MỤc lục mở ĐẦU 10 Xuất xứ của dự án 10


Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá



tải về 1.92 Mb.
trang14/17
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích1.92 Mb.
#1621
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

3.2. Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá

3.2.1. Mức độ tin cậy của các đánh giá


Các phương pháp tính toán nguồn gây ô nhiễm cũng như đánh giá các tác động tới môi trường từ các nguồn gây ô nhiễm được sử dụng trong Báo cáo là các phương pháp đã và đang được các tổ chức trong nước cũng như nước ngoài sử dụng như phương pháp dự báo nồng độ bụi khi thi công, phương pháp dự báo lượng khí phát thải do các phương tiện thi công được tính toán dựa theo hướng dẫn của Cục Môi trường Mỹ, của WHO để đánh giá nên chúng có mức độ tin cậy cao.

Tuy nhiên, vẫn còn hạn chế trong phương pháp tính toán nồng độ bụi tại các nguồn phát sinh chưa đảm báo tính chính xác cao. Nguyên nhân là do các phương pháp tính toán nồng độ và mô hình lan truyền bụi hiện có rất khó áp dụng tại các mỏ, do mỏ hoạt động trên một diện tích rộng, không tập trung, các quá trình lan truyền bụi rất phức tạp. Đồng thời, những phương pháp này đòi hỏi các yêu cầu tính toán cũng như nguồn dữ liệu đầu vào rất phức tạp, cần kiểm tra đối chiếu kết quả với nhiều phương pháp tính khác.

Các phương pháp điều tra, khảo sát trực tiếp phỏng vấn và thu thập các số liệu tại khu vực dự án có độ tin cậy cao.

Các kết quả phân tích mẫu nước, mẫu khí do các cơ quan chuyên môn có chức năng phân tích mẫu, đã được các cơ quan chức năng kiểm định nên có mức độ tin cậy và độ chính xác cao.

Các số liệu thu thập được tại khu vực về điều kiện khí hậu, khí tượng thuỷ văn, đặc điểm kinh tế xã hội… là các số liệu mới nhất được công bố năm 2007, 2008 và năm 2009 đều có độ tin cậy cao.

3.2.2. Mức độ chi tiết của các đánh giá


Các đánh giá về các tác động môi trường do việc triển khai thực hiện của dự án được thực hiện một cách tương đối chi tiết, báo cáo đã nêu được các tác động đến môi trường trong từng giai đoạn hoạt động của dự án, đã nêu được các nguồn ô nhiễm chính trong từng giai đoạn hoạt động của dự án:

- Đánh giá từng loại hình nguồn ô nhiễm khác nhau: nguồn ô nhiễm có liên quan đến chất thải, nguồn ô nhiễm không có chất thải và các rủi ro, sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đều được đánh giá đầy đủ và chi tiết.

- Đánh giá chi tiết từng loại hình chất thải ô nhiễm của dự án chi tiết theo như Thông tư 05/2008/BTNMT hướng dẫn đánh giá tác đông môi trường gồm: nguồn gốc ô nhiễm, đối tượng tác động của chất ô nhiễm, tải lượng và phạm vi tác động của chúng.

Tóm lại: Quá trình triển khai thực hiện dự án có phát sinh yếu tố tác động tiêu cực đến môi trường, kinh tế- xã hội và đời sống dân cư xung quanh. Tuy nhiên các tác động sẽ được chủ đầu tư đưa ra các biện pháp giảm thiểu, nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động do dự án gây ra.



Chương 4

BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA

VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

4.1. Đối với tác động xấu

4.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn xây dựng cơ bản và mở mỏ

4.1.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm bụi

a. Biện pháp

- Sử dụng các máy thi công còn mới, ít khói thải gây ô nhiễm.

- Khi vận chuyển nguyên vật liệu cần sử dụng bạt che cho các xe tải (10 xe tải dự kiến được sử dụng cho giai đoạn XDCB).

- Không chở quá tải làm ảnh hưởng đến phương tiện và chất lượng đường giao thông.

- Tưới nước dập bụi trong khu vực trên tuyến đường vận chuyển, tần suất thực hiện 4 lần/ngày.

- Thành lập 1 đội vệ sinh thu dọn nguyên vật liệu rơi vãi trong khu vực thi công.

- Trong giai đoạn này chủ đầu tư thực hiện quy hoạch trồng vành đai cây xanh trên tuyến đường vận chuyển và trong khu vực đất trống quanh mỏ để ngăn cản sự phát tán bụi và lan truyền tiếng ồn. Cây xanh dự kiến trồng là keo lá tràm, mật độ trồng cây: 2 cây/1m2, khoảng cách giữa các cây là 3 m. Với chiều dài tuyến đường khoảng 1612,2m thì số lượng cây 2 bên đường dự kiến trồng là 1075 cây.

- Kiểm tra bảo dưỡng định kỳ các phương tiện và máy móc thi công.

b. Đánh giá chung các biện pháp áp dụng

+ Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện.

+ Nhược điểm:

Biện pháp trồng cây xanh chỉ giảm được phần nào lượng bụi phát tán ra xa, không hạn chế được bụi phát sinh tại nguồn. Chi phí cao (chi phí mua cây và chăm sóc).



+ Mức độ khả thi: Các biện pháp dễ áp dụng, hiệu quả xử lý cao.

4.1.1.2. Giảm thiểu ô nhiễm khí thải

a. Biện pháp

- Sử dụng các thiết bị thi công, xe vận tải còn niên hạn sử dụng. Các thiết bị thi công và vận tải cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện về an toàn kỹ thuật môi trường do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp

- Điều phối xe tải và các máy móc thi công không hoạt động tập trung, hạn chế thải ra môi trường lượng khí thải quá lớn trong cùng một thời điểm và cùng 1 vị trí. Tuy nhiên mật độ các phương tiện thi công phụ thuộc vào bố trí công trình xây dựng.


b. Đánh giá chung các biện pháp áp dụng

+ Ưu điểm: Sử dụng xe còn niên hạn sử dụng sẽ giảm thiểu được lượng khí thải phát sinh rất nhiều.

Việc điều phối mật độ các phương tiện máy móc, vận tải sẽ giảm tải lượng khí thải phát sinh cùng một thời điểm, đồng thời giảm tải lượng khí thải tại 1 khu vực.



+ Nhược điểm: Các biện pháp trên chỉ có thể giảm thiểu được tác động, nhưng không làm giảm tổng tải lượng khí thải phát sinh đối với toàn bộ giai đoạn.

+ Tính khả thi: Chủ đầu tư đều chủ động áp dụng.

4.1.1.3.Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, rung

a. Biện pháp

- Bố trí lịch hoạt động của các phương tiện thi công hợp lý. Hạn chế tối đa sự hoạt động cùng lúc của các thiết bị , máy móc, phương tiện có phát sinh tiếng ồn cao vào cùng 1 thời điểm.

- Bố trí lao động thích hợp, hạn chế tối đa số lượng công nhân có mặt tại khu vực phát sinh tiếng ồn cao.

- Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì, tra dầu bôi trơn hoặc thay thế các chi tiết hư hỏng của các trang thiết bị thi công.

b. Đánh giá chung các biện pháp áp dụng

- Ưu điểm: Biện pháp trên dễ thực hiện. Các biện pháp này giảm thiểu được một phần tác động do tiếng ồn.

- Nhược điểm: Do đặc thù của các hoạt động xây dựng, tiếng ồn, độ rung phát sinh là không thể tránh khỏi. Do đó chỉ có thể giảm thiểu chứ không thể khống chế triệt để được tiếng ồn phát sinh.



- Tính khả thi: Chủ đầu tư chủ động áp dụng.

4.1.1.4. Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước

a. Giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa
a.1. Biện pháp

- Khi tiến hành thi công các hạng mục công trình phục vụ dự án, đồng thời tiến hành song song thi công hệ thống thoát nước mặt.

- Bố trí hố ga có chức năng lắng lọc trước khi thoát ra ngoài theo mương,



  • Kích thước mương thoát nước:

+ Chiều rộng: trên mặt 0,5 m

+ Đáy: 0,3 m

+ Chiều sâu: 0,3 m.

- Xây dựng hồ lắng. Dung tích hồ: 72.250 m3

- Nạo vét định kỳ hố ga thu nước, mương thoát nước. Lượng chất thải phát sinh từ quá trình nạo vét chủ yếu là đất sét nên được vận chuyển về khu vực bãi thải dự kiến.

a.2. Đánh giá chung các biện pháp áp dụng

- Ưu điểm: Giảm thiểu được hàm lượng ô nhiễm do nước mưa chảy tràn kéo theo các chất cặn rắn ra môi trường tiếp nhận.

Biện pháp lắng cơ học trong hố ga thu và hồ lắng đảm bảo loại bỏ đươc 80-90% các loại cặn rắn.



-Tính khả thi: Chủ đầu tư chủ động áp dụng.
b. Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
b.1. Biện pháp

- Xây dựng nhà vệ sinh có 1 bể tự hoại cố định. Vị trí xây dựng được bố trí phù hợp với quy hoạch của khu văn phòng hoặc khu nhà bếp (trong bản vẽ tổng mặt bằng) để tái sử dụng trong quá trình dự án đi vào khai thác ổn định.

Bể tự hoại là công trình đồng thời làm 2 chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng. Tại ngăn phản ứng, các vi sinh vật ở dạng kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và các khí (CO, CH4, H2S, NH3…)

Bùn kỵ khí được lắng và lưu giữ trong ngăn phản ứng, nước thải sau khi được tách bùn và khí được dẫn sang ngăn lọc. Ngăn lọc kỵ khí có tác dụng làm sạch bổ sung nước thải, nhờ các VSV kỵ khí gắn bám trên bề mặt các hạt của lớp vật liệu lọc, và ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo nước nhờ vật liệu lọc.

Cặn lắng giữ lại trong bể từ 6-8 tháng, dưới tác động của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất kỵ khí, một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Sơ đồ nguyên lí của bể tự hoại được thể hiện như sau:



Hình 4.1. Mô hình bể tự hoại 3 ngăn


Dung tích bể tự hoại được tính với số lượng cán bộ CNV lớn nhất là 59 người (trong giai đoạn xây dựng số lượng cán bộ công nhân viên là 30 người, giai đoạn khai thách là 59 người). Nhu cầu sử dụng nước là 150 l/người/ngàyđêm. Lượng nước thải phát sinh chiếm khoảng 80% lượng nước cấp đầu vào, thì lưu lượng nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 7,08 m3/ngày đêm.

Theo TCXD 51:1984, với lưu lượng nước thải <10m3 thì sử dụng bể tự hoại 2 ngăn để xử lý. Nhưng để tăng hiệu suất xử lý của bể tự hoại, dự án sử dụng bể tự hoại 3 ngăn. Thể tích tính toán chung của bể tự hoại lấy không nhỏ hơn lưu lượng nước thải của 1-2 ngày (điều 7.3.2 TCXD 51:1984). Chọn 2 ngày đêm để tính toán tương ứng với thời gian để phân hủy cặn, khi đó:

Thể tích chung của bể tự hoại (W)=7,08 x 2=14,16 m3, lấy tròn là 14m3

+ Thể tích ngăn 1 bằng 0,5 thể tích chung của bể, W1= 0,5x14 = 7 m3

+ Thể tích của ngăn thứ 2 bằng 0,25 thể tích chung của bể, W2 = 3,5 m3

+ Thể tích của ngăn thứ 3 bằng 0,25 thể tích chung của bể, W2 = 3,5 m3

Chiều sâu bể tự hoại lấy bằng 1,5 m. Khi đó tổng diện tích các ngăn của bể tự hoại S= W/H = 14/1,5 = 9,33 m2.

Chọn kích thước H x B x L (chiều sâu x chiều rộng x chiều dài) của các ngăn như sau:

+ Ngăn thứ 1: 1,5m x 1,22m x 1,91m

+ Ngăn thứ 2: 1,5m x 1,22m x 2,87m

+ Ngăn thứ 3: 1,5m x 1,22m x 2,87m

Ngoài ra nước thải sinh hoạt sau xử lý tại bể tự hoại chưa đảm bảo tiêu chuẩn môi trường, do vậy để nước thải sinh hoạt phát sinh không gây tác động đến môi trường, Chủ đầu tư tiến hành xây dựng bể thu nước thải sinh hoạt sau xử lý tại hệ thống bể tự hoại với dung tích 212,4 m3 có khả năng lưu chứa lượng nước thải phát sinh trong 1 tháng. Lượng nước thải này được pha loãng tái sử dụng để tưới cây.

- Chủ đầu tư hợp đồng với đơn vị dịch vụ môi trường địa phương để hút và xử lý bùn thải định kỳ 6 tháng/1 lần.

b.2. Đánh giá chung biện pháp áp dụng

-Ưu điểm: phương pháp áp dụng đơn giản, dễ xây dựng, vận hành.

Bể tự hoại có khả năng xử lý đến 55-70% các chất ô nhiễm.

Nước thải sau xử lý cũng như cặn bùn phát sinh trong quá trình xử lý tại bể tự hoại được chủ đầu tư lưu giữ và ký hợp đồng để xử lý do vậy sẽ đảm bảo giảm thiểu đến mức thấp nhất khả năng gây ô nhiễm môi trường của khu vực do nước thải sinh hoạt.

-Nhược điểm: bể tự hoại hiệu quả xử lý không triệt để. Chỉ áp dụng với nguồn thải với lưu lượng thấp.

- Tính khả thi: tính khả thi cao, chủ đầu tư chủ động xây dựng và thực hiện.

4.1.1.5. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn

a. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn xây dựng
a.1. Biện pháp

  • Chất thải thông thường

- Lưu giữ tại bãi thải tạm

- Sử dụng để san lấp mặt bằng, gia cố tuyến đường...



  • Chất thải nguy hại

-Phân loại chất thải theo đúng quy định về quản lý CTNH

-Lưu giữ bằng các thiết bị đảm bảo quy định như thùng phuy 200l, can nhựa 20l, bao bì PE 2 lớp.

CTNH được lưu giữ tại khu vực lưu giữ CTNH có diện tích khoảng 12m2, nằm trong khu vực nhà kho và xưởng của mỏ (theo tổng mặt bằng được phê duyệt)

- Chủ đầu tư kí hợp đồng với đơn vị có chức năng hành nghề vận chuyển xử lý CTNH theo Thông tư 12/2006/TT-BTNMT trên địa bàn hoặc địa phương gần nhất.


a.2. Đánh giá chung các biện pháp áp dụng

- Ưu điểm: Các biện pháp đề ra đảm bảo quản lý được chất thải tại nguồn, tách riêng các loại chất thải để quản lý. Phương pháp dễ áp dụng.

- Tính khả thi:

Chủ đầu tư có thể chuẩn bị đủ dụng cụ và trang thiết bị để thu gom và mặt bằng để lưu giữ chất thải nguy hại phát sinh trong khi chờ hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý

Đối với chất thải thông thường: chuẩn bị bãi thải để chứa, diện tích mặt bằng không lớn, được chuẩn bị song song trong quá trình thi công xây dựng.

b.Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải sinh hoạt
b.1. Biện pháp

- Lưu giữ rác trong các thùng chứa có nắp đậy, sử dụng 1 thùng chứa loại 240 lít.

- Hợp đồng với Công ty vệ sinh môi trường địa phương thu gom.






Hình 4.2. Thùng chứa rác thải
b.2. Đánh giá biện pháp áp dụng

Biện pháp dễ áp dụng và có thể kiểm soát được lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Tuy nhiên, cần có sự tự giác và ý thức của cán bộ công nhân viên.

4.1.1.6. Giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái

a. Biện pháp

Dự án triển khai, việc tác động đến môi trường sinh thái là không thể tránh khỏi. Do đó, các biện pháp giảm thiểu trong giai đoạn này chủ yếu từ công tác quy hoạch mặt bằng, xây dựng các hệ thống thoát nước mưa, thiết kế bãi thải, xây kè mương tránh rơi vãi cản trở dòng chảy, ảnh hưởng đến các loài thủy sinh trong khu vực.

Chủ đầu tư lưu ý từ quá trình quy hoạch mặt bằng tổng thế đến thiết kế các hệ thống hạng mục kỹ thuật mỏ đảm bảo thiết kế đúng kĩ thuật và phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành.

Quy định nghiêm cấm một số hành vinh như: chặt phá cây cối làm chất đốt hay các mục đích khác.

b. Đánh giá chung biện pháp áp dụng

-Ưu điểm: dễ thực hiện.

-Tính khả thi: Chủ đầu tư chủ động thực hiện trong quá trình xây dựng thiết kế cơ sở, thẩm định dự án và khi dự án bắt đầu triển khai.

4.1.1.7. Giảm thiểu tác động do tập trung công nhân lao động

a. Biện pháp

- Chủ đầu tư gửi văn bản thông báo tới chính quyền 2 xã (xã Thanh Kỳ, huyện Như Thanh và xã Tân Trường, huyện Tĩnh Gia) về việc triển khai dự án.

-Chủ đầu tư thực hiện khai báo tạm trú, tạm vắng cho công nhân thi công, phục vụ dự án.

- Trước khi tiến hành thi công, chủ đầu tư tập trung công nhân thi công và phổ biến các kiến thức về an toàn lao động, vệ sinh môi trường, văn hóa, phong tục, tập quán địa phương và cách ứng xử với cư dân bản địa.

b. Đánh giá chung biện pháp áp dụng

- Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện.

- Nhược điểm: Biện pháp phổ biến tuyên truyền cách ứng xứ cộng đồng phụ thuộc vào ý thức của từng công nhân thi công.

- Tính khả thi: chủ đầu tư có thể chủ động thực hiện tại nhiều thời điểm và giai đoạn khác nhau.

4.1.1.8. Phương án đền bù, giải phóng mặt bằng và tái định cư

a. Phương án

Công ty Cổ phần xi măng Công Thanh đồng thời tiến hành làm thủ tục xin cấp mỏ và triển khai công tác giải phóng mặt bằng theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Công tác đền bù GPMB là dự án riêng, do đó, các phương án đền bù, hỗ trợ sẽ được chủ đầu tư thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Khi thực hiện các phương án đầu tư, tái định cư, chủ đầu tư sẽ thực hiện cam kết bảo vệ môi trường cho công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư theo đúng quy định.

Mỏ đá sét có 95 hộ bị ảnh hưởng, số hộ phải di dời đến nơi ở mới là 30 hộ, và một số hộ dân được hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất. Vì vậy phương án đền bù giải phóng mặt bằng mỏ đá sét bao gồm đền bù cây cối của các hộ dân, diện tích ảnh hưởng, các hộ dân phải di dời trong diện tích chiếm dụng đất của mỏ.

Để góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội cũng như thực hiện chính sách sử dụng nguồn lao động tại chỗ, các hộ dân có đất trong khu vực giải phóng mặt bằng, sau khi trao đất cho Công ty Cổ phần xi măng Công Thanh sử dụng, nếu có nhu cầu lao động tại mỏ Công ty sẽ tạo những điều kiện thuận lợi nhất để có thể làm việc tại mỏ.

Bảng 4. 2. Chi phí đền bù và giải phóng mặt bằng


TT

Các chỉ tiêu chủ yếu

Đơn vị

Khối lượng

Đơn giá (đ)

Thành tiền (đ)

1

 

 



Hỗ trợ đền bù đất

ha

211.09

-

18.998.100.000

- Đất lâm nghiệp

m2

1.266.540

5.000

6.332.700.000

- Đất trồng cây hàng năm

m2

844.360

15.000

12.665.400.,000

2

 

 



 

 


Bồi thường cây cối hoa màu



-

-

7.086.502.390

Keo lá chàm

cây

126.654

7.190

910.642.260

Bạch đàn

cây

506.616

7.190

3.642.569.040

Lim, lát

cây

42.218

34.425

1.453.354.650

Mía

cây

168.872

6.395

1.079.936.440

3

 

 



 

 


Hộ gia đình

hộ

95

-

10.400.500.000

Đền bù nhà cửa, vật kiến trúc

hộ

95

75.000.000

7.125.000.000

Hỗ trợ di chuyển

hộ

95

1.500.000

142.500.000

Hỗ trợ ổn định đời sống

hộ

95

1.400.000

133.000.000

Xây dựng nhà tái định canh định cư cho các hộ

hộ

30

100.000.000

3.000.000.000

4

Chi phí hội đồng

%

2

6.485.102.390

660.801.500

Tổng cộng chi phí đền bù

37.145.903.890

(Nguồn: Thuyết minh dự án)
b.Lịch trình thực hiện

Sau khi dự án được các cơ quan chức năng phê duyệt, Công ty CP Xi măng Công Thanh sẽ tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng.

Công ty CP Xi măng Công Thanh đang thực hiện các thủ tục công tác đền bù GPMB theo quy định của Nhà nước. Kinh phí đền phù GPMB được lấy từ vốn đầu tư của Công ty.


4.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giại đoạn khai thác

4.1.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm bụi

a. Tại khu vực khai thác
a.1. Biện pháp

- Trồng cây xanh tại khu vực moong khai thác để giảm thiểu bụi, cải thiện vi khí hậu.

- Dự kiến trồng tại các khu vực trống (khu vực ranh giới).

- Loại cây dự kiến là: keo lá tràm, mật độ cây/10m2.

a.2. Đánh giá biện pháp áp dụng

- Ưu điểm: đơn giản, dễ thực hiện.

- Nhược điểm: tốn nhiều chi phí (mua cây, chăm sóc cây).

- Mức độ khả thi: đây cũng là biện pháp dễ áp dụng, tuy nhiên biện pháp trồng cây chỉ giảm được phần nào lượng bụi phát tán ra xa, không hạn chế được bụi phát sinh tại nguồn.
b. Tại dọc tuyến đường vận chuyển
b.1. Biện pháp

- Thực hiện trồng các dải cây xanh dọc tuyến đường vận chuyển từ mỏ ra đường liên xã.

- Quy định xe vận chuyển sẽ che đậy kín thùng xe bằng bạt khi vận chuyến đá sét.

- Quy định xe vận chuyển sẽ thực hiện đúng tải trọng của xe.

- Thực hiện phun nước dọc tuyến đường từ mỏ ra đường liên xã:

Sử dụng 1 ô tô có bồn phun nước (xe téc) phun nước vào tuyến đường vận chuyển. Tuyến đường phun nước có chiều dài tuyến là 1612,2m, chiều rộng mặt đường 9,5m. Tồng diện tích cần phun là 15315,9m2. Tiêu chuẩn tưới là 1,2 lít/m2 (TCXD 33:2006). Như vậy lượng nước cần sử dụng cho lần phun khoảng 18,38 m3. Thời gian dự kiến phun nước đường vận chuyển như sau:


    • Mùa nắng: 4 lần/ngày (8h, 10h, 13h, 15h), lượng nước tưới khoảng 73,58 m3/ngày.

    • Mùa mưa: 2 lần/ngày (phun vào những ngày không có mưa).

- Xây dựng cầu rửa xe cho các phương tiện vận tải trước khi ra khỏi mỏ. Mục đích cầu rửa xe là làm ướt bánh xe, giảm thiểu bụi phát tán trên đường vận chuyển. Kích thước đường vào khu vực cầu rửa xe rộng 7 m, sâu 0,3m. Nước thải phát từ cầu rửa xe được chảy qua hố lắng có song chắn và thoát vào hệ thống thoát nước bề mặt của khu vực.

- Vận tải bằng băng tải: băng tải được thiết kế có mái che chắn bao quanh, với chiều dài 1200m từ trạm đập về Nhà máy xi măng. Kinh phí được tính vào chi phí của Nhà máy xi măng.


b.2. Đánh giá chung biện pháp áp dụng

- Ưu điểm: dễ áp dụng. Khi áp dụng các biện pháp này, nồng độ bụi phát sinh và phát tán ra môi trường giảm đáng kể.

Biện pháp trồng cây xanh ven đường có tác dụng cản bớt bụi từ mặt đường bốc lên; cây xanh còn có tác dụng giảm tiếng ồn, giảm nhiệt độ.



- Nhược điểm: Biện pháp trồng cây xanh có thể giảm thiểu tác động nhưng không thể kiểm soát được nguồn phát sinh.

- Tính khả thi: cao. Chủ đầu tư cỏ thể chủ động áp dụng.

4.1.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm khí thải

a. Biện pháp

- Sử dụng các thiết bị khai thác, vận tải, phương tiện thi công khác còn niên hạn.

- Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị phục vụ cho hoạt động khai thác.


b. Đánh giá chung biện pháp áp dụng

- Ưu điểm: giảm thiểu được lương khí thải độc hại phát sinh rất nhiều.

- Nhược điểm: các biện pháp trên chỉ giảm thiểu tác động, nhưng không làm giảm tổng tải lượng khí thải phát sinh đối với toàn bộ dự án.

- Tính khả thi: chủ đầu tư đều có thể chủ động áp dụng.

4.1.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn

a. Biện pháp

- Bộ phận kỹ thuật của mỏ thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các trang thiết bị, kiểm tra độ mòn chi tiết. Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì, thay thế các chi tiết hư hỏng kịp thời.

- Bố trí thời gian lao động thích hợp, hạn chế tối đa số lượng công nhân có mặt tại nơi có tiếng ồn cao.

- Ngoài ra, để giảm thiểu tiếng ồn đến khu vực xung quanh, Chủ đầu tư bố trí mỏ hoạt động theo đúng thời gian quy định (khoảng 1, điều 68 của Luật Lao động).

b. Đánh giá chung biện pháp áp dụng

- Ưu điểm: Các biện pháp này giảm thiểu được một phần tác động do tiếng ồn.

- Nhược điểm: do đặc thù hoạt động khai thác mỏ, tiếng ồn phát sinh là không thể tránh khỏi nhưng chỉ có thể giảm thiểu chứ không thể không thể khống chế triệt để được tiếng ồn phát sinh.

- Tính khả thi: chủ đầu tư đểu chủ động áp dụng.


4.1.2.4. Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước

a. Giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa
a.1. Biện pháp

- Xây dựng hệ thống mương, rãnh thoát nước mưa và hồ lắng (đã được đề cập từ giai đoạn xây dựng cơ bản).

Khi mưa, lượng nước mưa chảy chủ yếu phân tán ra xung quanh khai trường và tiêu thoát theo địa hình tự nhiên, phần còn lại chảy trên các rãnh bờ tầng, mặt tầng khai thác xuống nơi địa hình thấp hơn ở phía chân đồi và được thu vào 2 hố ga thu tại 2 khu (có song chắn) với độ sâu hố thu từ 1-1,5m, rồi mới chảy theo hệ thống mương rãnh trên mặt bằng tới hồ lắng dung tích 72.250 m3 . Hồ lắng bố trí tại phía Tây khu I, diện tích 1,44 ha. (Vị trí được thể hiện ở sơ đồ Tổng mặt bằng, kèm phụ lục).

Hiệu suất lắng lọc của hồ lắng với SS là 47%, dầu mỡ là 30% (Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý môi trường – Trường ĐH Công nghiệp TPHCM).

Bảng 4.3. Hiệu quả xử lý của hồ lắng với 2 chỉ tiêu là dầu mỡ và TSS



TT

Thành phần

Đơn vị

Đầu vào (*)

Đầu ra

2

TSS

mg/l

87,5

46,38

3

Dầu mỡ

mg/l

0,1

0,07

(*: Kết quả phân tích mẫu nước tại mỏ sét Long Giàn –BQL Nhà máy xi măng Thái Nguyên, 2010).

- Thoát nước mưa trực tiếp từ moong khai thác: khi tiến hành khai thác cũng đồng thời tạo độ dốc ngang 1% hướng từ trong mỏ ra ngoài nhằm mục đích thoát nước mưa rơi trực tiếp vào khu vực moong.

- Thoát nước mưa rơi trực tiếp tại bãi thải: tự chảy qua hệ thống mương, rãnh xuống khu vực thấp hơn.

- Khi khai thác xuống cốt sâu tại khu 2, ảnh hưởng của mưa sẽ tạo khó khăn cho công tác khai thác. Do đó, khi khai thác xuống cốt sâu, dự án sẽ áp dụng phương pháp thoát nước cưỡng bức tại moong khai thác bằng bơm. Lượng nước tại đây được đưa tới hệ thống mương dẫn tới hồ lắng của khu vực.

- Nạo vét định kỳ hố ga thu nước mưa và mương thoát nước. Tần suất thực hiện 6 tháng/lần. Lượng chất thải nạo vét chủ yếu là đất, cặn rắn nên được vận chuyển về bãi thải.

a.2. Đánh giá chung biện pháp áp dụng

- Ưu điểm: giảm được tác động ô nhiễm trực tiếp do nước mưa chảy tràn.

Nước mưa sau hố thu đạt QCVN 24:2009/BTNMT (cột B).



- Tính khả thi: chủ đầu tư chủ động thực hiện từ giai đoạn xây dựng cơ bản.
b. Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
b.1. Biện pháp

- Xây dựng nhà vệ sinh có bể tự hoại tại khu văn phòng và khu nhà ăn. Bể tự hoại được thiết kế và tính toán các thông số từ giai đoạn xây dựng cơ bản và được tái sử dụng tại giai đoạn khai thác.

- Chủ đầu tư hợp đồng với Công ty dịch vụ môi trường địa phương để hút và xử lý bùn thải định kỳ 6 tháng/1 lần.

Quy trình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt thể hiện hình 4.3.
Hình 4.3. Quy trình thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tại mỏ

b.2. Đánh giá chung biện pháp áp dụng

- Ưu điểm: biện pháp đơn giản, dễ xây dựng và vận hành. Giảm thiểu được mức thấp nhất khả năng gây ô nhiễm môi trường của khu vực do nước thải sinh hoạt.

- Tính khả thi: Chủ đầu tư chủ động thực hiện xây dựng ngay khi mỏ tiến hành xây dựng cơ bản.

4.1.2.5. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn

a. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải rắn sản xuất
a.1. Biện pháp

  • Chất thải rắn thông thường

Đất đá thải trong quá trình khai thác đá sét là đá kẹp và đất phủ. Những sản phẩm này vẫn có giá trị làm vật liệu xây dựng thông thường, vật liệu san lấp cho thị trường.

- Tận dụng nguồn đá này để đáp ứng cho thị trường (đặc biệt là khu kinh tế Nghi Sơn đang trong quá trình xây dựng do vậy nhu cầu vật liệu san lấp là rất lớn).

- Để đảm bảo cho công tác bảo vệ môi trường và nhu cầu thị trường có thể thay đổi, dự án bố trí bãi thải đất đá tại phía Tây Nam khu I (tương ứng là phía Tây Bắc khu II). Bãi thải có diện tích 30,7 ha, dung tích khoảng 5,0 triệu m3, cốt cao bải thải +220m.

Đá thải được đổ thải theo hình thức từ trên xuống. Trong quá trình đổ thải kết hợp quá trình lu lèn để tạo ra sự ổn định của bãi thải. Đá sét thải được vận tải từ khai trường đến bãi thải bằng ôtô tự đổ trọng tải 15 tấn, tại bãi thải bố trí thiết bị máy gạt phục vụ công tác đổ thải.

Theo thời gian, bãi thải được mở rộng đến hết diện tích đổ thải, góc nghiêng sườn tầng thải bằng góc ổn định tự nhiên của đất thải bở rời.

- Khu vực bãi thải chứa đất phục vụ cho công tác cải tạo phục hồi môi trường sẽ được khoanh thành khu vực riêng tại vị trí bãi thải.

- Tận dụng tối đa khoảng trống khai thác để làm bãi thải trong khi có điều kiện.


  • Bùn thải:

Bùn thải được định kỳ thu gom, chôn lấp và san lấp mặt bằng.

  • Chất thải nguy hại

- Phân loại chất thải.

- Ắc quy thải được trả lại cho nhà sản xuất.

- Lưu chứa vào các thiết bị chuyên dụng, đảm bảo quy định theo Thông tư 12/2006/BTNMT. Các thiết bị được trang bị như: can nhựa 20 lít, thùng phuy 200 lít, bao PE 2 lớp…

- Các thiết bị lưu chứa tạm thời CTNH được dán nhãn mác đúng quy định (TCVN 6707-2009 Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa).

- CTNH sau khi được chứa trong các thiết bị chuyên dụng, được lưu trữ tạm thời tại kho chứa CTNH có diện tích 12 m2 (kho được xây dựng trong giai đoạn xây dựng cơ bản). Kho chứa được thiết kế đạt tiêu chuẩn, sàn bê tông, có vách ngăn chia ô. Kho chứa có thiết kế gờ cao 10 cm và hố thu có kích thước 20x20x40 cm, để phòng sự cố đổ tràn chất thải dạng lỏng.

- Hợp đồng với đơn vị có chức năng về thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH trên địa bàn hoặc địa phương gần nhất.

- Thực hiện đăng kí sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại.

a.2. Đánh giá chung biện pháp áp dụng

- Ưu điểm: Các biện pháp đề ra đảm bảo quản lý được chất thải tại nguồn. Phương pháp dễ áp dụng.

- Tính khả thi: Chủ đầu tư có thể chuẩn bị đủ các trang thiết bị, dung cụ và mặt bằng để lưu chứa tạm thời lượng chất thải phát sinh.
b. Giảm thiểu ô nhiễm do chất thải sinh hoạt
b.1. Biện pháp

- Thực hiện phân loại chất thải tại nguồn.

- Đối với chất thải rắn có khả năng tái sử dụng như giấy văn phòng, vỏ hộp…sẽ được tập trung trong các giỏ nhựa. Số giỏ nhựa dự kiến là 4 giỏ. Rác thải tái sử dụng này có thể bán cho các cơ sở thu mua.

- Đối với CTR không có khả năng tái sử dụng được tập trung trong các thùng chứa có nắp đậy (loại thùng 240 lít). Thùng 240 lít được sử dụng thùng hiện có từ giai đoạn xây dựng cơ bản và mở mỏ. Rác thải trong thùng 240 lít được đơn vị dịch vụ môi trường trong địa bàn thu gom.

b.2. Đánh giá chung biện pháp áp dụng

- Ưu điểm: Biện pháp dễ áp dụng, có thể kiểm soát được lượng CTR phát sinh.

- Nhược điểm: Phải có sự tự giác của cán bộ công nhân viên làm việc tại mỏ.


4.1.2.6. Giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống dân cư xung quanh mỏ

a. Biện pháp

- Thực hiện các biện pháp giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm tới môi trường như tưới nước dập bụi tại khu vực khai thác và tuyến đường vận chuyển. Mục đích hạn chế sự lan truyền của bụi.

- Không thải trực tiếp các chất thải chưa xử lý ra môi trường, ảnh hưởng tới đất nông nghiệp tại khu vực

- Hoạt động theo thời gian quy định (giờ hành chính)

- Quy định và khống chế tốc độ chạy xe khi qua dân cư.

- Chủ đầu tư chấp hành và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về chính sách bảo hộ quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác, chế biến (theo Nghị định số 219/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 76/2000/TT-BTC ngày 25/7/2000 của Bộ Tài chính), tham gia đóng góp vào các chương trình phúc lợi xã hội tại địa phương.

- Bố trí lao động quét dọn vệ sinh đường ra vào mỏ và đoạn đường liên xã chạy qua mỏ.


b. Đánh giá chung biện pháp áp dụng

Các phương án dễ áp dụng, tính khả thi cao.

4.1.2.7. Giảm thiểu tác động do tập trung cán bộ công nhân viên

a. Biện pháp

- Chủ đầu tư thực hiện khai báo, đăng kí tạm trú với chính quyền địa phương.

- Chủ đầu tư phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức tuyên truyền, phổ biến phong tục tập quán của địa phương.


b. Đánh giá chung

- Ưu điểm: phương án dễ áp dụng, chủ đầu tư chủ động thực hiện.

- Nhược điểm: phụ thuộc vào ý thức của cán bộ công nhân viên.

4.1.2.8. Vệ sinh lao động và an toàn lao động

a. Quy định an toàn trong công tác xúc bốc

- Khi làm việc máy xúc được bố trí ngoài giới hạn sụt lở của nền tầng, chỗ đứng của máy bằng phẳng hoặc không dốc quá độ dốc quy định trong hộ chiếu kỹ thuật;

- Khi máy xúc làm việc, cấm bất kỳ ai ở trong phạm vi bán kính hoạt động của gầu xúc;

- Không được quay gầu xúc ngang buồng lái của thiết bị vận tải, máy xúc đứng ở chỗ thích hợp nhất trong gương tầng để khi thao tác không bị vướng vào buồng lái các thiết bị vận tải;

- Chỉ khi máy xúc ngừng hẳn mới được lên xuống máy xúc, người không có chuyên môn, nhiện vụ không được lên máy xúc.


b. Quy định an toàn trong công tác vận tải

- Tuyển lái xe lành nghề;

- Quy định tốc độ xe chạy trên những đoạn đường trong phạm vi mỏ. Tốc độ quy định như sau:

+ Tại các đoạn thẳng: Vmax = 20km/h

+ Tại các dốc: Vmax = 15km/h

+ Tại các đoạn vòng: Vmax = 10km/h

- Cấm lái xe ra sát mép tầng (kể cả tại bãi thải) nếu không có người báo hiệu.

- Cấm chở người trên thùng xe tự đổ hoặc trên thùng xe đang có tải.

- Cấm người ngồi trên mui xe hoặc đứng bám ngoài thành xe, ở bậc lên xuống trong lúc xe đang chạy.

- Trước khi vận hành xe sẽ được kiểm tra các thông số cũng như điều kiện an toàn trước khi cho xe hoạt động.

- Thường xuyên bảo dưỡng và sửa chữa ô tô theo đúng định kỳ.

- Tại đầu các đoạn đường bố trí biển báo quy định tốc độ.

c. Quy định an toàn trong công tác san gạt

- Khi máy gạt đang làm việc cấm:

+ Sửa chữa điều chỉnh dây cáp của lưỡi gạt, hoặc đứng trên lưỡi gạt

+ Dừng máy trên nền đất không ổn định, khi chưa nhả hết đất đá ra khỏi lưỡi gạt.

+ Lái máy gạt ra mép tầng, lùi máy ra mép tầng.

-Cấm máy gạt làm việc trong vùng nguy hiểm của máy xúc khi máy xúc đang hoạt động.

- Máy gạt làm việc ở chân tầng, mép tầng hoặc ở những khu vực nguy hiểm cần có người làm tín hiệu cho máy gạt.


d. Quy định an toàn sử dụng điện

- Các thiết bị điện cần thực hiện tiếp đất như: cột đèn di động trên khai trường, cột điện đường cáp dẫn điện lên khai trường, vỏ máy các thiết bị xưởng sửa chữa.

Để tiếp đất cho các thiết bị sử dụng cọc hoặc trụ tiếp đất để tạo các hố tiếp đất cần thiết với điện trở R <10Ω.

- Có các cầu dao an toàn đối với các thiết bị.

e. Các biện pháp an toàn khác

- Chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc các quy định tại khoản 1 điều 95 của Bộ Luật lao động như: trang bị khẩu trang chống bụi, mũ bảo hộ lao động cho công nhân trực tiếp sản xuất, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và buộc công nhân tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp an toàn lao động.

- Bồi dưỡng thường xuyên kiến thức vệ sinh và an toàn lao động cho CBCNV trong mỏ.

- Tuyên truyền, giáo dục công nhân viên về nội quy an toàn lao động và ý thức chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

- Tại khu vực thực hiện dự án, khí hậu vào mùa nắng rất khắc nghiệt, nhiệt. Do đó, lịch lao động của công nhân sẽ được chủ đầu tư điều chỉnh theo chế độ nhiệt trong khu vực. Dự kiến, sẽ cho công nhân tạm nghỉ khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 430C.

f. Đánh giá chung các biện pháp áp dụng

- Các phương án đưa ra đều trong tầm quản lý của Chủ đầu tư do vậy có thể áp dụng dễ dàng.

- Mức độ khả thi: có thể thực hiện được, đặc biệt giáo dục nâng cao ý thức chấp hành kỹ luật lao động và thực hiện nghiêm túc các biện pháp đưa ra.


4.1.2.9. Biện pháp giảm thiểu tác động khi kết thúc dự án


- Khi kết thúc khai thác mỏ, chủ đầu tư sẽ thực hiện dự án cải tạo, phục hồi môi trường.

Phương án cải tạo phục hồi môi trường: (chi tiết dự án cải tạo, phục hồi môi trường được trình bày trong báo cáo riêng).

+ Cải tạo mặt bằng sân công nghiệp: tháo dỡ các công trình công nghiệp không còn nhu cầu sử dụng và san gạt tạo mặt bằng cho khu vực sân công nghiệp với chiều dày cần san gạt là 0,5m.

+ Cải tạo khu văn phòng, nhà xưởng, kho chứa nhiên liệu,…: phá vỡ kết cấu bê tông và dọn sạch toàn bộ khu vực.

+ Cải tạo khai trường: củng cố bờ mỏ, dọn dép đáy moong, san gạt, trồng cây.

+ Tiến hành trồng cây trên toàn bộ diện tích khu văn phòng, mặt bằng sân công nghiệp, bãi thải và trả lại mặt bằng cho địa phương quản lý.

+ Hoàn thổ tại khu vực bãi thải được thực hiện theo giai đoạn. Sau khi sử dụng bãi thải 1, được san gạt bề mặt bãi thải và trồng cây.

+ Đối với đất mặt được lưu giữ ở khu vực bên cạnh bãi thải (bãi thải được khoanh ranh giới), phục cho công tác cải tạo phục hồi môi trường. Độ cao của lớp đất lưu giữ từ 1-2m.

- Thực hiện kí quỹ môi trường theo Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/05/2008 của Thủ tướng Chính phủ.


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id50526 114188
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Trường Đại Học Mỏ Địa Chất Khoa Dầu Khí Lời mở đầu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Thiết kế MÔn học nhà MÁY ĐIỆn lời nóI ĐẦU
UploadDocument server07 id50526 114188 -> ĐỀ TÀi ngân hàng trung ưƠng trưỜng trung cấp kt-cn đÔng nam
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Seminar staphylococcus aureus và những đIỀu cần biếT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Bài thảo luận Đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật Môn Phân Tích Thực Phẩm Nhóm 2 : Hoàng – Hùng Hiếu Hồng
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Luận văn tốt nghiệp gvhd: pgs. Ts nguyền Ngọc Huyền MỤc lục danh mục các chữ viết tắT
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Aïi Hoïc Quoác Gia Tp
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Mục lục Tổng quan về thịt
UploadDocument server07 id50526 114188 -> Gvhd: Nguyễn Minh Hùng Đề tài: Tìm Hiểu & Nghiên Cứu cpu
UploadDocument server07 id50526 114188 -> MỤc lục phầN 1 20 MỞ ĐẦU 20 chưƠng 1 21 giới thiệu chung về ĐỒ ÁN 21 Chương 1 nêu ra tính cấp thiết của đồ án, từ đó xác định mục tiêu và phạm VI nghiên cứu, xác định các phương pháp, công cụ cần sử dụng tới khi làm đồ án

tải về 1.92 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương