Ubnd tỉnh vĩnh phúc sở giáo dục và ĐÀo tạO



tải về 41.84 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu23.07.2016
Kích41.84 Kb.
#2719

UBND TỈNH VĨNH PHÚC

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 1012 /SGD-KTQLCLGD

V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ

khảo thí và kiểm định CLGD

năm học 2011 – 2012


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Vĩnh Phúc, ngày 09 tháng 09 năm 2011

Kính gửi:

- Các phòng GD&ĐT huyện, thị xã, thành phố;

- Các trường trung học phổ thông; TT GDTX;

- Các trường chuyên nghiệp, dạy nghề.

Căn cứ Chỉ thị số 3398/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2011-2012;

Căn cứ văn bản số 5648/BGD-KT&KĐCLGD, ngày 24/08/2011 về việc hướng dẫn nhiệm vụ khảo thí và kiểm định CLGD năm học 2011-2012 của Bộ GD&ĐT;

Căn cứ kế hoạch công tác của Ngành, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc hướng dẫn nhiệm vụ khảo thí, quản lý chất lượng và hoạt động dạy thêm học thêm năm học 2011 - 2012 như sau:

Phần thứ nhất

CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM


1. Cải tiến công tác thi tuyển sinh, thi chọn học sinh giỏi, thi tốt nghiệp, thi nghề phổ thông. Tổ chức các kỳ thi trong năm học 2011-2012 theo hướng gọn nhẹ, thiết thực và hiệu quả.

2. Tích cực, chủ động trong quản lý, chỉ đạo về công tác đảm bảo chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đối với các đơn vị trường học; Đẩy mạnh công tác đảm bảo chất lượng bên trong các nhà trường. Triển khai đánh giá ngoài đối với các cơ sở giáo dục phổ thông đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá trong năm học 2010-2011; bước đầu thực hiện kiểm định trường mầm non; chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng đã được xây dựng trong báo cáo tự đánh giá.

3. Đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục các cấp.

4. Chủ động chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để tham gia Chương trình quốc tế đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông (PISA); thực hiện Chương trình quốc tế đánh giá học sinh tiểu học (PASEC).

5. Tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động dạy thêm học thêm.

Phần thứ hai

CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ

I. Công tác khảo thí

1. Nâng cao chất lượng công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh


- Tiếp tục phát huy kết quả thực hiện Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 08/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục và cuộc vận động Hai không, có biện pháp quản lý tích cực, chủ động để tổ chức các kỳ thi, kỳ kiểm tra nghiêm túc, đánh giá đúng chất lượng dạy và học.

- Các đơn vị, trường học cần nghiên cứu phân tích, đánh giá kết quả dạy và học trong năm học 2010-2011 của trường, của từng lớp và của từng giáo viên, coi đây là một nội dung quan trọng về đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo và thực hiện chuyên môn của nhà trường; sử dụng kết quả thi tốt nghiệp, tuyển sinh và các kỳ khảo sát một cách thực chất để từ đó xây dựng kế hoạch, phương hướng phấn đấu và đề ra các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong năm học 2011-2012.

- Tăng cường đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá, tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Chú trọng công tác biên soạn đề kiểm tra theo hướng bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của từng môn học, từng cấp học. Đẩy mạnh áp dụng ma trận đề thi, đề kiểm tra và các thành tựu về khoa học đánh giá trong biên soạn đề thi, đề kiểm tra.

- Phối hợp có hiệu quả giữa các hình thức thi, kiểm tra vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm khách quan để đánh giá đúng chất lượng thực tế, đồng thời phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.

- Tập huấn kỹ về nghiệp vụ thi cho cán bộ, giáo viên, đảm bảo nắm vững quy chế, quy định trong mỗi kỳ thi, kỳ khảo sát và kiểm tra để việc tổ chức đảm bảo nghiêm túc và hiệu quả.

- Tích cực ứp dụng công nghệ thông tin vào công tác khảo thí của đơn vị, đầu tư trang bị các thiết bị, phần mềm chuyên dụng sử dụng các kỳ thi, kỳ khảo sát và kiểm tra đáp ứng các yêu cầu về an toàn, chính xác, bảo mật.

- Mỗi đơn vị cần thành lập bộ phận khảo thí để công tác kiểm tra đánh giá được tổ chức độc lập với công tác giảng dạy của giáo viên.

2. Tổ chức các kỳ thi


a) Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông nghiêm túc, gọn nhẹ, thiết thực và hiệu quả; khắc phục những thiếu sót, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành và các địa phương với ngành giáo dục trong các khâu tổ chức thi.

- Tăng cường mối quan hệ giữa Ban chỉ đạo thi các cấp và các Hội đồng coi thi, chấm thi và phúc khảo; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Ban chỉ đạo thi.

- Quy định cụ thể về chế độ thông tin, báo cáo; đảm bảo kết nối thông tin để có thông tin thông suốt, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo, tổ chức thi.

b) Thực hiện triệt để phân cấp, tăng cường tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong từng công đoạn tổ chức thi.

c) Tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả các kỳ thi, nhất là thi chọn học sinh giỏi quốc gia.

- Tăng quy mô đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia của các đơn vị dự thi.

- Thay đổi thời gian làm bài của một buổi thi trong kỳ thi chọn học sinh vào các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, phù hợp với thời gian thi tại các Olympic quốc tế.

- Từng bước triển khai thi thực hành các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia và kỳ thi chọn các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và thi nói đối với các môn ngoại ngữ trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia.

- Điều chỉnh chế độ ưu đãi đối với các học sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, quốc tế nhằm khuyến khích giáo viên, học sinh nỗ lực phấn đấu vươn lên.

- Các đơn vị nhà trường chủ động tổ chức vinh danh các học sinh giỏi; khen thưởng các thầy cô giáo có thành tích cao trong giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi.

d) Triển khai có hiệu quả Chương trình quốc tế đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông (PISA), Chương trình quốc tế đánh giá học sinh tiểu học (PASEC) và các chương trình đánh giá quốc gia và quốc tế khác.

e) Hưởng ứng năm quốc tế Hóa học 2012 bằng các hành động thiết thực, vận động học sinh, sinh viên, các thầy cô giáo tham gia thiết kế logo Olympic Hoá học quốc tế năm 2014; Chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và lựa chọn học sinh giỏi Hóa học cho kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2014 tại Việt Nam.

f) Tăng cường tổ chức khảo sát chất lượng các môn văn hóa từ cấp tiểu học đến THPT. Sở GD&ĐT hướng dẫn các đơn vị tổ chức thực hiện các công đoạn đảm bảo nghiêm túc, khách quan, phản ánh đúng chất lượng dạy và học của đơn vị.


3. Xây dựng ngân hàng câu hỏi


- Bồi dưỡng nghiệp vụ về biên soạn đề và câu hỏi cho các kỳ thi, kỳ kiểm tra, đáp ứng các yêu cầu an toàn, bảo mật, chính xác, đánh giá đúng chuẩn môn học và trình độ của học sinh, phù hợp với đặc điểm của các kỳ thi và kiểm tra.

- Xây dựng mạng lưới khảo thí ở tất cả các môn, các cấp học để tham gia biên soạn câu hỏi, đề thi phục vụ cho các kỳ thi và kiểm tra do Sở giáo dục, Phòng giáo dục và các trường tổ chức.

- Tăng cường tổ chức biên soạn và biên tập, nâng cao chất lượng câu hỏi thi, đáp ứng yêu cầu ra đề thi cho các kỳ thi.

II. Công tác kiểm định chất lượng giáo dục


Để đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng (KĐCL) cơ sở giáo dục phổ thông, cụ thể là công tác tự đánh giá, Sở GD&ĐT đề nghị các đơn vị tập trung triển khai các nội dung sau:

- Cán bộ quản lý và giáo viên cần nhận thức đầy đủ về mục đích ý nghĩa của công tác KĐCL cơ sở giáo dục phổ thông nói chung và công tác tự đánh giá nói riêng, khâu đầu tiên và quan trọng của quy trình KĐCLGD đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục tại mỗi nhà trường.

- Các phòng GD-ĐT xây dựng kế hoạch triển khai công tác kiểm định chất lượng trường mầm non bảo đảm chất lượng và tránh bệnh thành tích; phấn đấu từ năm học 2011-2012, tất cả các trường mầm non triển khai tự đánh giá hằng năm, thực hiện các biện pháp cải tiến phù hợp để nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ; thí điểm đánh giá ngoài một số trường mầm non để rút kinh nghiệm.

- Sở GD&ĐT sẽ triển khai đánh giá ngoài đối với các cơ sở giáo dục phổ thông đã hoàn thành báo cáo tự đánh giá và có văn bản đề nghị đánh giá ngoài trong năm học 2010-2011. Công tác đánh giá ngoài và công nhận phải được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chất lượng.

- Các trường chưa hoàn thành báo cáo tự đánh giá tại thời điểm tháng 9/2011 tạm dừng công việc này, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai công tác tự đánh giá theo bộ tiêu chuẩn mới về đánh giá chất lượng trường tiểu học, THCS, THPT sẽ ban hành trong năm 2012.

- Tăng cường năng lực cho bộ phận làm công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục tại các phòng giáo dục đào tạo và các đơn vị nhà trường; cử cán bộ dự các lớp khoá tập huấn, hội thảo về công tác kiểm định, hình thành đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục cho sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT.

- Tăng cường chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở giáo dục phổ thông triển khai thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng đã được xây dựng trong báo cáo tự đánh giá đối với các trường đã được đánh giá ngoài.

- Kinh phí chi cho công tác tự kiểm định, các đơn vị thực hiện theo văn bản số 1228/SGD-KHTC, ngày 24/11/2010 của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc về kinh phí kiểm định chất lượng giáo dục trường phổ thông.


III. Hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT)


- Các đơn vị nhà trường nghiêm túc thực hiện các quy định về DTHT được ban hành tại các văn bản: Số 03/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 31/1/2007 của Bộ GD&ĐT về quy định DTHT; số 38/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về quản lý DTHT chương trình phổ thông và bổ túc văn hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; số 1070/SGD-KT&KĐ, ngày 24/9/2007 về hướng dẫn một số nội dung thực hiện quy định về quản lý DTHT chương trình phổ thông và bổ túc văn hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc.

- Phòng GD&ĐT có các biện pháp quản lý công tác DTHT tại các trường thuộc quyền quản lý, đảm bảo DTHT tại mỗi nhà trường có tác dụng tích cực đến học sinh, phụ huynh học sinh, đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng học sinh giỏi của mỗi nhà trường.

- Hiệu trưởng trường Tiểu học, THCS, THPT phải chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ công tác quản lý, theo dõi hoạt động DTHT tại đơn vị.

Phần thứ ba

TỔ CHỨC THỰC HIỆN


Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục phối hợp với Thanh tra sở và các phòng chuyên môn xây dựng kế hoạch chi tiết cho mỗi nội dung cụ thể về công tác khảo thí, kiểm định chất lượng giáo dục, DTHT để tổ chức triển khai đến các phòng GD&ĐT, các đơn vị nhà trường đồng thời làm đầu mối theo dõi, đôn đốc và đánh giá quá trình thực hiện của các đơn vị.

Các phòng GD&ĐT, các đơn vị nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể; phổ biến đến cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị để thực hiện.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề nảy sinh, vướng mắc cần báo cáo về Sở GD&ĐT (Phòng KT&QLCLGD) theo địa chỉ E-mail: phongktkd.sovinhphuc@moet.edu.vn, điện thoại 0211.3842.958 để trao đổi, giải quyết ./.

Nơi nhận:

- Như trên (để t/h);

- Lãnh đạo sở;

- Các phòng/ ban của Sở;



- Website Sở;

- Lưu: VP, KTQLCLGD.

KT. GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

(Đã ký)

Nguyễn Phú Sơn








tải về 41.84 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương