Môn thành duy thức luận bàI 1 TỔng quan về thành duy thức luậN


Bài 7 & Bài 8.PHÁ CHẤP PHÁP



tải về 138.32 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2022
Kích138.32 Kb.
#53893
1   2   3   4   5
môn thành duy thức luận
06 HAT GIONG VA TINH CACH CON NGUOI
Bài 7 & Bài 8.PHÁ CHẤP PHÁP
Trường phái Ni kiền tử: cái ngã có thể thu nhỏ lại trong thân thể hoặc phình to ra theo kích thước của thân thể vật lý.Kiểu thứ 3 là cái ngã nhỏ như cực vi, một thực thể mà chia chẻ ra ko được nữa, là một hạt căn bản, bản ngã này tạo ra vạn vật. Khoa học ngày nay cũng chấp theo kiểu đó, cố tìm ra hạt căn bản. Bản thân chúng ta cũng chấp như vậy, khi chết đi có Thân trung ấm (theo quan niệm PG Bộ phái hay PG Duy thức). Thân trung ấm đó cũng chấp vào cái thân thể của ta vì đó là câu sanh ngã chấp với chúng ta. Nên khi tái sanh, thức của cta sẽ nhìn thấy những sinh vật mà cảnh sắp tới cta sẽ đầu thai vào. Ví dụ như mình đầu thai làm gà hay chó, thì cái ngã của cta sẽ thu nhỏ lại và có hình dáng giống như gà hay chó. Do chấp ngã nên sẽ ra như vậy.Không phải ngẫu nhiên mà ngoại đạo đưa ra 3 kiểu chấp ngã như trên để cho mình bài bác. Mà đó là cảm nhận do sự quán chiếu tu tập, kinh nghiệm và nhận thức về cái ngã của họ được như vậy. Như trường phái Đại Phạm Thiên, họ cho rằng cái ngã là vô hình, nếu chia chẻ ra thì nó là hạt cực vi cực nhỏ, cho nên họ chấp cái ngã là hạt căn bản. PG Bộ phái thì chấp cái ngã: đồng với năm uẩn, hoặc khác với năm uẩn, hoặc giống một phần nào đó của năm uẩn. Có những trường phái chấp cái ngã không đồng với năm uẩn, nên có thêm cái uẩn thứ 6 là cái uẩn vô hình sẽ đi theo mình cho đến khi mình thành Thánh (đến tận cùng của sanh tử).PG Đại thừa cũng có chấp ngã, tu theo Duy Thức thì chấp có A-lại-da thức, tu theo Tổ Sư Thiền thì chấp có cái ngã là chơn tâm phật tánh,…Cho nên, học Duy Thức để phá chấp ngã bằng cách nhìn nhận sự tồn tại của ngã là duyên sinh duyên hợp. Ngài Thế Thân nói nhất thiết pháp không nằm ngoài Bách pháp (100 pháp theo Duy Thức) và tất cả pháp đó đều vô ngã (chứ không phải phủ nhận không có nó). Đây là trình độ tuyệt đỉnh của Phật pháp và thời đó không ai có sáng chế nào mới hơn. Nên bây giờ, chúng ta học là học lại cái cũ này.Hôm nay, mình học bài “Phá chấp pháp” là phá chấp pháp của ngoại đạo như các trường phái Thắng luận, Số luận, Đại tự tại thiên luận, và phá chấp pháp của 7 vị ngoại đạo. Còn PG Bộ phái có đến 11 bộ phái rất dài, nó liệt kê từng món một trong 100 pháp theo phương pháp Tôn–Nhân–Dụ và có logic.Trường phái Số luận: bản thể của pháp chia làm 2 là hữu tình và vô tình. Thế giới hữu tình xuất phát từ một thực thể là Purusa (dịch là thần ngã, bản ngã), từ Purusa tạo nên các chúng hữu tình. Thế giới vô tình (thế giới vật lý) được tạo nên từ Prakrti (tự tánh của các pháp) là thực thể vật chất của vạn vật. 2 thực thể này cũng chưa phải là đơn vị căn bản nhỏ nhất của vũ trụ, mà chúng được tạo nên từ 3 yếu tố hay 3 đức tính (tri-guna) khác nữa là: sattva (dịch là Hỷ), rajas (dịch là Ưu), tamas (dịch là Ám độn). 3 yếu tố này có đều có mặt trong các pháp. Thành Duy Thức Luận đưa ra ví dụ về một người trẻ tuổi đang yêu. Ban đầu họ có niềm vui màu hồng, yêu người ta và cũng được người ta yêu lại, bản ngã được thỏa mãn, họ hưng phấn tột độ, mọi thứ đều đẹp qua lăng kính của người đang yêu, gọi chung đó là Hỷ. Nhưng cảm giác không dừng lại ở đó, tính Ưu sẽ xuất hiện tạo ra tham-sân-si, họ bắt đầu bị trơ với xúc cảm trên, cảm giác chán nản mệt mỏi. Tiếp theo, tính Ám (độn) xuất hiện, đức tính này giúp con người giữ vững một trạng thái nào đó, tính Ám tượng trưng cho tâm si, tính Ưu tượng trưng tâm sân, và tính Hỷ tượng trưng tâm tham. Số luận nói rằng 3 đức tính này tùy theo tỉ lệ nhiều ít mà khiến con người lúc đó vui nhiều, sân nhiều hay si ám nhiều. Điều này cũng rất đúng trong PG, một con người bình thường có đầy đủ 3 yếu tố tham-sân-si (chỉ có khác về cái tên hỷ-ưu-ám).Phái Số luận được sáng lập trước đức Phật, bởi tiên nhân tên Ca-tỳ-la. Trường phái này đã tạo ra 2 nhân vật kỳ vĩ đã dạy thiền vô sở hữu xứ và phi tưởng phi phi tưởng xứ cho đức Phật là Alarakalama và Ukdaradamaputta, theo kinh Lăng Nghiêm cô gái Ma-đăng-già cũng dùng chú thuật từ tiên nhân Ca-tỳ-la này để quyến rũ ngài A-nan. Do đó, ta thấy trường phái này tu cũng đến trình độ cao, có khả năng đặc biệt.Tóm lại với 2 thực thể Purusa (bản thể tinh thần tâm linh) và Prakrti (bản thể vật chất) ở trên, kết hợp nhau phát sinh ra 25 yếu tố để tạo nên con người và vũ trụ (23 yếu tố con
+ 2 thực thể ban đầu). Giống như Duy Thức chia thành 100 pháp, thì phái này chia thành 25 pháp. Do trường phái này chấp 25 pháp này là thật, chấp có ngã nên mình phải phá nó. Phá vào ngay cái căn bản của nó là 3 đức tính: Hỷ (sattva), Ưu (rajas), Ám (tamas) :
+ “3 đức tính này chuyển biến không thường hằng theo nghĩa hoại diệt”, nếu 3 đức tính này là bản thể của vạn pháp thì bắt buộc chỗ nào có pháp đều phải có mặt nó, hư không là một pháp thì hư không phải có đủ 3 đức tính, cái bàn là một pháp thì cái bàn cũng phải có, mỗi con người là một pháp thì mỗi người cũng phải có. + ”Nếu 3 đức tính là chuyển biến thì khi một nơi chuyển biến, nơi khác cũng vậy, thì bản thể không dị biệt”, ta lấy ví dụ khi Hỷ nhiều là lúc đang yêu, Ám nhiều là lúc ly dị, Ưu nhiều là trong giai đoạn chinh phục người yêu. Nếu vậy thì Hỷ, Ưu, Ám phải phổ biến khắp nơi không chỗ nào mà không có, trong khi có lúc đức tính này xuất hiện nhiều, đức tính kia xuất hiện ít hơn thì đâu còn gọi là phổ biến. Thế thì, ngay trong lý thuyết của trường phái này đã bị mâu thuẫn (Nhân Minh Học gọi là “tự giáo tương vi”).
+ “Nếu thể và tướng cả 3 đều dị biệt, thế thì làm sao chúng có thể hoà hiệp để tác thành 1 tướng được, không thể hoà hiệp thì chúng trở thành 1 tướng, thì tự thể vẫn không dị biệt khi chưa hiệp”. Ví dụ như: café, sữa, đường khi chế nước sôi vào thì chúng hoà tan vào nhau tạo thành ly café sữa nhưng vị café, vị sữa vẫn có vị đặc trưng của nó.+ “Nếu cho rằng thể của 3 là dị biệt, nhưng tướng của chúng là tương đồng. Như vậy là mâu thuẫn với tông nghĩa, tức “tự giáo tương vi””.
+ “Nếu cho rằng cả 3 đều là một, như một đoàn quân (chúng hữu tình= purusa) hay một đám rừng (chúng vô tình =prakrti =sattva+ rajas+ tamas)+ “Nếu pháp là thực hữu, chúng phải như là bản sự không phải là sự hợp thành của 3 đức tính. 3 đức tính có trong prakrti: sattva tượng trưng cho màu vàng (vui) / rajas màu đỏ (nhiệt huyết, ưu) / tamas màu đen (u ám, trì trệ)”+ “Nếu quan niệm pháp là thực hữu thì đó chỉ là sự hiện hữu do ảo tưởng của cá nhân mà thôi”. Duy thức cho rằng đó là ảo tưởng của thức, chúng ta không nghiêng về chấp không, mà phải hiểu pháp chỉ là duyên hợp.Trường phái Thắng Luận.Lập ra 6 phạm trù: thực thể, tính, nghiệp, đồng, dị, hoà hiệp. Không có học thuyết nào vượt qua được trường phái này nên gọi là Thắng luận. Chủ trương dựa vào kinh Vasesika (mỗi trường phái đều dựa theo chủ trương của mỗi bộ kinh khác nhau)Ngoài ra còn có: hữu năng (tính dục), vô năng, câu phần, vô thuyết.(1) “Trong 10 cú nghĩa có 6 thường: đồng, dị, hoà hiệp, năng, vô năng, câu phần tạo nên vạn sự vạn vật, là thường trú thì chúng có khả năng sinh quả, tất phải vô thường”  Nếu nói tạo nên vạn vật thì phải có biến đổi (ví dụ như người mẹ sinh ra đứa con thì trước đó cũng là cô gái rồi trưởng thành và lập gia đình mới sinh con). Nếu không có biến đổi thì không thể tạo nên vạn vật. “Nếu không sinh quả thì chúng không có tự tánh thực hữu tồn tại ngoài thức như sừng thỏ…”  Nếu như đồng, dị, hoà hiệp, năng, vô năng, câu phần không tạo nên gì cả, không có quả thì chúng là đâu có thật và không tồn tại trên đời.(2) “Nếu cú nghĩa (ý nghĩa của câu) được cho là vô thường, nếu có tính chất ngại, tất phải có phương phần (có hình thể, khối lượng) và có thể bị phân chia như đoàn quân, như khu rừng,v.v..không có tính thực hữu. Nếu không có tính chất ngại như tâm và tâm sở tất không phải ngoài thức mà có tính thực hữu”.Câu trên dựa theo PG mà lập luận, nếu anh tu thì anh sẽ giác ngộ được chơn tâm, chứng ngộ được NB. Vậy, giác ngộ chơn tâm tức là thấy cái tâm như thế nào? Nếu nói chơn tâm ngoài thức mà có thì chơn tâm phải có phương phần, nếu không có phương phần thì nó thuộc về Tâm pháp, nếu có phương phần thì phải là Sắc pháp, ngoài ra không chạy đi đâu được. Như vậy, nếu đã là tâm pháp (vì không có phương phần) thì chỉ có thể là tâm vương (Thức) hoặc là thuộc tâm sở phiền não. Rốt cuộc thì có chơn tâm hay không? Các nhà Thắng luận bị kẹt ở chỗ: khi phân tích vật chất đến mức độ không phân tích được nữa, tức vật chất đó là nhỏ nhất, nhưng đã là vật chất tức có chiếm không gian và thời gian, có hình thể nên bắt buộc phải chẻ được ra làm đôi, nếu không chẻ được tức chỉ có hư không (không có gì). Nếu nói là thường, tức không thay đổi, không thể sinh ra vạn vật nên không thể gọi là bản thể của vạn vật. Nếu nói vô thường, tức nói về mặt thời gian và không gian, có chiếm không gian tức phải còn chia được nên không phải là hạt căn bản, không phải bản thể của vũ trụ. Do đó, lý thuyết của phái Thắng luận vẫn không phải hoàn hảo, đã bị bẻ gãy.Trường phái Đại Tự Tại Thiên.Chủ trương “Đại Tự Tại Thiên mà tự thể là thật, phổ biến, thường hằng, sinh ra các pháp (Đại ngã), thân lượng như hư không, không có cư xứ riêng biệt. Thân biến hoá của ông có trú xứ riêng biệt”. “Đối với tiểu ngã thì nhỏ như vi trần, đại ngã thì mênh mông sinh ra các pháp”.Phái này xuất phát từ đạo Bà la môn, Bà la môn quan niệm cái ngã của con người nhỏ bằng ngón tay cái, nhỏ như ngọn lửa đèn cầy, nằm trong trái tim, khi người chết thì cái ngã này đi ra khỏi cơ thể. Cái ngã thường tồn bất biến, không co dãn theo hình thể. Cái ngã đồng với tự thể của vạn pháp, tức là Đại ngã. Do họ thiền định mà thực chứng được như vậy (chứ không nói suông). Chính quan niệm sơ khai này dần dần tiến hoá thành thuyết của phái này.Từ Đại ngã chia làm 3 tự thể (nhất nguyên tam thể)+ brahma (Phạm Thiên) + narayana / na-la-diên (thần Visnu, ngài có 4 cánh tay cầm 4 món: tù và, hoa sen, binh khí chiến đấu…) + Ma-hê-thủ-la (thần Shiva, vị thần Hủy diệt)“Tam thể này đều xuất phát từ tự thể Brahman. Chúa cõi đất là Ma-hê-thủ-la (thần Shiva), trong 3 cõi, tất cả mọi vật có mạng hay không có mạng thảy đều do Ma-hê-thủ-la thiên sinh. Nơi thân của Ma-hê-thủ-la, đầu là hư không, thân là đất, nước tiểu là nước, phân là núi, sâu trùng trong các ruột là các loại chúng sanh, mạng là gió, hơi ấm là lửa, nghiệp là tội phước…Tự Tại Thiên là nguyên nhân của sinh diệt. tất cả sinh từ Tự Tại Thiên, diệt do Tự Tại Thiên” Vì Phạm Thiên (brahma) đã theo Phật giáo, nên Bà la môn cố gắng giữ đạo của mình bằng cách tạo ra thêm 2 thần khác là Visnu và Shiva, rồi tạo thêm thuyết Sáng Thế : Visnu sinh ra Phạm Thiên, Phạm Thiên sinh ra loài người. Shiva thì sinh ra vạn vật (như trên).PG phá chấp: Pháp nào mà sinh sản ra các pháp khác tất không phải thường hằng, vì không thường hằng nên không phổ biến, do vậy mà không chân thật. Nếu tự tính tự thể Brahman thường hằng phổ biến tất phải trong mọi thời đồng loạt sinh tất cả các pháp, còn nếu cần phải có dục và duyên mới sinh sản, thế thì mâu thuẫn. (Ví dụ thành lập Học viện cơ sở 2 trước xây các cơ sở vật chất thiết yếu như Nội xá, Học đường, Giảng đường rồi sau mới từ từ xây thêm Đại chánh điện, Thư viện,…theo tài chính và nhu cầu mở rộng, chứ đâu phải chúng có cùng một lúc).4. Phái Thanh Luận Sư (Thanh Hiển Luận & Thanh Minh Luận).Chủ trương: Thanh Hiển Luận chủ trương chỉ Âm thanh (âm thanh của kinh Vệ Đà, âm thanh của Phạm Thiên luôn tồn tại trong vũ trụ) là thường hằng bất biến, là tiêu chuẩn để biểu thị các pháp (thấy được hiện lượng, mắt thấy tai nghe tay sờ được). Chúng ta đọc trong “Tọa thiền chỉ quán”, ngài Trí Khải đại sư nói “khi ta đang tụng kinh Pháp Hoa, nhập Pháp Hoa tam muội, ta bỗng thấy mình đang dự pháp hội Linh Sơn khi ấy đức Thế Tôn đang thuyết kinh Pháp Hoa”. Các nhà khoa học ngày nay vẫn đo được sóng âm từ vụ nổ BigBang cách đây 13.5 tỉ năm và phát ra lại thành âm thanh. Như vậy, chủ trương này không phải không đúng, nhưng do phái này chấp đây là một pháp thường hằng và hiện lượng.PG phủ nhận tính hiện lượng của nó, không có cái gì mà ta có thể thấy-nghe-xúc chạm bằng hiện lượng cả. Cái ta thấy chính là cái bóng được phản chiếu lại từ giác mạc, bóng này do sự khúc xạ của ánh sáng mặt trời đến đối tượng trước mặt mình, nghĩa là mắt muốn thấy được phải nhờ đến duyên (có 9 duyên: ánh sáng, không gian, căn, cảnh, tác ý,…) nếu không có ánh sáng mặt trời, không có ánh sáng điện thì chúng ta có mắt như mù. Tương tự đối với âm thanh, tiếng động đập vào màng nhĩ khiến thủy dịch trong tai co giãn kích thích các tế bào thần kinh thính giác, các hạt thạch nhĩ có chức năng cân bằng điều chỉnh âm thanh để chúng ta nghe, nên nghe được cũng nhờ các duyên (có 8 duyên).Thanh Minh Luận chủ trương tất cả âm thanh (kể cả âm thanh kinh Vệ Đà, Phạm Thiên..) đều thường hằng nhưng cần hội đủ duyên mới hiển hiện hay phát sinh. Nghĩa là âm thanh cần có duyên mới tạo ra nhưng tạo ra rồi thì bất diệt.PG phản bác, âm thanh nhờ duyên để biểu thị, tất nhiên là không thường trú.Thuận Thế Ngoại Đạo (Lokayatika)“Thuận theo thế gian, các pháp và tự ngã đều lấy đại chủng (đất, nước, gió, lửa) làm tự tánh. Ngoài 4 đại chủng không còn vật gì cả, chính 4 đại này hiệp thành tự ngã và các pháp nội, ngoại tâm,… chỉ có đời này, chẳng có đời sau.” “Cực vi của đất, nước, lửa, gió là thường hằng, sinh thô sắc. Lượng của thô sắc không vượt qua lượng của nhân, tuy là vô thường nhưng tự thể là thực hữu.” “Cực vi (paramanu) sơ bản, gọi là cực vi cha mẹ, từng đôi một kết hợp thành một cực vi con, hay vi thể cấp hai (dvyanuka). Lượng của vi thể con bằng với lượng cực vi cha mẹ. hai vi thể con kết hợp thành vi thể cấp ba (tryanuka). “Cực vi có phương phần, là có 6 phương giác khác nhau, không thành nhất thể” Đây là trường phái chủ nghĩa duy vật sơ khai, PG phản biện bằng lý nhân duyên sinh:-Nếu cho rằng sắc quả kết hợp với phẩm tính lượng trong cú nghĩa đức, nên không phải là thô mà là tương tợ như thô, được tiếp nhận bởi sắc căn. Nhưng nếu lượng của sắc quả đã bằng với lượng của nhân, thế thì nó phải như cực vi (nghĩa là như ban đầu), không thể kết hợp với phẩm tính thô trong cú nghĩa đức. hoặc cực vi cũng có thể kết hợp với phẩm tính thô, như thô quả sắc. Vì không có không gian riêng biệt.Ví dụ như lớp Triết học khóa 11 khi mới nhập học chưa có kiến thức, nhưng khi tốt nghiệp đã có nhiều vốn kiến thức về Triết học. Tức là phải có sự khác nhau chứ không thể “lượng của sắc quả bằng với lượng của nhân”.-Nếu nói cực vi có phương phần tất không phải là tự thể thực hữu (vì có hình thể đều là do duyên hợp mà có, do duyên hợp thì không thể là thực hữu hay bất biến), nếu không có phương phần, như tâm và tâm sở, tất không thể tụ tập để sinh quả thô là sắc (vì là tâm thức thì đâu phải là vật chất).-Đã có thể sinh quả, hẳn như các thứ được sinh kia, làm sao có thể nói cực vi là thường trú. (Ví dụ quyển sách hình thành từ những tờ giấy đóng lại, trước là nhiều tờ giấy sau là một quyển sách tức đã biến đổi không phải thường trú).
6. Chấp pháp của các bộ phái PG.Những đạo sư thuộc các bộ phái trong PG Tiểu thừa vẫn chấp pháp. Gồm 11 bộ phái Tát-bà-đa bộ (Sarvastivada hay Nhất thiết hữu bộ)Kinh lượng bộ (Sautrantika)Chánh lượng bộ (Sammitiya)Đại chúng bộ (Mahasanghika)Nhất thuyết bộ (Ekavyavaharika)Kê-dận bộ (Kaukkutika)Thượng tọa bộ (Sthavira)Hóa địa bộ (Mahimsasaka)Ẩm quang bộ (Ca diếp di bộ hay Kasyapiya)Pháp tạng bộ (Dharmagupta) 6.1. Phá chấp về Sắc pháp
+Họ cho rằng sắc pháp có thể chia chẻ ra thành những cực vi nhỏ nhất không chia được nữa, những cực vi này không có đối kháng nhưng khi gộp lại thì có đối kháng.Duy Thức phá: nếu nói cực vi một mình nó không có đối kháng thì khi hợp lại cũng phải như vậy (cũng như 0+0+0+…+0=0) vì vốn dĩ bản chất của nó đã là không.+“Sở y (căn) và đối tượng (cảnh) của 5 thức đều không có thực hữu, từng cực vi một không phải là cơ sở đối tượng của thức, nhiều cực vi hòa hợp mới có thể ” (ví dụ là một người nói rù rì thì thầy Giáo thọ không nghe, nhưng cả lớp đều nói rù rì thì thầy nghe được).+ “Sắc chất tồn tại là một hiện thực, thức lấy sắc chất làm sở y (là các tịnh sắc căn, cơ sở nhận thức hay 5 giác quan) và sở duyên (là đối tượng nhận thức, tức 5 trần cảnh). Từ chủng tử của chính nó, thức xuất hiện như là ảnh tượng (tức là đã từng biết cái bảng thì nhìn cái bảng mới nhận ra, còn trước đó chưa từng biết thì khi gặp vẫn không biết đó là cái bảng) + “Tự thể của 5 căn là thực hữu tồn tại ngoài thức” + “Cực vi là thực hữu, 5 căn được tạo thành bởi cực vi nhưng tự thể là giả”. + “Con mắt được tạo thành bởi Tứ đại. Tứ đại là thực, nhưng gộp lại thành con mắt là duyên hợp nên không có thực”Tóm lại, tất cả đều chấp các yếu tố tạo nên sắc pháp là có thật. Duy Thức phá chấp: cái mà anh thấy là nhãn căn hay con mắt, thực sự chỉ là khối thịt, nhãn căn, thủy tinh thể, màng bồ đào, con ngươi, võng mạc, dây thần kinh thị giác,…hợp lại chứ đâu có gì là con mắt mà chấp là có thật. Còn nếu nói con mắt được tạo thành bởi Tứ đại, bản thân Tứ đại cũng là ảo, duyên hợp, cho nên một người chứng đạo có thể dùng con mắt để nghe âm thanh của chúng sanh như Bồ tát Quan Âm trong khi con mắt của người phàm không thể nghe được sóng âm.

tải về 138.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương