MỘt số biện pháp luyệN ĐỌc cho


II.3.2. Phương pháp đàm thoại



tải về 475.01 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu04.01.2018
Kích475.01 Kb.
#35496
1   2   3   4   5

II.3.2. Phương pháp đàm thoại:

    a. Phương pháp này phù hợp với tâm lý trẻ nhỏ, các em thích được hoạt động (hoạt động lời nói).

     Phương pháp đàm thoại được thực hiện trên cơ sở trao đổi câu hỏi phục vụ cho nội dung bài. Ở đây có thể thấy, giáo viên nêu câu hỏi dẫn dắt, gợi mở; trò tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức. Ngược lại, trò có thể nêu câu hỏi thắc mắc để giáo viên có thể hướng dẫn và giải đáp.

   b. Các hình thức đàm thoại:

    - Bước 1: Rèn cho học sinh.

    Khi rèn kỹ năng đọc và hiểu cho học sinh, tôi thường chuẩn bị trước câu hỏi sao cho phù hợp với học sinh và bài đọc. Muốn học sinh hiểu nội dung, trước hết học sinh phải có kỹ năng đọc đó là: Đọc đúng lưu loát, trôi chảy bài đọc. Có đọc thông văn bản thì các em mới hiểu nội dung bài và hiểu giá trị nghệ thuật của bài dẫn đến sự cảm thụ tốt và đọc diễn cảm tốt hơn. Để đạt những yêu cầu đó, tôi thường đưa ra những câu hỏi cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, phù hợp với từng bài đọc.

Bước 2: Rèn đọc hiểu cho học sinh.

     Kết hợp với việc rèn đọc đúng, cần rèn đọc hiểu cho học sinh. Đọc hiểu ở đây có thể là từ khoá, từ trung tâm, câu, đoạn, bài.

     Tóm lại, trong giai đoạn đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp đàm thoại chỉ dùng để gợi mở, dẫn dắt để học sinh hiểu và chiếm lĩnh kiến thức chứ không sử dụng trong suốt quá trình dạy đọc mà cần phải xen kẽ những phương pháp khác để bài dạy đạt kết quả cao và học sinh không chán.

Tác dụng của phương pháp đàm thoại:

Phương pháp đàm thoại là tạo cho học sinh phát triển giao tiếp (giao tiếp giữa cô và trò). Khi sử dụng phương pháp này ngoài việc có tác dụng giúp học sinh tiếp thu kiến thức còn có tác dụng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Giáo viên kịp thời điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học của mình cho phù hợp với đối tượng học sinh.



  II.3.3. Phương pháp luyện tập:

  a. Phương pháp luyện tập:

    Đây là phương pháp chủ yếu, thường xuyên sử dụng khi dạy học, học phân môn Tập đọc. Với phương pháp này, tôi hướng dẫn học sinh vận dụng thực hành tốt. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh rèn kỹ năng, kỹ xảo khi luyện đọc. Tôi luông hướng dẫn học sinh luyện tập có ý thức và kiểm tra ngay kết quả luyện tập tại lớp cụ thể.

  b. Các biện pháp luyện tập:

  b.1. Luyện đọc đúng:

     Là đọc thành tiếng, yêu cầu đọc trôi chảy, lưu loát và rèn cho học sinh biết ngừng nghỉ đúng chỗ, biết phân biệt câu thơ, dòng thơ.

     Ngoài việc rèn cho học sinh biết ngắt nghỉ đúng dấu chấm, dấu phẩy. Tôi còn hướng dẫn học sinh biết ngắt hơi sau các dấu hai chấm, dấu chấm than, chấm lửng… (đối với bài văn xuôi).

  b.2 Luyện đọc thầm:

    Đối với học sinh lớp 1, đọc thầm khó hơn đọc thành tiếng, do các em chưa có ý thức tập trung cao để theo dõi bài đọc. Thường thì các em bỏ sót tiếng, dòng trong bài đọc. Tôi đã theo dõi khi các em đọc thầm, một số em chưa có ý thức tự giác khi làm việc này. Để hướng dẫn học sinh đọc thầm tốt, tôi yêu cầu các em làm theo hướng dẫn của tôi.

   - Yêu cầu tất cả học sinh theo dõi vào bài, đọc phải đầy đủ các tiếng trong câu (lưu ý không đọc lướt).

   - Yêu cầu học sinh đọc thầm bằng mắt, học sinh tập bỏ dần thói quen đọc thành tiếng lầm rầm (phát ra tiếng nhẩm nhỏ).

   - Giao câu hỏi gắn với nội dung đoạn, bài đọc.

   - Khi đọc cố gắng không dùng ngón tay hay que tính để chỉ vào từng chữ, dòng trong sách (trừ trường hợp với những em quá yếu).

   - Kiểm tra đọc thầm của các em, tôi đã tiến hành kiểm tra bằng cách yêu cầu các em trả lời câu hỏi nội dung của đoạn vừa đọc đến đâu.

    Nếu học sinh đọc thầm tốt thì các em đã hiểu được nội dung của đoạn đó, các em sẽ trả lời câu hỏi được tốt hơn.

    Đối với học sinh yếu, tôi thường xuyên quan tâm hơn và giúp đỡ các em bằng cách:

   - Lưu ý hơn trong giờ Tập đọc.

   - Thường xuyên uốn nắn việc phát âm sai.

   - Giúp học sinh đọc dứt khoát hơn từng cụm từ trong câu ngắn. Với câu dài, tôi hướng dẫn học sinh vạch nhịp bằng bút chì vào sách giáo khoa, để các em ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

   - Đề ra yêu cầu đọc ở nhà, có như vậy mới buộc học sinh đọc lại những từ, cụm từ, câu chưa trôi chảy để hôm sau tôi kiểm tra xem các em đọc đã đạt yêu cầu chưa.

   - Bố trí những em khá ngồi gần để kèm cặp.



     b.3. Hình htức luyện tập ở nhà:

    Hình thức này cũng góp phần tích cực giúp học sinh đọc lại những từ, cụm từ, rèn luyện kỹ năng đọc, tôi thường áp dụng và thực hiện như sau:

   - Với học sinh yếu: Luyện đọc từ, cụm từ, câu, cả bài.

   - Với học sinh trung bình, khá: Luyện đọc trôi chảy, lưu loát cả bài.

   - Với học sinh giỏi: Đọc diễn cảm toàn bài.

   Để đạt được mục đích trên, tôi hướng dẫn trước ở trên lớp thật tỉ mỉ, cụ thể để học sinh về nhà luyện đọc.

   Yêu cầu kiểm tra kết quả luyện đọc theo từng cặp.

   Ngoài ra cần kết hợp giữa gia đình và giáo viên chủ nhiệm để hỗ trợ kèm cặp những em còn đọc yếu.



   b.4. Tổ chức trò chơi Tiếng Việt:

    Có nhiều hình thức trò chơi  Tiếng Việt, tuỳ từng bài đọc để áp dụng trò chơi sao cho phù hợp. Trong khâu rèn kỹ năng đọc nói riêng và dạy bài Tập đọc nói chung, tôi thường áp dụng các trò chơi Tiếng Việt như:



  • Thi đọc đúng các từ, cụm từ có các phụ âm hay mắc lỗi khi đọc.

  • Thi đọc nối tiếp đoạn văn, câu thơ, khổ thơ trong bài đọc thuộc lòng.

  • Thi tìm các từ còn thiếu trong đoạn văn, thơ.

  • Đọc một câu biết cả đoạn.

     Khi chơi trò chơi, tất cả các đối tượng học sinh trong lớp đề được chơi, kể cả những học sinh yếu cũng được chọn tham gia để các em cũng được hoà nhập và giúp các em học tập có ý thức hơn.

II.3.4. Dạy thử nghiệm:

     Qua quá trình điều tra, nghiên cứu tìm ra những tồn tại cũng như nguyên nhân dẫn đến tồn tại. Đề ra những biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng cho học sinh lớp 1, tôi đã tiến hành dạy thử nghiệm 2 tiết Tập đọc ở lớp 1 để chứng minh cho những biện pháp đề xuất của mình, tạo kết quả cho giờ học.

 

Tập đọc lớp 1: BÀN TAY MẸ

 

A. Mục đích, yêu cầu:

  1. Học sinh đọc trơn cả bài. Chú ý phát âm đúng các từ ngữ: yêu nhất, nấu cơm, rám nắng… Biết nghỉ hơi khi gặp dấu chấm.

  2. Ôn các vần an, at; tìm được các tiếng có vần an, vần at.

  3. - H–ểu các từ ngữ trong bài: rám nắng, xương xương.

      - Nói lại được tình cảm và ý nghĩ của bạn nhỏ khi nhìn đôi bàn tay mẹ. Hiểu tấm lòng yêu quý, biết ơn m ẹ của bạn.

      - Trả lời được các câu hỏi theo tranh nói về sự chăm sóc của bố mẹ với em.

B. Đồ dùng dạy học:

     - Tranh minh hoạ bài đọc.

     - Bộ chữ.

C. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

I. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Đọc bài “Cái nhãn vở” trong Sgk và trả lời câu

 hỏi 1, 2 trong Sgk.

- Gv nhận xét, cho điểm.



II. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (1’) Gv nêu.

2. Hướng dẫn hs luyện đọc: (20’)

a. Gv đọc mẫu bài văn.

b. Hs luyện đọc:

*Luyện đọc tiếng, từ ngữ:

- Luyện đọc các tiếng, từ khó: yêu nhất, nấu

cơm, rám nắng, xương xương.

- Phân tích tiếng: yêu, nắng, xương.

- Gv giải nghĩa từ: rám nắng, xương xương.

* Luyện đọc câu:

- Đọc từng câu trong bài.

- Đọc nối tiếp câu trong bài.

- Luyện đọc câu: Đi làm về, mẹ lại đi chợ, …, giặt

một chậu tã lót đầy.

* Luyện đọc đoạn bài:

- Luyện đọc nối tiếp đoạn.

- Thi đọc trước lớp cả bài.

- Nhận xét, tính điểm thi đua.

- Đọc đồng thanh toàn bài.

3. Ôn các vần an, at: (12’)

a. Tìm tiếng trong bài có vần an:

- Yêu cầu hs tìm nhanh.

- Đọc từ tìm được: bàn tay.

- Phân tích tiếng bàn.



b. Tìm tiếng ngoài bài có vần anvần at:

- Đọc mẫu trong Sgk.

- Gv tổ chức cho hs thi tìm đúng, nhanh những

tiếng, từ có vần an, vần at.



Tiết 2

4. Luyện đọc kết hợp tìm hiểu bài và luyện nói:

a. Tìm hiểu bài: (20’)

- Đọc câu hỏi 1.

- Đọc nối tiếp 2 đoạn đầu.

Bàn tay mẹ làm những việc gì cho chị em Bình?

- Đọc yêu cầu 2.

- Luyện đọc câu văn diễn tả tình cảm của Bình với

đôi bàn tay mẹ.

- Thi đọc toàn bài.



b. Luyện nói: (10’)

- Nhìn tranh 1 thực hành hỏi đáp theo mẫu.

- Thực hành hỏi đáp theo các tranh 2, 3, 4.

- Yêu cầu hs tự hỏi đáp.



5. Củng cố, dặn dò: (5’)

- Đọc lại toàn bài.

- Gv nhận xét giờ học.

- Dặn hs về nhà luyện đọc bài, chuẩn bị bài “cái

Bống”.


 

- 2 Hs đọc và trả lời.

 

 

 



 

 

- Hs theo dõi.



 

 

- Vài Hs đọc.



 

 

- Vài hs nêu.



 

- Hs đọc nhẩm.

- Mỗi hs đọc 1 câu nối tiếp nhau.

- Vài hs đọc.

 

 

- Vài hs đọc



- Hs đọc thi nhóm 3 hs.

 

- Hs đọc cá nhân, tập thể.



 

 

- Hs tìm và nêu



- Vài hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

 

 

- Hs thi đua theo tổ.



 

 

 



 

- 1 hs đọc.

- 2 hs đọc.

- 1 vài hs nêu.

- 1 hs đọc.

- Vài hs đọc.

 

- 3 hs đại diện 3 tổ đọc.



 

- 2 hs thực hiện.

- 3 cặp hs thực hiện.

- Vài cặp hs thực hành.

 

- 1 hs đọc.



 

II.3.5. Kết quả thực nghiệm:

Qua quá trình áp dụng đề tài vào dạy thực nghiệm đã thu được kết quả như sau:

Lớp 1 A: Sĩ số 27

TSHS/27

Đọc ngọng

Đọc sai p/âm

Đọc sai dấu

Đọc đúng

Đọc diễn cảm

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

Khảo sát cuối kỳ I

2

7,5

6

22

1

3.7

17

66,8

0

0

Khảo sát cả năm

0

0

2

7,5

0

0

25

92.5

0

0

 

 

 



 

 

 



 

III. PHẦN KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ:

 

An Sinh, ngày 15 tháng 5 năm 2010

                                                                       Người viết

 

 



 

                                                                            Nguyễn Thị Thậm

 

 

 



 

 

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO - PHỤ LỤC:



                                                                                            Trang

I. Phần mở đầu                                                                                                 1

I.1. Lý do chọn đề tài                                                                                         1

I.2. Mục đích nghiên cứu                                                                                   4

I.3. Thời gian, địa điểm                                                                                      4

I.4. Đóng góp mới về mặt lý luận, về mặt thực tiễn                                           6

II. Phần nội dung                                                                                              8

II.1. Chương I: Tổng quan                                                                                  8

II.2. Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu                                                    8

II.2.1. Các thành tựu đã đạt được trong thời gian qua                                        8

II.2.2. Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa                                                9

II.2.3. Những vấn đề thực tiễn                                                                           11

II.3.Chương III: Phương pháp nghiên cứu - kết quả nghiên cứu                       24

II.3.1. Phương pháp trực quan                                                                           15

II.3.2. Phương pháp đàm thoại                                                                           17

II.3.3. Phương pháp luyện tập                                                                            18

II.3.4. Dạy thử nghiệm                                                                                       20     

II.3.5. Kết quả thực nghiệm                                                                                22



III. Phần kết luận - kiến nghị                                                                          23

 

VI/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM



Rèn kỹ năng đọc cho học sinh là đọc đúng âm, vần, tiếng,từ,câu,đoạn,bài vv……Đọc còn yêu cầu học sinh biết ngắt nghỉ đúng ở dấu phẩy, dấu chấm, đọc còn yêu cầu các em phát âm chuẩn, chính xác các con chữ… để khi viết các em không nhầm lẫn dẫn đến sai lỗi chính tả.

Vì thế để phân môn tập đọc của học sinh lớp 1 có kết quả cao. Giáo viên chủ nhiệm lớp phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, phải yêu học sinh như chính con mình, biết rõ mặt mạnh,mặt yếu của học sinh để bồi dưỡng, luyện tập.

Trong từng tiết dạy giáo viên phải xác định khối lượng kiến thức cần truyền thụ cho học sinh thông qua mục đích, yêu cầu của bài dạy. Khi giảng dạy cần lựa chọn nhiều phương pháp phù hợp, vận dụng việc đổi mới phương pháp trong giảng dạy đó là lấy học sinh làm trung tâm, phải khơi gợi cho học sinh tính chủ động, ham

thích học, đọc bài. Việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cũng được coi trọng hàng đầu và nên thường xuyên sử dụng thiết bị dạy học.

Giáo viên cần dẫn dắt học sinh đọc một cách nhẹ nhàng, dí dỏm, tạo cho các em sự tin cậy, yêu mến cô giáo, tinh thần vui vẻ, hồn nhiên để học tập.Khi đọc mẫu giáo viên nên phát âm chuẩn xác để học sinh bắt chước và vững vàng trong cách đọc tránh đọc sai để ảnh hưởng đến học sinh.

Tuy nhiên đều quan trọng hơn cả vẫn là lòng yêu trẻ, sự kiên trì, nhẫn nại và ý thức trách nhiệm của một người thầy giáo, cô giáo trực tiếp gần gũi các em hàng ngày. Chúng ta luôn ý thức trách nhiệm của mình dạy học sinh phải tiến bộ, sau 1 năm học các em phải đọc được và đạt được mức chuẩn đến trên chuẩn. Muốn đạt được mục đích này người giáo viên lập kế hoạch cho mình ngay từ đấu, quyết tâm giữ vững tinh thần tránh nhiệm của mình với học sinh. Hãy cùng học, cùng đọc với các bạn nhỏ này ở mọi lúc mọi nơi, mọi môn học, không nên hời hợt, cho qua khi các em đọc sai lỗi, với học sinh lớp 1 cần tập cho các em thói quen tốt: đọc đúng, nhìn kỹ, cố gắng, nhẫn nại, chịu khó vv… để tập cho các em nề nếp tốt trong học tập ở hôm nay và mai sau.



VII/ KIẾN NGHỊ

- Đối với nhà trường: cần bổ sung thêm nhiều tranh ảnh minh họa cho môn

tiếng việt để giúp giáo viên có phương tiện dạy học tốt hơn.


  • Đối với giáo viên: Chúng ta cần phải thực sự quan tâm yêu thương, gần gũi

và tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong các buổi học để giúp các em thích đi học, và yêu thích môn học.

  • Về phía học sinh: Tham gia đầy đủ các buổi học, không nghỉ học trừ các

trường hợp chính đáng.

Trên đây là một số kiến nghị của bản thân. Rất mong các cấp lãnh đạo quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện để thầy và trò lớp 1 dạy và học tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn.



Sông Đốc, ngaøy 10 thaùng 11 naêm 2011
Ngöôøi vieát

Phan Thị Nhung





- -




tải về 475.01 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương