MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10



tải về 1.92 Mb.
trang15/17
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích1.92 Mb.
#1621
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

4.2. Đối với sự cố môi trường

4.2.1. Phòng ngừa sạt lở bờ moong khai thác

4.2.1.1. Biện pháp phòng ngừa


- Để phòng tránh sạt lở bờ moong khai thác, sự cố môi trường trong hoạt động khai thác mỏ lộ thiên thì Chủ đầu tư tuân thủ đúng phương án khai thác đã được phê duyệt.

- Đảm bảo góc nghiêng sườn tầng khai thác là 600, sườn tầng kết thúc là 550; chiều cao tầng khai thác 5-10m và chiều cao tầng kết thúc theo đúng quy định là 10m.


4.2.1.2. Đánh giá biện pháp áp dụng


- Các phương án nêu trên đều dễ áp dụng, chủ đầu tư dễ dàng chủ động thực hiện.

4.2.2. Phòng chống sạt lở bãi thải

4.2.2.1. Biện pháp phòng ngừa


- Bãi thải được thiết kế theo đúng thiết kế đã được thẩm định và phê duyệt. Chủ đầu tư giám sát chặt chẽ công tác thiết kế, thi công tạo bãi thải.

+ Mặt bãi thải có độ dốc hướng vào phía trong, nơi có hệ thống rãnh thoát nước.

- Tạo đai bảo vệ phía ngoài mép bãi thải nhằm ngăn chặn hiên tượng trôi trượt đất thải. Chiều cao đai bảo vệ 0,8-1m.

- Phương pháp đổ thải theo đúng quy định:

+ Đổ thải từ trên xuống.

+ Thực hiện lu lèn để tạo ổn định bãi thải.

- Thực hiện thường xuyên việc thu dọn đất trôi lấp, đặt biệt sau những trận mưa lớn.

4.2.2.2. Đánh giá biện pháp áp dụng


- Các phương án trên dễ áp dụng, chủ đầu tư chủ động thực hiện trong quá trình hoạt động của dự án.

4.2.3. Biên pháp hạn chế tác động xấu của thiên tai

4.2.3.1. Biện pháp


  • Lũ lụt:

Hiện tượng xói lở bề mặt đất thường gây ra khi ảnh hưởng bởi mưa, lũ lụt. Hạn chế tác động xấu bằng cách:

+ Hệ thống thoát nước mỏ cần được quy hoạch cho cả khu vực xung quanh, hệ thống được xây dựng kiên cố và đảm bảo thoát nước kịp thời khi có những trận mưa lớn.

+ Nước thoát từ mỏ trước khi vào hệ thống thoát nước của khu vực cần được xử lý cặn lơ lửng bằng các hố lắng.

+ Thực hiện trồng cây xanh xung quanh khu vực.



  • Nhiệt độ khu vực làm việc cao:

Do khu vực thực hiện dự án, chịu ảnh hưởng của gió phơn nóng, vào mùa hè, nhiệt độ ngoài trời tăng cao. Do đó, để hạn chế những tác động tới người lao động, ban điều hành mỏ (Chủ đầu tư):

+ Trang bị các thiết bị bảo họ lao động (mũ, áo bảo hộ…).

+ Đảm bảo các nhu cầu về nước uống cho công nhân viên.

+ Bố trí lịch khai thác hợp lí, cho công nhân tạm nghỉ khi nhiệt độ >420 đối với công nhân trực tiếp khai thác mỏ.


4.2.3.2. Đánh giá biện pháp


Biện pháp đơn giản, chủ đầu tư chủ động áp dụng.

4.2.4. Phòng chống cháy nổ

4.2.4.1. Biện pháp


Để phòng chống khả năng cháy nổ tại khu vực dự án, Chủ đầu tư áp dụng các biện pháp sau:

- Tuân thủ nghiêm ngặt quy định phòng cháy, chữa cháy trong khu vực.

- Trang bị đầy đủ các thiết bị chữa cháy (bao cát, bình bọt CO2) tại khu vực làm việc và được công an PCCC tỉnh kiểm tra.

- Xây dựng quy định PCCC để CBCNV áp dụng.

- Quy định nghiêm cấm CBCNV không chặt phá và đốt cây bụi xung quanh khu vực.

4.2.4.2. Đánh giá chung biện pháp áp dụng


-Ưu điểm: phương án đơn giản.

-Nhược điểm: là sự cố do đó có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Phụ thuộc vào ý thức của từng cá nhân, CBCNV.

Chương 5

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

5.1. Chương trình quản lý môi trường

5.1.1. Kế hoạch quản lý môi trường cho dự án


Theo Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam trong các giai đoạn trước khi xây dựng, xây dựng và vận hành các dự án thì Chủ dự án cùng với các đơn vị trúng thầu xây dựng và vận hành thực hiện Kế hoạch quản lý môi trường (KHQLMT).

Kế hoạch quản lý môi trường là rất cần thiết để giám sát các chỉ tiêu môi trường để có thể dự đoán được các biến đổi môi trường và có các biện pháp trước khi những biến đổi môi trường xảy ra.

Mục tiêu của KHQLMT cho các dự án là cung cấp các hướng dẫn để dự án có thể được đảm bảo về mặt môi trường. KHQLMT bao gồm chương trình giảm thiểu môi trường, chương trình tuân thủ giảm thiểu môi trường, các yêu cầu báo cáo, cơ cấu tổ chức thực hiện KHQLMT và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp các sự cố có thể xảy ra.

- Tuân thủ theo pháp luật hiện hành về môi trường của Việt Nam.

- Sử dụng cơ cấu tổ chức phù hợp cho công tác bảo vệ môi trường trong các giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo rằng các biện pháp giảm thiểu được thực hiện trong tất cả các giai đoạn và giám sát tính hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu đề xuất trong báo cáo ĐTM.

- Quản lý và giám sát các phương án giảm thiểu đề xuất trong báo cáo ĐTM đối với các đơn vị trúng thầu xây dựng các hạng mục công trình phụ trợ và quá trình thực hiện dự án.

- Cung cấp kế hoạch dự phòng cho các phương án ứng cứu khẩn cấp hoặc các tai biến môi trường xảy ra.

5.1.2. Thực hiện quản lý môi trường

a) Tổ chức thực hiện


Việc thực hiện kế hoạch quản lý môi trường tuân thủ các quy định của Việt Nam.

Chủ đầu tư sẽ thực hiện chương trình quản lý môi trường và báo cáo cho cơ quan quản lý Nhà nước.

Trong quá trình thực hiện dự án, cùng với chủ đầu tư còn có các đơn vị trúng thầu thi công các hạng mục của dự án thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường.

Cán bộ môi trường sẽ chịu trách nhiệm đào tạo và hướng dẫn cho công ty về các vấn đề môi trường như kiểm tra tại chỗ và giám sát trong quá trình thực hiện dự án để đảm bảo rằng các thủ tục đề ra được thực hiện một cách thích hợp và đầy đủ.

Nhà thầu có trách nhiệm thực hiện đầy đủ và chính xác các biện pháp giảm thiểu, các điều khoản và cam kết trong hợp đồng.

Chủ đầu tư sẽ giao cho phó giám đốc điều hành mỏ kiêm phụ trách chung các vấn đề về môi trường của mỏ để thực hiện công tác:

- Quản lý chất lượng nước thải sản xuất phát sinh từ mỏ, chất lượng nước trong hố thu và khả năng thu gom của hệ thống

- Quản lý hoạt động của hệ thống giảm thiểu ô nhiễm không khí

+ Hoạt động của hệ thống cầu rửa xe

+ Hoạt động phun nước chống bụi trên đường vận chuyển.



  • Quản lý chất thải:

+ Chất thải rắn thông thường: công việc chủ yếu là thống kê khối lượng phát sinh theo thời gian (tháng/quý/năm). Tất cả được thu về bãi thải.

+ Chất thải nguy hại: chủ yếu thực hiện công tác thu gom, đưa về khu vực lưu giữ theo quy định của mỏ và thống kê lượng chất thải phát sinh theo thời gian (tháng/quý/năm). Thực hiện đăng kí sổ chủ nguồn thải CTNH.

+ Chất thải rắn sinh hoạt: thống kê lượng CTRSH phát sinh tại mỏ theo thời gian (tháng/quý/năm). Tiến hành xử lý theo quy định hoặc hợp đồng với môi trường địa phương để thu gom.


  • Phòng chống các sự cố môi trường: quản lý các vấn đề sạt lở, sự cố trong nổ mìn…

  • Thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong khai thác: kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, đăng kí quản lý CTNH đối với chủ nguồn thải, thực hiện kí quỹ phục hồi môi trường, thực hiện giám sát môi trường định kỳ.

b) Tổ chức cho quan trắc và báo cáo môi trường


Giám sát kỹ thuật: Trong quá trình xây dựng và vận hành, chương trình tuân thủ các biện pháp giảm thiểu môi trường sẽ được tiến hành bởi Giám sát kỹ thuật của Công ty CP Xi măng Công Thanh. Giám sát kỹ thuật trong quá trình xây dựng cũng chịu trách nhiệm quan trắc và báo cáo về việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu.

Trong quá trình thực hiện chương trình quan trắc tuân thủ các biện pháp giảm thiểu môi trường cần được thực hiện ít nhất 3 tháng/lần để đảm bảo hiệu quả của các biện pháp giảm thiểu. Báo cáo về quan trắc tuân thủ các biện pháp giảm thiểu sẽ được đệ trình lên ban quản lý công trình khai thác mỏ đá vôi phê duyệt.



Chuyên gia tư vấn môi trường: do Công ty CP Xi măng Công Thanh thuê nhằm giám sát chất lượng môi trường dưới sự theo dõi của cán bộ môi trường chuyên trách.

Cán bộ môi trường chuyên trách (2 người): Có trách nhiệm giám sát chất lượng môi trường tại khu vực dự án và kiểm soát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu. Cán bộ chuyên trách sẽ chịu trách nhiệm đào tạo thường xuyên về quan trắc và giám sát, quản lý dữ liệu với tần suất 6 tháng/lần cho các đơn vị vận hành hệ thống. Cán bộ môi trường cũng chịu trách nhiệm kiểm tra hiện trường và giám sát trong suốt quá trình thực hiện dự án để đảm bảo các đơn vị vận hành tuân thủ đầy đủ các thủ tục đề ra và chất lượng môi trường.

c) Báo cáo về kế hoạch quản lý môi trường


Nội dung báo cáo bao gồm:

- Đánh giá kết quả của các hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu vực thực hiện dự án so sánh với các dự báo đưa ra.

- Đánh giá rõ ràng xem khung KHQLMT có đầy đủ không. Nếu có kết luận khung KHQLMT không đầy đủ, trình bày rõ lý do và đưa ra kiến nghị cho việc hoàn thiện khung KHQLMT. Rà soát lại các số liệu và thông tin thu thập được, phân tích số liệu, báo cáo và dự thảo ngân sách.

- Các báo cáo kỹ thuật và kế hoạch sẽ bao gồm một loạt các chính sách về hành chính và các thoả thuận hợp đồng. Các báo cáo này bao gồm:

+ Báo cáo khởi đầu.

+ Điều khoản tham chiếu.

+ Các chi tiết về đơn vị vận hành trong việc bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

+ Kế hoạch QLMT hiện tại và dự kiến cho những năm tiếp theo.

Bảng 5.1. Dự toán kinh phí các một số công trình BVMT

TT

Các công trình BVMT

Dự toán

1

Trồng cây xanh

200.000.000 đồng

2

Xây dựng hệ thống thoát nước

+ Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt

+ hệ thống thoát nước mưa chảy tràn

1.000.000.000 đồng



3

Hệ thống xử lý nước thải

50.000.000 đồng

4

Hệ thống phòng chống sự cố khu vực khai thác sét

200.000.000 đồng

5

Phòng chống bão lụt, sự cố

500.000.000 đồng

6

Hệ thống thu gom, xử lý CTR

50.000.000 đồng

Bảng 5.2. Tổng hợp các tác động và biện pháp giảm thiểu


TT

Các hoạt động của dự án

Các tác động môi trường

Biện pháp giảm thiểu

Thời gian thực hiện

Kinh phí

dự kiến (đồng)

Đơn vị thực hiện

Đơn vị giám sát

I

Giai đoạn xây dựng và mở mỏ

1

Giải phóng mặt bằng

Ảnh hưởng tới đời sống của người dân

Che chắn bụi, tiếng ồn xe cộ máy móc tạo nên.

2010

37.145.903.890

Đơn vị trúng thầu thực hiện

Chủ đầu tư

2

San gạt mặt bằng




- Phát tán bụi và khí thải gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực.

- Tiếng ồn gây ảnh hưởng tới môi trường khu vực và công nhân.

- Gây ô nhiễm các thủy vực trong khu vực.

- Làm mất thảm thực vật tại khu vực, gây ảnh hưởng tới hệ động thực vật tại khu vực.

- Chất thải của công nhân tham gia thi công trên công trường.


- Áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.

- Xây dựng hệ thống kênh mương, rãnh thoát nước giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước.

- Trồng cây xanh.

- Quy định cụ thể quản lý hoạt động của công nhân tham gia thi công.

- Thực hiện các biện pháp ứng phó với các sự cố môi trường.


2010-2011

Tính vào kinh phí đầu tư ban đầu



Đơn vị trúng thầu thực hiện + Chủ đầu tư




3

Xây dựng đường giao thông




4

Mở mỏ



5

Xây dựng cơ sở hạ tầng



6

Nước thải sinh hoạt của công nhân viên

- Làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất

- Xây dựng hệ thống cống rãnh thoát nước và hố ga để xử lý nước thải.

- Xây dựng công trình vệ sinh cho công nhân khi dự án bắt đầu đi vào triển khai hoạt động.



2010




Đơn vị thi công

Chủ đầu tư

II

Giai đoạn dự án đi vào hoạt động

1


Khai thác, xúc bốc



- Phát tán bụi và khí thải gây ô nhiễm môi trường.

- Tạo ra tiếng ồn lớn

- Tạo ra các biến đổi lớn về địa hình.


- Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.

- Tưới nước dập bụi.

- Xe chở được che đậy kín, phủ bạt.

- Xây dựng cầu rửa xe.

- Bố trí máy móc hoạt động thời gian hợp lý. Không thi công trong khoảng thời gian từ 22 giờ đến 6 giờ.

- Quy định thời gian làm việc hợp lý.

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

Trong suốt quá trình hoạt động của dự án




Tính vào kinh phí đầu tư

Chủ đầu tư


Chủ đầu tư


2


Vận chuyển sản phẩm khai thác



- Tạo ra lượng bụi và khí thải trên đường vận chuyển.

- Tiếng ồn do các phương tiện vận chuyển gây ra.



Tính vào kinh phí đầu tư ban đầu

3

Nước rửa chống bụi, nước rửa các phương tiện

Gây ảnh hưởng môi trường nước mặt, nước ngầm xung quanh. Ảnh hưởng tới môi trường đất.

- Xây dựng hệ thống thu gom nước thải phát sinh.

-Mương, rãnh thoát nước có tiết diện hình thang, chiều rộng đáy dưới 0,3m, chiều rộng mặt 0,5 m, chiều cao từ 0,3 m.

-Bố trí hố ga thu.


Tính vào kinh phí đầu tư ban đầu


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục phầN 1 20 MỞ ĐẦU 20 chưƠng 1 21 giới thiệu chung về ĐỒ ÁN 21 Chương 1 nêu ra tính cấp thiết của đồ án, từ đó xác định mục tiêu và phạm VI nghiên cứu, xác định các phương pháp, công cụ cần sử dụng tới khi làm đồ án

tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương