MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10



tải về 1.92 Mb.
trang13/17
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích1.92 Mb.
#1621
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

Giai đoạn khai thác

3.1.2.1. Nguồn tác động

a. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng cơ bản và mở mỏ được tổng hợp tại bảng 3.14.

Bảng 3.14. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn khai thác



TT

Loại tác động

Hoạt động phát sinh

1

Phát sinh bụi

Xúc bốc.

Vận chuyển nguyên vật liệu.

Từ trạm đập sét.


2

Phát sinh khí thải

Hoạt động của máy móc, thiết bị khai thác tại mỏ

Hoạt động của xe vận chuyển nguyên vật liệu.



3

Phát sinh chất thải rắn

3.1

Chất thải rắn thông thường

Cán bộ công nhân viên.

3.2

Chất thải nguy hại

Hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện cơ giới và vận chuyển.

4

Phát sinh nước thải

4.1

Nước mưa

Nước mưa chảy trực tiếp vào khai trường, bãi thải

4.2

Nước thải sinh hoạt

Cán bộ công nhân viên làm việc tại mỏ.



b. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

Nguồn phát sinh liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng cơ bản được tổng hợp tại bảng 3.15.
Bảng 3.15. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn khai thác

TT

Loại tác động

Hoạt động phát sinh

1

Phát sinh ồn

Hoạt động của các thiết bị máy móc, xúc bốc, vận chuyển..

2

Phát sinh chấn động, rung

Hoạt động của phương tiện cơ giới khai thác

3

Thay đổi cảnh quan địa hình

Khai thác

4

Tệ nạn, an ninh trật tự địa phương nơi triển khai dự án

Tập trung lao động

3.1.2.2. Đối tượng bị tác động

a. Tác động đến môi trường không khí

  • Bụi

Trong giai đoạn này, hoạt động phát sinh ô nhiễm bụi lớn nhất là hoạt động xúc bốc, vận chuyển.

Theo đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới, lượng bụi trong quá khai thác đá sét là: 0,17 kg bụi/tấn đá khi bốc xếp, vận chuyển.

Với khối lượng khai thác dự kiến lớn nhất là 1.408.050 tấn/năm, thì lượng bụi phát sinh 239.368,5 kg/năm (797,895 kg/ngày) tương đương với 9,23g/s.


  • Thải lượng bụi phát sinh tại trạm đập nghiền sét.

Theo WHO, lượng bụi trong quá trình hoạt động của trạm đập nghiền sét là: 0,14 kg/tấn.

Với khối lượng khai thác 1.408.050 tấn/năm, thì lượng bụi phát sinh ước đạt: 197.127kg/năm, tương đương với 7,605g/s.

Bụi do hoạt động của băng tải chưa có cơ sở dự báo chính xác, lượng bụi phát tán phụ thuộc vào đăc tính đất, khối lượng và điều kiện thời tiết khu vực. Băng tải được che chắn, do đó đây cũng là phương án vận tải hạn chế ô nhiễm phát tán môi trường.


  • Khí thải

Ô tô tải và thiết bị sử dụng trong khai thác (máy xúc, máy đào) sẽ làm phát sinh khí ô nhiễm có chứa các sản phẩm của các động cơ như NOx, SO2, CO,…lượng tro bụi và khí thải phát sinh phụ thuộc vào số lượng, công suất và lượng nhiên liệu tiêu thụ.

Căn cứ:


+ Hệ số tải lượng ô nhiễm của WHO (bảng 3.16)

+ Lượng đá sét hàng năm lớn nhất là 838.347 m3/năm.,

+ Số lượng xe tải là 11 chiếc.

+ Xe tải có dung tích 8m3.

+ Thời gian làm việc 300 ngày/năm.

+ Ngày làm việc 8 tiếng. (Nguồn: Thuyết minh dự án).

=> Mật độ xe vận chuyển là 44 lượt/h.

Bảng 3.16. Hệ số tải lượng ô nhiễm đối với các loại xe của một số chất ô nhiễm chính



Loại xe

CO

TSP

(Tổng bụi - muội khói)

SO2

NOx

Xe tải động cơ Diezen > 3,5 tấn

7,3 kg/1000km

1,6

kg/1000km



7,26S kg/1000km

18,2 kg/1000km

(Nguồn: WHO, Rapid Environmental Assessment, 1993)

S: hàm lượng lưu huỳnh trong xăng, dầu. (0,05%).

Bỏ qua tải lượng của các khí độc hại do các phương tiện giao thông khác cùng đi lại trên tuyến đường.

Với mật độ xe vận tải ra vào khai trường là 44 xe/h. Tuyến đường vận chuyển từ mỏ khai thác tới Nhà máy xi măng Công Thanh là 1,5 km. Dựa trên phương pháp xác định nhanh nguồn thải của các loại xe theo “Hệ số ô nhiễm không khí” căn cứ vào tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), sổ tay về Công nghệ môi trường, tập 1: “Đánh giá nguồn ô nhiễm không khí, nước và đất”, tải lượng các chất ô nhiễm do các phương tiện giao thông thải ra trong:

- Tuyến đường khu vực khai thác:

ECO = 44 x 7,3x1,5 = 481 kg/1000 km.h = 0,134 mg/m.s.

ESO2 = 44 x 7,26x1,5 x 0,5% = 2,396 kg/1000 km.h =0,0007 mg/m.s.

ENOx = 44 x 18,2x1,5= 1201,2 kg/1000 km.h = 0,334 mg/m.s.

Ebụi (muội) = 44 x 1,6x1,5 = 105,6 kg/1000 km.h =0,029 mg/m.s.

Bảng 3.17. Bảng tổng hợp ước tính tải lượng khí thải, bụi do hoạt động vận tải



TT

Khí thải

Tải lượng ô nhiễm trên tuyến đường vận tải (mg/m.s)

1

SO2

0,0007

2

NOx

0,334

3

CO

0,134

4

Bụi

0,029

Tải lượng bụi phát sinh này chưa đề cập đến lượng bụi phát sinh do gió cuốn từ bụi đường. Việc xác định tải lượng bụi phát sinh từ mặt đường là khá phức tạp và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: độ bẩn của đường, tốc độ của luồng xe chạy, mật độ dòng xe, điều kiện thời tiết khí hậu.

Bụi đất cát có thể bị lôi cuốn từ mặt đường có thể gây ô nhiễm môi trường không khí do các phương tiện vận chuyển gây ra trong khi chuyên chở nguyên liệu, thiết bị nhiễm dầu về khu vực xử lý.

Nồng độ chất ô nhiễm ở khoảng cách x cách nguồn đường phía cuối gió ứng với các điều kiện trên được xác định theo công thức tính toán như sau:

Nồng độ chất ô nhiễm tại điểm A với toạ độ x,y được xác định theo công thức trích từ “Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 1 của GS.TS. Trần Ngọc Chấn”, Chương 4. Tính toán khuếch tán chất ô nhiễm từ các nguồn thấp” như sau :



Với


Trong đó :

M- tải lượng đơn vị chất ô nhiễm của nguồn đường ,g/s.m

H- chiều cao của nguồn đường so với mặt đất , m.

x, y toạ độ điểm tính toán , m.

U- vận tốc gió , m/s. (áp dụng tốc độ gió trung bình 2 m/s)

Cx, Cz- hệ số khuyếch tán theo phương ngang và phương đứng .Trong điều kiện bình thường có thể nhận Cy= Cz= 0,05

n- hệ số kể đến sự thay đổi của điều kiện khí hậu, trường nhiệt độ theo chiều cao. Đối với nguồn đường có độ cao thấp có thể nhận n = 0.

- hệ số kể đến thời gian đo (lấy mẫu) các thông số môi trường .



- thời gian lấy mẫu , phút đối với chất ô nhiễm là bụi và khí SO2 :  =20 phút ; đôí với khí CO:  = 5 phút.

Erf - hàm tích phân xác suất :

Bỏ qua sự ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm khác trong khu vực, các yếu tố ảnh hưởng của địa hình, coi nguồn đường chỉ là do hoạt động vận chuyển thi công xây dựng dự án. Thay các giá trị vào công thức tính toán, nồng độ các chất ô nhiễm ở các khoảng cách khác nhau so với nguồn thải (tim đường) được thể hiện ở bảng 3.18.



Bảng 3.18. Nồng độ các chất ô nhiễm do các phương tiện vận chuyển trong khu vực

TT

Khoảng cách x (m)

Nồng độ bụi (mg/m3)

Nồng độ CO (mg/m3)

Nồng độ SO2 (mg/m3)

1

10

0,9775

9,0333

0,0236

2

20

0,0227

0,2102

0,0005

3

50

0,0038

0,0356

<10-5

4

80

0,0021

0,0201

<10-5

5

100

0,0017

0,0158

<10-5

6

200

0,0008

0,0076

<10-5

7

300

0,0005

0,0051

<10-5

8

400

0,0004

0,0038

<10-5

9

500

0,0003

0,0030

<10-5

QCVN
05:2009/BTNMT


Trung bình 1h

0,3

30

0,35

Trung bình 24h

0,2

5

0,3

Qua tính toán một cách định lượng như trên, kết quả thu được so sánh với QCVN 05:2009 trung bình trong 1h nhận thấy rằng trong tuyến đường vận nguyên vật liệu khai thác có biểu hiện ô nhiễm ô nhiễm bụi. Theo tính toán, phạm vi ảnh hưởng về ô nhiễm bụi là trong vòng bán kính 10 m về phía cuối hướng gió. Đây là kết quả tính toán theo mô hình, quá trình tính toán bỏ qua những yếu tổ cản trở về địa hình, coi bụi có kích cỡ rất nhỏ, có khả năng phát tán như chất khí trong điều kiện khí hậu của khu vực, chính vì vậy, với tải lượng bụi như tính toán theo WHO mà phạm vi ảnh hưởng về ô nhiễm bụi là khá lớn. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều yếu tố làm giảm đi khả năng phát tán bụi như yếu tố về địa hình, sự hấp phụ bụi của lá cây, các hạt bụi có kích thước lớn, tỷ trọng lớn dễ dàng lắng xuống,… do đó phạm vi ảnh hưởng thực tế có thể giảm đi rất nhiều so với mô hình. Do đó, biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm bụi phát sinh là các xe vận tải sẽ được che bạt kín, chắc chắn, không được chở quá tải, xe ra vào khu vực khai trường sẽ được tưới xịt gầm...

  • Tiếng ồn

Nguồn phát sinh tiếng ồn trong giai đoạn này là do sự hoạt động của máy móc khai thác và phương tiện vận tải.

Tương tự cách tính lan truyền tiếng ồn theo khoảng cách ở giai đoạn thi công mở mỏ. Mức ồn tại giai đoạn khai thác được dự tính trong bảng

Bảng 3.19. Mức ồn của một số loại thiết bị thi công theo khoảng cách


TT

Thiết bị

Mức ồn (dBA),

cách nguồn ồn 1 m

Mức ồn cách nguồn

Độ ồn

Trung bình

20 m

50 m

1

Máy xúc gầu trước

72,0 – 84,0

78,0

52,0

44,0

2

Gầu ngược

72,0 – 93,0

82,5

56,5

48,5

3

Xe tải

82,0 – 94 0

88,0

62,0

54,0

Như vậy, tiếng ồn tác động lớn nhất khi ở gần nguồn ồn. Ở vị trí 20m trở lên so với nguồn ồn, độ ồn nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn của Bộ Y tế (85dBA). Đối với công nhân, cán bộ tiếp xúc trực tiếp với nguồn ồn sẽ được trang bị các thiết bị chồng ồn như nút bịt tai. Hạn chế sự tiếp xúc tiếng ồn cao với một thời gian tiếp xúc liên tục dài.

Hoạt động của phương tiện, máy móc phát sinh độ rung với cường độ rung khác nhau

Đặc trưng rung của phương tiện vận tải trong quá trình hoạt động của dự án là liên tục, gián đoạn và tác động lên tuyến đường vận tải.

Đối với các thiết bị máy xúc…tác động gián đoạn và tại khu vực moong khai thác.

Tất cả các nguồn rung đều ảnh hưởng trực tiếp đến người vận hành, khu vực dân cư không bị ảnh hưởng.

b.Tác động đến môi trường nước

  • Nước thải sinh hoạt:

Lượng nước cấp trong giai đoạn mỏ đi vào khai thác ổn định lấy định mức là 150 l/người/ngày đêm. Số lượng cán bộ công nhân viên trong giai đoạn này khoảng 59 người, thì lượng nước thải phát sinh được tính toán như sau:

Q1 = = 7,08 m3/ngày

Cũng tương tự như cách tính toán ở giai đoạn xây dựng cơ bản và mở mỏ. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được thể hiện trong bảng 3.20.

Bảng 3.20. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên hoạt động tại mỏ (59 người)



Chất ô nhiễm

Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)

Không xử lý

Đã xử lý (bể tự hoại)

BOD5

2,921

0,885

COD

5,528

1,593

SS

6,343

0,708

Tổng N

0,531

0,177

Amoniăc

5,209

0,059

Tổng P

0,142

0,041

Vi sinh (Đơn vị MPN/100ml):

- Tổng Coliform

- Fecal Coliform

- Trứng giun sán


59 x 109

59 x 106

59 x 103


(*)


(*)

(*)


Ghi chú: (*) - Chưa có số liệu nghiên cứu cụ thể

Lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh là 7,08 m3/ngày đêm. Nước thải sinh hoạt nếu không xử lý sẽ thấm xuống đất gây ô nhiễm tới nguồn nước ngầm trong khu vực. Tác động tiêu cực tới nguồn nước mặt khu vực (nước khe suốt, nước mặt hồ Kim Giao, hồ Đồng Lách)

Tuy nhiên, nước thải sinh hoạt nếu được xử lý tại bể tự hoại thì mức độ tác động từ nguồn này được giảm đáng kể.


  • Lượng nước mưa lớn nhất chảy tràn qua khu vực khai thác:

Qm = F x Amax/30(Nguồn: Thuyết minh dự án)

Trong đó:

- Qm: Lượng nước mưa chảy trực tiếp trên khu vực dự án, m3/ngày đêm.

- F: Diện tích khu vực dự án, (F= diện tích chiếm dụng của dự án là 2.110.900 m2).

- Amax: Lượng nước mưa lớn nhất chảy vào moong lấy theo lượng nước mưa ngày lớn nhất theo tháng trong năm và được lấy theo số liệu thống kê từ năm 1995 - 2009 là 971,4 mm.

Kết quả tính toán như sau:

Qm = 2.110.900 x 0,9714/30= 68.350 m3/ngày đêm

Với lượng nước mưa chảy tràn trong thời điểm hoạt động khai thác sẽ có hàm lượng SS cao, ngoài ra có thể chứa dầu mỡ khoáng. Nếu lượng nước mưa chảy tràn không được xử lý cơ học bằng phương pháp lắng lọc thì sẽ tác động tiêu cực đến khu vực tiếp nhận. Do vậy, việc xây dựng các hệ thống lắng lọc, thu gom nước mưa chảy tràn ở khu vực là cần thiết cho công tác bảo vệ môi trường, giảm tác động tiêu cực đến thủy vực tiếp nhận. (Biện pháp được trình bày chi tiết ở chương 4). Nước thải sau khi được lắng cặn được chảy vào mương thoát nước của khu vực.

Hiệu suất lắng lọc với SS là 47%, dầu mỡ là 30% (Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường – Trường ĐH Công nghiệp TPHCM).

Tham khảo vào Báo cáo giám sát môi trường định kỳ của Dự án Đầu tư khai thác mỏ sét Long Giàn – Ban quản lý dự án Nhà máy xi măng Thái Nguyên, năm 2010.

Bảng 3.21. Thành phần nước thải tại hồ lắng tại mỏ sét Long Giàn

TT

Thành phần

Đơn vị

Kết quả

1

pH

-

7,1

2

TSS

mg/l

87,5

3

Dầu mỡ

mg/l

0,1

(Nguồn: Ban quản lý dự án Nhà máy xi măng Thái Nguyên cung cấp tháng 2/2011).

c.Tác động do chất thải rắn

  • Chất thải rắn sản xuất

Đặc thù của mỏ đá sét khai thác làm nguyên liệu sản xuất xi măng, ngoài những đá sét đủ chất lượng còn có các đá kẹp, đất phủ, khối lượng đá thải của đời dự án là: 4,67 triệu m3.

Hoạt động của bãi thải ngoài sẽ gây những tác động tới môi trường như sau:

Ô nhiễm không khí: do bụi, ồn từ các phương tiện vận chuyển chất thải từ khu mỏ sang bãi thải. Tuy nhiên, tuyến đường vận chuyển không qua khu dân cư, và dự án thực hiện các biện pháp kỹ thuật như lu lèn chặt, phun nước tạo độ ẩm.. nên tác động này không lớn.

Ô nhiễm môi trường do quá trình tồn chứa chất thải: gồm có đất, đá không phải là đá vôi cần loại bỏ trong quá trình khai thác. Cây cối (sau khi đã tận dựng để làm vật liệu xây dựng hoặc củi). Các thành phần này có khối lượng lớn nhưng không có yếu tố nguy hại.



  • Chất thải rắn sinh hoạt

Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: Chất hữu cơ, giấy các loại, nylon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hằng ngày bị hỏng... Khi thải vào môi trường ngoài nilon, nhựa, kim loại khó phân huỷ còn lại chất thải rắn sinh hoạt có hàm lượng chất hữu cơ lớn nên cũng có khả năng phân huỷ sinh học cao.

Chất thải rắn thải ra do các thiết bị hư hỏng, phụ tùng thay thế… sinh ra trong quá trình khai thác. Vì khối lượng phát sinh không nhiều nên tác động này ảnh hưởng không đáng kể. Các loại bao bì, chất thải vô cơ sẽ được thu gom và đem đi xử lý.

Theo ước tính, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh là 1 kg/người/ngày.

Khi đi vào hoạt động ổn định thì tổng số lao động làm việc tại khu vực là 59 người. Vậy tổng lượng chất thải sinh hoạt phát sinh ước tính là 59 kg/ngày.



  • Chất thải rắn nguy hại

Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa động cơ thiết bị khai thác và một lượng nhỏ phát sinh từ khu điều hành (mực in thải).

Một số loại CTNH phát sinh là giẻ lau dính dầu mỡ, dầu mỡ thải, ắc quy hỏng.

-Lượng dầu mỡ bôi trơn theo thuyết minh dự án là 20,783tấn/năm tương đương với 69,28kg/ngày. Lượng dầu mỡ thải trung bình phát sinh hằng ngày dự tính bằng 10% lượng sử dụng và bằng 6,928kg/ngày.

-Giẻ lau sử dụng ước tính là 94kg/năm, tương đương 0,31kg/ngày

Bảng 3.22. Thống kê thành phần CTNH phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án


TT

Tên chất thải

Trạng thái tồn tại

Khối lượng

Mã CTNH

Rắn

Lỏng

Bùn

1

Chất thải có chứa dầu

x

x

-

6,928

19 07 01

2

Giẻ lau, găng tay dính dầu

x

-

-

0,31

18 02 01

3

Linh kiện, thiết bị chứa CTNH khác

x

x

-

-

-

d. Tác động tới môi trường đất

Đặc điểm của hoạt động khai thác mỏ lộ thiên nói chung và khai thác khoáng sản rắn nói riêng là chiếm dụng diện tích đất khá lớn. Sau khi kết thúc khai thác sẽ làm mất đi cảnh quan tự nhiên ban đầu và tác động này lâu dài, không hồi phục được nguyên dạng. Vì vậy, cần có hướng cải tạo phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác.

Mặt khác hoạt động khai thác còn tác động ô nhiễm môi trường đất bởi các tác động gián tiếp của dòng chảy bề mặt kéo theo cặn lơ lửng, chất thải rắn.

Tác động của các chất ô nhiễm đến môi trường đất không liên tục, tác động ở mức trung bình và có thể kiểm soát được dễ dàng.

Để hạn chế những tác động này, dự án thiết kế đào các rãnh ngăn cách giữa khai trường và khu đất xung quanh, vừa có tác dụng thu gom lượng nước trong khu vực khai trường vừa ngăn ngừa lượng đất đá vương vãi ra khu vực xung quanh, đồng thời ngăn ngừa, hạn chế lượng nước mưa tràn vào khu vực khai thác.


e. Tác động đến giao thông vận tải

Quá trình khai thác và vận chuyển sản phẩm của mỏ sẽ có đất sét rơi vãi xuống hệ thống giao thông công cộng. Mức độ ảnh hưởng như sau:

+ Xuống cấp đường giao thông.

+ Gia tăng lưu lượng xe lưu thông trên đường.

+ Gây bụi trên đường ảnh hưởng đến lưu thông của phương tiện khác.



- Đánh giá tần suất hoạt động của đơn vị khi tham gia tuyến đường giao thông chung:

Do tần suất hoạt động của các xe chuyên chở nguyên liệu về Nhà máy Xi măng Công Thanh khi tham gia trên tuyến đường chung là khá lớn. Do đó, gây bụi rất lớn ảnh hưởng tới dân cư xã Thanh Kỳ, xã Tân Trường và khu vực lân cận khu khai thác. Vì vậy Dự án sẽ có những biện pháp khắc phục sự cố bụi do xe vận chuyển gây ra trong quá trình vận chuyển như, vệ sinh lốp xe trước khi ra khỏi khai trường, phủ bạt lên thùng xe, bố trí giờ xe chạy hợp lý, phun nước trên tuyến đường vận chuyển vào những hôm khô hanh.


f. Tác động tới nền kinh tế trong khu vực

- Việc đầu tư xây dựng khu khai thác đá sét cho Nhà máy Xi măng Công Thanh là cần thiết để đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu cho các công trình xây dựng.

- Tạo việc làm trực tiếp cho người lao động và gián tiếp tạo việc làm cho hàng trăm lao động trong ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác.

- Khai thác tận dụng nguồn khoáng sản có sẵn trong thiên nhiên.

g. Tác động đến sức khỏe cộng đồng

- Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng:

Ảnh hưởng do tiếng ồn: Tiếng ồn có ảnh hưởng tới thính giác của công nhân. Khi người công nhân bị tác động của tiếng ồn có cường độ cao, trong một thời gian dài sẽ làm thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc nghề nghiệp.

Ô nhiễm không khí khu vực khai trường do bụi, khí thải của máy móc thi công đều ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân xã Thanh Kỳ, xã Tân Trường do xe vận chuyển đất đá cuốn theo bụi. Các khí thải còn ảnh hưởng trực tiếp tới những người công nhân trên khai trường vì vậy nhất thiết thực hiện công tác bảo hộ, an toàn lao động cho công nhân.

- Ảnh hưởng đến sự an toàn:

Mật độ giao thông trong khu vực từ khi mỏ hoạt động sẽ gia tăng dẫn đến các mối nguy cơ tiềm ẩn tới an toàn giao thông. Các nguyên tắc đảm bảo an toàn giao thông sẽ được thực hiện nghiêm túc.


h. Tác động tới văn hóa - giáo dục

- Tác động tích cực:

Các hoạt động khai thác của mỏ có những ảnh hưởng nhất định tới các điều kiện văn hóa, giáo dục, y tế trong vùng.

Khi lực lượng công nhân mới đến dẫn đến sự gia tăng dân số, các nhu cầu ăn, ở, học hành tăng lên sẽ thúc đẩy việc mở mang thêm trường lớp, khu vui chơi giải trí và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của địa phương cũng tăng lên, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Hoạt động của mỏ sẽ góp phần nâng cao trình độ nhận thức thực tế phương thức sản xuất công nghiệp, tạo ra thế hệ con người mới của nền công nghiệp hiện đại tại khu vực. Mặt khác, việc hoạt động của khu mỏ sẽ góp phần vào sự giao lưu, trao đổi văn hoá, thông tin, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các ngành sản xuất công nghiệp.



- Tác động tiêu cực:

Khi có một lượng lớn công nhân di chuyển đến, có thể thể du nhập nếp sống văn hoá mới hoặc tích cực hoặc tiêu cực, cũng làm ảnh hưởng tới bản sắc văn hóa của địa phương và có thể phát sinh các tệ nạn xã hội tiêu cực khác như: cờ bạc, trộm cắp, mại dâm, ma túy.... Mặt khác nếu vệ sinh, ăn ở, sinh hoạt của công nhân không thực hiện đúng quy định sẽ ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.


i. Tác động tới di tích lịch sử

Khu vực khai thác của mỏ không có di tích lịch sử, đền thờ miếu mạo, danh lam thắng cảnh. Do vậy dự án khi đi vào hoạt động không có ảnh hưởng đến các công trình di tích lịch sử của địa phương.
j. Tác động khi không có dự án

Nếu dự án không được thực hiện, các nguồn tài nguyên sẵn có của tỉnh cũng như của khu vực không được tận dụng tối đa. Nhu cầu nguyên vật liệu xây dựng trên thị trường thiếu.

Nếu dự án không được thực hiện thì không thể khai thác hết tiềm năng hiện có để phục vụ cho phát triển kinh tế của chính địa phương và khu vực.

Môi trường khu vực dự án trong tương lai nói chung vẫn có thể được bảo đảm tốt. Mọi sự tác động về môi trường do các yếu tố tồn tại sẵn có, chỉ chịu tác động chính bởi các phương tiện giao thông vận tải, quá trình khai thác tự nhiên phục vụ cho những mục đích khác.

k. Tác động khi kết thúc dự án

Sau khi kết thúc dự án, yếu tố bị tác động mạnh nhất và không thể phục hồi lại nguyên trạng ban đầu là địa hình cảnh quan khu vực khai thác bị thay đổi.

Thay đổi vi khí hậu: làm gia tăng nhiệt độ bề mặt.



Đánh giá chung:

- Môi trường không khí: Nồng độ phát thải của mỏ như đã tính toán dự báo không gây ảnh hưởng tới dân cư, do khu vực dân cư nằm cách xa khu mỏ, mức độ lan truyền ảnh hưởng nhỏ.

- Môi trường nước: Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt được xử lý như báo cáo trình bày đảm bảo sẽ được tiêu chuẩn cho phép trước khi xả.

- Môi trường sinh thái: Dự án triển khai sẽ làm suy giảm hệ sinh thái tự nhiên khu vực dự án. Điều này không tránh khỏi đối với các hoạt động khai thác khoảng sản, dự án sẽ có kế hoạch và chương trình hoàn nguyên, phục hồi môi trường.

- Dự án sẽ thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp của địa phương cũng như góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

3.1.2.3. Dự báo rủi ro, sự cố môi trường

a. Hỏa hoạn

Các thiết lưu chứa nguyên nhiêu liệu, khu tập kết các thiết bị lưu chứa phục vụ cho thi công, máy móc, thiết bị kỹ thuật là các nguồn gây cháy nổ. Khi sự cố xảy ra có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người, kinh tế và môi trường.

Hệ thống cấp điện cho các máy móc, thiết bị thi công có thể gây ra sự cố giật, chập, chảy nổ… gây thiệt hại về kinh tế hay tai nạn lao động cho công nhân


b. Các công trình đổ vỡ, hư hỏng

Hiện tượng trượt lở bờ moong khai thác có thể xảy ra khi công đảm bảo bờ moong khai thác, chiều cao tầng khai thác không đảm bảo theo thiết kế sẽ làm tăng nguy cơ mất ổn định bờ moong khai thác, gây trượt lở.
c. Tai nạn lao động

Trong quá trình khai thác có thể xảy ra tai nạn lao động khi sử dụng máy móc thiết bị khai thác, vận chuyển không tuân thủ quy trình an toàn lao động.

d. Sự cố do thiên tai

Các thiên tai có thể xảy ra như: mưa bão, lũ lụt, hạn hán. Hoạt động bất thường của thời tiết gây ảnh hưởng tới tiến độ khai thác. Làm gián đoạn hoạt động khai thác đá tại mỏ. Mưa bão xảy ra gia tăng khả năng sạt lở bờ moong khai thác cũng như bãi thải.

Khi mưa bão kéo dài (đặc biệt vào mùa mưa), sẽ tạo ra 1 lượng nước mưa chảy tràn lớn. Lưu lượng dòng chảy nước lớn gây nguy cơ tràn nước thải, tràn hồ lắng tại khu vực. Khi tràn xuống hạ lưu, nước mặt chảy tràn cũng bào mòn lớp thổ nhưỡng của khu vực.

Khi chảy thành dòng, nước bào mòn, xâm thực nơi có địa hình dốc, tạo ra các vật liệu phù sa và vận chuyển về nơi có địa hình thoải dần.

Nước mưa chảy tràn kéo theo lượng lớn chất lơ lửng gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận, tăng khả năng lấp đường cống thoát nước.

* Đối với sự cố nhiệt độ cao: Do khu vực thực hiện dự án nằm trong vùng có nhiệt độ cao vào mùa hè, chịu ảnh hưởng của gió phơn. Do vậy, trong quá trình khai thác, có những thời điểm nhiệt độ ngoài trời cao. Nhiệt độ cao, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và năng suất lao động của cán bộ công nhân viên. Do đó, để hạn chế những tác động của tự nhiên đến môi trường, ban quản lý điều hành mỏ sẽ bố trí lịch khai thác hợp lí.



e. Sự cố sạt lở bãi thải

Khu vực bố trí 2 bãi thải ở phía Tây nam khu I, diện tích rộng và không có dân cư sinh sống (dân cư trong diện ảnh hưởng được di dời theo quy định).

Bãi thải có tổng diện tích 30,7 ha, cốt cao +220m. Quá trình đổ thải được lu lèn để hạn chế sạt lở ra khu vực. Nếu quá trình hoạt động bãi thải của khu vực không đảm báo các tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ gây sạt lở, ảnh hưởng tới các khu vực diện tích khác. Sạt lở bãi thải làm thu hẹp diện tích lân cận, hoạt động giao thông, cây xanh xung quanh bị ảnh hưởng. Gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng nước mưa chảy tràn của khu vực, hạn chế dòng chảy của khu vực.

3.1.2.4. Đánh giá tác động bằng phương pháp ma trận


Căn cứ vào công nghệ khai thác các mỏ khoáng sản lộ thiên, cũng như thực tế tại các mỏ đá đang khai thác tại các địa phương, chúng tôi lập bảng ma trận so sánh mức độ tác động tiêu cực của hoạt động khai thác đá đến môi trường. Mức độ tác động được đánh giá qua các trọng số.

Sử dụng phương pháp lập bảng sau:

+ Phương pháp lập bảng kiểm tra

+ Phương pháp lập bảng ma trận

Trong phương pháp này các tác nhân được bố trí theo trục tung và các đối tượng chịu sự tác động được bố trí trên trục hoành.

+Các tác nhân: hoạt động xúc bốc – vận chuyển, sửa chữa thiết bị, hoạt động khai thác, đổ thải, hoạt động cảu cán bộ công nhân viên

+ Đối tượng chịu sự tác động gồm không khí, nước mặt, nước ngầm, đất, động thực vật, sức khỏe cộng đồng và văn hóa.

+ Mức độ tác động của các tác nhân được đánh giá như sau:



Lập bảng kiểm tra

Lập bảng ma trận

x: Có tác động

-: Tác động không rõ rệt

*: Không gây tác động


+ Không tác động: 0

+ Tác động ít tiêu cực 1-3

+ Tác động tiêu cực 4-8

+ Tác động rất tiêu cực: 9-10



Bảng 3.23. Bảng kiểm tra tác động trong quá khai thác mỏ

TT

Tác động đến

Tác nhân

KK

NM

NN

Đ

SK

GT

VH

I

Khai thác

*

*

*

x

x

*

*

1

Bụi

x

*

*

*

x

*

*

2

Ồn

x




*

*

x

*

*

II

Xúc bốc, vận chuyển

x

*

*

*

*

x

*

1

Bụi

x

*

*

*

x

x

*

2

Ồn

x

*

*

*

*

x

*

3

Dầu mỡ rơi vãi

*

x

x

x

x

-

*

III

Sửa chữa thiết bị

*

x

x

x

*

*

*

1

Dầu nhớt thải

*

x

*

x

*

*

*

2

Giẻ lau dính dầu

*

x

*

x

*

*

*

IV

Đổ thải

*

x

*

*

*

*

*

1

Bụi

x

*

*

*

*

*

*

V

Thoát nước thải

*

x

x

x

*

*

*

VI

Sinh hoạt của công nhân

*

x

x

x

*

*

*

1

Chất thải rắn sinh hoạt

*

x

x

x

*

*

*

2

Nước thải sinh hoạt

*

x

x

-

*

*

*


Bảng 3.24. Bảng ma trận tác động của quá trình khai thác mỏ đá sét

TT

Tác động đến

Tác nhân

KK

NM

NN

Đ

SK

GT

VH

Điểm tích lũy

I

Khai thác

13

1

0

1

3

0

0

17

1

Bụi

10

0

0

0

1

0

0

11

2

Ồn

3

1

0

0

2

0

0

6

II

Xúc bốc, vận chuyển

10

1

1

1

3

6

0

22

1

Bụi

6

0

0

0

2

3

0

11

2

Ồn

4

0

0

0

0

2

0

6

3

Dầu mỡ rơi vãi

0

1

1

1

1

1

0

5

III

Sửa chữa thiết bị

0

2

0

3

0

0

0

5

1

Dầu nhớt thải

0

1

0

2

0

0

0

3

2

Giẻ lau dính dầu

0

1

0

1

0

0

0

2

IV

Đổ thải

0

1

0

0

0

0

0

1

1

Bụi

2

0

0

0

0

0

0

2

V

Thoát nước thải

0

2

1

1

0

0

0

4

VI

Sinh hoạt của công nhân

0

3

2

2

0

0

0

7

1

Chất thải rắn sinh hoạt

0

1

1

1

0

0

0

3

2

Nước thải sinh hoạt

0

2

1

1

0

0

0

4

Điểm tích lũy

33

10

4

8

6

6

0




Ghi chú:

KK: Không khí NN: Nước ngầm Đ: Đất

NM: Nước mặt SK: Sức khỏe GT: Giao thông VH: Văn hóa
-Theo cột dọc, các đối tượng chịu sự tác động nhiều nhất là môi trường không khí với 33 điểm, môi trường nước mặt là 10.

-Theo cột ngang, hoạt động gây tác động nhiều nhất là xúc bốc, vận chuyển 22 điểm, khai thác 17 điểm.

Xem xét nguyên nhân gây tác động thì bụi tác động vào các đối tượng là lớn nhất với 24 điểm.

Như vậy, các điểm số tích lũy cho thấy mức độ tác động của dự án phù hợp với thực tế của hoạt động khai thác mỏ đá sét. Bụi gây ảnh hưởng tiêu cực nhất tới môi trường trong quá trình khai thác mỏ đát sét. Qua thực tế hoạt động của các mỏ khai thác khoáng sản tại Việt Nam, đặc biệt là mỏ sét, cho thấy, tác động lớn nhất là bụi gây ra trong quá trình vận chuyển, xúc bốc.

Bảng 3.25. Bảng tổng hợp các tác động

Nguồn gây tác động

Yếu tố

tác động

Các yếu tố bị tác động

Phạm vi tác động

Mức độ tác động

Tự nhiên

KT- XH

Liên quan tới chất thải

Bụi

Không khí

Dân cư xunh quanh và công nhân.

Trong khu vực triển khai dự án và vùng không khí xung quanh, dọc đường vận chuyển

  • Ngắn hạn (trong thời gian mỏ hoạt động), mang tính cục bộ

Khí thải

Không khí

Công nhân

Trong khu vực dự án và vùng không khí xung quanh, dọc đường vận chuyển.

  • Ngắn hạn, mang tính cục bộ

Chất thải rắn.

Rác thải sinh hoạt



Môi trường nước, đất.

Môi trường cảnh quan.



-

  • Khu vực bãi thải

  • Trong khu vực moong khai thác, văn phòng.

  • Tác động lâu dài

Nước thải

  • Sinh hoạt.

  • Sản xuất.

  • Nước mặt

  • Nước ngầm

-

  • Tùy thuộc vào hiệu suất xử lý của hệ thống thu gom, xử lý nước thải.

  • Phạm vi tác động tương đối rộng: con suối xung quanh mỏ.

  • Không lớn do lượng phát thải nhỏ.

  • Tùy thuộc vào lượng mưa rơi trên lưu vực.

Không liên quan đến chất thải

Ồn.

-

Sức khỏe người dân xung quanh và công

nhân


Khu vực xung quanh mỏ

Tác động cục bộ, ngắn hạn

Chấn động.

-

  • Sức khỏe công nhân và dăn cư.

  • Nhà cửa, công trình kiến trúc văn hóa.

Khu vực mỏ và vùng xung quanh.

Tác động có tính tức thời.

Hoạt động mở mỏ.

Cảnh quan địa hình thay đổi, mất lớp đất phủ.

-

Khu vực bóc đất phủ.

Tác động lâu dài và không thể phực hồi.

Các rủi ro, sự cố môi trường

Tai nạn lao động.

-

  • Sức khỏe, tính mạng con người.

  • Tài sản của công ty.

Khu vực hoạt động khoáng sản

Tùy thuộc vào ý thức của công nhân và chủ đầu tư.

Sạt nở moong khai thác

-

  • Tính mạng công nhân.

  • Tiến trình khai thác.

Trong phạm vi moong khai thác.

Nếu sạt lở lớn có thể gây tác động trong khu vực.



Nếu sạt lở lớn có thể gây tác động trong khu vực

Ghi chú:


(-): Tác động không rõ rệt.

Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục phầN 1 20 MỞ ĐẦU 20 chưƠng 1 21 giới thiệu chung về ĐỒ ÁN 21 Chương 1 nêu ra tính cấp thiết của đồ án, từ đó xác định mục tiêu và phạm VI nghiên cứu, xác định các phương pháp, công cụ cần sử dụng tới khi làm đồ án

tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương