Microsoft Word 12-ktxh-vuong quoc duy(105-113)



tải về 364.68 Kb.
Chế độ xem pdf
trang3/14
Chuyển đổi dữ liệu31.05.2022
Kích364.68 Kb.
#52173
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14
12-KTXH-VUONG QUOC DUY(105-113)
I-II
2.1 Cơ sở lý luận 
2.1.1 Khái niệm làm thêm (Part- time job) 
Hợp đồng làm thêm (part-time job) là một dạng 
lao động được thực hiện vài giờ trên tuần ít hơn so 
với hợp đồng làm việc toàn thời gian. Người làm 
việc có sự thay đổi nhưng vẫn đảm bảo theo yêu 
cầu hết việc và trong suốt mỗi năm. Sự thay đổi 
thường có tính chất xoay vòng. Người lao động 
được xem như người làm việc bán thời gian nên họ 
thường làm việc ít hơn 30 hay 35 giờ hàng tuần 
(ILO - Tổ chức lao động quốc tế). Theo ILO, số 
lượng người làm việc bán thời gian đang gia
tăng twf ¼ đến ½ trong 20 năm vừa qua ở hầu hết 
các quốc gia phát triển, trừ nước Mỹ. Có nhiều 
nguyên nhân dẫn đến việc đi làm bán thời gian, bao 
gồm sở thích làm thêm, công nhân muốn giảm
thời gian làm việc và không tìm được việc làm trọn 
thời gian.
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định 
làm thêm 
Phần này xem thể hiện một số yếu tố ảnh 
hưởng đến nhu cầu làm thêm của người lao động. 
Các yếu tố này có thể nhóm thành các mục chính 
như (1) chu kỳ kinh doanh, (2) Tổ chức thị trường 
lao động và chính sách và (3) các yếu tố cấu
trúc khác.
a. Chu kỳ kinh doanh 
Chu kỳ kinh doanh ảnh hưởng đến sự dịch 
chuyển trong tỷ lệ lao động làm thêm từ ngắn hạn 
đến trung hạn. Điều này ngụ ý rằng tỷ lệ người làm 
thêm có thể phản ứng khác nhau theo sự tác động 
của chu kỳ kinh doanh tương ứng đến lao động 
trọn thời gian. Về phía cung, ở môi trường các hoạt 
động kinh tế suy giảm và/hoặc tỷ lệ thất nghiệp 
tăng, công nhân có thể sẵn sàng xem xét việc đi 
làm thêm như là giải pháp bù đắp lại cho công việc 
trọn thời gian. Nhân tố thứ ba được xem xét đó là 
hậu quả của tác động linh hoạt chẳng hạn như sự 
không gặp nhau giữa người tìm việc, thích công 
việc làm trọn thời gian và công ty cung cấp công 
việc làm thêm. Nhân tố thứ tư thuộc về cung lao 
động có thể được xác định như “ảnh hưởng của 
công nhân không được khuyến khích”. Trong suốt 
thời điểm kinh tế khó khăn hoặc suy thoái, việc 
cung cấp lao động có kỹ năng thấp hoặc lao động 
nữ có xu hướng tìm việc làm thêm sẽ giảm xuống. 
Vì thế, tác động của công nhân không được khuyến 
khích tác động nghịch chiều lên tỷ lệ người đi
làm thêm. 
b. Tổ chức thị trường lao động 
Trong khi tác động của chu kỳ kinh doanh ảnh 
hưởng trong ngắn và trung hạn, sự tăng trưởng của 
lao động làm thêm, các nhân tố xã hội và tổ chức 
cũng ảnh hưởng dài hạn hơn lên tỷ lệ việc làm 
thêm.
Luật chi tiết cho việc làm thêm có thể ảnh 
hưởng đến sự phát triển của lao động làm thêm qua 
ba cơ chế, như diễn tả trong nghiên cứu của Smith 
và ctv. (1998). 
Trước tiên, một vài điều luật ảnh hưởng trực 
tiếp lên hệ thống thời gian thông qua việc cấm sử 
dụng lao động làm thêm. Thứ hai, vài điều luật ảnh 
hưởng gián tiếp lên lao động làm thêm thông qua 
chính sách tiền lương, hệ thống an sinh xã hội và 
hệ thống lợi ích và thuế. Một dạng thứ ba của luật 
làm chuyển đổi lao động bán thời gian sang lao 
động trọn thời gian để ổn định cá nhân và cuộc 
sống (Genre và ctv., 2003). 
Hệ thống thuế và tỷ lệ thuế thu nhập cao có thể 
hỗ trợ cho việc làm bán thời gian. Trong đó, thuế 
thu nhập được tính toán dựa trên điềm cơ bản thu 
nhập của vợ chồng hơn là thu nhập của cá nhân, 
người có thu nhập thứ hai có thể bị đánh thuế ở tỷ 
lệ biên cao tương đối, tạo ra “cái bẩy thất nghiệp”. 
Hơn nữa, sự tồn tại thu nhập của người phụ thuộc 
có thể không khuyến khích người thứ hai tìm việc 
làm, đặc biệt ngành nghề làm thêm có thu nhập 
thấp (Jaumotte, 2003).
Hội kinh doanh có thể chống lại việc làm bán 
thời gian - được xem như là điểm yếu đối với tiêu 
chuẩn trọn thời gian. Bên cạnh đó, sự chia sẻ việc 
làm tạm thời (hợp đồng ngắn hạn, lao động được 
trung tâm trợ giúp) có thể giúp loại bỏ tác động của 
lao động bán thời gian. 


Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
 
Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật: 40 (2015): 105-113 
107 
c. Các biến cấu trúc khác 
Việc gia tăng sự tham gia của phụ nữ đã xảy ra 
đồng thời với sự gia tăng tỷ lệ việc làm bán thời 
gian ở nhiều nước. Lao động bán thời gian được 
xem là cách chính để tăng cường vai trò của nữ 
trong thị trường lao động ở các nước mà ở đó tỷ lệ 
tham gia còn thấp vào những năm 1960 và 1970. 
Lý do văn hoá và xã hội, chẳng hạn như việc phân 
chia trách nhiệm trong gia đình và mô hình gia 
đình, kết hợp với các lý do tổ chức khác đã giải 
thích một phần tại sao phụ nữ thường bị từ chối 
công việc bán thời gian so với nam.

tải về 364.68 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   14




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương