MỐI Ðe dọa lớn nhất của sông mekong và hiểm họa thực sự CỦA ÐỒng bằng sông cửu long ở việt nam nguyễn Minh Quang



tải về 148.31 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu20.07.2016
Kích148.31 Kb.
#2097
1   2   3

Cửu Long cạn dòng?

... Thm cnh cho bao nhiêu triu cư dân Msng nơi cui ngun...” [7] không phải chỉ tại “... Mỹ đã tn dng nước khúc thượng ngun nên con sông Colorado đã cn dòng không còn nước để ra ti bin...” [7]. “Châu th[sông Colorado trong lãnh thMexico] đã bthay đổi bi vic xây đập thượng lưu và vic chuyn đổi đất ngp nước thành đất canh tác được dn thy (irrigated agriculture) khiến cho din tích bgim t7.770 km2 xung còn 600 km2” [28].

Mặc dù lưu lượng trung bình hàng năm của sông Colorado chảy vào Mexico bị giảm vì các đập ở thượng lưu, nó được duy trì ở mức 1.900 triệu m3 qua Hiệp ước Mỹ-Mễ về việc sử dụng nước của các sông Colorado, Tijuana, và Grande vào năm 1944 [29]. Thế nhưng, “ngoi trnhng năm có tht nhiu mưa, toàn thlưu lượng ca sông Colorado hin nay được gili và sdng trước khi nó chy ra ca bin.” [28]

Thảm cảnh của châu thổ sông Colorado ở Mexico rất có thể sẽ là thảm cảnh của ÐBSCL ở Việt Nam trong tương lai nếu đất ngập nước ở bán đảo Cà Mau, khu Tứ giác Long Xuyên (TGLX), và vùng Ðồng Tháp Mười (ÐTM) vẫn được tiếp tục biến thành đất canh tác và lưu lượng kiệt trong mùa khô của sông Cửu Long vẫn được tiếp tục tận dụng để “thâm canh tăng vụ.”



Nước mặn xâm nhập!

Theo nguyên tắc thủy điện và dựa trên dữ kiện hiện có, các đập thủy điện trên dòng chánh Mekong trong lãnh thổ Trung Hoa không thể nào “... làm cho mc nước sông xung thp và không đủ lưu lượng để đui mn trong mùa khô...” [8] vì chúng trữ nước trong mùa mưa nhưng xã nước trở lại dòng sông với một lưu lượng lớn hơn lưu lượng kiệt tự nhiên tại vị trí đập. Dữ kiện của Ủy hội sông Mekong (MRC) cho thấy, sau khi đập Manwan được vận hành, lưu lượng trung bình hàng tháng trong mùa khô từ năm 1994 đến 2000 tại Chiang Saen, cửa ngõ của hạ lưu vực sông Mekong, đã tăng từ 654 lên 1.055 m3/sec hay 61%; tuy nhiên, ảnh hưởng nầy không được nhận thấy qua dữ kiện ở Tân Châu và Châu Ðốc ở Việt Nam [30]. Nếu số lượng nước nầy không bị các nước ở hạ lưu vực sông Mekong, kể cả Việt Nam, sử dụng, nó sẽ giúp cho sông Tiền và Hậu có mực nước cao hơn và lưu lượng nhiều hơn để đẩy lùi hay ít ra cũng ngăn chận sự xâm nhập của nước mặn trong hai con sông nầy. Nghiên cứu gần đây của MRC cũng cho thấy ảnh hưởng tương tự [31].




Ðập thủy điện tăng lưu lượng trong mùa khô [31]


Không còn phù sa màu mỡ?



Phù sa phát xuất từ phụ lưu ở tả ngạn sông Mekong [33]

Kết quả nghiên cứu mới nhất, được trình bày trong Khóa tu nghiệp Vùng về Ðo đạc Phù sa và Lưu lượng và Dụng cụ dùng cho Hạ lưu sông Mekong (Regional Workshop on Discharge and Sediment Monitoring and Geomorphological Tools for the Lower-Mekong Basin) tại Vientiane, Lào trong hai ngày 20 và 21 tháng 10 năm 2008 [32], cho thấy rằng các đập thủy điện trên dòng chánh Mekong trong lãnh thổ Trung Hoa cũng không phải là “thủ phạm” làm cho ÐBSCL “không còn phù sa màu m[12].

Dữ kiện thu thập từ năm 1961 đến năm 2003 cho thấy các đập thủy điện ở Trung Hoa dường như không có ảnh hưởng đáng kể đến lượng phù sa ở trạm Chiang Saen, cửa ngõ của hạ lưu vực sông Mekong, và lượng phù sa ở ÐBSCL dường như phát xuất từ các phụ lưu tả ngạn sông Mekong ở hạ lưu Nong Khai [33].

Một nghiên cứu khác cho thấy, sau khi các đập thủy điện trên dòng chánh Mekong trong lãnh thổ Trung Hoa bắt đầu vận hành từ năm 1994, bán đảo Cà Mau và duyên hải Nam Việt không những không bị “dìm tt... xung bin” [8] mà vẫn tiếp tục lấn ra biển. Từ năm 1985 đến 1998, bán đảo Cà Mau bị mất đi khoảng 17 ha/năm; ngược lại, diện tích lấn ra biển ở vùng duyên hải Bến Tre tăng từ 68 ha/năm trong khoảng 1987-1996 lên 104 ha/năm trong khoảng 1996-2004 [34].



Thu hoạch thủy sản tụt giảm!

Theo một nghiên cứu của Trung tâm Tài nguyên Mekong Úc (Australian Mekong Resource Center (AMRC)), “nhng mi đe da chánh yếu ca ngư nghip Mekong bao gm các hot động làm thay đổi cơ chế thy hc tnhiên, gây thit hi hay hy hoi nơi cư trú ca cá, hoc ngăn chn hay hn chế sdi chuyn ca cá.” [35] Các đập thủy điện trên dòng chánh Mekong trong lãnh thổ Trung Hoa bị cáo buộc là làm giảm mực nước sông Mekong trong vùng châu thổ trong mùa lụt khiến mức thu hoạch cá linh ở Cambodia giảm từ 28.000 tấn trong năm 2005 còn 12.500 tấn năm 2007 [36]. Cáo buộc nầy thiếu “bằng chứng” khoa học vì “... hu hết lưu lượng phát xut tcác phlưu ln trong lãnh thLào, nên nh hưởng ca bt csự điu tiết nào phát xut tTrung Hoa skhông đáng ktrong mùa mưa” [37]. Dữ kiện mực nước tại Tân Châu và Châu Ðốc cũng không cho thấy ảnh hưởng của đập Manwan sau khi nó được vận hành vào năm 1994 [30]. Còn ảnh hưởng tiêu cực đối với ngư nghiệp của các đập đã được xây ở hạ lưu vực sông Mekong; chẳng hạn như Nam Song và Theun Hinboun ở Lào, Pak Mun ở Thái, và Yali ở Việt Nam; thì đã được ghi nhận [38-39].



Ðập Theun Hinboun ở Lào (Ảnh: Electricité du Laos)
Hthng thy li bao gm nhiu đê đập đã hn chế đường di chuyn ca cá vào các phlưu và vùng lt (floodplain) và làm gim sn lượng thy sn. Rt nhiu hthng đã được thc hin trong lưu vc sông Mekong và đã gây nhiu nh hưởng tai hi đối vi sn lượng và tính đa dng ca thy sn... Rng lt dc theo sông và chung quanh Bin Hồ đang được phá để ly ci hoc làm rung lúa... khiến đất bxói mòn ri bi lng vào nơi cư trú ca cá trong dòng nước. Vic ci thin giao thông và cơ shtng trong vùng lt góp phn đẩy nhanh shy hoi nơi cư trú an toàn và làm gim sn lượng cá” [39]. Các hoạt động nầy dường như cũng đang xảy ra ở ÐBSCL khiến cho thủy sản càng ngày càng khan hiếm!

Ðâu là hiểm họa thực sự?

Hiểm họa thực sự của ÐBSCL có lẽ được mô tả trong phúc trình UNEP/AIT. Việc thâm canh trồng lúa qua hệ thống thủy lợi trong thập niên vừa qua đã biến ÐBSCL thành một vùng dễ bị ngập lụt và nước mặn xâm nhập, vì việc dẫn thủy nhập điền và thâm canh trong nông nghiệp có khuynh hướng làm thay đổi cơ chế thủy học tự nhiên của dòng sông.

Trong tương lai, ngoài các nhà máy thủy điện sắp được xây, kỹ nghệ hóa và việc mở rộng và thâm canh nông nghiệp có thể là mối đe dọa cho phẩm chất nước sông Mekong trong tất cả các quốc gia duyên hà (trong đó có ÐBSCL) [13].

Sông Hậu bị ô nhiễm từ các khu kỹ nghệ (Ảnh: SGGP)


Vphương din thy hc, hthng thy li ÐBSCL đã làm thay đổi cơ chế thy hc (flow regime) tnhiên ca ÐBSCL, mà hu qulà (a) thay đổi tình trng lũ lt ÐBSCL, (b) gia tăng mc độ st lvà bi lng lòng lch và ca sông, và có khnăng nh hưởng đến vic xói mòn ca bán đảo Cà Mau, và (c) giúp cho nước mn xâm nhp vào đất lin xa hơn, lâu hơn, và cao hơn. Vphương din môi trường, hthng thy li ÐBSCL (a) làm nhiu vùng hngun bnhim nước phèn (acid water) nhiu hơn, nht là cui ÐTM, (b) là mt trong nhng tác nhân làm suy thoái phm cht nước ÐBSCL, và (c) góp phn không nhtrong vic xâm ln vào nhng vùng sinh thái tnhiên còn Dkin thy hc ca MRC cho thy, tính tnăm 1994 đến 2000, đập Manwan tăng lưu lượng trung bình hàng tháng trong mùa khô ti Chiang Saen t654 lên 1.055 m3/sec hay 61%. Trong khi đó, dán Kong-Chi-Mun ca Thái Lan, nếu được thc hin, có thlàm ÐBSCL mt đi khong 300 m3/sec trong mùa khô. Slượng nước ny đủ để canh tác khong 325.000 hectare lúa, hay để ngăn chn sxâm nhp ca nước mn vào ÐBSCL, vì nó chiếm khong 17% lưu lượng trong mùa khô (1.800 m3/sec) ca sông Mekong Vit Nam. li trong vùng ÐTM và TGLX và có thlàm cho chúng suy thoái trong tương lai.” [40]

Ðập trên phụ lưu so với đập trên dòng chánh [MRC]


Một nghiên cứu khác cho thấy lượng phù sa ở vùng Biển Hồ và vùng lụt châu thổ sông Mekong (trong đó có ÐBSCL) sẽ sụt giảm đáng kể, đưa đến việc sụt giảm năng suất của vùng, nếu nông nghiệp được phát triển tối đa cùng với việc xây 2 đập lớn trên dòng chánh ở thượng nguồn trong lãnh thổ Trung Hoa, các đập trên phụ lưu ở Lào, và 1 đập trên dòng chánh Mekong ở Cambodia [13]. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các đập trên dòng chánh ở thượng nguồn trong lãnh thổ Trung Hoa có lẽ ít hơn nhiều so với ảnh hưởng của các đập ở hạ lưu vực sông Mekong trong lãnh thổ Lào, Cambodia, và Việt Nam [33].

Hiểm họa rất có thể sẽ trở thành “thảm họa” cho ÐBSCL nếu các đập ở hạ lưu vực sông Mekong trong lãnh thổ Lào và Cambodia được dùng để tưới cho hàng trăm ngàn hectare ruộng lúa trong mùa khô, đặc biệt là dự án Kong-Chi-Mun của Thái Lan. Dự án do Thủ tướng (ThT) Chuan Leepai loan báo lần đầu tiên vào năm 1994 [41] và được hâm nóng trở lại vào năm 2008 qua sự hỗ trợ nhiệt thành của ThT Samak Sundaravej [42].

Mục đích chánh của dự án Kong-Chi-Mun là chuyển nước từ Nam Ngum và Xe Banghiang trong lưu vực sông Mekong trên lãnh thổ Lào vào lưu vực Nam Chi và Nam Mun trên lãnh thổ Thái Lan để dẫn thủy cho vùng cao nguyên Korat ở Ðông Bắc Thái Lan. Dự án thứ nhất, được chánh phủ Thái Lan phê chuẩn ngày 15 tháng 7 năm 2008, gồm có một đường hầm dài 17 km băng ngang sông Mekong và một hệ thống kinh và đường ống có khả năng chuyển mỗi năm khoảng 2 tỉ m3 nước từ đập Nam Ngum sang Huay Luang trong tỉnh Udon Thani để dẫn tưới cho khoảng 160.000 đến 480.000 hectare [43]. Dự án thứ hai, được Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan Bank for International Cooperation (JIBC)) tài trợ nghiên cứu [44], sẽ gồm có 2 con đập trên Xe Banghiang trong tỉnh Savannakhet ở Lào, một đường hầm băng ngang sông Mekong và hệ thống kinh để ngừa lụt và dẫn thủy cho 80.000 hectare ở hạ lưu Xe Banghiang trong lãnh thổ Lào và 300.000 hectare ở hạ lưu Nam Chi trong lãnh thổ Thái Lan. Số lượng nước cần thiết cho dự án Xe Banghiang được ước tính khoảng 4,32 tỉ m3/năm, gồm có 2,68 tỉ m3 trong mùa khô và 1,64 tỉ m3 trong mùa mưa [45].



Dự án Kong-Chi-Mun của Thái Lan [41]
Nếu hai dự án nầy được thực hiện, ÐBSCL có thể mất đi khoảng 6,32 tỉ m3 nước mỗi năm, trong đó có khoảng 3,92 tỉ m3 (300 m3/sec) trong 5 tháng mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 4). Số lượng nước nầy đủ để canh tác khoảng 325.000 hectare lúa, hay để ngăn chận sự xâm nhập của nước mặn vào ÐBSCL, vì nó chiếm khoảng 17% lưu lượng trong mùa khô của sông Tiền và Hậu (1.800 m3/sec) [46].

Giới chức có trách nhiệm ở Việt Nam nhận ra được “hiểm họa” nầy, nên lúc Thái Lan loan báo dự án Kong-Chi-Mun vào đầu thập niên 1990, họ phản đối qua Ủy ban Quốc tế Mekong Lâm thời. Ủy ban nầy; gồm có 3 quốc gia Lào, Thái Lan, và Việt Nam; được thành lập vào tháng 1 năm 1978 để thay thế cho Ủy ban Quốc tế Mekong sau khi Cambodia rút lui trong tháng 4 năm 1977. Nhưng phản đối của Việt Nam dường như chỉ để “chiếu lệ” vì văn kiện thành lập Ủy ban Quốc tế Mekong Lâm thời không lập lại nguyên tắc của Ủy ban Quốc tế Mekong 1957 và Tuyên cáo chung 1975 về việc sử dụng nước ở hạ lưu sông Mekong. Hai nguyên tắc đầu tiên của Ủy ban Quốc tế Mekong 1957 là

(1) lưu lượng kit ca sông Mekong hin ti không thbgim bng bt ccách nào và bt cứ ở đâu; và (2) nước dùng cho thy nông chỉ được dtrtrong lúc mc nước sông dâng cao.” Hai điều khoản quan trọng nhất của Tuyên cáo chung 1975 gồm có Ðiều X “Nước trong dòng chánh là tài nguyên chung, không mt quc gia duyên hà nào được đơn phương sdng nếu không được các quc gia trong lưu vc chp thun trước qua y ban” và Ðiều XI “Các quc gia duyên hà có thm quyn ngang nhau trong vic sdng nước trong dòng chánh.” [47]

Có lẽ vì muốn được “độc lập, tự do” để “làm thủy lợi” ở ÐBSCL (sử dụng tất cả lưu lượng kiệt của sông Mekong để trồng lúa trong mùa khô!), nhà cầm quyền Việt Nam đã loại bỏ các nguyên tắc sử dụng nước trong dòng chánh ở hạ lưu sông Mekong của Ủy ban Quốc tế Mekong 1957 và Tuyên cáo chung 1975 khi ký kết văn kiện thành lập Ủy ban Quốc tế Mekong Lâm thời vào năm 1978. Ðây là cơ hội bằng vàng của Thái Lan để tiến hành các dự án thủy nông và thủy điện trong lưu vực sông Mekong, điển hình là dự án thủy điện Pak Mun và thủy nông Kong-Chi-Mun. Nhận thấy hậu quả tai hại của việc loại bỏ các nguyên tắc sử dụng nước trong dòng chánh ở hạ lưu sông Mekong, nhà cầm quyền Việt Nam “muốn” thương thảo (bằng cách phản đối) nhưng phải “nhượng bộ” Thái Lan để “giúp” Cambodia vì nước nầy xem việc loại bỏ các nguyên tắc của Ủy ban Quốc tế Mekong 1957 và Tuyên cáo chung 1975 như là điều kiện tiên quyết (preconditions) để cứu xét yêu cầu tái gia nhập Ủy ban Quốc tế Mekong của Cambodia vào tháng 6 năm 1991 [47].

Cuối cùng, vào ngày 5 tháng 4 năm 1995, Cambodia, Lào, Thái Lan, và Việt Nam ký kết Thỏa ước Hợp tác Phát triển Khả chấp Lưu vực sông Mekong (Agreement on the Cooperation for the Sustainable Development of the Mekong River Basin) tại Chiang Rai, Thái lan để thành lập Ủy hội sông Mekong thay thế cho Ủy ban Quốc tế Mekong 1957 và Ủy ban Quốc tế Mekong Lâm thời 1978 [48]. Thỏa ước 1995 không có một điều khoản ràng buộc pháp lý nào về việc sử dụng nước sông Mekong, ngoại trừ (1) phải “thông báo (notification)” hay “tham vấn trước (prior consultation)” với Ủy ban Hỗn hợp (Joint Committee) khi muốn sử dụng nước ở trong hay ngoài lưu vực (intrabasin uses and inter-basin diversions) và (2) phải hợp tác để duy trì lưu lượng trong dòng chánh khi chuyển nước (diversions) hay xã nước (storage releases). Nói cách khác, Thỏa ước 1995 dành quyền quyết định cho “mi quc gia thành viên được tdo thc hin kế hoch cho tương lai ca mình (each member nation is free to carry out whatever plan or plans it has for its future)” [47]. Từ đó, nhà cầm quyền Việt Nam dường như không còn lên tiếng về dự án Kong-Chi-Mun nữa.

PHẦN KẾT LUẬN

Ảnh hưởng của các đập thủy điện trên sông Mekong trong lãnh thổ Trung Hoa được nói đến từ lâu, nhưng có lẽ không gây được tiếng vang đáng kể cho đến khi BTV Michael Casey đánh tin từ Bangkok, Thái Lan loan báo rằng một phúc trình của Liên Hiệp Quốc cho biết “hành động xây đập thiếu kim soát Trung Hoa là mi đe da ln nht cho tương lai ca sông Mekong.” Bản tin lập tức được các phương tiện truyền thông khắp nơi trên thế giới phổ biến nhanh chóng. Báo chí Việt ngữ ở trong và ngoài nước đã chạy tin với những hàng tít “giật mình.” Một số người có quan tâm ở ngoài nước và chuyên viên trong nước cũng phổ biến các bài viết cho thấy cái “thảm họa trước mắt” do các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong gây ra.

Bản tin của BTV Michael Casey được đánh đi nhân buổi hội thảo cấp bộ trưởng về tăng cường quản trị nguồn nước ngọt xuyên biên giới do UNEP tổ chức vào tháng 5 năm 2009. Trong buổi hội thảo, phúc trình UNEP/AIT về lượng định nguồn nước ngọt ở Ðông Nam Á, trong đó lưu vực sông Mekong được dùng làm thí dụ điển hình, được phổ biến. Bản tin không phản ánh trung thực kết quả của phúc trình UNEP/AIT nhưng lại “khai thác triệt để” bài viết của TS Richard Cronin cho rằng “dán khng lca Bc Kinh nhm xây mt chui 8 con đập đồ strên phn trên ca sông Mekong... là mi đe da đơn ln nht ca dòng sông” vì đập Xiaowan là đập cao nht thế gii” và vì hồ Xiaowan “cha nhiu nước hơn tt ccác hồ ở Ðông Nam Á gp li.” Nhưng chính TS Cronin cũng không đưa ra được dữ kiện để chứng minh. Do đó, bản tin của BTV Michael Casey hay bài viết của TS Cronin không thể được dùng làm “căn bản” để nói rằng các đập thủy điện trên dòng chánh ở thượng nguồn Mekong trong lãnh thổ Trung Hoa là mối đe dọa lớn nhất của sông Mekong và là hiểm họa đang đổ xuống của ÐBSCL.

Ngược lại, ảnh hưởng tiêu cực của các đập thủy điện đã xây ở hạ lưu chẳng hạn như đập Pak Mun ở Thái Lan, Nam Song và Theun Hinboun ở [11] Lào, và Yali ở Việt Nam đã được ghi nhận và có lẽ vượt xa ảnh hưởng tiêu cực của các đập đã xây trên sông Mekong ở Trung Hoa! Theo phúc trình UNEP/AIT, lưu vực sông Mekong đang và sẽ đối phó với những vấn đề như (1) dẩn thủy nhập điền và thâm canh trong nông nghiệp làm thay đổi cơ chế thủy học tự nhiên của sông, (2) những đập thủy điện sắp được xây có thể làm thay đổi lưu lượng và thời lượng của dòng nước, suy thoái phẩm chất nước, và làm mất đa dạng sinh học, (3) việc vận hành các đập thủy điện, các khu kỹ nghệ, việc thâm canh và phát triển nông nghiệp trong tương lai có thể ảnh hưởng đến phẩm chất nước sông, và (4) việc xây cất 2 đập lớn ở thượng lưu vực, các đập trên sông nhánh ở hạ lưu vực (23 đập ở Lào), và đập thủy điện trên sông Mekong ở Cambodia có thể có ảnh hưởng nguy hại đến thủy sản và mức sản xuất của châu thổ vì phù sa bị giảm. Nhưng các đập thủy điện và dự án thủy nông ở hạ lưu vực sông Mekong, kể cả các đập trên phụ lưu, dường như không được quan tâm đúng mức cho đến khi Lào bắt đầu nghiên cứu khả thi dự án thủy điện Don Sahong ở Nam Lào vào tháng 3 năm 2006. Ðây là con đập có ưu tiên cao nhất trong số 11 con đập trên dòng chánh ở hạ lưu vực sông Mekong được Ủy ban Quốc tế Mekong Lâm thời đề nghị. Từ đó đến nay, nhiều tổ chức và chuyên viên quốc tế đã lên tiếng phản đối. Vào tháng 3 năm 2009, các tổ chức nầy đã hình thành liên minh Save the Mekong để nâng cao sự hiểu biết của quần chúng về sự rủi ro của việc xây 11 đập thủy điện được đề nghị và thuyết phục những người có trách nhiệm nên sử dụng các biện pháp khả chấp và hòa bình để đáp ứng nhu cầu về nước và năng lượng của người dân, vì theo họ, ảnh hưởng của đập xây ở hạ lưu vực sông Mekong chắc sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với ảnh hưởng của đập xây ở Trung Hoa.

Những người có quan tâm ở ngoài nước và chuyên viên trong nước cho rằng các đập thủy điện trên dòng chánh Mekong trong lãnh thổ Trung Hoa là “him ha ca ÐBSCL.”

Nhưng, ngoài việc dựa theo những “nghiên cứu” tương tự như “nghiên cứu của TS Cronin,” họ không thể đưa ra những dữ kiện thủy học để biện minh cho lập luận của mình. Do đó, những hiểm họa nầy chỉ là những “huyền thoại” được suy diễn hoặc hư cấu để “thương mãi hóa,” “chánh trị hóa,” hay “tiểu thuyết hóa” vấn đề, đi ngược lại với nguyên tắc thủy học và thủy điện, và không phù hợp với sự kiện đã xảy ra.

Dữ kiện thủy học của MRC cho thấy, tính từ năm 1994 đến 2000, đập Manwan tăng lưu lượng trung bình hàng tháng trong mùa khô tại Chiang Saen từ 654 lên 1.055 m3/sec hay 61%; tuy nhiên, ảnh hưởng nầy không được nhận thấy qua dữ kiện ở Tân Châu và Châu Ðốc ở Việt Nam. Nếu số lượng nước nầy không bị các nước ở hạ lưu vực sông Mekong, kể cả Việt Nam, sử dụng, nó sẽ giúp cho sông Tiền và Hậu có mực nước cao hơn và lưu lượng nhiều hơn để đẩy lùi hay ít ra cũng ngăn chận sự xâm nhập của nước mặn trong hai con sông nầy. Theo phúc trình UNEP/AIT, việc thâm canh trồng lúa qua hệ thống thủy lợi trong thập niên vừa qua đã biến ÐBSCL thành một vùng dễ bị ngập lụt và nước mặn xâm nhập vì việc dẫn thủy nhập điền và thâm canh trong nông nghiệp có khuynh hướng làm thay đổi cơ chế thủy học tự nhiên của dòng sông. Các nhà máy thủy điện sắp được xây, kỹ nghệ hóa và việc mở rộng và thâm canh nông nghiệp có thể ảnh hưởng đến phẩm chất nước sông Mekong ở ÐBSCL.

Thảm cảnh của châu thổ sông Colorado ở Mexico rất có thể sẽ là thảm cảnh của ÐBSCL ở Việt Nam trong tương lai nếu đất ngập nước ở bán đảo Cà Mau, TGLX, và ÐTM vẫn được tiếp tục biến thành đất canh tác và lưu lượng kiệt trong mùa khô của sông Cửu Long vẫn được tiếp tục tận dụng để “thâm canh tăng vụ.” Thảm cảnh sẽ “thê thảm” hơn nếu các đập ở hạ lưu vực sông Mekong trong lãnh thổ Lào và Cambodia được dùng để dẫn tưới cho hàng trăm ngàn hectare ruộng lúa trong mùa khô, đặc biệt là dự án Kong-Chi-Mun của Thái Lan; vì dự án có thể làm ÐBSCL mất đi khoảng 3,92 tỉ m3 hay 300 m3/sec trong mùa khô. Số lượng nước nầy đủ để canh tác khoảng 325.000 hectare lúa, hay để ngăn chận sự xâm nhập của nước mặn vào ÐBSCL, vì nó chiếm khoảng 17% lưu lượng trong mùa khô (1.800 m3/sec) của sông Mekong ở Việt Nam.



Các đập thy đin và thy nông trong hlưu vc sông Mekong, đã xây hoc dtrù, mi chính là mi đe da ln nht ca sông Mekong và chtrương khai thác và phát trin thin cn ca nhà cm quyn Vit Nam hin nay mi là him ha thc sca ÐBSCL. Hiểm họa nầy rất có thể sẽ trở thành thảm họa nếu chủ trương vẫn được tiếp tục theo đuổi và các đập thủy điện và thủy nông được dự trù ở hạ lưu vực sông Mekong được xây cất, nhất là dự án Kong-Chi-Mun của Thái Lan.

Mối đe dọa lớn nhất của sông Mekong và hiểm họa thực sự của ÐBSCL dường như bắt nguồn từ việc loại bỏ các nguyên tắc sử dụng nước trong dòng chánh ở hạ lưu vực sông Mekong của Ủy ban Quốc tế Mekong 1957 và Tuyên cáo chung 1975. Sông Mekong có lẽ sẽ tiếp tục bị đe dọa và ÐBSCL có lẽ sẽ tiếp tục chịu hiểm họa khi nào nguyên tắc “mạnh ai nấy làm” của Ủy hội sông Mekong 1995 vẫn còn tiếp tục được duy trì!

Каталог: Upload -> file
file -> TÀi liệu hưỚng dẫn sử DỤng dịch vụ HỘi nghị truyền hình trực tuyếN
file -> SỰ tham gia của cộng đỒng lưu vực sông hưƠNG, SÔng bồ trong xây dựng và VẬn hành hồ ĐẬp thủY ĐIỆN Ở thừa thiêN – huế Nguyễn Đình Hòe 1, Nguyễn Bắc Giang 2
file -> Tạo Photo Album trong PowerPoint với Add In Album
file -> Thủ tục: Đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Trình tự thực hiện: Bước 1
file -> CỦa chính phủ SỐ 01/2003/NĐ-cp ngàY 09 tháng 01 NĂM 2003
file -> CHÍnh phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập Tự do Hạnh phúc
file -> BỘ TÀi chính số: 2114/QĐ-btc cộng hoà XÃ HỘi chủ nghĩa việt nam
file -> Nghị ĐỊnh của chính phủ SỐ 33/2003/NĐ-cp ngàY 02 tháng 4 NĂM 2003 SỬA ĐỔI, BỔ sung một số ĐIỀu củA nghị ĐỊnh số 41/cp ngàY 06 tháng 7 NĂM 1995 CỦa chính phủ
file -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam kho bạc nhà NƯỚC Độc lập Tự do Hạnh phúc

tải về 148.31 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương