MỪng năm mớI 2007


Cản ngại của khu vực quốc doanh



tải về 0.88 Mb.
trang4/4
Chuyển đổi dữ liệu15.01.2018
Kích0.88 Mb.
#36028
1   2   3   4

Cản ngại của khu vực quốc doanh

Một trong nhiều yêu cầu để VN gia nhập vào WTO, là VN phải minh bạch trong việc kiểm toán chi thu của quốc gia. Do đó, lần đầu tiên trong lịch sử đảng CSVN,VN đã đưa ra bản báo từng phần ngân sách nhà nước năm 2005. Riêng trong lãnh vực quốc doanh, 19 tổng công ty và ngân hàng quốc doanh trên hơn 4.000 quốc doanh toàn quốc, cho thấy kết quả kiểm toán hoàn toàn đưa đến việc thua lỗ và công ty quốc doanh đã làm kinh tế theo một chính sách “phi kinh tế”. Sau đây là vài con số thua lỗ cũa các công ty quốc doanh trong năm 2005: Ngành dệt may lỗ 328 tỷ Đồng ; Ngành giấy lỗ 199 tỷ Đồng ; Ngành lương thực lỗ 183 tỷ Đồng (1 tỷ Đồng tương đương với 60.000 Mỹ kim). Tổng số nợ của 16 doanh nghiệp các ngành kể trên là 47,000 tỷ đồng, tương đương với 80% tổng tài sản của các công ty. Do đó, những công ty trên hoàn toàn không còn khả năng thanh toán qua phần nợ và lỗ lã.

Vậy một khi các công ty quốc doanh này biến thành cổ phần hóa (tức tư nhân hóa), thì ai là người đứng ra chấp nhận số nợ trên. Và nhà nước VN lại phải gánh chịu hay “Đất nước VN” qua hơn 84 triệu dân, phải cật lực lao động để trả nợ? Và một khi đã “giải tư” theo cung cách vừa kể, công ty tư doanh cổ phần sẽ thuộc về ai? và ai sẽ chịu trách nhiệm? Do đó, việc tư nhân hóa để thỏa mãn yêu cầu cũa những luật định WTO, VN vô hình chung đã biến các công ty quốc doanh thành một loại công ty dưới cơ chế bao cấp khác.

Và đừng quên rằng cơ chế làm kinh tế bao cấp nào cũng đưa đất nước vào ngõ cụt như đã xảy cho VN từ hơn 30 năm qua. Có thể nói gần đây nhận định của ông Đào Xuân Sâm, ban nghiên cứu của Thủ tướng hiện tại, đã nói lên tính cách rốt ráo của vấn đề: “Trong hơn 10 năm qua, song song với vịệc tư doanh đổi mới và tăng trưởng thành công, khu vực kinh tế nhà nước trên thực tế đã trở lại cơ chế cũ tập trung quan liêu - bao cấp, có khác chăng là trong nền kinh tế thị trường “bao cấp hiện vật” chuyển thành “bao cấp tài chính”. Và cơ chế bao cấp này cũng chính là cơ chế xin–cho, đã trở thành miếng đất màu mỡ cho nạn tham nhũng lộng hành trong khu vực nhà nước, từ đơn vị kinh tế cơ sở đến các cấp cao nhất của chính quyền”.

Như vậy, VN làm thế nào và bằng cách nào để thực hiện được lời T.T Nguyễn tấn Dũng mới vừa tuyên bố là trong vòng 5 năm tới, VN bảo đảm cổ phần hóa 100% doanh nghiệp quốc doanh?

Ngành ngân hàng

Cũng theo quy định của WTO, VN phải mở cửa ngân hàng, chấp nhận dịch vụ ngân hàng ngoại quốc trong giai đoạn chuyển tiếp (12 năm sau khi gia nhập) có thể đầu tư 40% tổng số vốn của ngân hàng. Một khi VN chính thức vào cuộc, tư nhân nào có thể mua cổ phần còn lại (tức 60%) của một ngân hàng ngoại quốc, vốn dĩ có nguồn vốn lớn và bằng hệ thống tiền tệ cứng (hard currency), trong lúc đó tư nhân, hay tập thể tư nhân VN chỉ có khả năng đóng góp bằng những số vốn nhỏ và thế chấp, cũng như chuyển hóa cơ sở vật chất thành tiền. Từ đó, dù công ty ngoại quốc không chiếm đa số tuyệt đối, nhưng vẫn có khả năng khuynh đảo thị trường bằng những thủ thuật kinh tế tư bản, và VN sẽ chịu một sức ép không nhỏ về vấn nạn này.

Trở lại các Công ty ngân hàng VN. Một trong những lý do các doanh nghiệp quốc doanh thua lỗ trên mà vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay, vì nhà nước tiếp tục bơm tiền bù lỗ thông qua các ngân hàng quốc doanh. Hay nói cách khác, các ngân hàng phải chịu sức ép từ nhà nước, bị bắt buộc tiếp tục cho công ty quốc doanh vay căn cứ theo chủ trương chính trị hơn là căn cứ theo tình trạng kinh tế. Và sau cùng, ngân hàng được nhà nước tái cấp thêm những ngân khoản bổ sung. Đó là trường hợp của bốn ngành Ngân hàng Công thương, Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển. Do đó việc cổ phần hóa ngân hàng quốc doanh hoàn toàn bế tắc, và việc chuyển doanh nghiệp quốc doanh sang chế độ hoạt động của một công ty trách nhiệm hữu hạn là một việc làm không tưởng, ít ra trong những năm sắp tới.

Khả năng chuyển vận hàng hóa

Việc gia nhập vào WTO đòi hỏi quốc gia thành viên phải có tiềm lực về chuyển vận hàng hóa hai chiều. VN đã chuẩn bị vấn đề này như thế nào? Các thông tin dưới đây tương đối đầy đủ để mô tả tình trạng vận chuyển đường biển của VN.

Chỉ bốn ngày sau khi được bãi bỏ cấm vận năm 1994, công ty chuyển vận hàng hóa APL, Hoa Kỳ đã bắt đầu hoạt động trở lại cho các tuyến đường Mỹ–Việt Nam. Đây là một đại công ty trong dịch vụ chuyển vận trên 50 quốc gia. Từ năm 2004, APL đã thành lập thêm hai chi nhánh là Vietnam China Express (VCX) và Haiphong China Express (HCX). Những dịch vụ này đã rút ngắn thời gian vận chuyển trong những năm trở lại đây: Từ Sài Gòn đến Seattle chỉ còn 15 ngày, và Saigòn đến Los Angeles là 17 ngày. Còn Hải Phòng đến Seattle và Los Angeles là 13 và 15 ngày. Ưu điểm này đã làm giảm giá thành và tăng thêm lượng hàng hóa giao thông do việc gia tăng lượng chuyển vận đi-về.

Trong khi đó, tình trạng vận tải đường biển của VN hoàn toàn không đáp ứng nhu cầu vận chuyễn viễn liên này. Theo thống kê, VN có trên 1000 tàu với tổng trọng tải khoảng 3,5 triệu tấn, trong đó chỉ có hơn 300 tàu hoạt động trên các tuyến đường quốc tế trong khu vực. Các tàu vận chuyển VN có trọng tải dưới 20,000 tấn, cho nên không có khả năng giải quyết mức trao đổi hàng hóa đường biển. Và bất lợi hơn nữa là giá thành vận chuyển cao và vòng xoay đi-về không đạt hiệu quả kinh tế.

Theo thống kê 2005, đội tàu VN chỉ chiếm 7% số tấn trọng tải hàng hóa 2 chiều mà thôi. Trong lúc đó những nước nhỏ láng giềng như Singapore chỉ có khoảng 900 tàu nhưng tổng trọng tải lên đến 36,5 triệu tấn. Thậm chí, đội tàu của Campuchia đã chuyển vận gần 5 triệu tấn, hơn VN hàng triệu tấn. Do đó, ngay tại sân nhà, đội tàu VN đã bị các công ty ngoại quốc lấn áp như Maersk line, NYK, P&O về các chuyển vận dầu thô và hàng hóa trong vùng.

Những thông tin trên cho thấy rằng VN còn phải đối mặt với nhiều sức ép sau khi gia nhập vào WTO, và nếu không có kế hoạch tạo dựng một lực lượng tàu với trọng tải lớn hơn, huấn luyện nhân viên quản trị chuyển vận, cùng điều chỉnh và canh tân hệ thống quản lý điều hành, thì cuộc chạy đua cạnh tranh với quốc tế sẽ dành phần cho VN ở thứ hạng sau cùng.



Ngành viễn thông và Điện thoại di động

Đây là một ngành tương đối mới ở VN. Trong những năm gần đây mức tăng trưởng trong việc xử dụng điện thoại di động tăng từ 60 đến 70% hàng năm. Tính đến 2005, tổng số điện thoại di động thuê bao ở cả nước đạt được 12 triệu. Chính vì lý do đó, các hãng điện thoại ngoại quốc như Motorola, Nokia, Siemens, Ericsson, Telenor và Lucient Technologies đã khai thác và cung cấp dịch vụ ráo riết ở VN. Trong lúc đó, VN đã hiện diện qua năm công ty quốc doanh mạng di động như Vinaphone, Mobifone, Viettel mobile, S-fone, E-mobile đang hoạt động, và một công ty mới sắp ra mắt là Hanoi Telecom.

Đứng trước sự xâm nhập của các đại công ty ngoại quốc, từ tháng 1-2006 vừa qua, các công ty VN đồng loạt hạ giá cước, do đó cước viễn thông của VN giảm dần và đang ở mức giá trung bình tại ĐNA, không còn đứng đầu như cách đây năm năm. VN cũng đã dự trù vào 2008 sẽ phóng vệ tinh VINASAT, từ đó sẽ tạo cơ hội cạnh tranh nhiều hơn với các công ty nước ngoài. Và VN cũng dự trù cổ phần hóa (tư nhân hóa) các công ty trên để có thể hội nhập vào thị trường chứng khoán tự do.

Nhìn vào những lợi điểm trên sân nhà, VN đã đẩy mạnh chương trình viễn thông di động, tuy nhiên với nguồn vốn không đủ lớn, sau khi hội nhập cuộc chơi WTO, các công ty ngoại quốc có thể khai thác sức mạnh nguồn vốn để thôn tính các công ty VN qua các điều kiện thuận lợi trong thị trường VN.

Hơn nữa, ngoài khả năng nguồn vốn, công ty ngoại quốc còn ở thế mạnh về công nghệ sản xuất và cung cách khuyến mãi theo cung cách tư bản làm cho công ty VN khó có khả năng đối đầu ở mặt trận nầy.

Cũng cần lưu ý là, hiện tại VN chú trọng nhiều đến viễn thông di động, nhưng không phát triển viễn thông “cố định”, tức là điện thoại dùng hệ thống dây cable để có thể liên lạc và thông tin khi có biến động xảy ra như chiến tranh hay áp lực của thế giới tây phương. Vì còn lệ thuộc vào ngoại quốc, cho nên viễn thông di động VN có thể bị gián đoạn, vì các công ty cho thuê bao vệ tinh viễn thông có thể cắt đứt hợp đồng trước sức ép của quốc tế (!) để cô lập VN. Và vì hiện nay, VN chưa chủ động được việc điều hành vệ tinh viễn thông.



Tâm lý dân tộc trước tiến trình toàn cầu hóa

T.S Branco Milanovic, kinh tế gia của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra nhận định cần suy gẫm. Đó là “Toàn cầu hóa đã làm tăng thêm sự bất bình đẳng giữa công dân của những nước giàu nhất cũng như giữa các quốc gia đang phát triển”. Lý do ông đưa ra nhận định trên là trước sức phát triển của Ấn Độ và Trung Quốc, có những phản ứng trái ngược từ phía các quốc gia kỹ nghệ và những nước đang phát triển. Đó là:

- Các cường quốc trong WTO lại khó chịu trước những bước tiến của hai quốc gia mới nói trên, dù họ cũng thực hiện cùng một chiến lược toàn cầu hóa khơi mào do các cường quốc trên.

- TQ và AĐ hiện có khả năng cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu, nhưng chỉ có một bộ phận nhỏ dân cư của họ có cuộc sống phồn vinh. Sự bất bình đẳng ngày càng tăng giữa dân thành thị và nông thôn, giữa miền duyên hải và nội địa ở Trung Quốc; do đó có thể đưa ra những bất ổn chính trị cho quốc gia này.

Trở qua VN, sau hơn 20 năm mở cửa phát triển, và sau 10 năm mức tăng trưởng đạt chỉ tiêu từ 7% trở lên, VN phải đối mặt với tình trạng môi trường hầu như bế tắc qua việc tận dụng nguồn tài nguyên đất đai trong phát triển nông nghiệp, chăn nuôi và trồng trọt.

Việc phát triển và xuất cảng hàng năm 5 triệu tấn gạo, thu hồi 1,5 tỷ Mỹ kim, cũng như việc xuất cảng hải sản thu hồi trên 5 tỷ, có đem lại sự phồn vinh hay cải thiện cuộc sống của người dân ĐBSCL hay không? Nhìn vào mức di dân từ vùng này vào các thành phố lớn, nhìn vào việc chấp nhận “làm dâu” người ngoại quốc của các thiếu nữ miền Tây, nhìn vào tất cả những hình thái tệ hại nhất trong việc buôn người, bán trẻ con... chúng ta cũng đã có thể hình dung câu trả lời xác đáng.

Thêm nữa, việc khai thác quá độ nguồn đất ở VN sẽ đưa đến mhững thảm họa không xa. LHQ mới vừa cảnh giác, nếu VN tiếp tục khai thác như những năm vừa qua, thì trong vòng 10 năm nữa sẽ có 4 triệu mẫu đất bị sa mạc hóa.

Đây cũng là nguyên nhân dự báo trước khiến cho tâm lý người dân ở những vùng nông nghiệp, vùng sâu và xa càng thêm tuyệt vọng và ngày càng đánh mất lòng tự trọng để làm bất cứ việc gì chỉ vì kế “mưu sinh”. Chính họ đã xem nhẹ số phận của chính mình và không còn niềm tin vào chính sách của nhà nước nữa. Tâm lý trên đã tạo ra một thái độ bất cần đời, bất hợp tác, hay nguy hiểm hơn nữa, là có thể tạo ra những bất ổn xã hội vì “cơm áo”. Từ đó có thể đưa đến một bất ổn chính trị nếu có một sự khơi mào trong tầng lớp bần cùng này. Đây cũng là một cản ngại mà VN cần phải lưu tâm.



Thay lời kết

Trước ngưỡng cửa WTO, VN đã lên tiếng báo động là có thể có 600 ngàn công nhân ngành dệt may, 300 ngàn công nhân ngành giầy da, 400 ngàn nông dân chăn nuôi thủy sản có nguy cơ bị mất việc vì cạnh tranh. Vấn đề được đặt ra nơi đây không phải là những con số dương tính hay âm tính. Nhưng là VN cần soi chiếu vào tình trạng hiện tại của quốc gia để hoạch định hướng hội nhập thích nghi với tiến trình toàn cầu hóa như thế nào, trong đó việc gia nhập vào WTO chỉ là một bước trong tiến trình trên.

Qua những gợi ý về những cản ngại căn bản trên, việc gia nhập vào WTO của VN không phải là một yếu tố tăng trưởng kinh tế quốc gia, mà VN cần phải chuyển đổi não trạng là chính mức tăng trưởng kinh tế quốc gia sẽ giúp cho quá trình hội nhập của VN thành công hơn, và đây mới là mục tiêu tối hậu của việc hội nhập vào cuộc chơi của toàn cầu.

Muốn được như thế, VN cần phải phát triển lành mạnh và trong sáng trong quản lý, nghĩa là tạo ra một xã hội pháp trị, quản lý bằng luật định của quốc hội chứ không bằng nghị quyết đến từ bất cứ nhân vật cao cấp nào trong đảng. VN cần phải bình đẳng và công bằng trong mọi quyết định về nhân sự, đặc biệt là nhân sự trong vấn đề quản lý kinh tế và kế hoạch, khuyến khích tư nhân đầu tư nguồn vốn và chất xám vào công cuộc phát triển quốc gia chung. Đặc biệt là cần phải chấm dứt chính sách Hồng hơn Chuyên, vì đây mới đích thực là một cản ngại lớn nhất cho mọi tiến bộ của đất nước..

Làm được như thế, VN sẽ giảm bớt gánh nặng phá sản của các công ty quốc doanh, kéo theo mức thâm thủng của ngân hàng qua những món nợ “xấu”. Chính hai yếu tố sau nầy là nguyên nhân chính của tình trạng tham nhũng trong nước.

Chương trình Môi trường LHQ (UNDP) đã nhận định rằng, qua tám năm thi hành “quy chế dân chủ cơ sở”, VN vẫn không thực hiện được lời hứa trên một cách nghiêm chỉnh mà bị nhiễm bởi “chủ nghĩa hình thức” và môi trường dân chủ của VN là một “môi trường bất thường” vì chế độ độc đảng.

Suy gẫm đúc kết của Chương trình Môi trường LHQ, chúng ta có thể thấy được những nguyên do của sự trì trệ trong phát triển VN cũng như hình dung được tương lai VN khi bước chân vào Tổ chức Thương mại Thế giới.

Tết Đinh Hợi - 2007

Tin tức tiếp trang 11

Đêm 24-12 HT Tin lành Gia đình Thế giới và các hệ phái khác vẫn tổ chức Lễ GS tại 45 phố Lạch Tray, Nhà văn hoá Thanh niên, có khoảng 1500 tín đồ và người thân của họ tham dự. Công an Hải Phòng bao vây kín bên ngoài Nhà văn hoá, Lễ GS bắt đầu lúc 19g30 đến 20g30 thì công an đã ép được ông giám đốc Nhà văn hoá không cho phép tiếp tục Lế Giáng sinh. Cuối cùng các Họi thánh đã phải dừng lại buổi Lễ Giáng sinh của mình.

Tại Hà Giang và Lào Cai: Chính quyền CS hai tỉnh trên đã thông báo đến các gia đình tín đồ Tin lành người dân tộc H’mông là họ chỉ được phép tổ chức Lễ GS tại nhà riêng của mình, cấm không được nhóm lại. Nhưng các tín đồ vấn quyết tâm tổ chức Lễ GS vào ngày 25-12.

Tại Quảng Ngãi: Hôm 23-12-2006, tại thôn Mai Lãnh Hạ, xã Long Mai, huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi, Truyền Đạo Đinh văn Trỗi tổ chức lễ giáng sinh cho Hội thánh Tin Lành Mennonite sắc tộc H’rê. Đang lúc Thầy Trỗi giảng  Kinh thánh, Công An đã xông vào, kẻ lập biên bản, người áp lực thô bạo kéo Thầy Trỗi ra khỏi nơi thờ phượng. Các tín hữu phản ứng bằng cách không ai chịu giải tán, cứ tiếp tục dự lễ và thà chết chứ không bỏ rơi Thầy Trỗi.

xem tiếp trang 30

Sau 70 năm tự vây chung quanh mình một “bức màn sắt” với mục đích ngăn chận những tin tức từ bên trong không bị tiết lộ ra bên ngoài, từ bên ngoài cũng không được “nhập khẩu” vào bên trong, khối CS đã lãnh một hình phạt nặng nề: sụp đổ. Nga sô đã bắt dân chúng thắt lưng buộc bụng đến teo tắt để chạy đua vũ trang với Hoa Kỳ, thế mà bị sụp đổ một cách nhanh chóng, không có cơ hội để bắn một viên đạn. Và sau 70 năm tự bỏ tù mình, Nga Sô và khối CS Ðông Âu đã phải trở lại nếp sống của con người từ đầu tức là trở lại với kinh tế thị trường. Thấy sức mạnh quân sự khủng khiếp của đàn anh Nga Sô không có dịp và cũng không thể đem ra dùng, dù là một viên đạn nhỏ thì đã bị sụp đổ, Trung Cộng và Việt Cộng (VC) đã phải vội vàng “như chó đạp lửa”, mở cửa, đổi mới, trở lại kinh tế thị trường, nhờ vậy mà được sống sót.

Nhận xét sau đây của một người đàn bà VN có thể chưa có lần nào xuất ngoại, không chuyên ngành kinh tế chính trị, bà Dư Thị Hoàn chỉ là một nhà thơ đã có nhận xét về cái lầm thế kỷ của chế độ kinh tế CS. Và bài học đắt giá nhất của sự lầm lạc này là phải trở lại từ khởi điểm: “Giai đoạn này, đất nước ta đang chuyển hướng từ cơ chế bao cấp, phân phối, xin cho, đến cơ chế thị trường cạnh tranh. Chúng ta phải dũng cảm thừa nhận rằng: cuộc chuyển hướng này không mang dáng dấp bước tiến, hay vũ điệu bước ngoặt, mà thực chất là bước giật lùi, quay trở lại điểm xuất phát của thời thị trường tự do, sau khi đã trượt dài trên con đường bao cấp lạc hướng ê chề gần nửa thế kỷ qua. Dù đau đớn cách mấy, dù phải trả giá bao nhiêu đi chăng nữa, vẫn nên mừng rỡ vì cũng còn may, dân tộc ta đã thoát khỏi vũng lầy bế tắt trong thời điểm này. Bản chất vốn không dung hòa, không nhân nhượng của hai cơ chế, buộc chúng ta phải lựa chọn lấy một: Bao cấp tức là phủ nhận thị trường, thị trường tức là xóa bỏ bao cấp. Ðơn giản vậy thôi” (Pv ông Vit Thưng do Tưng Thng).



Không phải tiến, không phải rẽ bên phải hay bên trái, mà chính là đi giật lùi, tìm về khởi điểm, nghĩa là sai hoàn toàn. Có đúng chăng là đúng với những thằng ăn vụng tức là đảng viên CS. Hiện tượng ăn vụng này gọi là tham nhũng. Nhưng dù đã về lại khởi điểm, nó cũng trở nên sai lầm khi những thằng ăn vụng ăn hết phần của mọi người. Mọi người không được ăn thì không sản xuất lương thực để cho thằng ăn vụng hưởng dụng. Thực vậy, vai trò của đảng viên CS trong thời kỳ bao cấp, xin cho… cho đến khi về lại với kinh tế thị trường, ví như những tên ăn vụng đã và đang đục khoét công quỹ, vinh thân phì gia trong khi dân chúng lầm than đói khổ.

Trở về (chứ không phải đổi mới) với kinh tế thị trường, có đầu tư ngoại quốc, có cạnh tranh kinh tế hạn hẹp giữa người dân trong nước, nhưng những thằng ăn vụng còn “tại chức” (chức ăn vụng), còn thống trị và còn tiếp tục đục khoét vì thế mà xã hội băng hoại, văn hóa suy đồi, tôn giáo bị đàn áp. Chúng ta hãy đọc tiếp phát biểu của nhà thơ Dư Thị Hoàn: “Nửa thế kỷ qua, chúng ta đã đẻ ra và dung dưỡng một bộ máy nhà nước duy ý chí để thao tác, và tiến hành bao cấp, một bộ máy gồm những cấu kiện thiểu năng nhưng lại được đặt vào những vị trí then chốt để định hướng - định lượng và phân phối toàn bộ sản phẩm (cả vật chất lẫn tinh thần) cho dân chúng như cha đạo phát chẩn. Dân chúng làm và hưởng trong trạng thái gần như thụ động toàn phần. Kết quả là một đất nước lạc hậu, cùng một dân tộc đói kém đã đi kèm hai chữ VN bước dần vào ngõ cụt cho đến cuối thập kỷ 80… Giờ ngẫm nghĩ về phạm trù thị trường mới ngộ ra rằng: nhu cầu làm, như cầu hưởng của dân chúng tự thân không hề lệ thuộc với nhà nước. Sự có mặt của chính quyền giờ đây phải được xác định lại hoàn toàn. Bộ máy độc quyền phát chẩn xưa, nay lại chủ quan uốn nắn, thậm chí đã từng thô bạo ngăn cản dòng chảy kinh tế thị trường, nay lâm vào cảnh huống hết đát (expired: hết hạn) là hiển nhiên”

Một khi đã theo kinh tế thị trường thì dứt khoát không còn dính dấp gì đến bao cấp, quốc doanh… vì cả hai không thể dung hòa. Và nếu những “thằng ăn vụng” vẫn còn tác oai, tác quái thì lại như con chim mang túi vàng quá nặng của kẻ tham lam, cả chim lẫn túi vàng sẽ rơi xuống biển. Nói cách khác, kinh tế thị trường phải được nuôi dưỡng và hoạt động trong môi trường chính trị tự do dân chủ mới đem lại lợi ích cho người dân.

Trở lại với kinh tế thị trường chỉ là một nửa cần thiết cho cuộc sống người dân, chỉ là một điều kiện ắt có chứ chưa đủ, còn một nửa khác là tự do dân chủ. “Việc hết đát mà vẫn xử dụng trường kỳ là nguyên nhân chí mạng gây nên chứng ung thư mà ta hay gọi là bất cập (hay lợi bất cập hại) đang di căn hủy hoại mọi chốn, mọi nơi, mưng mủ khắp cơ thể VN: sưng tấy ở các ngành tài chánh, xây dựng, giáo dục, giao thông, y tế v.v… Dĩ nhiên văn chương cũng khó mà lành lặn”

Trở về với kinh tế thị trường phải dứt khoát chặt bỏ cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” quái đản, vứt luôn cái gọi là “tư tưởng HCM” vì HCM chính là kẻ đẻ ra những “thằng ăn vụng” tham lam và độc ác tức là tham nhũng và độc tài, “chức năng” của đảng viên CS. Nền kinh tế thị trường nếu không có một thể chế chính trị tự do dân chủ, chắc chắn sẽ nẩy sinh chứng ung thư hủy hoại thân thể VN mà thôi. Y khoa đã trị bệnh ung thư bằng 2 phương pháp, cắt bỏ phần ung thư và chạy kê mô. Cả 2 phương cách này đều làm cho cơ thể đau đớn, nhưng tỏ ra rất hữu hiệu. Nhìn lại sự độc tài, độc đảng của VC, suy đi nghĩ lại thì cũng phải dùng đến phương pháp cắt bỏ là hữu hiệu nhất.

Nếu VN đã phải cắt bỏ kinh tế bao cấp, kiểm soát… mà theo kinh tế thị trường, thì cũng phải cắt bỏ độc tài đảng trị để tạo dựng một thể chế tự do DC. Vì độc tài đảng trị dễ ăn vụng, CSVN chỉ đổi mới kinh tế thị trường, nhưng không đổi mới chính trị chỉ với mục đích dễ ăn vụng, tham nhũng. Ðó là căn bệnh ung thư đang hành hạ cơ thể VN, toàn dân phải can đảm đứng lên cắt bỏ ung thư độc tài đảng trị để đất nước chẳng những có 1 đời sống kinh tế dồi dào, mà còn có 1 cuộc sống tinh thần thoải mái hạnh phúc.

Ông M. Friedman, giải Nobel kinh tế vừa mất tháng trước, cũng đã khẳng định: “Trong nền kinh tế thị trường, đúng nghĩa của nó là phải tách kinh tế ra khỏi chính quyền. Chính quyền không thể tiếp tục kiểm soát nền kinh tế được. Dù đó là tư doanh, tập trung hay bất cứ dưới hình thức nào. Anh không thể kiểm soát nó được”.



CSVN luôn mồm hô hào cần ổn định để phát triển kinh tế, tức là đừng đòi hỏi dân chủ tự do. Nhưng kinh tế không có tự do thì như con chim gãy cánh, một đại họa làm băng hoại xã hội, tiêu hủy văn hóa, phá hoại tôn giáo mà có khi mất luôn lãnh thổ, lãnh hải như đã xảy ra trong quá khứ dưới quyền cai trị của Hồ Chí Minh, Phạm Văn Ðồng, Lê Khả Phiêu và đảng CS.

Ðấu tranh cho một VN chẳng những có nền kinh tế thịnh vượng mà còn phải có 1 thể chế tự do dân chủ là việc làm cần thiết, sinh tử, cấp bách. Ổn định hay không ổn định tùy VC, vì cuộc chiến đấu này bất bạo động, không đổ máu. Nếu VC nhận thức rằng để chạy theo kịp đà tiến hóa của dân tc và nhân loại, không thể lội ngược dòng và đã trở lại với kinh tế thị trường, mà chúng trả lại quyền dân tộc tự quyết cho mọi người thì không mất sự ổn định, còn nếu VC đàn áp những người dân tay không vũ khí, chính VC là kẻ gây bất ổn cho đất nước. Nhưng với giá nào, người dân cũng phải đòi cho bằng được một na còn lại: tự do dân chủ. 



Kính dâng hương hồn các nạn nhân chết oan dưới chế độ độc tài toàn trị!

Ngày 15-12-2002, chúng tôi có viết một bài về Cải cách Ruộng đất (CCRĐ) ở miền Bắc với tựa đề “Xin đừng quên! Nửa thế kỷ trước...”. Bài này được đăng trên báo Thế Kỷ 21 số Xuân Quý Mùi 2003, và sau đó đã công bố trên nhiều tạp chí tiếng Việt ở các nước và hiện được đăng lại trên bán nguyệt san “Tự Do Ngôn Luận” ở trong nước. Bài đó là để nhớ lại 50 năm trước, Đảng CS Việt Nam (ĐCS) đã làm thí điểm (1953) và sau đó phát động cuộc CCRĐ trên miển Bắc nước ta.

Qua thư từ bạn đọc cho biết bài báo đó đã làm nhiều độc giả xúc động. Gần đây, Đài Á Châu Tự Do (RFA) lại tổ chức một đợt phát thanh trên 10 buổi về chuyên đề CCRĐ đã gây được dư luận sôi nổi cả quốc nội lẫn hải ngoại. Một điều rất cảm động là nhiều thính giả trong nước đã viết thư đến Đài RFA kể lại bi kịch gia đình của mình trong cuộc CCRĐ 50 năm trước đây. Đó là những chứng nhân đã ghi lại một đoạn lịch sử đầy đau thương của toàn Dân tộc.

Sau khi bài báo được công bố và sau các buổi phát thanh của Đài RFA, chúng tôi nhận được hồi âm của nhiều độc giả và thính giả. Một số câu hỏi đã được nêu lên. Hôm nay, nhân dịp tập san “Thế Kỷ 21” ra số đặc biệt về CCRĐ, chúng tôi xin thâu góp những câu hỏi đó để trình bày thành những đề tài sau đây.



“NGƯỜI CÀY CÓ RUỘNG” THỰC VÀ HƯ

Có thật mục đích của ĐCS khi làm CCRĐ là để “người cày có ruộng” như họ thường tuyên bố không? Xin nói ngay rằng: Không! Khẩu hiệu “người cày có ruộng” đó chỉ là trên lời nói mà thôi, còn thực tế thì lại khác. Vì sao có thể khẳng định như vậy?



Thứ nhất, sau khi ông Hồ Chí Minh đến Moskva (đầu năm 1951) nhận lệnh của Stalin và Mao Trạch Đông về làm CCRĐ thì trong hai năm chuẩn bị (1952-1953), ĐCS chỉ lo chủ yếu việc “vẽ ra” chính sách dựa theo “mẫu mã” của Trung Quốc, rồi luật hóa các chính sách đó để cưỡng bức người dân phải theo pháp luật mà họ đã áp đặt. Cứ xem lịch trình làm việc của ĐCS, Quốc hội, Chính phủ VNDCCH trong hai năm đó thì rõ. Trong thời gian hai năm chuẩn bị, ĐCS không hề để thời gian điều tra nghiên cứu xem thực tế tình hình ruộng đất ra sao? nơi nào ruộng tư nhiều, nơi nào chủ yếu là ruộng công? sự phân bố ruộng đất ra sao trong các tầng lớp nông dân? thực trạng giai cấp địa chủ miền Bắc nước ta hồi đó như thế nào? tình hình ruộng đất của nhà thờ họ, của chùa, của nhà thờ Công giáo, của các tu viện, các đền, miếu... ra sao? v.v. và v.v... để trên cơ sở thực tiễn đó mà định ra chính sách. Điều đó nói lên rằng những người lãnh đạo ĐCS không hề nghĩ đến việc làm sao cho “người cày có ruộng” thật sự, “có ruộng” lâu dài để nền kinh tế được phát triển, để thật sự cải thiện đời sống người dân. Hồi đó, họ chỉ nghĩ rằng bây giờ đã nắm được chính quyền rồi, đã có “chuyên chính vô sản” rồi, thì ĐCS muốn làm sao cũng được, người dân phải cúi đầu chịu thôi, vì vậy phải làm một “cuộc cách mạng long trời lở đất”, để “tiêu diệt giai cấp địa chủ”, để cho mọi tầng lớp dân chúng phải khiếp đảm, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thực hiện nhiệm vụ chính của chuyên chính vô sản – như Lenin đã dạy cho họ – là xây dựng chủ nghĩa xã hội, bước đầu của chủ nghĩa cộng sản. Chính vì thế, cái đích của ĐCS đâu phải là để “người cày có ruộng” mà chính là để thực hiện nhiệm vụ của chuyên chính vô sản!

Thứ hai, thực tế cho thấy rằng: sau khi chia “quả thực”, người ta tổ chức rùm beng việc cắm biển, treo cờ trên các thửa ruộng được chia cho bần cố nông để quay phim, chụp ảnh tuyên truyền là “người cày có ruộng” rồi. Nhưng chẳng bao lâu lại phải “sửa sai”, nên nhiều thửa ruộng đã chia cho bần cố nông phải trả lại cho những “địa chủ” bị quy oan mà số này chiếm đến 71,6% trong số các nạn nhân1. Số thửa ruộng còn lại bần cố nông cầm giữ được một thời gian... chưa kịp “nóng tay” thì ĐCS đã vội vã lùa họ vào hợp tác xã – tức là thu hồi lại ruộng đất của nông dân, biến thành “của chung” – để “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội”! Rõ ràng là mục đích “người cày có ruộng” chỉ là lời nói dối xảo quyệt để lôi kéo nông dân theo ĐCS mà thôi. Như vậy, trên thực tế ĐCS đã lừa bịp và phản bội nông dân!

DIỆT CHỦNG

CÓ HAY KHÔNG?

Để trả lời câu hỏi này, cần phải xem kỹ tài liệu mà các nhà kinh tế trong nước đã công bố1: cuộc CCRĐ đã thực hiện trên miền Bắc ở 3.563 xã với 10 triệu dân số2, mà tỷ lệ địa chủ được quy định trước là 5,68%3. Các đội và các đoàn CCRĐ đều ra sức truy bức để cố đôn tỷ lệ địa chủ lên 5% như một quy định bắt buộc4, vậy thì tổng số người bị quy là “địa chủ” là trên 500.000 người. Như chúng ta đã biết, khi một người bị quy là “địa chủ” thì ngay lập tức họ phải chịu biết bao nhục hình: bị cô lập hoàn toàn với bà con thân thích, bị bao vây, thậm chí bao vây kinh tế (đến mức có nhiều người bị đói), bị đấu ngày đêm để truy của, bị nhục mạ tàn tệ (bị gọi là “tên”, “thằng”, “con”, bắt phải cúi đầu trước bất kỳ người nông dân nào dù lớn hay bé, phải “thưa ông/bà nông dân”, bị xỉa xói, chửi mắng, đánh đập cũng phải cam chịu, bắt quỳ phải quỳ, còn con cái họ bị khinh miệt, bị kỳ thị cực kỳ độc ác về mọi mặt: học hành, công việc, hôn nhân...). Chúng ta thử hình dung nửa triệu con người phải chịu đựng như vậy, đó là chưa kể số bà con, họ hàng, thông gia, bạn bè phải cùng chịu liên lụy - con số đó không sao tính được. Theo tài liệu đã công bố thì có đến 172.008 nạn nhân – dễ hiểu đây là nói về những người bị bắn giết trong số nửa triệu người bị quy là “địa chủ”. Con số nạn nhân này không bao gồm những người tự tử sau khi bị quy là “địa chủ” hay “Quốc dân đảng phản động”, mà số đó cũng không ít.

Thử hỏi, khi người dân đang sống yên lành, đang tham gia mọi việc lao động bình thường, phần đông họ đã từng tham gia kháng chiến, đã từng giúp đỡ cho những người cộng sản trong thời kỳ khó khăn nhất, bỗng dưng các lãnh tụ ĐCS tổ chức một trận thảm sát như vậy thì có phải là cuộc diệt chủng hay không? Đó là một cuộc diệt chủng, một tội ác đối với loài người. Không thể nói khác được.

Có người đồng ý đúng là diệt chủng, nhưng cho rằng các nhà lãnh đạo ĐCS “không cố tình” diệt chủng, mà chỉ vì họ muốn dọn đường để tiến lên chủ nghĩa xã hội thôi, nghĩa là “động cơ” của họ có thể là tốt chăng, nhưng “vô tình” gây ra nạn diệt chủng ?

Nạn diệt chủng có thể có nhiều loại với “động cơ” khác nhau, diệt chủng vì kỳ thị chủng tộc, vì kỳ thị giai cấp, vì lý do tôn giáo, vì lý do ý thức hệ... nhưng vì gì đi nữa thì cũng vẫn là diệt chủng. Thời Hitler, bọn phát xít Hitler cũng nói rằng chúng muốn làm trong sạch nòi giống của chúng nên chúng đã tiêu diệt hàng chục triệu người, trong đó có 6 triệu người Do Thái (gọi là vụ Holocaust), thế thì lẽ nào vì cái “động cơ tốt đẹp” đó (!?) mà có thể tha tội diệt chủng cho bọn Hitler được chăng ? Thời xô viết, Lenin cũng nói vì phải dẹp đường để tiến lên chủ nghĩa cộng sản nên đã tiêu diệt hàng triệu người, Stalin cũng nói vì cần làm cho hàng ngũ ĐCS trong sạch, cần cố kết khối nhân dân lao động nên đã tiêu diệt hàng chục triệu người, thì lẽ nào ta có thể coi đó là diệt chủng vì “động cơ tốt”? Dưới thời Mao Trạch Đông, Mao và các lãnh tụ ĐCS nấp dưới lá cờ “chống hữu phái”, “đại nhảy vọt”, “đại cách mạng văn hoá”... đã tiêu diệt hàng chục triệu người dân lương thiện, thì có thể gọi đó là cuộc diệt chủng vì “động cơ tốt” được chăng? Dưới thời Pol Pốt, bọn Khơme Đỏ cũng nhân danh vì quần chúng lao động, vì muốn tiến lên “thiên đường xã hội chủ nghĩa” đã tiêu diệt ba triệu người, thế thì phải chăng Pol Pốt và bọn Khơme Đỏ có thể chạy được tội diệt chủng? Ngày nay, Toà án Quốc tế đang xử những tên diệt chủng ở vùng Balkan trong nước Nam Tư cũ đã tiêu diệt năm-sáu ngàn người, thế thì những kẻ đã gây ra cuộc thảm sát trên 100 ngàn người trong cuộc CCRĐ ở miền Bắc nước ta có thể nào thoát khỏi tội diệt chủng ?

Cũng nên nhớ rằng, theo tài liệu in trong sách đã dẫn1 có ghi rõ trong số 172.008 nạn nhân trong cuộc CCRĐ thì có đến 123.266 người coi là oan (chiếm đến 71,6%). Đọc con số đó, chắc mọi người đều thấy ghê rợn! Còn sau đây là những con số cụ thể về các nạn nhân :

+ địa chủ cường hào gian ác – 26.453 người, trong đó số coi là oan – 20.493 người (77,4%) ;

+ địa chủ thường – 82.777 người, trong đó số coi là oan – 51.480 người (62,19%) ;

+ địa chủ kháng chiến – 586 người, trong đó số coi là oan – 290 người (49,4%) ;

+ phú nông – 62.192 người, trong đó số coi là oan – 51.003 người (82%).

Nhưng ngay cả những nạn nhân mà người ta không coi là oan cũng không chắc đã đúng, không chắc họ đã có tội, vì toàn bộ chính sách CCRĐ, những tiêu chuẩn quy định thành phần, v.v... do Uỷ ban CCRĐ TƯ vạch ra đều rập khuôn theo CCRĐ của Trung Quốc ở vùng Hoa Nam thì làm sao thích hợp được với điều kiện Việt Nam. Hơn nữa khi thi hành ở tất cả các cấp thì lại hết sức tuỳ tiện với tinh thần “thi đua”, “lập thành tích” hay “thà oan hơn là bỏ sót”!

PHẢN ỨNG

CỦA DÂN CHÚNG

Nhiều bạn đọc muốn biết về phản ứng của người dân đối với CCRĐ. Như chúng tôi đã viết trong bài trước, CCRĐ giống như một trận bão táp khủng khiếp ập xuống đầu người dân miền Bắc, thế thì người dân miền Bắc hầu hết giống như ngọn cỏ phải rạp mình xuống để sống còn. Có phản ứng chăng thì chỉ là những tiếng rên siết ai oán mà thôi. Mạnh dạn hơn một chút là giễu cợt, châm biếm nhẹ nhàng. Có thể tìm thấy sự phản ứng yếu ớt đó của người dân trong lời ăn tiếng nói, trong ca dao, hò vè may ra còn có chút gì đọng lại. Vì có đi làm “công tác sửa sai”, nên chúng tôi ghi lại được đôi điều, rất mong sự bổ khuyết của quý bạn đọc.

Câu nói cửa miệng của người dân miền Bắc thời đó, về sau đã trở nên thành ngữ là: “Nhất đội, nhì Trời”. Trời cũng còn thua đội, vì quyền sinh quyền sát người dân đen thấp cổ bé họng hoàn toàn nằm trong tay đội.

Còn để “cười” cái chủ trương “ba cùng” của Đảng, tức là cán bộ đi làm CCRĐ phải “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” với bần cố nông, mà thực ra nhiều “anh đội”, “chị đội” đã không thực hiện đúng. Chẳng hạn, nói là “cùng ăn”, nhưng cán bộ lại bí mật mua quà, dấm dúi ăn chùng ăn vụng sau lưng “cốt cán” “rễ chuỗi”. Tệ hơn nữa, có một số người lại lợi dụng “ba cùng” để “hủ hoá”, nên trong dân gian có truyền tụng câu này :



“Nực cười cho chuyện “ba cùng” Cùng ăn, cùng ngủ, lại cùng làm... nhau”.

Để giễu cợt sự “bắt rễ” và “xâu chuỗi” lại có câu: “Em bắt rễ anh, anh xâu chuỗi em”. Để chế nhạo cái tình trạng sống bừa bãi của một số không ít “anh đội” và mỉa mai đường lối “dựa vào bần cố nông” của Đảng, rất nhiều nơi đã lưu truyền câu ca dao này:



“Đội về, đội dựa vào mông. Đến khi đội rút, con bồng con mang”,

hay


“Đội về, đội dựa vào mông. Đội đi, đội để trống đồng ai mang”

Hồi năm 1957, khi xuống thôn Nhân Chính (gần thôn Quan Nhân, vùng Hạ Yên Quyết), Cầu Giấy, chúng tôi được anh em địa phương đọc cho nghe một bài thơ ai đó đã dán ở một miếu cổ hồi CCRĐ năm trước:



“Cụ Hồ ơi hỡi! Cụ Hồ ơi!

Thảm cảnh gây chi cuộc đổi đời?

Người hiền “dựa cọc”chờ ăn đạn

Quỷ dữ “tố bừa” lại thượng ngôi!

Làng mạc, quê hương tan nát cả,

Gia phong, đạo lý đảo điên rồi.

Đất nước đắmchìm trong biển thảm,

Tiếng dân kêu khóc thấu chăng Trời?”

Xin nói rõ: chữ “dựa cọc”, cũng như “lên thớt”, là tiếng lóng, có nghĩa là án tử hình. Còn chữ “tố bừa” cũng như “tố điêu”, “tố đại hội”, có nghĩa là đặt điều vu khống bậy bạ cho người khác để được đưa lên làm “cán bộ”. Bài thơ này cũng chỉ là “tiếng dân kêu khóc” chứ chẳng có phản ứng gì mạnh mẽ.

Còn bài này chúng tôi nghe được ở Thái Bình hồi đầu năm 1956, tại một làng nằm cạnh cầu Bo, nói lên nỗi khổ của người bị “quy lên” làm địa chủ. Xin nói thêm, chữ “lên” và chữ “xuống” rất phổ biến trong CCRĐ và nghĩa của nó khác thường lắm: có khi “lên” lại khổ, mà “xuống” lại đáng mừng! Như “lên thành phần” hay “quy lên” nghĩa là “đưa lên làm địa chủ, phú nông, hay phản động”, còn “hạ xuống” là “hạ thành phần”, “đưa xuống làm trung, bần, cố nông”. Người bị quy là địa chủ thì lập tức bị bao vây về mọi mặt để tránh phân tán tài sản, tránh sự thông tin cho nhau, tiếp đó bị “truy tài sản” (chủ yếu là vàng bạc, nữ trang, tiền...) để sau này làm “quả thực” chia cho bần cố nông. “Truy tài sản” là từ ngữ của CCRĐ, còn trong dân gian thì gọi là “truy của” hay “tra của”:

Đấu đêm rồi lại đấu ngày

Tra lui tra tới: của mày để đâu?

Sân vườn, chuồng lợn, bờ ao

Đào tung xới hết chẳng sao có vàng.

Trời ơi! Oan thật là oan,

Thân con quá khổ biết làm sao đây!

Đến khi Đảng chủ trương “sửa sai” thì câu này hầu như là câu cửa miệng của người dân, có thể nghe được rất nhiều nơi:



Đảng sai thì Đảng sửa

Càng sửa lại càng sai.

Năm 1957, khi làm “sửa sai” ở ngoại thành Hà Nội, chúng tôi nghe được câu này lưu truyền ở vùng Đông Anh:



Bác Hồ nói chuyện sửa sai:

Sai thì cứ sửa, sửa rồi cứ sai!

Đảng ta là rất anh tài

Sai hoài, sai mãi, sửa hoài cứ sai.

Câu nói của ông Hồ, ở vế đầu “sai thì cứ sửa” nghe thật đơn giản, bình thường, nhưng đến vế sau “sửa rồi cứ sai” thì lại vang lên như là một sự khuyến khích tiếp tục làm sai nữa! Hai câu sau đầy mỉa mai chua chát, người dân cười chê cái thói huênh hoang của Đảng luôn luôn tự khoe là “anh minh tài giỏi nhất”, là “đỉnh cao của trí tuệ”, thế mà cứ “sai hoài, sai mãi, sửa hoài cứ sai”!

Suy cho cùng, hai câu đó có tính tổng kết cao. Đây là một cái nhìn xuyên suốt lịch sử ĐCSVN. Thật vậy, sau những cái gọi là “sai lầm nghiêm trọng trong CCRĐ” thì lại tiếp đến là những sai lầm trong “vụ án Nhân Văn-Giai Phẩm”, “vụ án Xét lại-Chống Đảng”, “cuộc cải tạo giai cấp tư sản ở miền Bắc”, “công cuộc hợp tác hoá nông nghiệp”, “hợp tác hoá thợ thủ công, thợ hớt tóc, chữa xe đạp, tiểu thương, buôn thúng bán mẹt”, v.v... Rồi đến biết bao việc làm sai khác của Đảng, cả trong Nam ngoài Bắc, nào là việc đưa quân đánh miền Nam gây cuộc nội chiến Bắc Nam, tàn hại gần một chục triệu sinh mạng, trong số đó ít nhất trên bốn triệu người trong quân ngũ của cả hai phía, nào là vụ thảm sát Tết Mậu Thân (1968), các vụ đánh tư sản mại bản, vụ bắt “tập trung cải tạo” mấy trăm nghìn sĩ quan, binh lính, viên chức, trí thức thuộc chế độ cũ, vụ dồn dân đi khu kinh tế mới, mấy cuộc đổi tiền có tính chất ăn cướp, v.v. và v.v... Mấy câu ngắn gọn trên đây biểu lộ tài trí nhạy bén của người dân.

Cần nhấn mạnh rằng: chỉ có một trường hợp duy nhất có phản ứng mãnh liệt của dân chúng, đã bùng lên thành một cuộc nổi dậy của nông dân ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An vào giữa tháng 11-1956, nghĩa là sau khi ĐCS đã nhận “sai lầm” trong CCRĐ và tuyên bố chính sách “sửa sai”. Nhân việc “sửa sai”, nông dân - phần đông là tín đồ Công giáo - một số xã ở huyện Quỳnh Lưu đã tổ chức đại hội có mời cả những cán bộ cấp tỉnh và cấp huyện đến tham dự để đưa ra mấy yêu cầu: trả lại cho giáo dân những linh mục chánh sở và các giáo sĩ đã bị bắt giam; trả lại xác các linh mục đã bị hành quyết; trả lại các tài sản của thánh đường đã bị tịch thu hoặc sung công, v.v... Quyết nghị của cuộc họp đã được trao cho ông Chủ tịch Ấn Độ của Uỷ Ban Kiểm Soát Đình Chiến vào ngày 9-11-1956. Sau đó, ngày 10-11, nông dân lại mở đại hội ở xã Cẩm Trường thì bị bộ đội và công an võ trang đến ngăn cản và giải tán. Thế là hai bên xô xát và bùng lên thành cuộc nổi dậy của nông dân. Hàng ngàn nông dân tay không đã chống lại quân đội trong ba ngày liền. Rạng ngày 13-11, một cuộc biểu tình lớn đã nổ ra. Sư đoàn 304 đã được điều đến để bao vây những người nổi dậy. Ngày 14-11, người ta lại huy động thêm Sư đoàn 312 đến để đàn áp họ. Có hàng ngàn người đã bị giết và bắt đi tù sau vụ này, nhưng những người lãnh đạo ĐCS cố sức giấu kín sự kiện này, ngay cả với cán bộ cao cấp trong Đảng.



ĐẢNG CỘNG SẢN

CẦN PHẢI SÁM HỐI !

Đúng vậy! Chừng nào ĐCS chưa thành thực sám hối về những tội ác tày trời trong cuộc CCRĐ thì chừng đó người dân không thể tin tưởng rằng Đảng sẽ không tái phạm những tội ác to lớn như vậy trong tương lai.

Một điều đáng lo ngại là trong những năm gần đây, ĐCS đã và đang lặp lại những thủ đoạn hèn mạt, thô bạo đúng như trong thời CCRĐ đối với nhiều nhà tranh đấu cho dân chủ. Chúng ta không thể nào quên được việc chính quyền dùng bọn công an đầu gấu, bọn côn đồ để xông vào nhà và hành hung cụ Hoàng Minh Chính. Cũng như những vụ lùng sục, trắng trợn cướp đoạt tài sản của những nhà tranh đấu dân chủ, như nhà văn Hoàng Tiến, nhà báo Nguyễn Khắc Toàn, kỹ sư Bạch Ngọc Dương, kỹ sư Đỗ Nam Hải, ông Trần Anh Kim và nhiều người khác, những cuộc đấu tố thô bạo do công an tổ chức tại các khu phố để lăng mạ tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, và gần đây, hôm 11-10-2006, chúng đưa ra đấu tố nhà văn nữ Trần Khải Thanh Thuỷ tại phường Đức Giang, quận Long Biên, Hà Nội...

Tất cả những hành động điên cuồng đó chứng tỏ rằng ĐCS, và nói chung giai cấp cầm quyền ngày nay, đang hết sức bối rối trước phong trào dân chủ lên mạnh. Với sự đồng tâm nhất trí của các lực lượng dân chủ, chắc chắn những thế lực đen tối đang thống trị dân ta sẽ bị đẩy lùi và tự do dân chủ cuối cùng sẽ thắng lợi.



Nguyễn Minh Cần

Moskva 18.10.2006

Ghi chú:

1. Xem “Lịch Sử Kinh Tế Việt Nam 1945-2000” gồm 3 tập, đã ra được 2 tập, tập I (1945-1954), tập II (1955-1975), do Viện Kinh tế Việt Nam xuất bản tại Hà Nội.

2. Theo điều tra dân số năm 1960, nghĩa là 4 năm sau CCRĐ, dân số miền Bắc Việt Nam là 16 triệu người.

3. Xem trang 85, tập II, sách đã dẫn.

4. Xem trang 86, tập II, sách đã dẫn.

Tin tức tiếp trang 25



....Trước sự đoàn kết của Tín đồ Mennonite sắc tộc H’rê, Công an không thể bắt họ ký tên vào biên bản, nhưng việc nầy đã làm dân chúng không dám tới dự giáng sinh đầy đủ (chỉ có 67 Tín hữu tới dự.). Tuy nhiên những bản thánh ca được cất lên mạnh mẽ từ các tín hữu thành tín làm bạo quyền rút lui.

Cũng xin nhắc lại: hôm tháng 8-2006 vừa qua, công an huyện Minh Long đã đánh 90 gậy lên người của hai học sinh sắc tộc H’rê thuộc Hội thánh Mennonite Cà Neo, Long Sơn, Minh Long, khiến cho dân chúng chịu hết nổi về sự ngang ngược, tàn bạo của CS. Hàng trăm người dân tộc H’rê đã biểu tình 1 ngày trước trụ sở xã đòi công bằng. Sau đó, Truyền đạo Đinh Ủy, quản nhiệm Hội thánh Mennonite, cũng như ông Cư, chủ tịch xã, yêu cầu công an tỉnh xin lỗi, cứu chữa hai em học sinh. Tín đồ chấp nhận sự xin lỗi và công an chi trả tiền chứa trị vết thương.

Hoa Kỳ sẽ tiếp tục vận động về nhân quyền và tự do tôn giáo VN

Đại sứ Hoa Kỳ ở VN, ông Michael Marine, trong một buổi gặp mặt các phóng viên nước ngoài hôm 13-12-2006, đã cho biết quan hệ thương mại thân thiết với Hà Nội sẽ không ngăn Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy nhân quyền và tự do tôn giáo tại VN. Ông kêu gọi Đảng CS cởi mở hơn về chính trị, mở thêm không gian cho những người bất đồng quan điểm trong nước.

ĐS Michael Marine đã đề cập đến trường hợp Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, một trong những nhà dân chủ phản kháng có tiếng ở trong nước, đang bị CSVN quản thúc chặt chẽ tại nhà. Ông Marine nói với báo chí rằng "Chắc chắn có những hạn chế đối với tự do của ông ấy, mà chúng tôi muốn được gỡ bỏ càng sớm càng tốt,"

BS Sơn, người bị cầm tù hồi năm 2002 và được trả tự do trong năm nay và đang chịu cảnh quản thúc, đã cáo giác việc ông gần đây bị CSVN cho công an hành hung trong thời điểm hội nghị APEC ở Hà Nội. ĐS Marine nói ông tin những lời cáo buộc của Bác sĩ Sơn. Ông cho rằng "không có lý do nghi ngờ ông ấy đã bị hành hung ở một mức độ nhất định. Con người không nên chịu sự đối xử như thế."

Ông Marine cũng nhắc tới khối 8406, một nhóm vận động dân chủ thành lập ở VN hồi tháng 4 năm nay, và gọi những thành viên khối 8406 là "những người yêu nước thật sự." Ông nói: "Niềm tin của họ mạnh đến mức họ dám nói ra công khai. Tôi nghĩ họ là những người yêu nước thật sự. Họ muốn điều tốt đẹp nhất cho VN".




Mấy hôm nay bà con các tỉnh ở đồng bằng Bắc bộ kéo nhau về Hà Nội rất đông như để hưởng ứng Ngày cả nước vùng lên 19-12-2006. Đông nhất là người dân ở xã Phủ Niệm huyện An Lão thành phố Hải Phòng. Gần 150 người đại diện cho 180 hộ từ ông bà già cho đến trẻ em. Họ lên thủ đô để đi kêu cứu cho 3 người dân làng họ bị công an, chính quyền Hải Phòng bắt cóc đã 3 tháng nay, không hề báo cho gia đình biết.

Toàn thể người dân khiếu kiện dậy rất sớm. Mới tờ mờ sáng, khi người dân Hà Nội còn đang trong chăn ấm thì họ đã kéo đến cửa ngõ nhà ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh để kêu oan. Ngày xưa vua quan phong kiến còn có trống kêu oan, để cho dân ai muốn báo án, kêu oan còn có chỗ mà kêu. Ngày nay, người dân chẳng có trống nào của chính quyền CSVN cho để đánh mà kêu oan, còn khu vực mà họ kẻ biển nghe rất kêu là Trụ sở Tiếp dân của Đảng, Chính phủ, Quốc hội ở số 1 Mai Xuân Thưởng thì hãy đợi đấy. Đến như ông Phan Văn Phải thủ tướng khóa trước còn phải kêu lên : “Phải bỏ chỗ đó đi vì ở đấy chỉ làm mỗi việc nhận đơn thôi, chẳng giải quyết được việc gì”. Còn dân thì cứ phải đến nhà riêng của thủ tướng, tổng bí thư kêu để mong các ông này biết đến nỗi khổ của mình bị chính quyền các cấp đè nén, cướp bóc. Các ông to biết cả đấy nhưng họ cứ ngồi ù lì đấy, làm sao vơ vét vào túi thật nhiều vào còn dân chết mặc dân. Đơn của dân nếu buộc lòng họ phải cầm thì dân đen hãy chờ đấy nhé, ông cho chúng mày đi chồn chân, mỏi gối, đi bao giờ mày chán thì thôi. Dân đi kiện kéo về thủ đô yêu quí thì nằm màn sương gối đất, kể cả có bị cảm lạnh nằm chết ở ngoài ngõ nhà ông tổng bí thư Mạnh như mấy năm trước có một ông già đã chết rồi thì cũng kệ thây dân. Cách có mấy bước chân, các ông tổng bí thư, thủ tướng, các ông đày tớ của dân vẫn đang yên giấc nồng trong những căn phòng máy điều hòa ấm cúng chạy bằng tiền của dân cũng chẳng cần biết dân đang bị áp bức các kiểu. Vì dân đến kêu gọi ông, ông đóng kín cổng, dân gào to đã có mấy công cụ đàn áp rồi, các công cụ này chạy bằng cơ bắp; đó là hàng chục, hàng trăm công an luôn luôn túc trực ngay gần đấy. Các ông trong phòng bấm điều khiển từ xa, các công an viên luôn luôn trung thành này, kẻ thì xông vào bấm huyệt, kẻ thì đấm đá, kẻ đánh kẻ xốc nách các bà già trẻ con, có kẻ còn thể hiện mẫn cán hơn là “vén” mồm chửi dân rất tục tĩu... đến độ người dân đang kêu gào than khóc cũng phải mở to mắt ngạc nhiên nhìn các công cụ đày tớ học đủ 6 điều “bác Hồ” dạy công an, sao học thuộc bài hạ nhục dân đến vậy.



Các em bé 12 tuổi tên là Tân và Chung của đoàn dân oan Hải Phòng giương cao biểu ngữ : “Hãy trả tự do cho 3 bố chúng cháu là Nhỡ, Giản, Biên bị tù oan đã hơn 3 tháng nay từ ngày 5-9-2006”. 3 người dân bị bắt giam này là 3 người trong đoàn dân khiếu kiện của xã Phủ Niệm, huyện An Lão, Hải Phòng. Đoàn của họ đi rất đông gần 200 người tố cáo chính quyền xã, huyện lừa đảo bán đất của dân cho chủ đầu tư Bùi Minh Hoa, chủ tịch công ty xăng dầu An Hòa. Thấy họ đông người nên cán bộ địa phương lừa họ, bảo cử người đại diện cho dân để tiện làm việc, người dân tin tưởng thật cử những người đại diện cho mình. Nhưng ngày 5-9-2006, ba người đàn ông là Hoàng Văn Giản, Đặng Văn Biên và Nguyễn Văn Nhỡ đang đi ở Hải Phòng thì bị xe ô tô công an đến bắt cóc đem giam ngay tại Quán Toan đưa vào trại giam ở Trần Phú, Hải Phòng. Về sau người nhà đi tìm mới biết được họ bị vu cho là buôn ma túy (một thủ đọan vu khống xưa như cũ của công an CSVN). Sau bị người dân lên kêu nhiều thì họ lại bảo là đi xe máy không có giấy bảo hiểm… Ba người đàn ông này, họ bị bắt từ đó đến nay vẫn chưa được thả. Nên ngày hôm nay con của các ông Giản, Biên, Nhỡ phải bỏ học theo mẹ và bà con trong thôn xóm lên thủ đô lăn lóc ở vỉa hè, gốc cây đường phố Hà Nội để kêu oan cho bố. Đáp lại lòng hiếu thảo của các em bé này đối với cha mình thì các ông lãnh đạo cao nhất của ĐCSVN đã đóng chặt cửa lại và thả sức cho công an đàn áp, khủng bố đám dân đen. Chị Đào Thị Chiên là mẹ của các cháu kêu gào đòi thả chồng chị về, đã được các ông trả lời bằng cách cho công an xông vào bấm huyệt, vặn tay chị Chiên đau ngã ngất đi và bị khênh ném lên ô tô. Thấy người cùng đoàn mình bị đánh, bà con đã xông vào trèo lên ô tô để chăm sóc chị Chiên. Đám công an thấy vậy liền xích hết những người này cùng vào một dây.

Ngày 20-12-2006, bà con các tỉnh lại kéo về Hà Nội kêu oan còn đông hơn và đoàn biểu tình được tiếp thêm sức của hơn 100 người dân ở Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, nông dân Bắc Giang… Cả vườn hoa Mai Xuân Thưởng những ngày này nóng hơn bao giờ hết khi số đông người tập trung cùng đồng lòng lên tiếng. Trong những tiếng kêu to nhất là tiếng chị Lâm Thị Chưng ở Gia Lâm, Hà Nội, nhà sư Thích Đàm Thoa… và đau xót nhất trong những lời kêu than, người ta còn nghe thấy cả tiếng kêu của những oan hồn đang muốn gào to lên: Hỡi các ông tổng bí thư, thủ tướng ơi, hãy mở to mắt ra mà nhìn các cấp chính quyền của các ông đang ức hiếp, cướp của dân lành cách ngang nhiên giữa đất trời thanh thiên đây này. Đoàn dân oan Phủ Lý có ông Lại Viết Oanh, chồng của chị Dương Thị Ngoan, đi đòi công lý cho vợ mình. Chị Ngoan dũng cảm đứng lên đấu tranh với những bất công ở địa phương mình thì đã bị cha con ông bí thư ĐCSVN ở làng đe dọa giết nhiều lần. Ngày hôm chị Ngoan chết, thì trước lúc chết nửa tiếng, chị đã đến nhà một cụ già cùng ở trong đoàn khiếu kiện với mình, thưa chuyện với cụ : chị đang bị cha con ông bí thư đuổi đánh, nhờ cụ và bà con làm chứng và tới ngay ủy ban để lên tiếng giúp chị. Cụ già đó đã động viên : “Bà cứ yên chí, đừng sợ! Nó đe dọa thế thôi, nó chả đe đến hàng năm nay rồi đấy à, nó có làm gì đâu! Đến ngày tiếp dân mọi người sẽ tập trung báo cáo giúp chị”. Nhưng những người nông dân thật thà chất phác đó đâu có ngờ được dã tâm độc ác của bọn tham quan này còn hơn cả beo sói. Sau khi chị ra về, thì hung tin đã đưa đến báo cho cụ già biết chị đã bị chúng dàn dựng vụ đâm xe để giết chị Ngoan tại phố Liêm Chính, thị xã Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Chị Ngoan bị chúng đâm chết rất thảm thương: một vết lõm bằng trôn chén ở thái dương và một vết vằn kéo từ bên này sang bên kia ở trán, gãy xương quai xanh, gãy chân. Khi được đưa vào bệnh viện Phủ Lý, Hà Nam chị đã chết ngay không kịp trăn trối lại cho ai. Công an quanh đấy khi đến xác nghiệm hiện trường, có người còn thấy thương cho chị nhưng chỉ dám nói lén là : “Một phần do trả thù, còn ba phần do rủi do”. Phủ Lý tỉnh Hà Nam tuy chỉ cách thủ đô Hà Nội có 50 km theo đường quốc lộ 1A, nhưng bà con đi khiếu kiện bị chính quyền địa phương đánh đập rất nhiều; có cụ già còn bị cán bộ đánh công khai tại cơ quan của chính quyền như cụ Nguyễn Văn Thưởng, 75 tuổi ở thôn Ngũ, xã Liêm Cần, huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam. Vào hồi 12g20, cụ Thưởng đến trụ sở ủy ban nhân dân huyện Thanh Liêm ngồi chờ ở phòng đợi thì bị chủ tịch huyện huy động công an đến uy hiếp cụ. Khi cụ quay ra thì bị những cảnh sát này, được lệnh của chủ tịch, đấm đá ngay tại công đường. Họ đấm thẳng vào mặt cụ già này và đập đầu cụ xuống tại chỗ. Họ hành hạ cụ đến 15 giờ chiều. Lúc này cơ quan đông người nên có kẻ đã đến cứu cụ. Trong số người này, có 1 nhân viên hội Chữ thập đỏ. Không chỉ đánh người, cán bộ chính quyền còn tổ chức hạ nhục cụ tại nơi sinh sống bằng cách gọi loa vu khống cụ suốt mấy ngày liền để đàn áp những người dân dám dũng cảm đứng lên chống lại bất công. Ở địa phương của cụ Thưởng còn nhiều người nữa bị đánh đập, bị cướp đất như ông Nguyễn Văn Vinh ở thôn Trâu, xã Kiện Khê, Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Ông Vinh không chịu cảnh quan xã vơ vét bán hết đất của dân, đã dám đứng lên tố cáo bọn tham quan này. Để đáp trả hành động dũng cảm của ông, các quan xã đã đánh ông ngay tại trụ sở ủy ban thôn một cách thẳng tay không cần giấu diếm, che đậy cái mác đảng viên ĐCSVN.

Mà hình như những quan tham này còn hãnh diện là đảng viên ĐCSVN, vì có thế thì mới dám cướp, dám đánh dân giữa thanh thiên bạch nhật chứ! Người dân thấp cổ bé họng nào, suốt ngày chỉ biết bán mặt cho đất bán lưng cho giời, mà dám đứng thẳng lên thì đám quan tham có cái mác đảng viên ĐCSVN sẽ đánh cho biết mặt, kể cả đánh chết như đã đâm chị Dương Thị Ngoan đến bỏ mạng. Vì chúng thừa biết đảng CSVN của chúng là độc quyền, độc đảng nên chúng có đánh ai thì người ấy phải chịu. Nếu dân đen có tố cáo lên cấp trên thì cấp trên cũng là “đồng chí” của chúng cả ! “Đồng chí” hướng, đồng lòng đi ăn cướp, còn dân đen mặc mẹ chúng mày, các ông đây cứ “mackeno” (=mặc kệ nó). Nên người dân có đồng rủ nhau đi tố cáo vẫn chẳng ăn thua gì ! Tố cáo đồng chí xóm có đồng chí xã đỡ, tố đồng chí xã có đồng chí huyện, tỉnh, trung ương cứu giúp ! Vụ các quan ăn đất ở Đồ Sơn, Hải Phòng lớn như thế mà các quan chả làm sao cả ! Sự việc còn nhãn tiền kia kìa ! Mà người khui ra vụ này là ông Đinh Đình Phú, nguyên đại tá công an về hưu. Ông ấy quen biết nhiều mà còn khui mãi mới ra ! Nghe nói ông Phú đi tố cáo đã bị bọn quan lại địa phương khủng bố, hạ nhục đủ đường, như cô lập không cho ông tham gia vào hội hè của địa phương… Vậy những người dân đen thấp cổ bé họng thì biết kêu cửa nào, khi đã bị ĐCS bưng bít hết các cửa rồi ?

Tuy chẳng còn con đường nào, người dân vẫn cứ tự an ủi : Thôi cứ kéo lên thủ đô, chắc ở trung ương các ông to không ăn bẩn như ở quê mình !?! Nhưng rồi họ cứ chờ đấy, ăn và nằm vật vã lang thang ở Hà Nội hết ngày này sang ngày khác, nuôi lấy một niềm hy vọng hão huyền ! Ở Hà Nội, họ mới thấy được hết cái gốc rễ oan khiên của mình: chính quyền nay còn thua cả các triều đại vua quan thủa trước ! Vì nào đâu có thấy Bao Công mà chỉ thấy các ông to lượn xe đẹp, ở nhà to, còn họ chỉ thấy mình được các công cụ cơ bắp của mấy ông này ra đánh đập, chửi bới. Trong những công cụ này có công an còn lòng xót thương dân thì chỉ biết lắc đầu và bảo bà con : “Tham nhũng ăn đất là quốc nạn rồi! Bà con nên giữ sức khỏe vì đi kiện còn lâu chứ không chỉ ngày một ngày hai ! Chúng tôi không muốn xua đuổi bà con đâu, nhưng đây là lệnh trên, chúng tôi phải chấp hành!” Người dân nghe vậy ngao ngán nhìn nhau lắc đầu, nhà sư Thích Đàm Thoa thấy vậy lên tiếng : “Tại sao các ông không đi bắt bọn tham quan mà lại đi bắt chúng tôi ? Các ông ăn hết của dân rồi nên dân chết đói, các ông cũng mặc kệ, có đúng không?”.

Sau khi đưa hàng trăm công an đến đuổi bà con về lại vườn hoa Mai Xuân Thưởng, các ông quan to lại yên tâm thở phào, vì thế giới có nhìn vào thì họ tươi cười bảo: “Đấy ! Dân tôi họ sung sướng thế đấy! Nhân ngày lễ hội, nông dân các tỉnh ở xa Hà Nội rủ nhau kéo về dự lễ, đi chơi, du lịch…” Còn thực tế dân có chết thì các “đày tớ” của dân vẫn cười tươi.



Tường thuật từ vườn hoa

Mai Xuân Thưởng - Hà Nội

Ngày 19-21.12.2006

Phóng viên vườn hoa MXT





S 18 * Trang

Каталог: IMG -> doc
doc -> Phụ lục 1 danh mục hóa chất phân loại và ghi nhãN
doc -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh bình dưƠng độc lập Tự do Hạnh phúc
doc -> Ủy ban nhân dân cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam tỉnh lâM ĐỒng độc lập Tự do Hạnh phúc quy đỊnh tiêu chuẩn cây giống khi xuất vườn của một số loài cây trồng
doc -> THÔng tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương
doc -> I. giã TỪ DỐi trá
doc -> Danh sách các công ty nhập khẩu và kinh doanh chè lớn của Maroc mido food company s. A
doc -> THÔng tư Quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng phí thẩm định
doc -> BÁo cáo an toàn hóa chất phần I. Thông tin chung
doc -> PHỤ LỤc VI danh mục hóa chấT ĐỘc phải xây dựng phiếu kiểm soát mua, BÁn hóa chấT ĐỘC

tải về 0.88 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương