MỘt vài kinh nghiệm loan tin mừng qua con đƯỜng đẠo hiếU


LOAN TIN MỪNG CHO DÒNG HỌ



tải về 0.73 Mb.
trang4/10
Chuyển đổi dữ liệu15.08.2016
Kích0.73 Mb.
#20244
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

.4
LOAN TIN MỪNG
CHO DÒNG HỌ




01
PHONG TRÀO LIÊN KẾT DÒNG HỌ


Cuộc kỷ niệm 50 năm huấn thị Plane compertum est là dịp để người Công giáo Việt Nam hòa nhịp với trào lưu chung khắp nơi. Sau ngày đất nước thống nhất, biết bao người lặn lội tìm lại tông tích người thân, bà con họ hàng và tìm lại gia phả. Đầu những năm 1990, nhiều ban liên lạc dòng họ ra đời và các cuộc gặp gỡ ngày càng nở rộ. Thoạt đầu là những nhóm liên lạc ở các thành phố lớn. Mấy năm sau những ban liên lạc địa phương đã nối kết với nhau thành ban liên lạc cả nước, rồi tiến đến thành lập Hội Đồng Dòng Họ cả nước. Ngày càng nhiều những đại hội toàn quốc của các dòng họ, có dòng họ còn phát hành cả thẻ hội viên...

Cùng lúc, trước tình cảnh việc học sa sút, nhiều gia tộc đã tổ chức việc khuyến học cho con em; nhiều từ đường được tôn tạo hoặc xây mới; nhiều tác phẩm nghiên cứu riêng về từng dòng họ được ấn hành. Những sự kiện từ dưới lên đã cộng hưởng với các ban liên lạc hoặc Hội đồng Dòng tộc từ trên xuống, tạo nên một luồng văn hóa lôi cuốn cả sự chú ý của tổ chức UNESCO.

Vào Google và gõ: "gia phả - dòng họ - nguồn cội", chỉ trong 6 trang, ta đã đọc thấy 18 trang web riêng của các dòng họ:

trinhtoc.com,hovuvovietnam.com,donghoninh.wordpress.com,nguyendac.com,hophamlangnhuong.com,hodinhvietnam.com,hothaicamlo.info,hodangbinhnghi.com,hodovietnam.vn,hohoanghuynhvietnam.vn,hopham.org,mactoc.com,hokhuatvietnam.org,hothan.org,danggia.org,hotvietnam.org,dangtocvietnam.com,trandang.net

Ngoài những trang web riêng các dòng họ, có những trang web chuyên đề nghiên cứu về gia phả hoặc lo dịch vụ làm gia phả: www.giaphavietnam.com, www.phahe.vn,vanhoadongho.vn, ...

Ta có thể gõ tìm "nguồn gốc họ ..." và dễ dàng tìm được thông tin của cả những họ ít gặp như họ Trình, họ Lữ, họ Lại, họ Thân, họ Kiều...

Gõ "ban liên lạc (các) dòng họ" hoặc "đại hội dòng họ...", ta còn khám phá ra rằng việc liên kết các họ tộc không dừng lại trên các phương tiện thông tin mà còn đi vào hoạt động thực tế khá rầm rộ.

Phong trào liên kết dòng họ phát triển hết sức nhanh. Mở trang mạng một dòng họ nào đó và bấm vào “kết nối” hoặc “liên kết”, ta sẽ thấy mỗi dòng họ không phải chỉ có một website… Đọc thử một số thông tin, ta sẽ thấy chỉ dăm tháng sau đại hội dòng họ cấp tỉnh một nơi nào đó, các đại hội cấp thành phố, huyện và thị xã đã nối đuôi theo.

Phong trào có một ưu điểm là vượt trên ranh giới địa phương, không phân biệt lương giáo. Nếu người Công giáo biết quan tâm nhập cuộc thì đây là cơ hội rất tốt để hòa đồng với bà con cùng dòng họ.

Phong trào này thúc đẩy người ta tìm dựng lại gia phả, lập lại từ đường, tổ chức lại các ngày giỗ chung (ở miền Trung gọi là "tế hiệp"). Một số bà con ở thôn quê cảm thấy an tâm vì giờ đây đã có một chỗ dựa, đã được thuộc về một tổ chức sinh hoạt văn hóa, vừa mang tính huyết tộc, vừa mang tính tâm linh. Cũng có thể vì thế họ thấy không cần phải có một tôn giáo... Đây cũng là điểm đáng cho các giới chức Công giáo suy nghĩ khi theo đuổi ước mơ chia sẻ Tin mừng với đồng bào.

Số nhà thờ dòng họ tân tạo ngày càng nhiều (“nhà thờ” là một kiến trúc biệt lập, dành riêng cho việc thờ phụng, phân biệt với “từ đường” là gian thờ trong nhà vị trưởng tộc, thường có tính cách hạn hẹp trong vòng ba hay bốn đời). Trên địa bàn tỉnh Bình Định, từ đầu năm đến giữa tháng 10-2013, chỉ riêng dòng họ Võ đã có thêm ba nhà thờ mới, hai do bà con góp sức chung công, một do những người khá giả trong gia tộc… Cùng lúc, có những nhóm đồng tộc nghèo và ít người, không sao làm nổi nhà thờ riêng. Có lẽ chính cái nghèo ấy đang biến họ thành đối tượng của lòng thương xót Chúa: “Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em” (Lc 6,20). Chính Thiên Chúa là Cha nhân ái đang dành cho họ một mái nhà chung, nhà thờ hay từ đường trăm họ, nơi Ngài quy tụ dân nghèo của Ngài.

Trào lưu văn hóa tâm linh này còn song đôi với sự bùng phát những tin tưởng về phong thủy, dễ khiến người lương thêm khép lòng lại với Tin mừng. Ngược lại, nó cũng ôm theo cả những mâu thuẫn, khiến người ta lúng túng. Nếu người Công giáo biết dấn thân nhập cuộc kịp thời thì đây lại có thể thành một cơ hội mới của Tin mừng, cơ hội để truyền giảng cho mọi người nhận ra chỉ có một Thiên Chúa là Cha Chung, là Nguồn Cội đích thật duy nhất.


02
CƠ HỘI CHIA SẺ LÒNG TIN


Ngày truyền thống từng dòng tộc tại mỗi giáo xứ sẽ tạo cơ hội để tập thể đồng tộc Công giáo tìm hiểu lòng tin và mối chân tình của tập thể đồng tộc ngoài Công giáo đối với Tổ tiên, và cũng là cơ hội để chia sẻ lòng tin với họ. Những cố gắng cá nhân dễ rơi vào mỏi mệt, nhưng khi biến thành ý chí tập thể, sẽ trở nên bền bỉ lâu dài. Giữa một xã hội nhiều sức ép, việc từng người tiếp nhận đức tin lắm ngại ngùng, khi đức tin được những người thân cùng chia sẻ, sẽ đầy sức mạnh.

Nếu tại giáo xứ, dòng họ nào cũng cử hành một ngày truyền thống dòng họ mình, người Công giáo sẽ có nhiều cơ hội để gặp gỡ các đồng tộc ngoài Công giáo và giúp họ gần gũi với giáo lý Đạo Chúa. Đó cũng là cách thiết thực để đền ơn đáp nghĩa Tổ Tiên.

Thật vậy, tổ phụ các dòng họ tại Việt Nam, tổ phụ Abraham hay tổ phụ Giacóp của người Do Thái, hoặc bất cứ tổ phụ nhân loại nào khác cũng chỉ là những hình ảnh giúp con cháu hướng về nguồn cội cuối cùng là chính Thiên Chúa Tạo Hóa, là Cha chung tất cả mọi người.

Lòng tin của người Công giáo và của anh chị em lương dân nhiều điểm thoạt nhìn có vẻ giống nhau nhưng thực ra vẫn khác biệt rất tinh vi. Ví dụ niềm tin rằng tổ tiên từ bao đời vẫn đang anh linh phù hộ cho con cháu. Người Công giáo hiểu sự phù hộ này theo nghĩa Tổ Tiên chuyển cầu cho con cháu trước Tòa Thiên Chúa. Mỗi ngày ta đón nhận biết bao ơn lành Thiên Chúa, từ cơm ăn, nước uống, khí thở, ánh sáng mặt trời cho đến sức khỏe, trí khôn, tình yêu và tự do; cả tiền bạc vật chất cũng là ơn lành của chính Thiên Chúa Tạo Hóa; Ngài ban tất cả cho ta làm phương tiện để đáp lại tình thương của Ngài mà sống cho nên người như Ngài muốn. Tổ tiên xưa ăn ngay ở lành là nhờ ơn Chúa và nay đang linh hiển hộ phù con cháu cũng là nhờ ơn Chúa. Thử nghĩ xem, mai kia chúng ta chết đi và mốt nọ cháu con ta thắp hương khẩn cầu chúng ta phù hộ, chúng ta sẽ lấy quyền phép nào và lấy từ kho tàng nào để trợ giúp chúng, nếu không phải là lúc ấy chính chúng ta sẽ chuyển cầu cho chúng trước mặt Cha trên trời để Ngài ban ơn phúc cho chúng? Người ta quên rằng chính Thiên Chúa Tạo Hóa đã xét xử và thưởng phạt mọi thế hệ tổ tiên. Chỉ những tổ tiên nào đang được hưởng phúc với Thiên Chúa thì mới có khả năng chuyển cầu cho con cháu trước thánh nhan Ngài.

Do mê tín, người ta thêu dệt hình ảnh một thế giới vô hình theo mẫu thế giới hữu hình: mỗi dòng họ có châu quận riêng, chết rồi ai về châu quận nấy. Quyển Lịch Vạn Niên bên Tàu liệt kê 510 châu quận ở thế giới bên kia, chỉ gồm toàn những địa danh bên Tàu, vậy thì người Lào, người Campuchia, người Úc, người Phi, người Mỹ chết rồi đi đâu? Ngay cả người Tàu, chết rồi sẽ về châu quận của cha hay của mẹ? Rồi những người đã cải từ họ này sang họ khác, sẽ đi về đâu? Những chuyện ấy chẳng khác nào câu hỏi lẩm cẩm của nhóm Sađốc xưa về chuyện dựng vợ gả chồng bên kia thế giới (x. Mt 22,23-33).

Quỷ dữ hết sức tinh quái. Xưa nó đã dám dùng lời Kinh Thánh để tìm cách dẫn dụ Chúa Giêsu rời xa ý muốn của Thiên Chúa Cha (x. Mt 4,6). Nay nó cũng dùng đủ các chiêu bài hết sức tốt lành để dẫn dụ người ta chối bỏ Thiên Chúa là Cha Chung. Trên đường làm công tác nối kết Dòng họ, tôi được biết không ít những chuyện đau buồn khá giống nhau. Có những nơi hầu hết bà con đồng tộc đều tập trung sum họp trong ngày tế hiệp nhưng riêng một nhóm nào đó, dù có liên hệ gia phả rất rõ và rất gần, vẫn không chịu về. Vì một lý do nào đó, ba bốn đời trước đây, người đứng đầu nhánh ấy đã tự tách ra, chẳng những không còn về tế hiệp mà còn lưu truyền cho con cháu những lý giải thiếu trung thực, đáng buồn, vẽ nên hình ảnh không đẹp về gốc tổ. Ở một chừng mực nào đó, khi chỉ quan tâm tới những bậc Tổ tiên mươi đời trở lại đây mà lãng quên Nguồn Cội đích thật và đời đời, người ta cũng đang theo đuổi một sự chia cắt đáng buồn như thế.

Trực giác về sự "quy tiên" (chết là về với tổ tiên nguồn cội) sẽ rực sáng lên khi người ta nhận biết Đấng Tối Cao là cội nguồn cuối cùng, duy nhất và đích thực, đồng thời cũng là đích điểm cuối cùng mọi loài phải vươn tới. Mọi thế hệ tổ tiên đều đã, và mọi thế hệ con cháu đều sẽ trở về với nguồn cội cao nhất, từ đó loài người đã phát xuất ra (x. Ga 13,3). Chỉ một mình nguồn cội ấy, chỉ một mình Thiên Chúa Chí Thánh, mới đáng cho ta yêu kính hết dạ hết lòng và nhiệt thành phụng sự đến hy sinh mạng sống. Mọi thụ tạo, cá nhân cũng như tập thể, đều có thể khiến những kẻ dấn thân phụng sự nó bị vỡ mộng, chỉ một mình Thiên Chúa mới hoàn toàn trung tín, không để cho kẻ tin thờ Ngài phải thất vọng bao giờ.

Những hạn chế về gia phả sẽ giúp ta vượt khỏi tầm mức bé nhỏ cục bộ để vươn tới tình huynh đệ đại đồng... Những hạn chế trên đường về nguồn cội sẽ thức tỉnh ta hướng về cội nguồn cuối cùng và đích thật.





tải về 0.73 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương