Môn thành duy thức luận bàI 1 TỔng quan về thành duy thức luậN


BÀI 4 - KỆ QUY KÍNH Khể thủ Duy thức tánh



tải về 138.32 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2022
Kích138.32 Kb.
#53893
1   2   3   4   5
môn thành duy thức luận
06 HAT GIONG VA TINH CACH CON NGUOI
BÀI 4 - KỆ QUY KÍNH Khể thủ Duy thức tánh
( kính lạy Duy thức tánh)Mãn phần thanh tịnh giả( đấng thanh tịnh viên mãn)Ngã kim thích bỉ thuyết( tôi nay giải thích giáo thuyết của vị ấy)Lợi lạc chư hửu tình.“Duy thức tánh” là cái tánh của vạn vật cả hửu tình lẫn vô tình gọi là bản thể, mà trong Phật giáo đại thừa gọi là phật tánh chân tâm, pháp tánh như lai tạng... và Phật giáo nguyên thủy gọi là vô ngã tánh, nơi đức Phật gọi là y tánh duyên khởi, như vậy chúng ta có thêm một khái niệm nửa, khi học kinh Kim Cang thì chúng ta có không tánh, qua Duy Thức thì ta có Duy thức tánh, mà chúng ta hiểu Duy thức tánh đó là tánh của vạn pháp đó là tánh không.“Mãn tịnh và phần tịnh” là trong Duy Thức này người nào tu kể cả tại gia xuất gia... người nào ngộ duy thức tánh một phần thì gọi là phần thanh tịnh hay phần giác, giống như Đại Thừa Khởi Tín Luận gọi là phần giác, người nào ngộ toàn bộ tánh không của vạn pháp thì người đó gọi là mãn tịnh, mãn giác. “khể thủ” là người viết Thành Duy Thức Luận, mà cái bài khể thủ này là theo thuật ký của ngài Khuy Cơ nói là bài kệ của đại sư An huệ, trong bản sankrit của ông ... không có bài kệ này và cũng không có bản tạng truyền, chỉ có trong Thành Duy Thức Luận của ngài Huyền Trang dịch lại chân truyền từ ngài Hộ Pháp, nhưng riêng cái phần kệ tụng này là do ngài An Huệ biên soạn, ngài An Huệ chú giải Tam Thập Tụng ngài đảnh lễ cái tối cao tối tột là Duy Thức Tánh, rồi đảnh lễ những vị chứng được một phần hoặc mãn phần duy thức tánh gọi là phần tịnh mãn tịnh.“bỉ thuyết” là học thuyết của ngài Thế Thân“lợi lạc chư hửu tình” nghĩa là mục đích ngài giải thích cái học thuyết của ngài Thế Thân là để làm lợi lạc chúng hửu tình. tại sao có lợi? vì khi hiểu được giáo lý của ngài Thế Thân thì khiến cho chúng hửu tình có thể giống như ngài Thế Thân là được phần giác,giống như đức Phật thì được toàn giác hay mãn giác gì đó, thì chúng hửu tình cũng sẽ được phần giác mãn giác hay toàn giác...cũng sẽ bỏ được hai cái trọng chướng là phiền não chướng và sở tri chướng.Kính lạy đấng thanh tịnh viên mãn ở đây chỉ có đức Phật là toàn giác là viên mãn, còn ở đây toàn là các tổ sư Duy thức và đặc biệt là ngài Thế Thân.hồi nảy là bài mở đầu của Duy Thức Tam Thập Tụng là cũng là bài mở đầu củả Thành Duy Thức Luận mới giải thích phần nghĩa đen thôi mà chúng ta đã thấy khó hiểu rồi.bây giờ vô cái phần cực kỳ khó hiểu đó là phần chú thích của bài kệ đó.Bây giờ chúng ta đọc sơ qua phần chú giả của Ngài Tuệ sĩ : Luận Duy thức Tam Thập Tụng này được viết vơi mục đích khiến cho những ai có sự mê lầm trong hai không mà phát sinh trong sự nhận thức chân chính. Trong câu này sư khó hiểu đó là “ hai không”” hai không” nghĩa là “ngã không và pháp không” tại sao có câu giải thích này? lợi lạc chúng hửu tình là bởi vì cái thời mà ngài viết bộ luận này ra và các luận sư chú giải là người ta bị rơi vào chấp ngã và chấp pháp, sau khi học thuyết của Ngài Long Thọ đưa ra thì ngã không và pháp không người ta cũng bị mê lầm luôn người ta cho rằng không còn gì hết trơn pháp không là không có pháp ngã không là không có người ai đi tái sanh cũng không có luôn nguy hiểm vô cùng, người ta rơi vào chấp không cho nên phá cái tư tưởng đó bằng Duy Thức, nhất là mấy cư sĩ học thiền cái kiểu mà cái gì cũng không hết nên về không giúp cho vợ con gì hết không đi làm gì ra tiền hết rồi cuối cùng họ không có cơm ăn không tiền không cơm ăn luôn.cho nên rơi vào chấp không nguy hiểm lắm, chẳng thà rơi vào chấp có như núi tu di còn hơn chấp không như hạt cải nó làm cho bại hoại xã hội này luôn, rơi vào chấp không là không nhân không quả không thiện không ác, cực kỳ nguy hiểm cho nên phá hai cái không đó mà nhận thức chân chính lại, có ngã có pháp nhưng cái ngã đó là vô ngã, cái pháp đó là vô ngã chứ không phải không có,cái ta ai mà không có, cái thần thức Alaya ai mà không có, cái bản ngã sặc mùi luôn nhưng cái bản ngã ấy là rổng không chứ không phải là không có. nếu không có ngã thì ai đi luôn hồi, ngã vô ngã. Do nhận thức chân chánh hai trọng chướng mà hai trọng chướng được đoạn trừ. bởi vì do chấp ngã và chấp pháp mà hai trọng chướng thường phát sinh. trọng chướng là gì? Là chướng nặng đó là phiền não chướng và sở tri chướng.Khi mà chúng ta vượt qua cái chấp ngã thì rất dễ dàng để chúng ta thành tựu những quả vị thù thắng,nếu còn chấp ngã thì khó vô cùng. phần chú giải các ngài biên soạn những phần sau này là có thể một luận sư này có thể một luận sư kia viết chư không hẳn bài viết này là ngài An Huệ viết phần bài tựa này và phần chú giải của An Huệ không, có thể là ngài Hộ Pháp mà 90% là ngài Hộ Pháp chú giải, bài kệ có thể là ngài An Huệ viết, nhưng phần chú giải là ngài Hộ Pháp, nhưng người biên tập là ngài Huyền Trang, ngài Hộ Pháp tryền lại cho ngài Giới Hiền, ngài Giới Hiền chờ ngài Huyền Trang qua bái làm sư phụ để học về Duy Thức thì lúc đó Giới Hiền dạy lại cho ngài Huyền Trang, mà dạy lại cho ngài Huyền Trang là tư tưởng của mười vị luận sư, trong đó chủ yếu là ngài Hộ Pháp, rồi ngài Huyền Trang về sắp xếp lại cái kệ là của ai, phần chú giải là của ai,là Huyền Trang sắp xếp lại hết,cho nên phần này không quan trọng nữa, vì ngài Huyền Trang đã biên soạn lại rồi để cho chúng ta hiểu rõ ràng ý nghĩa của những bài kệ đó thôi. Như vậy cái câu “ lợi lạc hửu tình” và “cái phần tịnh mãn tịnh” thôi mà chú giải một đống như vậy.Nếu chúng ta chứng được hai không thì các chướng ấy tùy theo mà được đoạn trừ. Hai chướng ấy là phiền não chướng và sở tri chướng. phiền não chướng là cái tâm hành uẩn tham, sân, si, mạn, nghi... đó là hành uẩn.mười một tâm sở thiện có phải là phiền não không? Cái gì nó làm mình phiền, cái nào nó làm mình não, mình khó chịu bức bách, phiền là phiền toái không có khinh an không có tự do thì như vậy mười một tâm sở thiện tàm quí vô tham, vô sân, vô si ...có phải là phiền não không? tại sao nói không? Trong phiền não thì có căn bản phiền não và tùy phiền não nếu trong thiện mà có phiền não thì thôi mình sửa tên nó luôn đi, tức là thiện phiền não, cho nên về học thuật thì tâm sở thiện không gây phiền não, khi giải thích trên chữ nghĩa thì nó không phải là phiền não, còn giải thích trên nội dung thì tâm sở thiện không có phiền não nó khiến cho tâm mình động thì có nhưng nó không khiến tâm mình phiền bởi vì càng thực hành thiện thì mình càng thấy thoải máy mình càng thấy giải thoát ví dụ như tàm quí khi mình có tàm quí là mình có biết hổ thẹn, khi biết hổ thẹn thì mình không phạm lổi lầm nữa,không phạm lổi lầm thì không bị người chê trách thì như thế ta được nhẹ nhàng thì làm sao có phiền não được. ví dụ như Hòa thượng Hư Vân chẳng hạn, Hòa thượng đến một ngôi chùa trên núi Hòa thượng thấy nó điêu tàn hết rồi Hòa thượng nói trời ơi có ngôi chùa mà tự nhiên có con suối chảy ngang như vầy nè mà cây cối nó rớt xuống giờ nó hết chảy được rồi mà ở tron g chùa không có người nào sinh hoạt hết, ước gì con suối này được khai thông ra, dựng lại được mái nhà tổ mà phải có gỗ có cây ngài tập trung tư tưởng nhiếp tâm một cái ngài mong chư thiên hộ trì đêm hôm đó mưa gió ầm ầm nó quấn cây cối dưới chân núi bay lên điỉnh núi gọi là lốc xoáy kéo lên một đống gỗ tha hồ mà xây chùa, nó quét sao mà con suối sạch sẽ luôn, định lực nó giống như có thần thông vậy đó, mà cái vị đó phải ngồi thiền phải vào đại định, Hòa thượng Hư Vân ngồi luộc một nồi khoai, bữa đó là mùa tuyết mà ngài vô định gì không biết mà ngài xuất định ra một tuần lễ rồi mà không xuất được, ngài diệt tận định là một tuần nó tự xuất, mà người ta đi hành cước người ta thấy ngài ngồi hoài mà nồi khoai lang nó mốc luôn rồi, nó chín mà trong tuyết nó mốc luôn rồi, đến chừng mà kêu ngài ngài không dậy nổi dến chừng lấy cái khánh ra gõ thì ngài mới tỉnh dậy ngài nói nếu mà thật sự nếu mà không kêu thì một tuần sau ngài cũng xuất định, tại vì diệt tận định là nó có đồng hồ hẹn giờ hẹn giờ trước khi nhập định để mà xuất định chứ không thì nhập hoài năm này qua năm kia luôn, người ta thường hẹn chu kỳ bảy ngày sau xuất địnhthì tự động bảy ngày xuất định , trong kinh Lăng già có 108 câu ngài Đại Huệ hỏi làm sao để nhập được diệt tận đinh ? làm sao để xuất định mong Thế Tôn giải thích, Đại Huệ vấn Phật mà rất tiếc đức Phật không có trả lời, nhưng cac sthieenf sư đã trả lời , nếu muốn nhập diệt tận định thì ta phải đạt đến trình độ phi tưởng phi phi tưởng xứ định trước đã tức là bỏ đi cảm giác là thọ, bỏ đi tri giác là tưởng nghĩa là mình thành thực vật, là diệt luôn chứ không phải vừa có vừa không gọi là diệt thọ tưởng định, thì đó là điều kiên tiên quyết phải diệt cái cảm thọ diệt cái tri giác là tưởng, rồi sau đó phải hẹn giờ để nó xuất định, muốn xuất định phải hẹn trước, giống như mình đi ngủ 3 giờ dậy tụng kinh mình dặn mình như vậy thì tự nhiên đúng 3 giờ mình dậy, chứ không phải ai gọi mình dậy, chính hai quả vị này khiến cho chúng ta giác ngộ khiến cho chúng ta giải thoát, và những điều vi diệu, cái điều vi diệu này mong rằng chúng ta phải thực hành, Duy Thức này chúng ta được học và chịu khó tu thì chúng ta được hai quả vị này luôn, mà bây giờ phật tử rất cần đưc tu của chúng ta mà thôi, chớ họ không cần bằng cấp học vị gì hết, chức quyền danh lợi trong đạo cũng như đời, họ chỉ cần mình tu chứ họ không cần gì ở nơi mình cả, thì họ sẽ hộ hết mình. đoạn phiền não chướng để tự tại không nổi tham, không nổi sân khi gặp cảnh, và cái nhận thức của mình về phật cảnh nó đúng với chơn lý ta gọi là đại bồ đề,thì người phật tử cần chúng ta cái đó neeus không có đại gia ủng hộ cũng chẳng sao, mình vào vùng sâu vùng xa cái đó còn cần mình hơn nữa, những ngôi chùa vùng quê, những mê tín dị đoạn đầy dẫy từ miền Nam miền Bắc chúng ta lấy cái sự hiểu biết của mình về đại Bồ đề mình giáo hóa người ta đúng luật nhân quả thì như vậy là bồ tát. lại nữa vì để khai thị cho những ai mê mờ Duy Thức lầm lẫn chấp ngã, chấp pháp khiến cho có tri kiến như thực đối với Duy Thức cái này thì ai ai trong chúng ta cũng nhầm lẫn chấp ngã chấp pháp hết nhưng cái hay của chúng ta là được học là mình được điểm mặt chỉ tên cái này là ngã nè tâm này là tâm vương nè...thì chúng ta sẽ được học hết cái ta của ta là cái gì, mà tại sao cái ta của mình là không phải ta tức là cái ta của mình là vô ngã, nhờ cái Duy Thức này nè, còn nếu không học Duy Thức thì quí cô ngồi thiền cũng nói cái ta cái ngã rồi đoạn trừ phiền não mà không thấy mặt mũi tên tuổi, tại đâu có đặt tên đâu mà biết nó tên gì, còn học Duy Thức ta sẽ biết được phiền não đó tên gì?cái ngã cái ta là cái gì? Cái gì khiến cho ta chấp ngã cái gì khiến cho ta chấp pháp, thì cái đó là nhiệm vụ của Duy Thức rất là quan trọng, ta học được cái tri kiến đó như thật không có sai lầm đối với vạn pháp mà do cái tư duy cái khía niệm của chúng ta quan niệm về cuộc đời. hoặc có người mê lầm về cái lý duy thức hoặc chấp ngoại cảnh không phải là vô thể như thức đọc cái này chả hiểu nổi, “ hoặc có người mê nhầm lý Duy Thức” ai mê lầm lý Duy thức tức là ý nói những vị thật sự là cao thủ võ lâm luôn, tức là những đại sư của Trung Quán Tông như đại sư Thanh Biện, Đề Bà, Thánh Thiên...những vị đệ tử của Long Thọ đệ cháu của ngài là nổi danh thiên hạ luôn,nhưng mà lại mê lầm lý Duy Thức tức là chạm phaỉ lý Duy Thức mà không chấp nhận lý Duy Thức,cho đó là hữu hình hữu tướng, cho đó là cái ngã, như vậy họ chả hiểu gì về Duy Thức hết nhưng họ cứ khăng khăng nói rằng tánh không là chân lý của Phật còn Duy Thức là ngoại đạo tà giáo ... cho nên Thành Duy Thức Luận này tạo ra để dung hòa để tẩy não cho những vị sư của Trung Quán Tông mà cực tả, cực thiên, cực về tánh không, chỉ có tánh không là duy nhất còn Duy Thức là ba cái sản phẩm rác rưởi, thì cái đó đó Thành Duy Thức Luận giúp người ta trở về cân bằng hòa hợp giửa cái có, có với không, sắc tức thị không, không tức thị sắc đọc ra rã Bát Nhã Tâm Kinh mỗi ngày nhưng anh lại rớt vô chử không mà anh bỏ chư sắc, không tức thị sắc, sắc tức thị không mà thấy cái nào cũng không, không thấy chử sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như vậy đó là cái ý nghĩa cái câu đó.Hoặc chấp ngoại cảnh không phải là vô thể như thức, cái này là quan điểm của Nhất Thiết Hữu Bộ đây chấp ngoại cảnh không phải là vô thể, như thức cũng là vô thể, họ chấp cái cảnh có là thực thể, với lại “pháp thể hằng tồn, tam thế thật hữu” họ chấp cái gì cũng có thật thể , mà thật ra vạn sự vạn vật là vô thể, vô tánh, giống như thức chúng ta cũng là vô thể vô tánh nhưng Nhất Thiết Hữu bộ chấp là có thể có tánh. Đây là những câu xoáy xoáy vô những đối tượng chấp lầm trong Phật giáo mình,gọi là Phật giáo bộ phái.hoặc là chấp nội thức không phải hữu thể, có người chấp nội thức không phải hữu thể nghĩa là sao? Nghĩa là họ chấp cái bên trong là không có thiệt,những tâm hành giống như bong bóng, như giấc mơ, giấc mộng vậy đó, không có cái gì gọi là thức hết trơn, nhưng thật sự chúng ta có cái phần gọi là thức uẩn, chúng ta có cái phần gọi là bản ngã chứ không phải chúng ta không có gì, nhưng cái đó nó vẫn là rổng không vô ngã ở dạng Duy Thức tánh,Duy Thức nó trả mình về cái nguyên thủy của Phật giáo, tướng không rời tánh, dụng không rời tánh. Vì vậy sau khi học thuyết Duy Thức này ra đời tác phẩm này là tác phẩm cuối cùng của Duy Thức Tông, sau Duy Thức Tam Thập Tụng rồi, trên đời này ánh sáng Duy Thức, mặt trời Duy Thức tắt lịm luôn rồi, sau khi Ngài Thế Thân viết Duy Thức Tam Thập Tụng xong chưa kịp chú giải thì ngài viên tịch thì không có một vị đại luận sư nào có thể sáng chế ra được một tác phẩm Duy Thức nào nữa hết trơn, mà chỉ toàn là chú giải không hà. chỉ có Hòa thượng Nhất Hạnh viết Duy Thức Duy Biểu Học 50 bài kệ tụng Duy Thức nhưng những tư tưởng đó là xào đi nấu lại của Duy Thức Tam Thập Tụng chứ không có gì mới hơn hết, chúng ta phải viết cía gì đó mới hơn, chúng ta viết phải phù hợp với khoa học hiện đại ngày nay chứ, ý căn bây giờ chư tổ nói nó là thức thứ bảy là mô hình thuộc về tâm như vậy bộ não mình bỏ ở đâu? ý căn vật chất là bộ não của ý thức, mà chúng ta chả đá động gì hết cho nên Duy Thức Học cần phải bổ sung thêm bởi quí thầy cô. Hoặc chấp thức có dụng sai biệt nhưng thể đồng nhất ...đây là những cái chấp sai lầm hết, mấy trường phái Kinh Lượng Bộ, Độc Tử Bộ đều chấp thức có tác dụng sai biệt nhưng thể đồng nhất nghĩa là cái thể nó là rổng không không có theerkhoong có tánh mà lại chấp rằng sở dĩ mà có cái tâm có ý có thức 7,8,9... đều có cái thực thể gì đó bên trong, cái thực thể đó nó sinh ra các thức, xây dựng cái thức thứ 9 gọi là bạch tạng thức , rồi immala thức...cái này là tư tưởng của Du Gìa Tông tức là ngài thế thân và các vị luận sư sau ngài đả phá luôn cái sai lầm của ngài Vô Trước luôn,Ngài Vô Trước viết Nhiếp Đại Thừa Luận và Du Gìa Sư Địa Luận là nó còn rơi vào cái chấp nhị nguyên, và còn chấp một cái thể , mà cái thể sinh ra các chức năng của thức, một cái thể thanh tịnh tròn đầy gì đó, mà nó sinh ra thức thứ 8, thức thứ 7 và sinh ra 6 thức trước quan điểm đó cũng rơi vào quan điểm chấp ngã chấp pháp của Bà La Môn mà không biết, cái đó là Du Gìa Tông, cho nên Du Gìa Tông phải dẹp bỏ ,Duy Thức Tông mới hoàn chỉnh giáo nghĩa của Phật giáo. Vì vậy sau khi Duy Thức Tam Thập Tụng viết ra thì nó quá đầy đủ rồi nó tròn đầy đối với giáo nghĩa thậm thâm của đức Phật dạy rồi, cho nên không cần một học thuyết nào sau đó nữa, tại vì có đi nữa nó cũng lọt vô trong học thuyết Duy Thức hết hà, anh sản xuất ra học thuyết tánh không nó là một phần nhỏ của học thuyết Duy Thức đó là Duy Thức tánh, anh sản xuất ra học thuyết vạn pháp của Pháp Tướng Tông ở bên Trung Quốc như Huyền Trang, Khuy Cơ..sản xuất ra những học thuyết về Pháp Tướng Tông nó lọt vô trong cái hữu hình, gọi là hình nhi hạ, hình nhi thượng là phía trên hình ảnh tức là siêu hình, hình nhi thượng là siêu hình học có nghĩa là cái lảnh vực bản thể không có hình dáng gì hết trơn, nó là Duy Thức tánh,còn hình nhi hạ là từ cái hữu hình trở xuống, thiên hình vạn trạng thì cái đó gọi là dụng và tướng, tất cả các học thuyết của Phật giáo đều gói gọn trong Duy Thức hết, kể cả Phật giáo Nguyên Thủy, Phật giáo bộ phái thì bị Duy Thức đả phá không còn một manh giáp nữa rồi, còn Phật giáo chân chính gốc là nằm trong học thuyết Duy Thức, Trung Quán nằm trong Duy Thức, Như Lai Tạng nằm trong Duy Thức không chạy đâu hết đó là ý nghĩa cao tột của Duy Thức. sau khi viết Duy Thức Tam Thập Tụng ra rồi và được các đại luận sư chú giải và cuối cùng được Huyền Trang gom lại thành bộ Thành Duy Thức Luận rồi, Ngài Hộ Pháp gom lại, ngài Huyền Trang biên soạn lại thì hoàn toàn không có một tác phẩm Phật giáo nào mà để xiển dương triết học Phật giáo sau này nữa,không có tân triết học Phật giáo nữa rồi quí thầy cô lưu ý chổ này quan trognj lắm nè, quí thầy cô đang học lớp triết mà triết học Phật giáo tới chừng này nó dừng lại rồi đâu còn gì mới nữa đâu. Phật giáo Tây Tạng ra đời sau văn học Duy Thức nhưng mà chẳng có gì mơi s, nó xiển dương ba điểm: Phát bồ đề tâm là học thuyết Như Lai Tạng/Tánh không là Bát nhã Pháp tướng Duy Thức /Như vậy, nó cũng lọt vô Duy Thức luôn không có gì khác. Do đó nếu muốn cho triết học Phật giáo mới hơn nữa đi lên thì cần có sự kết hợp giửa khoa học và Duy Thức.

tải về 138.32 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương