Môn thành duy thức luận bàI 1 TỔng quan về thành duy thức luậN



tải về 138.32 Kb.
trang5/5
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2022
Kích138.32 Kb.
#53893
1   2   3   4   5
môn thành duy thức luận
06 HAT GIONG VA TINH CACH CON NGUOI
6.2. Phá chấp về Hành uẩn.Bất tương ưng hành pháp gồm có 24 pháp . Cái gì thức của ta nhận thức được gọi là hành pháp (chứ “hành” không phải là vận động), vì nó không phải là sắc nên không tương ưng với sắc, không phải là tâm nên không tương ưng với tâm. Cho nên còn gọi là “hành bất tương ưng”, bao gồm: đắc, phi đắc, mạng căn, chúng đồng phận, dị sanh tánh, vô tưởng định, diệt tận định, thế, thời, phương, số, hòa hợp tánh, bất hòa hợp tánh, văn thân, cú thân, danh thân,…Duy thức phá chấp: thực sự 24 pháp này đều không có tự thể mà do tưởng tượng xây dựng từ những ảnh tượng có sẵn mà tạo nên một pháp. Ví dụ ta thấy mặt trời lên gọi là sáng,thấy mặt trời lặn gọi là chiều rồi nghĩ ra có thời gian; mọc phương đông, lặn phương tây nghĩ rằng có phương, có không gian; thấy con người di chuyển gọi là thế tốc; tính đếm đo lường thì có số; đông người hội họp lại gọi là hòa hợp, rồi có chia ly; được là đắc, mất là phi đắc; sinh mạng bao gồm các yếu tố duyên hợp: có tuổi thọ, sự sống, hơi ấm, có thức thì hợp lại mới gọi là mạng căn,v.v…Tất cả đều không thật mà do ta tưởng tượng ra và mặc định chúng.
6.3. Phá chấp về Vô vi pháp.Gồm có 6:
1-Hư không vô vi (Nhìn thấy cảnh giới như hư không, không có phiền não)
2-Trạch diệt vô vi (Tranh luận, lý luận, tư duy suy nghĩ để thấy được rằng các pháp là khổ-vô thường-vô ngã thế là chán đời đi tu quán chiếu thiền định)
3-Phi trạch diệt vô vi (Tự thể mình thanh tịnh không tham sân si nhờ đã tu từ nhiều đời nhiều kiếp, hoặc do sự vắng bặt của phiền não hữu lậu mà ta được trạng thái vô vi bất động, nhờ cách duyên mà được thanh tịnh)
4-Thọ tưởng diệt vô vi (không có cảm giác gì dù đối duyên xúc cảnh, như cây khô, gỗ đá)
5-Bất động diệt vô vi (các pháp như như bất động, các pháp bất động như tự thể từ xưa đến nay)
6-Chân như vô vi .Như vậy, ở trên đều do các thức của con người mà sinh ra những khái niệm vô vi, mặc dù trạng thái chứng đắc thanh tịnh là có thể đạt được.
BÀI 9+10. THỨC A-LẠI-DA
I BÀI TỤNG
初阿賴耶識 異熟一切種
不可知執受 處了.常與觸
作意受想思 相應唯捨受
是無覆無記 觸等亦如是
恒轉如瀑流 阿羅漢位捨
Thứ nhất là A-lại-da,cũng gọi là dị thục, nhất thiết chủng.Không thể biết sự chấp thọ, xứ sở và biểu hiện nhận thức của nó.Luôn luôn, nó tương ưng với xúc,tác ý, thọ tưởng và tư.Nó chỉ tương ưng với xả thọ.Nó là vô phú vô ký.
Xúc v.v. cũng vậy.Nó thường hằng lưu chuyển như dòng thác.Đến địa vi A-la-hán nó mới bị loại bỏ.
II. KHÁI NIỆM VÀ NỘI DUNG
1. A-lại-da (ālaya)- Thức năng biến thứ nhất, A-lại-da. Vì nó hỗ tương làm điều kiện (duyên) cho các pháp tạp nhiễm. Vì hữu tình chấp nó như là tự ngã nội tại.
a) Năng tàng:- Nguyên nghĩa, ālaya chỉ cho cái nhà, chỗ trú ẩn, trú xứ. Hán cũng có khi dịch là quật trạch (hang ổ).- Vì nó là trú xứ của hạt giống của tất cả pháp tạp nhiễm (sāṃkleśika), nên được gọi là A-lại-da.- Trong trạng thái như là kết quả, các pháp được cất giấu, được an trí trong đó.- Thuật ký (tr. 301b10): “Tự tướng (svalakṣaṇa) của thức a-lại-da có ba trạng thái (tam vị), nhưng ý nghĩa “tàng” đựoc hàm ngụ trong trạng thái thứ nhất.”
b) Sở tàng: Hoặc trong thái như là nguyên nhân, nó được cất giấu, được an trí trong tất cả các pháp.
c) Ngã ái chấp tàng:- Ba trạng thái hay ba giai đoạn phát triên của thức này: (1). Trạng thái hiện hành với sự chấp tàng ngã ái, nơi Bồ tát từ thất địa trở xuống. (2). Trạng thái như là kết quả của nghiệp thiện và ác, từ vô thủy cho đến Bồ tát đắc kim cang tâm; đặc trưng với tên gọi dị thục. (3).Trạng thái chấp trì dòng tương tục; đặc trưng với tên gọi a-đà-na (chấp trì thức).
2. Dị thục- Làm chín các nghiệp: Thức a-lại-da còn được gọi là dị thục, vì nó đưa đến kết quả đã chín (dị thục) của nghiệp thiện và bất thiện trong các cõi, các định hướng, các sinh loại, các chủng loại.- Năng lực duy trì và tiếp nối liên tục của mạng căn của chúng sanh.
3. Nhất thiết chủng- Thức này chấp trì hạt giống của các pháp không để cho thất tán, nên được gọi là nhất thiết chủng.- Ngoài thức này ra, không thể có cái gì chấp trì một cách phổ biến hạt giống của các pháp.
4) Các tên gọi khác: Còn gọi là tâm (citta), vì nó là nơi tích luỹ chủng tử được huân tập của các pháp vạn thù sai biệt. Hiểu theo ngữ nguyên, động từ căn ci: tích luỹ. Nhiếp luận bản 12(tr. 134a9): nói là tâm (citta), vì nó là nơi tích luỹ (ācita) chủng tử được huân tập của các chủng loại pháp sai biệt.- Hoặc gọi là a-đà-na (ādāna) vì nó nắm giữ chủng tử và các sắc căn không để huỷ hoại.Vì nó chấp thọ tất cả căn có sắc, và là sở y của thủ (upādāna).- Hoặc gọi là sở tri y (vijñeyāśraya) vì nó làm nơi y chỉ cho các pháp sở tri hoặc nhiễm hoặc tịnh. Nhiếp luận thích (Thế Thân) 1 (tr. 322b29): Cái có thể được nhận thức, gọi là sở tri.Đó là các pháp tạp nhiễm và thanh tịnh, tức ba tự tính .- Hoặc gọi là chủng tử thức, vì nó nhiệm trì toàn bộ các chủng tử của thế gian và xuất thế gian.- Hoặc gọi là vô cấu thức (amala-vijñāna) vì là nơi sở y của các pháp vô lậu cực kỳ thanh tịnh. Tên gọi này chỉ áp dụng cho Như lai địa, vì Bồ tát, Nhị thừa và dị sinh vị có sự huân tập khả ái của chủng tử hữu lậu, chưa đạt được thức thứ tám thiện tịnh. Như Khế kinh nói, “Thức vô cấu của Như lai, là giới tịnh vô lậu, giải thoát hết mọi chướng, tương ưng trí viên kính.”- Nghĩa đăng 4 (tr. 729b25): Có 18 tên gọi: 無沒,本,宅,藏/種,無垢,持,緣/ 顯,現, 轉,心,依/ 異,識,根,生,有: 1. Vô một, không chìm, không tan biến. Có lẽ do Skt. đọc là alaya (gốc động từ lī: layati, chìm mất, biến mất), thay vì đọc là ālaya. Dẫn luận Vô tướng: vì các chủng tử không chìm ẩn mất nên gọi là vô một. 2. Bản, hay căn bản thức, Skr. mūla-vijñāna. 3. Trạch, cái nhà, một nghĩa khác của từ ālaya. 4. Tàng, nghĩa phổ biến của từ ālaya. 5.Chủng, tức chủng tử thức. 6. Vô cấu, xem giải thích của Luận. 7. Trì, hay chấp trì thức, nghĩa của từ a-đà-na thức (ādāna-vijñāna). 8. Duyên, Skt. pratyaya. Biện trung biên (Madhyānta, k.10) A-lại-da là điều kiện cho các thức khác xuất hiện (ālayavijjñānam anyeṣāṃ vijñānānāṃpratyâytvāt pratyaya-vijñānam). 9. Hiển, dẫn luận Vô tướng: vì nó làm hiển lộ năm căn, bốn đại (Skt. vijñapti-vijñāna?). 10. Hiện, vì các pháp hiển hiện trên đó; Skt. khyāti-vijñāna (Laṅkā,N. 37). 11. Chuyển, dẫn Vô tướng: các pháp y trên nó mà sinh khởi (Skt. pravṛtti-vijñāna). 12.Tâm, xem giải thích trong Luận. 13. y, vì nó là y chỉ của sở tri, xem giải thích của Luận; Skt.āśraya-vijñāna. 14.Dị, tức dị thục; Skt. vipāka. 15. Thức, dẫn Vô tướng: tức thức phân biệt sự;Skt. vastuprativikalpa-vijñāna (Laṅkā, N.37). 16. Căn, chỉ cho căn bản thức của Hữu bộ. sinh,hữu. 17. Sinh, tức cùng sinh tử uẩn của Hoá địa bộ. 18. Hữu, tức hữu phần thức của Thượng tọa bộ; Skt. bhavānga.
III. HÀNH TƯỚNG
a) “Không thể biết” (asaṃviditaka)- Hình thái (ākāra): Không thể biết sự chấp thọ, xứ, liễu của thức A-lại-da (asamviditopādi/ (asaṃviditaka)-sathānavijñaptika). Liễu: Liễu biệt, vì thức lấy sự liễu biệt làm hành tướng.- Bản Hán: bất khả tri chấp thọ (upādi), và bất khả tri xứ-liễu (不可知執受, 不可知處了)- Vì hành tướng của thức này cực kỳ vi tế nên rất khó để nhận thức. Hoặc, sở duyên của nó là cảnh được chấp thọ nội tại cũng vi tế, và dung lượng của khí thế gian ngoại tại rất khó ước lượng; do đó nói là “không thể biết.” b) Chấp thọ (upādi):- Chấp thọ tức thủ (chấp thủ, trong thủ uẩn). Nó là tập khí của phân biệt ngã chấp và tập khí của phân biệt pháp chấp.- “Chấp, nghĩa là nhiếp trì 攝義持義 (thâu tóm và duy trì). Thọ, nghĩa là lãnh thọ và giác tri 領義覺義. Thâu tóm vào tự thể, duy trì không để hủy hoại. cọng đồng an nguy là lãnh thọ, để làm phát sinh cảm giác.- Đại tỳ-bà-sa 32 (tr. 167c13): “Thế nào là hữu dư y niết bàn giới? A-la-hán đã đoạn tận các lậu, nhưng thọ mạng vẫn còn, dòng tương tục của sắc do đại chủng tạo vẫn chưa bị cắt đứt, dòng tương tục của tam y nơi thân của năm căn mà chuyển…” Theo giải thích này, upādi được hiểu là căn bản của sự sống, hay sinh y, là năng lực duy trì dòng tương tục của căn thân không để đứt đoạn.- Chấp thọ đối tượng nội giới. Các chủng tử của tất cả pháp hữu lậu được duy trì bởi thức dị thục. Các chủng tử này được bao hàm trong tự tính của thức nên chúng cũng là sở duyên của thức.Chủng tử của pháp vô lậu tuy y tựa thức này nhưng không cùng tính chất với nó nên không phải là sở duyên. Tuy không phải là sở duyên, nhưng không tương ly.
c) Xứ: Xứ sở, thế giới ngoại tại.- Thế giới tự nhiên (khí thế gian) là môi trường chung của nhiều chủng loại: Thánh, phàm v.v.. - Mặc dù sở biến của các hữu tình hoàn toàn khác biệt nhau, nhưng tướng trạng của chúng tương tự, và xứ sở không khác.- Du-già 54 (tr. 597c28): “Các pháp có tính đối kháng (sapratigha: hữu đối, hữu ngại) cùng chiếm cứ một vị trí không gian mà không tách rời nhau; còn không có tính đối kháng thì không như vậy… (Bởi vì) tất cả sắc tụ đều được thọ dụng chung bởi tất cả các căn.”- Các vật thể trong thế giới tự nhiên có hình dáng nhất định và không gian nhất định mà nhiều sinh vật cùng có nhận thức chung. Như nhiều ánh đèn giao thoa nhau toàn diện tương tự như là một.- Thế giới xuất hiện do ảnh hưởng cộng đồng bởi lực tăng thượng của nghiệp của tất cả hữu tình.”- Khí thế gian sắp hoại diệt hay bắt đầu hình thành, tuy không có hữu tình nhưng vẫn hiện hữu.Đó là nói, tất cả cùng thọ dụng chung. Nếu thọ dụng riêng biệt, chuẩn theo đây mà biết.Vì cái thấy của loài quỷ, loài người và chư thiên khác nhau. IV. HOẠT DỤNG VÀ ĐẶC TÍNH
a) Tương ưng xả thọ- Hành tướng của cảm thọ này cực kỳ không rõ ràng, không thể phân biệt các hình thái đối tượng nghịch hay thuận; nó vi tế, đồng nhất loại, tiếp nối nhau chuyển; do đó, nó chỉ tương ưng với xả thọ.- Thọ tương ưng này duy chỉ là dị thục; nó hoạt động tùy theo nghiệp dẫn độ, không cần hội đủ duyên, vì vận chuyển theo thế lực của nghiệp thiện ác một cách tự nhiên. Vì vậy, duy chỉ là xả thọ.- Hai thọ khổ và lạc là dị thục sinh, không phải là dị thục thực thụ, vì chúng cần đủ duyên cho nên không tương ưng với thức này.- Do sự kiện thức này thường không chuyển biến nên hữu tình chấp nó xem như ngã tự nội. Nếu tương ưng với hai thọ khổ và lạc, nó hẳn có chuyển biến, vậy là sao chấp làm tự ngã?Do đó, nó chỉ tương ưng với xả thọ.- Thuật ký: Nạn vấn của Hữu bộ. Xả thọ vốn tịch tĩnh. Nghiệp thiện điều hoà, dễ tương thuận nên có thể chiêu cảm. Nhưng nghiệp ác vốn bức bách làm sao dẫn đến quả tịch tĩnh như xả thọ?
b) Bản chất: vô phú vô ký (無覆無記)- Có bốn loại pháp: thiện, bất thiện, vô ký hữu phú, vô ký vô phú. Thức a-lại-da thuộc về nhóm bốn, vì tự tính là dị thục. Nếu dị thục mà thiện hay nhiễm ô thì không thể có sự lưu chuyển và hoàn diệt. - Phú (nivṛta) bị bao trùm, bị ngăn che, chỉ cho pháp ô nhiễm, vì nó ngăn che Thánh đạo.[5] Lại nữa, nó che kín tâm khiến trở thành bất tịnh.- Do vì a-lại-da không bị trùm kín bởi khách trần phiền não ý địa nên nó là vô phú- Vô ký (vyākṛta): ký tức ký biệt 記別. “do không có sự xác định là thiện hay bất thiện đối với dị thục, nên nói là vô ký.”- Ký là tính có thể xác định rõ kết quả là khả ái hay không khả ái của thiện và bất thiện, và tự thể đặc sắc của chúng. Thức này không mang tính chất thiện hay ác nên nó là vô ký.- Vả lại, thức này là sở y cho thiện và nhiễm ô. Nếu nó là thiện hay nhiễm ô thì không thể là sở y cho cả hai, vì chúng trái nghịch nhau. Mặt khác, thức này có tự tính là cái được huân tập; nếu nó thiện hoặc nhiễm, như mùi cực thơm hay cực thối, không thể tiếp nhận sự huân tập.Nếu không có sự huân tập,[3] không thể thành lập nhân quả nhiễm, tịnh.
c) Hằng chuyển như bộc lưu (恒轉如暴流)- Thức a-lại-da không phải đoạn diệt, cũng không phải thường tồn. Vì nó hằng chuyển.- Sthiramati: nairantarryeṇa pravṛttiḥ, vận hành không dứt, không gián đoạn.- Hằng, vì kể từ vô thủy nó thuần nhất (bản chất vô ký không thay đổi) liên tục tiếp nối thường hằng không gián đoạn. Vì nó là căn bản để thiết lập ba cõi, sáu đường, bốn sinh loại.Và vì tính chất của nó bền vững, duy trì chủng tử không để cho tiêu thất.Chuyển, thức này, kể từ vô thuỷ, sinh diệt trong từng sát na, liên tục biến dị; vì nhân diệtthì quả sinh, nó không thường trực nhất tính; và vì nó có thể được các chuyển thức huân tập thành chủng tử.- Hằng, loại bỏ tính gián đoạn. Chuyển, biểu hiện tính không thường, giống như dòng lũ.Pháp nhĩ của nhân quả là vậy. Như nước trong dòng thác lũ, không phải đoạn cũng không phải thường, liên tục tiếp nối chìm nổi. Thức này cũng vậy, từ vô thuỷ, sinh diệt tiếp nối nhau,không phải thường cũng không phải đoạn; hữu tình chìm nổi trong đó không thể thoát ly.- Cũng như dòng thác lũ tuy bị gió kích động khiến nổi sóng nhưng vẫn trôi chảy không gián đoạn. Như dòng lũ, mà trong con nước của nó bên dưới là cá, bên trên là cỏ các thứ, mọi vật tùy theo dòng trôi chảy không dứt. Thức này cũng vậy, cùng với tập khí nội tại và xúc các thứ ngoại tại hằng tiếp nối nhau vận chuyển.- Sthiramati: “Cũng như dòng nước cuốn trôi theo nó những cỏ, cây, phân bò các thứ; thức a-lại-da, cũng vậy, mang theo nó xúc, tác ý v.v. cùng với tập khí của các nghiệp phước, phi phước và bất động.”
d) Xả a-lại-da- Thức này, từ vô thủy, hằng chuyển như dòng thác, cho đến địa vị A-la-hán nó mới hoàn toàn bị xả (阿羅漢位捨.” Skt. tasya vyāvṛttỉ arhatve).- A-la-hán là các Thánh giả khi đã đoạn tận một cách rốt ráo các phiền não chướng = tận trí, vô sinh trí (kṣayajñānānutpādajñānalābhāt). Lúc bấy giờ các phiền não thô trọng của thức này vĩnh viễn bị diệt trừ, đó gọi là xả.=- A-la-hán = quả vị vô học của cả ba thừa, giặc phiền não đã vĩnh viễn bị sát hại (sát tặc).Vì xứng đáng nhận sự cúng dường tuyệt diệu của thế gian (ứng cúng). Vì vĩnh viễn không còn thọ nhận sự sinh phần đoạn nữa (vô sinh).- Bồ tát từ Bất động địa trở lên mới được gọi là Bồ tát bất thối, vì ở đó hết thảy phiền não vĩnh viễn không còn hiện hành; vì vận chuyển một cách tự nhiên trong dòng chảy của pháp; vì có thể khởi lên các hành trong các hành; và vì càng lúc càng tăng tiến trong từng sát na.- A-la-hán đoạn trừ các phiền não thuộc loại thô trọng trong thức này dứt sạch một cách rốt ráo, không còn chấp tàng thức A-lại-da như là tự ngã nội tại nữa; do A-lại-đã vĩnh viễn tiêu thất như vậy nên gọi là xả, chứ không phải xả toàn bộ thể của thức thứ tám. Không nên nói rằng A-la-hán không có thức duy trì chủng tử, lúc bấy giờ liền nhập Niết-bàn vô dư.
BÀI 11: HẠT GIỐNG VÀ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI
I. Định nghĩa- Thành Duy Thức: Chủng tử (種子) = Trong bản thức, công năng sai biệt trực tiếp sản sinh kết quả của chính nó.- Chủng tử = điều kiện của các pháp nên thực hữu; không đồng nhất hay dị biệt với thức kho tàng.- Du-già 3 (T30n1579, tr.284b19): “Thể của chủng tử, từ vô thủy đến nay, tương tục không đứt tuyệt; tính tuy tồn tại từ vô thủy, nhưng do sự huân tập sai biệt bởi nghiếp tịnh và bất tịnh mới phát sinh. Do quan hệ với quả dị thục được tiếp nhận thường xuyên, nó được nói là mới.”- Nhập Lăng-già 2 (T16n671, tr.526c8): “Này Đại Huệ, có năm chủng tính được hiện chứng. Đó là, chủng tính hiện chứng Thanh văn thừa, chủng tính hiện chứng Độc giác thừa, chủng tính hiện chứng Như lai thừa, chủng tính bất định, và không chủng tính.”
II. Sáu đặc tính của chủng tử .Nhiếp luận bản 1 (tr.135a24):
1) Sát-na diệt (kṣaṇa-bhaṅga): sinh diệt vô gián, vì làm nhân và phát sinh tác dụng nên vô thường
2) Quả câu hữu (sahabhū): Cái cùng với pháp là quả hiện hành đã được sản sinh, cùng hiện hữu và cùng hòa hiệp, mới có thể làm chủng tử. Đặc tính này loại bỏ những gì tồn tại trước nó, sau nó và ly cách nó. Hiện hành và chủng tử khác loại, không chống nhau, đồng thời hiện hữu trong cùng một thân, cái đó mới có khả năng phát sinh tác dụng.
3) Hằng tùy chuyển (saṁtānảpavṟtta) Duy trì một chủng loại duy nhất liên tục cho đến giai đoạn cứu cánh.
4) Quyết định tánh (viniyata): Quyết định bản chất của công năng dẫn sinh thiện ác tùy theo ảnh hưởng của nhân.
5) Đãi chúng duyên (pratyayāpekṣa): Chỉ phát huy tính năng khi hội hiệp đủ các điềukiện riêng biệt của nó.
6) Dẫn tự quả (svaphalopārjita): Dẫn sinh kết quả của riêng nó. = sinh nhân trực tiếp sản sinh quả => chỉ dẫn quả đồng loại
III. Phân loại và nguồn gốc chủng tử.Du-già 35 (T30n1579, tr.478c12): “Có hai loại chủng tính, chủng tính bản tính trụ(prakṛtistha-gotra), và chủng tính tập sở thành (samudānīta-gotra)... Bản tính trụ, sáu xứ của Bồ-tát, với hình thái đặc biệt như thế, kể từ vô thủy lần lượt truyền đến nay, sở đắc bởi tự nhiên (dharmatā: pháp nhĩ). Tập sở thành, thiện căn đạt được do tập quán từ trước.”
1. Nguồn gốc của hạt giống
a. Thuyết bản hữu: Hộ Nguyệt (Candrapāla)Mọi hạt giống đều có sẵn (pháp nhĩ bản hữu), nhờ huân tập nên phát triển.b. Thuyết tân huân: Thắng Quân (Śrīsena) và Nan-đà (Nanda)Hạt giống không có sẵn, do huân tập mà sinh như tiến trình ướp mùi.Chủng tử vô lậu cũng do huân tập, do nghe Chánh pháp, thực hành giới, thiền định.
c. Quan điểm của Hộ Pháp.Mỗi chủng tử (hữu lậu và vô lậu) đề có hai loại:
(a). Bản hữu. Đó là công năng sai biệt sản sinh uẩn, xứ, giới; tồn tại tự nhiên (pháp nhĩ法爾) trong thức A-lại-da kể từ vô thủy.Đây gọi là chủng tính của bản tính trụ.(b). Thủy khởi. Nó hiện hữu do được thường xuyên huân tạp bởi hiện hành. Đây gọi là chủng tử được tập thành.Bản hữu chủng tử (本有種子)= câu sinh chủng tử (俱生種子): Còn gọi là bản tánh trụ chủng (本姓住種) = hạt giống trong bản tánh, hạt giống bẩm chất.a) Hạt giống vốn có, bắt đầu từ nhiều kiếp trước, tạo tính bẩm năng, thần đồng, thiên tài, tài năng, năng khiếu, giỏi giang hơn.b) Hạt giống bản năng: Khuynh hướng hưởng thụ tính dục, tham lam, si muội.- Tạo tính tiềm năng, dễ nhớ, ấn tượng, hoạt dụng mạnh. Chỉ cần xúc tác là tái hiện.Thỉ khởi chủng tử (始起種子): Hạt giống mới gieo, mới sinh, mới nổi dậy. Còn gọi tậpsở thành chủng tử, tức hạt giống do huân tập (xông ướp) mà hình thành.Nếu mới toanh: Yếu ớt, cần chăm sóc, hỗ trợ, dễ bị quên lãng, bị vô hiệu hoá.Nếu thay thế hạt giống khác: Hấp lực mạnh, thu hút hơn, gây ấn tượng; hỗ trợ chuyển nghiệp tốt hơn hoặc xấu hơn. Chủng tử hữu lậu (): Trổ quả thiện và ác trong ba cõi.Chủng tử vô lậu (): Trổ quả an vui và giải thoát. Nghĩa đăng (tr.859c17): “Trong địa vị phàm phu, vô lậu chưa phát sinh nên nó không thể là cái huân tập, cũng không phải tồn tại từ vô thủy.”
2. QUAN HỆ GIỮA HẠT GIỐNG
Nếu không có dụng ý, các hạt giống nằm nguyên, tách lập nhau, không ảnh hưởng nhau.Do tác động của huấn luyện, hạt giống tương tác, bù trừ, mạnh ảnh hưởng, yếu bị loại trừ.Tiếp biến hạt giống: giằng xé, giành quyền ngự trị, thay thế, loại trừ IV.Quán tính của hạt giống:Tập khí (vāsanā): tập khí, huân tập, tàn khí, tập quán dư tàn. Động từ căn, hoặc 1. vās(vāsayati): xông ướp, xông hương. 2. vas (vasati): ở, cư trú. Thắng man theo nghĩa sau,dịch là trụ địa. - Còn gọi là huân tập. Tập : Thói quen, cơn nghiện, lệ thuộc thân và tâm lý.- Huân=>Chân Huân Tập: Xông ướp đúng giá trị của chính nó. Còn gọi sở huân tập = cái được xông ướp. Ướp mùi sen vào trà = trà sen. Ướp mùi hương vào gỗ = gỗ thơm. Mồ hôi trên cơ thể tạo áo quần hôi.-Sự lập lại có ý thức về hành động = thói quen. Thói quen tạo quán tính của nghiệp. Quán tính tiêu cực tạo lực ghì, kéo. Quán tính tích cực tạo lực đẩy, thôi thúc.
V. Điều kiện huân tập.Cái được huân tập và cái huân tập cần hội đủ bốn nghĩa.
1. Sở huân (1) Tính kiên trụ. Tính bền lâu. Pháp mà thủy chung đồng một loại tiếp nối nhau liên tục
để duy trì tập khí; pháp ấy chính là cái được huân tập. (2) Tính vô ký. Tính trung hòa. Pháp bình đẳng, không có tính kháng cự khả năng dung nạp tập khí; pháp ấy mới có thể được huân tập.
(3) Tính khả huân. Tính hấp thu. Pháp nào có tính tự tại (tự do), không chặt cứng (như đá) để có khả năng dung nạp tập khí, pháp đó mới có thể bị huân tập.(4) Tính cộng đồng hòa hiệp với năng huân. Pháp nào cùng đồng thời và đồng xứ với cái huân tập, pháp ấy mới được huân tập. 2. Năng huân (1) Có tính sinh diệt. Pháp mà không thường hằng, có tác dụng sinh trưởng tập khí; pháp ấy mới là năng huân. Điều này loại ra pháp vô vi; nó không thể là năng huân, vì trước sau không biến đổi, không có tác dụng sinh trưởng.(2) Có tác dụng ưu thắng. Pháp có tính sinh diệt mà thế lực tăng thịnh để dẫn sinh tập khí;pháp ấy mới là năng huân. Điều này loại ra tâm, tâm sở thuộc dị thục; vì thế lực yếu kém nên chúng không thể là năng huân.(3) Có tăng giảm. Pháp có tác dụng ưu thắng, lại có tăng có giảm, duy trì tập khí; pháp ấy mới là năng huân. Điều này loại trừ pháp thiện viên mãn nới Phật quả; vì không tăng không giảm nên không thể là năng huân. Nếu nó là năng huân thì không phải là viên mãn; vì như vậy Phật quả trước sau có ưu có khuyết.(4) Cùng với sở huân hòa hiệp mà chuyển. Nếu cùng với cái được huân tập mà đồng thời,đồng xứ, không tương tức, không tương ly; pháp ấy mới là năng huân. Điều này loại trừtha thân, sát na tước sau, vốn không có ý nghĩa hòa hiệp; cho nên nó không phải là năng huân
BÀI 12: THỨC MẠT-NA (MANAS)
I. NGUYÊN VĂN CHỮ HÁN已說初能變。第二能變其相云何。頌曰5次第二能變 是識名末那 依彼轉緣彼 思量為性相6四煩惱常俱 謂我癡我見 并我慢我愛 及餘觸等俱7有覆無記攝 隨所生所繫 阿羅漢滅定 出世道無有DỊCH NGHĨA.Đã trình bày thức năng biến thứ nhất. Bản chất của thức năng biến thứ hai là gì? Kệ tụng trình bày như sau:Biểu hiện thức mạt-na chấp dínhQuen suy lường, dự tính tinh chuyênNương vào năng biến đầu tiênChấp cho là thật của mình luôn phiên.Bốn phiền não thường xuyên làm bạn Nào ngã si, ngã mạn huênh hoangNgã kiến, ngã ái đeo mang Luôn cùng xúc thảy tương ưng thưở nào Về tính chất hữu phú vô ký.Luôn bám theo tàng thức xưa nay Đến khi quả thánh hiển bày.Diệt thọ tưởng định, thức này mới ngưng.Dịch văn xuôi:Thức năng biến thứ hai có tên là thức mạt-na. Thức này nương vào thức thứ tam mà chuyển rồi lại chấp thức thứ tám làm đối tượng. Đặc tính và tướng trạng của thức mạt-na là tư duy. Nó thường đồng hành với bốn phiền não, gồm ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái và tương ưng với các tâm lý phổ quát là xúc, tác ý, thọ, tưởng và tư. Về tính chất, thức này thuộc hữu phú vô ký và bị ràng buộc vào chỗ thọ sinh. Khi chứng quả A-la-hán, trong định không còn ý niệm và đạo xuất thế, thức mạt-na mới kết thúc hoạt dụng.KHÁI NIỆM - Thức mạt-na (manas- vijñāna 末那識) là hoạt dụng chấp trước của tâm theo nguyên tắc trì nghiệp (karmadhāraya 持業釋). ôm ghì, níu lấy kiến phần (chủ thể) của Alaya làm tự ngã nên còn gọi là thức chấp ngã, Vận hành không ngưng nhưng có chuyển dịch nên gọi là chuyển thức. - Sự tích tập của nó kém hơn tâm, vì đặc nặng chọn lựa. Liễu biệt của nó kém hơn các thức khác. Đong, đo, tính, đếm, thủ lợi.- Du-già 63 (tr. 651b19): Các thức được gọi chung là tâm-ý-thức. Phân theo tính chất, thức a-lại-da là tâm (citta), vì tích lũy (cinoti, ācinoti, upacinoti) các hạt giống. .. Mạt-na được gọi là ý(manas), vì có khuynh hướng chấp (manyate, abhimanyate) ngã, ngã sở… Các thức còn lại gọichung là thức (vijñāna), vì tính nhận thức (vijñāpayanti) các đối tượng riêng biệt.* Ý căn (意根): Sở y của ý thức thứ để nhận thức vạn pháp. Còn gọi là thắng nghĩa căn.* Truyền tống (傳送識): Thu nhận ảnh tượng vào nội tâm và cất giữ ở Alaya sau khi đượcý thức nhận thức. Đồng thời, chuyển ảnh tượng từ Alaya trình diện ý thức để hồi tưởng. thíchthì thu nạp, không thích thì tống khứ. Khuynh hướng thái độ, thành kiến, kiến chấp, phân ranh giới nhị nguyên Câu sinh ngã chấp (俱生我執): Alaya theo nghiệp lực thọ sanh vào cõi nào thì mạt-na bám theo đó làm ngã.BẢN CHẤT VÀ PHẠM VI- Du-già 63 (tr. 651b22): “Mạt-na, tức ý, trong tất cả mọi thời, hằng chấp ngã, ngã sở, ngã mạn.”1. Tính chất : Hằng thẩm và tư lương (mananātmakam: 思量為性相) và thẩm sát = hình thái hoạt động của nó.-Du-già 63 (tr. 651b22): “Mạt-na, tức ý, trong tất cả mọi thời, hằng chấp ngã, ngã sở, ngã mạn.”- Cơ chế tự tồn, bản năng ái, thủ.2. Đối tượng : Hợp với đới chất cảnh (帯質境) trong ba cảnh (tánh cảnh, độc ảnh, đới chất) - Đối tượng của mạt-na là đới chất cảnh (the realm of representations) = ý tượng về sự vật #bản thân sự vật. Dựa tánh cảnh (sự vật) mà tạo ra vẽ riêng theo ý mình. Bản sao về sự vật.- Tùy duyên chấp ngã, lượng vi phi (隋缘執我量為非). - hằng thẩm tư lương ngã tướng tuỳ (恆讅餈粱我相隨)- Ngã tướng đới chất = “mình với ta tuy hai là một, ta với mình tuy một mà hai”. 3. Phạm vi tái sinh (giới hệ): Có mặt ở ba cõi và sáu đường.Du-già 51 (tr. 580b): “Do có a-lại-da nên có mạt-na … Do mạt-na này, trong trạng thái vô tâm hay hữu tâm, luôn luôn cùng vận hành với a-lại-da, duyên vào a-lại-da làm cảnh giới.” Hiển dương 1 (tr. 480c23): “Ý, được sản sinh từ chủng tử trong thức a-lại-da, rồi trở lại lấy thức đối làm đối tượng sở duyên.” Tạp tập 2 (tr. 702a06): “Ý, trong tất cả thời, duyên vào thức a-lại-da. Bản chất của nó là tư duy (tư độ).”-Đam mê chấp trước ngã pháp và quản lý tất cả hạt giống. - Sở y của Mạt-na: Y bỉ chuyển (依彼轉 tad āśritya pravartate) : Nương vào thức kho tàng mà chuyển hiện, đặc biệt là các hạt giống trong thức kho tàng.- Du-già 51 (tr. 580b14): Chỗ nào có thức kho tàng chỗ đó có mạt-na. Du-già 51 (tr. 580b15): “Do có mạt-na làm y chỉ mà ý thức hoạt động. Cũng như năm thức thân do y chỉ năm căn mà hoạt động. Không thể nói ý thức không có ý căn.”- Mạt-na nhiễm ô duyên vào đó mà chấp là ngã tức hệ thuộc vào đó, nên nói là hệ thuộc vào đó.- tùy sở sinh sở hệ 隨所生所繫 (yatrajas tanmayair): tái sinh vào chỗ (giới địa) nào, (nó tương ưng) với những gì được tác thành trong (giới địa) đó.- bỉ sở hệ 彼所繫. Skt. tanmaya: được tác thành bằng cái đó. Sthiramati; yatra dhātau bhūmauvā jātas taddhātukaiḥ tadbhūmikair eva ca sampraỵujuyate, tái sinh vào giới (ba giới) hay địa(chín địa) nào, nó tương ưng với những cái thuộc về giới đó, địa đó.
4. Nhận thức: Hợp với phi lượng (非量) trong ba lượng. 5. Nghiệp dụng : Chỗ nương của 6 thức giác quan. Khi tu quán hạnh, chỉ nhờ thức thứ sáu mà được đoạn chuyển.
6. Duyên : Ứng với 3 duyên : căn cảnh duyên, tác ý duyên và chủng tử duyên.
7. Đặc tính : Hữu phú vô ký.Thuộc hữu phú vô ký, chứ không là gì khác. - Hữu phú: pháp nhiễm ô, chướng ngại Thánh đạo, che khuất tự tâm.- Vô ký: vì không phải thiện hay bất thiện. Trung tính theo tình huống. - Do định lực mà các phiền não bị đè nén nên chúng thuộc tính chất vô ký. Các pháp nhiễm ô lấy thức này làm sở y và cùng tồn tại, chúng vi tế, vận chuyển một cách tự nhiên, cho nên cũng được nói là vô ký. Nếu đã được chuyển y, nó chỉ có tính thiện.8. Tương ưng thọ.Câu hữu với hỷ thọ, vì thường xuyên chấp tự nội là ngã nên phát sinh hỷ thọ.
- Khi sinh vào vào ác thú, nó tương ưng với ưu thọ.- Sinh vào loài người, dục giới thiên và tĩnh lự đầu, tương ưng với hỷ thọ; vì nó duyên vào quả của nghiệp thiện và các địa có hỷ.- Ở thiền ba, tương ưng lạc thọ, vì duyên vào quả của nghiệp thiện và địa có lạc.- Ở thiền bốn, tương ưng với xả thọ.
9. Tương ưng tâm sở: 5 biến hành, 1 huệ trong 5 biệt cảnh, 4 căn bản phiền não (si, kiến, mạn, ái) và 8 đại tuỳ phiền não (trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, toán loạn, bất chánh tri).
10. Bốn phiền não“câu” 俱 (sahita): được kết hợp, được buộc chung (tương ưng), cùng có mặt với.
- ngã si, ngã kiến, ngã mạn, ngã ái (ātmadṛṣṭyātmamohātmamanātmasnehasaṃjñitaih).- Ngã si = vô minh, ngu muội đối với ngã tướng, mê mờ lý vô ngã.- Ngã kiến = ngã chấp; cho rằng pháp phi ngã là ngã. Không bao gồm kiến thủ (cố chấp quan điểm), giới cấm thủ (cố chấp giới hành). Có năm kiến: thân kiến (satkāyadṛṣṭi), biên kiến
(antagrāhadṛṣṭi), tà kiến (mithyādṛṣṭi), kiến thủ kiến (dṛṣṭiparāmārśa), giới thủ kiến (śīlaparāmarśa).
- Ngã mạn = cao ngạo, cậy vào ngã làm tâm bốc cao. So sánh hơn, thua, bằng.- Ngã ái = đắm trước ngã, ngã tham.=> Xuất hiện, khuấy đục nội tâm, làm chuyển thức bị tạp nhiễm ; hữu tình do đây mà sinh tử
luân hồi, không thể xuất ly, nên gọi là phiền não.- Du-già 55 (tr. 603a25)” “Hoặc ái nhiễm (tham) cùng mạn, kiến tương ưng. Vì khi ái nhiễm, khiến cho tâm bốc cao, hoặc suy cầu.” Nhưng Du-già 58 (tr. 623a05): “Tham khiến cho tâm thấp hèn. Mạn khiến cho tâm bốc cao. Cho nên, tham và mạn lại trái nghịch nhau.”- # ố tác, hối tiếc: Căn cứ vào hiện tại, không hối hận việc quá khứ.- Hướng nội, chấp ngã, không hợp với các tâm sở khác.- Nó thẩm sát vi tế, nên không tương ưng với 10 tuỳ phiền não (phẫn, hận v.v...) vốn thô động.- Không tương ưng vô tàm, vô quý (=bất thiện), trong khi thức này thuộc vô ký.
CHUYỂN MẠT-NA.A-la-hán: Xả tàng thức nên mạt-na không còn chỗ trú thân.- A-la-hán: chuyển câu sinh pháp chấp và câu sinh ngã chấp, thành bình đẳng tánh tríDu-già nói, “Mạt-na nhiễm ô làm y chỉ của thức. Khi nó chưa diệt thì triền phược đối với liễubiệt về các tướng chưa thể được giải thoát. Sau khi mạt-na diệt, sự triền phược bởi tướng được giải thoát.”Diệt tận định: hết tâm vương và tâm sở của 6 thức giác quan và diệt tâm sở tạp nhiễm trong mạt-na.A-na-hàm thuộc bậc hữu học chứng đắc. Vì cực kỳ tịch tĩnh; do đó, ở đây nó cũng không tồn
tại. Do chủng tử của nó chưa bị vĩnh viễn đoạn trừ, nên sau khi xuất diệt tận định, rời khỏi Thánh đạo, thức này hiện hành trở lại cho đến khi nào (chủng tử của nó) bị diệt.Xuất thế đạo (lokottaramārga) = vô lậu đạo. Tì-bà-sa 66 (tr.340c18): Sơ quả và A-la-hán quả đạt được bằng vô lậu đạo. Hai quả trung gian đạt được bằng cả hữu lậu đạo và vô lậu đạo. Do quán 16 hành tướng của bốn Thánh đế mà đạt được, gọi là vô lậu đạo.
BÀI 13: BẢN CHẤT Ý THỨC
I. NGUYÊN VĂN CHỮ HÁN
如是已說第二能變。第三能變其相云何。頌曰
8次第三能變 差別有六種
了境為性相 善不善俱非
16意識常現起 除生無想天
及無心二定 睡眠與悶絕
Thức năng biến giác quan sáu loại Là mắt, tai, mủi, lưởi, ý, thân Thói quen nhận biết cân phân Thiện, ác, vô ký bao gồm cả baNguồn ý thức luôn khi hiện khởi Trừ sinh về trời vô tưởng thiên Ngủ say, bất tỉnh triền miên Định không ý niệm thức này tạm ngưng. DỊCH NGHĨA.Như vậy, đã nói xong thức năng biến thứ hai. Bất chất của thức năng biến thứ ba như thế nào? Tụng nói: Thứ đến là thức năng biến thứ ba, có sáu loại khác nhau. Hoạt động của chúng là nhận thức đối tượng. Tính chất của chúng gồm thiện, bất thiện, phi cả hai. ..Nương vào ý thức làm nền tảng, năm thức giác quan theo duyên phát huy tác dụng. Có khichúng đồng hành với ý thức như sóng nương vào nước, có khi ý thức hoạt động một mình. Ý thức luôn hoạt động, ngoại trừ các trường hợp sau đây: Sinh về cõi trời vô tưởng, nhập diệt thọ tưởng định, ngủ say và bất tỉnh thì tạm ngưng hoạt động.
II. Các ngộ nhận về ý thức- Sáng kiến, chế tạo: người máy (Robot), phi thuyền, nhà lầu xe hơi, hoa ni lông v.v...
- Ý thức (mental consciousness) # não bộ (brain center) do nervous systems tác dụng = cấu tạo bởi vật chất. Không có từ não. Não là phương tiện tốt để ý thức hoạt động.- Ý thức # trung tâm phân phối 5 thức giác quan: vào mắt thì thấy, vào tai thì nghe. Vd. Mắt không chịu ngủ thì phải uống thuốc ngủ. => Năm thức thân đều y ý mà hoạt động. Chỉ đạo 5 giác quan. - Ý thức # linh hồn. Có mặt 4 tháng sau khi thụ thai. Ngưng sau khi chết.
III. Quan hệ ý thức với các thức - Nương vào ý căn làm nền, pháp trần làm đối tượng. Nhờ Mạt-na cung cấp dữ liệu mới nhớ lại điều muốn nhớ.- Ý Thức chỉ hiểu biết gián tiếp thực tại qua ảnh tử (Illusions) do 5 giác quan cung cấp.- Thức giác quan nào tiếp xúc đối vật đó, tạo ra tri giác tương thích. - Chúng không thể nhận biết được chiều sâu về tánh chất, giá trị và ý nghĩa của sự vật đó. Mờ nhạt, biến dạng nếu ý thức không đồng hành. - Không có hợp tác của 5 giác quan, ý thức tiếp xúc cảnh không thể chất.
IV. Đối tượng nhận thức
1) Tánh cảnh (the realm of things in themselves): Cảnh chính nó, sự vật chính nó, vật tự thân (Kant) có thể tướng dụng. Cảnh vật chưa bị định danh, dán nhãn của con người.
a. Vô bản chất tánh cảnh: Ảnh tượng trong năm giác quan. Bản phôi/ khuôn của sự vật.
b. Hữu bản chất tánh cảnh: cảnh thật của từng giác quan. Bản chánh về sự vật được làm từ phôi/khuôn.
2. Đới chất cảnh (the realm of representations): cảnh liên đới bản chất, cảnh gần tánh cảnh nhưng
không phải. Quảy theo, đèo theo, mang theo, mang theo có hơi hưởng của bản chất.
a. Chân đới chất: Có liên đới bản chất thật. Mạt-na duyên kiến phần của thức alaya thì tướng
phần này là liên đới thật.
b. Tợ đới chất: Người trong mộng: “ý trung nhân”
3. Độc ảnh cảnh (the realm of mere images): Ảnh tượng đơn độc. Không từ chủng tử sinh.
a. Hữu bản chất độc ảnh cảnh: Nương vào 5 giác quan rồi tạo ảnh tượng để duyên. Tư duy sáng tạo
b. Vô bản chất độc ảnh cảnh: Tưởng tượng ra lông rùa, sừng thỏ, hoa đớm, quáng nước, khoa
học viễn tưởng. Phim người trẻ tóc bạc.
V. Bản chất nhận thức: Hiện lượng (chân và tợ), tỷ lượng, phi lượng
Tính chất: Thiện, ác và vô ký. “công vi thủ, tội vi khôi”. - Huyền Trang: “động thân phát ngữ độc vi tối, Dẫn mãn năng chiêu nghiệp lực khiên” (Thức thứ sáu nầy có công năng hơn hẳn các thức khác về việc làm phát sinh hành động của thân thể và ngôn ngữ. Nó tạo ra dẫn-nghiệp và mãn-nghiệp có công năng đưa đến quả báo đời sau). VI. Quan hệ tam nghiệp
Tương ưng: Tất cả 51 tâm sở.- Đạo diễn thân và khẩu. Tạo nghiệp: Tác ý, kế hoạch, phương tiện, hành vi.
- Pháp cú 165: thiện ác do ta, tịnh uế do ta. Không ai tịnh nhiễm ai.
BÀI 14: NHÂN DUYÊN CỦA THỨC
I. NGUYÊN VĂN
已廣分別三能變相為自所變。二分所依云何應知依識所變假說我法非別實有。由斯
一切唯有識耶。頌曰
17是諸識轉變 分別所分別
由此彼皆無 故一切唯識
若唯有識都無外緣。由何而生。種種分別。頌曰
18由一切種識 如是如是變
以展轉力故 彼彼分別生
Dịch nghĩa[Các bài kệ trước] đã trình bày khá bao quát về đặc tính của ba thức năng biến như chủ thể chuyển biến làm sở y cho chủ thể nhận thức (kiến phần) và đối tượng nhận thức (tướng phần). Làm sao biết được chúng là những ảnh tượng nương vào thức mà có, để nói rằng tôi (ngã) vàthế giới (pháp) chỉ là những giả thuyết trên sự biến chuyển của thức, mà không phải là những thực tại riêng biệt, để từ đó cho rằng tất cả duy chỉ là thức? Tụng ghi rằng:Các thức biến bao gồm chủ thể Và đối tượng phân biệt cùng nhau Vậy nên, chẳng thật hữu đâu Gọi là duy thức là do nghĩa này.(Sự chuyển biến của các thức chính là chủ thể phân biệt và đối tượng được phân biệt. Do ý nghĩa này, cái đó không thực hữu, vì vậy nói rằng tất cả duy chỉ là thức).Nếu chỉ là thức, không hề có các duyên ngoại tại, vậy do đâu mà các hiện tượng sai biệt có mặt? Tụng ghi rằng :Thức hạt giống luôn khi chuyển hiện Rồi hỗ tương tiếp biến [đa chiều]Do vì hoạt động vừa nêu Cấu trúc phân biệt thế này, thế kia.
II. Chuyển biến của thức
Thức chuyển biến bao gồm thức hạt giống, thức chấp ngã và sáu thức giác quan.- Các thái độ tâm lý cũng chuyển biến theo mô thức chuyển biến của thức mà chúng liên hệ.- Chuyển biến liên hệ đến chủ thể và đối tượng nhận thức (kiến phần = phân biệt + tướng phần = sở phân biệt)Không có thật ngã và thật pháp nào tồn tại, chỉ là giả thể tồn tại trong sự tương đối với thức- Nhận thức về hữu thể trong tồn tại chỉ là nhận thức ảnh tượng của thực tại.- Các hữu thể tồn tại là tồn tại trên tính điều kiện, nên không thực hữu- Sự hiện hữu của chúng được tiếp nhận bằng nhận thức qua ảnh tượng của chúng- Do phân biệt và chấp trước, các hình ảnh tợ ngoại giới được cho là ngã và phápThập địa kinh 5 (T10n287, tr. 555a25):了達三界唯是心十二有支依心有.Thập địa luận 8 (T26n1522, tr. 169a15), dẫn kinh: 是菩薩作是念三界虛妄但是一心作.Hoa nghiêm 25 (T9n278, tr. 558c10): 三界虛妄。但是心作。Hoa nghiêm 37 (T10n279, tr. 194a14): 三界所有。唯是一心。Giải thâm mật 3 (T16n676, tr. 698b2): 我說識所緣唯識所現故。Duy-ma-cật 1, T14n475, tr. 541b18: 心垢故眾生垢 心淨故眾生淨.
III. Duy thức và thế giới- Thế giới ngoại tại vẫn tiếp tục hiện hữu trong tính tương đối và duyên khởi của nó- Uẩn, xứ, giới cũng như thế, được nhận thức bằng hiện lượng.- Cảnh của hiện lượng là tự tướng phần.- Cái được trực tiếp nhận biêt chính là sở biến của tâm ta.- Ảnh tượng về thế giới do thức tiếp nhận là không tồn tại thực, như cảnh chiêm bao.- Duy thức cũng giống như tấm gương mà vật hiện trong đó tợ như ngoại cảnh.
IV. Bốn điều kiện (Tứ duyên)
1). Nhân duyên gồm chủng tử và hiện hành.
a. Chủng tử là công năng đặc biệt của các giới, địa, thiện, nhiễm, vô ký ở trong bản thức.Nó dẫn sinh công năng cùng loại kế tiếp và sinh khởi hiện quả cùng loại đồng thời
b. Hiện hành là thể hiện của bảy thức cùng các tâm sở tương ưng.Là pháp huân tập bản thức để sản sinh chủng tử cùng loại.- hiện hành dị loại và đồng loại hỗ tương tác động làm nhân duyên
2) Đẳng vô gián duyên.- Duyên đồng chủng loại, liên tục không gián đoạn, cái trước mở đường làm điều kiện cho cái sau quyết định sinh khởi.- Tâm sở thường xuyền cùng vận hành với tâm, tương ưng với tâm, hòa hiệp như một, do đó hỗ tương làm đẳng vô gián duyên.- Thức hạt giống trong ba cõi làm đẳng vô gián duyên, vì sinh tử trong các cõi dưới, trên, có thể mở đường cho nhau.
3) Sở duyên duyên.Pháp nào mà tâm, hoặc tương ưng của tâm, mang ảnh tượng của nó, được tư lự, được ỷ thác,
pháp ấy được gọi là sở duyên duyên.Cái mà tách ngoài thể năng duyên, nhưng nó là chất thể, dẫn khởi cái được tư lự, được ỷ thác nội tại, cái đó gọi là sơ sở duyên duyên.Tất cả năng duyên đều có thân sở duyên duyên, vì nếu không có cái để nó tư lự, ỷ thác nội tại thì thức không thể sinh khởi. Đối với sơ sở duyên duyên, có thể có, hoặc có thể không; vì không cần đến cái bên ngoài làm chỗ để ỷ thác và tư lự, thức vẫn có thể sinh khởi.Vì cần phải dựa gá chất thể sở biến bởi thức khác bấy giờ chính nó mới biến thái.- Thức mạt-na vì câu sinh nên phải dựa gá chất thể bên ngoài => sơ sở duyên duyên.- Ý thức nhạy bén, vận hành, hoặc Thánh hoặc phàm, có thể cần dựa gá ngoại chất,cũng có thể không cần; sở duyên duyên không nhất định có hay không có.- Năm thức giác quan cần sở duyên duyên, vì nó thô, chậm lụt, yếu kém, nên cần gá chất thể ngoại tại.
4. Tăng thượng duyên.Cái có thể dụng chi phối, thuận hay nghịch các cái khác. Gây ảnh hưởng sinh, trụ, thành và đắc. Tác dụng mạnh mẽ.
V. MƯỜI NHÂN
1. Tùy thuyết nhân và ngữ y xứ.Ngữ y xứ là tính thể của ngôn ngữ được dẫn khởi bởi pháp, danh, tưởng. Y trên cơ sở này mà lập tùy thuyết nhân.Tùy theo danh tự, tướng được nắm bắt, được chấp chặt, mà ngôn thuyết khởi lên. Cái nói làm nhân cho cái được nói.
2. Quan đãi nhân và lãnh thọ y xứ.Quan hệ tương tác dẫn khởi. Do quan hệ tương tác với cái này mà các sự vật kia hoặc sinh,hoặc trụ, hoặc thành, hoặc đắc. Cái này là quan đãi nhân của cái kia.Lãnh thọ y xứ là tính chất quan hệ tương tác giữa cái lãnh thọ và cái được lãnh thọ.
3. Khiên dẫn nhân và tập khí y xứ.Nhân lôi kéo dẫn đến kết quả của chính nó.Tập khí y xứ là chủng tử, hoặc nội tại hoặc ngoại tại, chưa đến giai đoạn chín muồi.
4. Sinh khởi nhân và hữu nhuận chủng tử y xứ.Nhân sản sinh kết quả gần của chính nó..Hữu nhuận chủng tử y xứ là các loại chủng tử nội hay ngoại tại đã đến giai đoạn chín muồi.
5. Nhiếp thọ nhân và tổng thể sáu y xứ.Năm điều kiện trợ lực hoàn thành pháp hữu lậu và sáu điều kiện trợ lực hoàn thành vô lậu.Vô gián diệt y xứ là đẳng vô gián duyên của tâm, tâm sở các thứ. Cảnh giới y xứ là sở duyên duyên của tâm, tâm sở các thứ.Căn y xứ là sáu căn làm sở y cho tâm, tâm sở.Tác dụng y xứ là tác dụng công cụ đối với nghiệp được tạo tác.Sĩ dụng y xứ là tác dụng của tác giả đối với nghiệp được tạo tác.Chân thật kiến y xứ là kiến vô lậu; trừ việc dẫn sinh chủng tử của chính nó, những gì hỗ trợ, dẫn sinh, chứng đắc pháp vô lậu.
6. Dẫn phát nhân và tùy thuận y xứ.Điều kiện dẫn phát tùy thuận các pháp đồng loại có ưu thế hơn.Tùy thuận y xứ là các hành, bao gồm cả chủng tử và hiện hành, với các tính chất vô ký, nhiễm, thiện.
7. Định dị nhân và sai biệt công năng y xứ.Nhân sản sinh quả trong giới hệ của nó, và khiến đạt được quả trong Thừa của nó.Sai biệt công năng y xứ là các pháp hữu vi, mà mỗi thứ, có thế lực khiến phát khời hay chứng đắc quả của chính nó.
8. Đồng sự nhân và hòa hiệp y xứ.Bao gồm từ quan đãi nhân cho đến định dị nhân, các nhân này đều cùng chung hoạt động như sản sinh, tồn tại, v.v.Hòa hiệp y xứ là lực hòa hiệp của các y xứ, từ lãnh thọ cho đến sai biệt công năng y xứ, trong sự sản sinh, tồn tại, hoàn thành, đạt quả.
9. Tương vi nhân và chướng ngại y xứ.Các yếu tố vi nghịch các sự kiện sinh v.v.Chướng ngại y xứ là pháp gây chướng ngại trong quá trình sản sinh, tồn tại, hoàn thành, đạt quả.
10. Bất tương vi nhân và bất chướng ngại y xứ.Nhân không vi nghịch sự kiện sinh v.v. Bất chướng ngại y xứ là pháp không gay chướng ngại trong quá trình sinh, trụ, thành, đắc.
VI. NĂM QUẢ.Nhân duyên hoà hợp tạo ra quả.
1. Dị thục là pháp vô ký, thuộc dị thục sinh, trong tương tục của bản thân, được chiêu dẫn bởi các pháp bất thiện và thiện hữu lậu. được đạt đến từ các nhân khiên dẫn, sinh khởi, định dị, đồng sự, bất tương vi, và duyên tăng thượng.
2. Đẳng lưu là đồng loại được dẫn bới tập tính thiện v.v.; hoặc quả vận chuyển theo sau tương tợ nghiệp đi trước.- Đạt được từ các nhân khiên dẫn, sinh khởi, nhiếp thọ, dẫn phát, định dị, đồng sự, bất tương vi, và duyên thứ nhất.
3. Ly hệ quả là pháp vô vi, thiện, được chứng đắc do đoạn trừ các chướng bằng Thánh đạo vô lậu.- Đạt được từ các nhân nhiếp thọ, dẫn phát, định dị, đồng sự, bất tương vi, và duyên tăng thượng.
4. Sĩ dụng quả là các sự nghiệp được hoàn tất bởi các công cụ hành động dựa vào các tác giả.a. đạt được từ các nhân quan đãi, nhiếp thọ, đồng sự, bất tương vi và duyên tăng thượng; b. từ quan đãi, khiến dẫn, sinh khởi, nhiếp thọ, dẫn phát, định dị, đồng sự, bất tương vi, và ba duyên trừ sở duyên.
5. Tăng thượng quả: trừ bốn trương hợp trên, các quả đạt được còn lại. Đạt được từ tất cả mười nhân và bốn duyên.
BÀI 15: TÂM LÝ PHỔ QUÁT (遍行心所)

I. NGUYÊN VĂN


09此心所遍行 別境善煩惱隨煩惱不定 皆三受相應10初遍行觸等 次別境謂欲 勝解念定慧 所緣事不同Dịch nghĩa.Các tâm sở bao gồm nhiều nhóm:Nào biến hành, biệt cảnh, thiện căn Não phiền có gốc, nhánh cành.Cùng nhóm bất định khó phân tính tình.Tâm biến hành bao gồm năm loại.Xúc, tác ý, tưởng, thọ và tư.Năm biệt cảnh vốn gồm thâu.Dục, niệm, thắng giải, định và tuệ căn.
II. TỔNG QUAN VỀ TÂM SỞ
Đặc tính- Tâm thức là tổng hợp của nhiều sở hữu tâm.- Năm giác quan = những cảm giác thuần túy. Khi có đồng hành của tâm sở, tri giác nhị nguyên xuất hiện.- Đặc điểm chung: đồng biết một cảnh với tâm, đồng nương một căn với tâm, đồng sanh và đồng diệt với tâm. Có mặt trong tất cả tâm (Abhidhamma 121 tâm).Phân loại tâm sở hữu pháp (心所有法): 51 gồm 6 loại
a. 5 Biến hành (遍行心所): Xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư.
b. 5 Biệt cảnh: (別境): Dục, thắng giải, niệm, định, huệ.
c. 11 Thiện (善): Tín, tàm, quí, vô tham, vô sân, vô si, tinh tấn, khinh an, bất phóng dật, hành
xả, bất hại.
d. 6 Căn bản phiền não (根本煩惱) có 6: Tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến (ác kiến có 5: thân
kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ).
e. 20 Tùy phiền não (隨煩惱: Chia làm 3 loại:Tiểu tùy (小隨) có 10: Phẫn, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siểm, hại, kiêu.Trung tùy (中隨) có 2: Vô tàm, vô quí.Ðại Tùy (大隨) có 8: Trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn, bấtchánh tri.
f. 4 bất định (不定): Hối, miên, tầm, tư.
III. TÂM SỞ BIẾN HÀNH- Tâm sở biến hành (遍行心所): Gồm xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư. - Abhidhamma: Sở hữu biến hành (Sabbacittasādhāranā): Xúc, thọ, tưởng, tư, nhất hành, mạng quyền, tác ý.- Xuất hiện với các tâm bất thiện (Akusalacitta), tâm thiện (Kusalacitta) tâm quả (Vipakacitta) và tâm tố (Kiriyacitta). Xuất hiện ở các cõi, trừ chúng sinh vô tưởng (Asanna-satta) (là cõi chỉ gồm toàn sắc pháp mà không có danh pháp.
1. Xúc (Phassa):- Một trong 4 thức ăn và 1 mắc xích trong 12 nhân duyên.- Chữ Phassa xuất phát từ ngữ căn Phas = xúc chạm.- Sự đụng chạm của thân căn với các vật rắn (địa pháp) = Xúc chạm của chủ thể với đối
tượng về mặt vật chất hay tinh thần.- Xúc gồm ba yếu tố sau: Vật lý (Vatthu), vật thể (Votthapana) và ý thức (Citta). = thực phẩm giữa căn, cảnh và thức.: “Sự hòa hiệp của ba sự làm phát sinh xúc. Duyên bởi hỷ xúc mà lạc thọ phát sinh.”: ba thọ này phát sinh từ xúc, có gốc rễ là xúc, nhân duyên bởi xúc, lấy xúc làm điều kiện (Tisso imā, bhikkhave, vedanā phassajā phassamūlakā phassanidānāphassapaccayā).- Giúp phát khởi tâm và tâm sở => làm sở y cho thọ. Kinh Khởi tận: Các uẩn thọ, tưởng, hànhlấy xúc làm duyên. Du-già: sở y cho thọ, tưởng và tư.* Nhãn xúc: Tiếp xúc của mắt (nhãn căn) với hình thái, màu sắc (cảnh sắc)=>thị giác.* Nhĩ xúc: Tiếp xúc của lỗ tai (nhĩ căn) với âm thanh (cảnh thinh)=> thính giác.* Tỷ xúc: Tiếp xúc của lỗ mũi (tỷ căn) với mùi (cảnh khí)=> khứu giác.* Thiệt xúc: Tiếp xúc của cái lưỡi (thiệt căn) với vị (cảnh vị) => vị giác.* Thân xúc: Tiếp xúc của thân (thân căn) với đất, nước, lửa, gió (cảnh xúc) => xúc giác.* Ý xúc: Tiếp xúc ý căn (ý quyền) với ý niệm (cảnh pháp).- Xúc và phương pháp thay thế: tại mỗi sát-na chỉ có một tâm xuất hiện theo điều kiện khác nhau. Các pháp môn dựa vào xúc tâm sở, giúp hành giả được an định. 2. Tác ý (Manasikāra):- Là gom thâu đối tượng làm thành cảnh cho tâm (Ārammanaṃ manasipatipādāyatīti: Manasikāra).- Tác ý (manaskāra) là vận dụng (ābhoga) của tâm; dẫn tâm đến hay duy trì tâm trên đối tượng(ālambane yena cittam abhimukhīkriyate).- Tác ý cũng hạn chế đối tượng trên một khuôn khổ nào đó để tâm nhận thức.- Tạp tập luận 1 (tr.697a28): “Tác ý, thể của nó là tâm đã được phát động; chức năng là duy trì tâm trên cảnh sở duyên. Tức là, thường xuyên dẫn tâm ở trên cảnh này, do đó mà tâm được định. Đó gọi là tác ý.” Chức năng đó quyết định đối tượng cho dòng tương tục của tâm. - Câu-xá 4 (19a21): Tác ý = làm tâm cảnh giác (manaskāraś cetasa ābhogaḥ).
3. Thọ (Vedanā): Đặc điểm: Xúc như đất đai; thọ như lúa thóc. Xúc là nhân, thọ là quả.Xuất phát từ ngữ căn Vid = thọ lãnh => tiếp thu, cảm nhận đối tượng qua lục căn.. Sthiramati: vedanā anubhavasvabhāvā, thọ, có tự thể là cảm nghiệm (lãnh nạp).- Thọ (vedanā): lãnh nạp đối tượng thuận nghịch.- Làm trổi dậy ái và ly biệt: lạc thọ thì muốn hiệp; với khổ thọ thì muốn ly.- Thuận chính lý 2 (tr.338c26): Thọ có hai,
1. chấp thủ thọ: tất cả tâm và tâm sở đều lãnh nạp(cảm nghiệm) cảnh sở duyên riêng biệt của nó;
2. tự tính thọ, lãnh nạp tùy theo xúc, là đặc tính riêng biệt của thọ.Phân loại - Phân theo giác quan, thọ gồm 6:
a) Nhãn thọ, b) Nhĩ thọ, c) Tỷ thọ, d) Thiệt thọ, e) Thân thọ và f) Ý thọ. Phân theo tính chất, có năm thọ: Thọ Khổ: Cảm giác khó chịu, không ưa, không hài lòng, đau đớn. Do thân (thần kinh da) xúc chạm cảnh xấu (nóng quá, lạnh quá, chật quá, rộng quá...).- Thọ Lạc: Thần kinh thân cảm giác hạnh phúc, sung sướng, dễ chịu, khoan khoái, thoải mái, thích thú, hưng phấn.- Thọ Ưu: Cảm giác phiền muộn, khó chịu, bất bình, buồn bực, tức tối, lo lắng, bồn chồn, không yên, dằn vặt, mặc cảm, trầm cảm, lãnh cảm vì gặp cảnh bất như ý, chướng tai, gai mắt- Thọ Hỷ: Cảm giác an vui, thơ thới, thư thái, hân hoan, thích thú, hớn hở, hoan hỷ vì tiếp xúc cảnh ưa thích, hạp ý.- Thọ Xả: Cảm giác trung tính, không vui, không buồn, không ưu, không hỷ. Thọ phi Khổ phi Lạc. Do tiếp tiếp nhận cảnh một cách bình thản.4. Tưởng (Saññā):Đặc tính:- Tưởng: tiếp thu ảnh tượng nơi đối tượng (saṃjñā viṣayanimittidgrahaṇam).- Chữ Saññā xuất phát từ ngữ căn Sam + ñā nghĩa là biết => nhận biết đối tượng có đặc tính riêng biệt như màu xanh, trắng, đen, vàng, tím, ...Nhận biết đối vật hiện tại, hoặc nhớ lại theo kinh nghiệm của ký ức; biết cái đã biết.- Suy tính, dự định, mơ mộng đến các việc trong tương lai.Phân loại:
a) Sắc tưởng: Hồi tưởng, mơ mộng, tương tư về cảnh sắc dựa trên con mắt đã thấy biết.
b) Thinh tưởng: Hồi tưởng, mơ mộng đến các âm thanh mà nhĩ thức đã nghe biết.
c) Khí tưởng: Hồi tưởng, mơ mộng đến các mùi thơm thúi tỷ thức đã ngữi biết.
d) Vị tưởng: Hồi tưởng, mơ mộng đến vị (mặn, ngọt, chua, cay, đắng, v.v...) mà thiệt thức đã nếm biết.
e) Xúc tưởng: Hồi tưởng, mơ mộng đến cảnh xúc (cứng, mềm, nóng, lạnh) mà thân thức đã xúc chạm, cảm nhận.
f) Pháp tưởng: Hồi tưởng, mơ mộng, suy nghĩ đến cảnh pháp (đối tượng của ý thức đã ghi nhận biết.
5. Tư (Cetanā):- Chữ cetanā từ ngữ căn Cit = Suy tính. - Tư, cái tác động tâm và phát động ý (cetanā cittābhisaṃskāro manaścteṣtā). Khiến tâm tạo tác, hướng khởi về thiện, bất thiện.- Trạng thái tính làm, quyết làm, cố tâm nên nó quyết định hành động thiện ác.- Tác ý là nghiệp (Cetanānaṃ Bhikkhavekammaṃ vadāmi)- Với Dục giới tâm, tư chủ động đưa đến tác nghiệp và chất chứa nghiệp.- Với Siêu thế tâm, tư không tạo thành nghiệp và được thay thế bằng trí tuệ (Paññā).- Với các tâm Quả (Vipāka), dù tư có xuất hiện, nhưng không có ảnh hưởng vì các tâm quả là những tâm thụ động nên không thể tạo nghiệp. Phân loại: Tâm sở tư được phân làm sáu loại:
a) Sắc tư: Tác ý về hình thể, màu sắc để mắt ghi nhận cảnh sắc.
b) Thinh tư: Tác ý về âm thanh để tai ý ghi nhận cảnh thinh.
c) Khí tư: Tác ý về mùi để mủi ghi nhận cảnh khí.
d) Vị tư: Tác ý về vị để lưỡi ghi nhận cảnh vị.
e) Xúc tư: Tác ý về vật chất (đất, nước, lữa, gió) để thân ghi nhận cảnh xúc.
f) Pháp tư: Tác ý về ảnh tượng bằng suy nghĩ, hồi tưởng, tưởng tượng để ghi nhậncảnh pháp.


tải về 138.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương