong văn Phòng Ngài.

      Đại tá làm cách nào có ảnh hưởng tới bực đó? Ta nay biết rõ nhờ Đại tá đã kể tâm sự với Một người bạn thân như sau: "Khi tôi muốn cho Tổng Thống theo ý kiến Tôi, tôi làm như vô tình tỏ ý đó ra trước mặt Ngài, tôi gieo hạt giống Đó vào trong trí Ngài, và chỉ nói thoáng qua đủ để Ngài nghe thấy và Suy nghĩ tới. Lần đầu tiên vì bất ngờ mà tôi thấy giá trị của phương Pháp đó: Một bữa, tôi thăm Ngài tại Bạch ốc, tôi bày tỏ một chính Sách cần phải áp dụng liền, nhưng xem ý Ngài không thuận. Ít ngày sau, Trong một cơm chiều, tôi hết sức ngạc nhiên nghe Ngài đưa đề nghị của Tôi ra, nhưng bày tỏ hoàn toàn như do sáng kiến của Ngài mà ra vậy!" Lúc đó, Đại tá có la lên: Thưa Tổng Thống, thì chính tôi đã khuyên Ngài như vậy không? Ai kia chứ Đại tá House thì không khi nào ngu dại Vậy. Ông không cần ai khen ông hết, ông chỉ muốn sao có kết quả là Được. Cho nên ông để cho Tổng Thống Wilson tưởng rằng chính Ngài đã Có quyết định đó. Hơn nữa trước công chúng, ông còn tuyến bố cho mọi Người biết chính Tổng Thống đã có sáng kiến mới mẻ ấy.

      Chúng ta nên nhớ rằng những người mà ngày mai chúng ta sẽ gặp, cũng Có những nhược điểm như Tổng Thống Wilson... và ta nên thi hành nhũng Phương pháp của đại tá House. Cách đây hai mươi năm thế kỷ, Lão Tử đã nói một Câu mà độc giả ngày nay còn nên suy nghiệm: Nước suối và mưa nguồn Đều chảy xuống sông sâu bể cả là vì núi cao mà sông và bể thấp.

      Thánh nhân muốn tỏ đức với thiên hạ bao giờ cũng hạ mình thấp xuống, Và muốn tiến trước thiên hạ, bao giờ cũng tự lùi lại sau.

      "Cho nên địa vị thánh nhân bao giờ cũng vượt thiên hạ, mà thiên hạ Không oán cũng không hờn".

      Vậy muốn Dẫn dụ người khác, xin bạn theo quy tắc thứ bảy là: Để cho họ tin rằng Họ hành động hoàn toàn theo sáng kiến của họ

 


Каталог: tdm2009
tdm2009 -> NHƯ MỘt lời mờI
tdm2009 -> Số 82 Ngày 25. 01. 2009 cn thường niên 3B
tdm2009 -> Pentecost (B) May 31, 2009
tdm2009 -> NHƯ MỘt lời mờI
tdm2009 -> Mc. 13, 24-32 15-11-2009 cuộc quang lâm của con ngưỜi lm. Px vũ Phan Long, ofm 02
tdm2009 -> Các bài suy niệm LỄ hiển linh – Năm b lời Chúa: Is 60,1-6; Ep 3,2-3a. 5-6; Mt 2,1-12 MỤc lụC
tdm2009 -> CN4 phục sinh b ga. 10,11-18 03-5-2009
tdm2009 -> Số 97 Ngày 03. 05. 2009 cn 04 b phục sinh
tdm2009 -> From: Richard Smith To: HuongVeChuagroups Sent
tdm2009 -> Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 12/3/2008 – Bài Giáo Lý 69 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền liên quan tới các vị Giáo Phụ Boethius và Cassiodorus

tải về 0.79 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương