Microsoft Word Thu Phi-lip by David Legge-mi lai doc



tải về 2.17 Mb.
Chế độ xem pdf
trang3/335
Chuyển đổi dữ liệu04.03.2024
Kích2.17 Mb.
#56706
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   335
philippians-vietnamese

David Legge 

và không chỉ là tôi tớ (servants), nhưng tôi mọi (bondservants.) “gởi cho 
hết thảy các thánh đồ trong Ðức Chúa Christ Jesus, trong thành Phi-
líp,” không phải “ở thành Phi-líp (of Philippi), mà là “trong thành 
Phi-líp (in Philippi),” cùng cho các giám mục và các chấp sự: Nguyền 
xin anh em được ân điển và sự bình an ban cho bởi Ðức Chúa Trời, Cha 
chúng ta và bởi Ðức Chúa Jesus Christ.” 
Thư của Phao-lô gởi cho tín nhân thành Phi-líp được biết đến như là 
Thư Tín Của Niềm Vui (The Epistle of Joy). Hơn hai mươi thế kỷ trước, 
người may trại lưu động mang tên Phao-lô bị ném vào tù vì tạo rối loạn 
nơi công cộng. Khi ở trong tù tại thành Rô-ma, ông dùng nhiều thì giờ 
tận tụy viết nhiều thư tín - mà chúng ta có trong Kinh Thánh Tân Ước - 
đặc biệt gởi đến các Hội Thánh quanh vùng Địa Trung Hải và cõi A-si. 
Ngồi xuống, và có lẽ trên hàng tá mảnh giấy tạp nhạp, ông viết bức thư 
gởi cho các tín nhân thành Phi-líp. Rất ít người nhận ra ai là Hoàng Đế 
vào thời khi mà Phao-lô viết những lời nầy, dĩ nhiên đó là Nê-rô. Tôi 
không biết các bạn có am tường hay không, song Nê-rô Đại Đế là một 
tác giả tuyệt vời, ông viết rất nhiều, song người ta không còn lưu lại bất 
kỳ điều gì Nê-rô đã viết. Người ta không thật sự biết nhiều về Nê-rô, 
ngoài các sử gia, nhà cổ điển học (classicists), là người chuyên nghiên 
cứu về các việc nầy - nhưng nếu các bạn hỏi một người thậm chí trên 
đường phố Sứ Đồ Phao-lô là ai, người đó có lẽ sẽ không biết rõ tất cả, 
nhưng ít ra cũng vài điều về ông, biết ngay cả kinh nghiệm trên Đường 
Đa-mách và sự cải đạo lạ lùng tuyệt vời của ông. Thật vậy, giờ đã đến, 
khi T. R. Glover
2
diễn tả, người ta gọi con chó là “Nê-rô” và “Phao-lô” 
là con trai của mình. 
Một trong những thành phố quan trọng nhất ở khu vực mà Phao-lô 
đi qua trong chuyến hành trình truyền giáo lần thứ nhất là thành Phi-líp. 
Chúng ta có thể tự hỏi lý do cụ thể tại sao Phao-lô lại đến thành Phi-líp, 
nhưng khi phân tích cách đặc biệt sách Công Vụ, chúng ta khám phá ra 
rằng Phao-lô không chỉ tự mình chọn đến thành Phi-líp. Thật vậy, nếu 
2
Terrot Reaveley Glover (1869–1943) là giảng sư về Văn Học Cổ Điển ở 
Viện Đại Học Cambridge, Anh Quốc. Ông cũng là nhà La-tinh học (Latinist), 
nổi tiếng với việc dịch tác phẩm A Child's Garden of Verses của Robert Louis 
Stevenson sang tiếng La-tinh. ND. 



tải về 2.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   335




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương