MỤc lục báo cáo kết quả thực hiện chuyêN ĐỀ nghiên cứu khoa học chuyên đề 1


Một số phương pháp khác trong chọn tạo giống lúa chất lượng



tải về 251.92 Kb.
trang2/3
Chuyển đổi dữ liệu29.11.2017
Kích251.92 Kb.
#34843
1   2   3

2.3 Một số phương pháp khác trong chọn tạo giống lúa chất lượng

2.3.1 Phương pháp chọn tạo giống đột biến

Từ những năm 1970, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) đã hỗ trợ và mở rộng hướng nghiên cứu gây đột biến, cải tạo những giống cây nông nghiệp và cây công nghiệp ở nhiều nước trên thế giới và đã chọn tạo thành công hàng loạt giống mới đối với lúa, lúa mỳ, lúa mạch, táo, chanh, đường, chuối, hoa, cây cảnh và một số các cây trồng khác.

Chọn giống lúa đột biến được bắt đầu từ những năm 1960 và cho đến năm 2006 đã có rất nhiều giống lúa đột biến được đưa ra sản xuất trên thế giới. Năm 1966, Nhật Bản đã đưa ra sản xuất giống lúa Remei - là một giống đột biến của từ giống lúa địa phương chịu lạnh Fujiminori - có đặc điểm thấp cây, chống đổ, được ưa chuộng và thường được sử dụng trong việc lai tạo với các giống lúa khác. Hiện nay đã có hơn 60 giống lai tạo từ giống Remei được trồng ở Nhật Bản và đặc biệt là giống lúa Ikuhikari được tạo ra bằng cách lai giữa Remei và giống lúa đặc sản Koshihikari để đưa gen chống đổ sd1 vào giống lúa Koshihikari. Giống lúa đột biến từ giống Pandawangi là một giống lúa địa phương nổi tiếng về hương thơm, vị ngon và có thêm đặc tính kháng bệnh rầy nâu BHP type 1 [60].

Trung Quốc đã ứng dụng năng lượng nguyên tử trong chọn giống vào những năm 1960 và cho đến những năm cuối thế kỉ 20 đã có 78 giống lúa đột biến được đưa ra sản xuất [15], hầu hết các giống lúa đột biến này được trồng ở các tỉnh Chiết Giang, Hồ Nam, Giang Tô. Hai giống lúa của Trung Quốc là ZhongHua11 thuộc lúa Japonica và Shuang Ke Zao thuộc lúa Indica được xử lý đột biến bằng tia gamma nguồn 60Co và đã tạo ra được hơn 700 dòng đột biến về hình thái và sinh lý. Các dòng đột biến này được sử dụng làm nguồn vật liệu cho chọn giống [63].

Tại Ấn Độ, ba giống lúa chất lượng là Basmati 370, Pusa Basmati 1 và Pakistan Basmati được sử dụng làm vật liệu cho chọn giống đột biến. Các giống này được xử lý chiếu xạ bằng tia gamma với liều chiếu 100, 150 và 200 Gray. Qua thế hệ M7 đã chọn lọc được 15 dòng đột biến từ giống Basmati 370, 07 dòng đột biến từ giống Pusa Basmati 1 và 10 dòng đột biến từ giống lúa Pakistan Basmati. Trong số các dòng đột biến nhận được, thấy xuất hiện một dòng đột biến triển vọng là CR2007, có nguồn gốc từ Basmati 370. Dòng CR2007 có chất lượng tương tự như giống Basmati gốc, nhưng có năng suất vượt trội so với giống gốc và còn có đặc tính kháng đạo ôn cổ bông, bệnh đốm nâu [40].

Chọn giống lúa đột biến ở Malyasia được bắt đầu từ những năm 1972, đến năm 1983 các giống lúa chất lượng được cải tiến bằng phương pháp này. Giống lúa thơm Pongsuseburi 2 được chiếu xạ bằng tia gamma đã tạo ra được dòng đột biến PS1297 thơm và thấp cây.

Tại Myanma và Pakistan, hai giống lúa đột biến Lone Thwe Hmwe (LTH M4-14) được chọn lọc từ đột biến hóa chất và giống Manawthuka (MNTK M4-10) chọn lọc từ đột biến phóng xạ đã cho năng suất cao hơn và có tính kháng rầy nâu so với các giống gốc [27].

Ở Pakistan, bằng phương pháp chiếu xạ tia gamma đối với các giống lúa, tạo ra các giống lúa đột biến như Kashmir Basmati, NIAB-IRRI-9, Khushboo-95, là các giống chất lượng có năng suất cao được đưa ra sản xuất.

Ở Việt Nam, chọn giống lúa thơm bằng phương pháp đột biến gen đã được ứng dụng trên giống lúa Tám thơm và khai thác biến dị tế bào soma trên giống Khao Dawk Mali 105 (KDML 105) [2].Theo tác giả Nguyễn Đức Thành và cộng tác viên (1999) thì chọn giống đột biến và biến dị dòng soma được áp dụng để phá vỡ tính cảm quang chu kỳ nhằm tăng năng suất, tuy nhiên các giống lúa này mất hương thơm và thay đổi hàm lượng amyloza. Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long cũng đã tiến hành nghiên cứu đột biến gen bằng phương pháp đồng vị phóng xạ trên giống Tám xoan của Nam Định [3]. Kết quả ghi nhận có hai dòng:

+ Tám xoan 1, không cảm quang, thời gian sinh trưởng là 110 ngày, amylose trung bình, năng suất 6 tấn/ha, nhưng không thơm.

+ Tám xoan 2, không cảm quang, thời gian sinh trưởng là 130 ngày, amylose trung bình, thơm ít, năng suất 4 tấn/ha.

Trong giai đoạn 2001 - 2005, Viện Cây Lương thực và Cây Thực phẩm đã nhập nội và tiến hành lai tạo được một số giống lúa thơm như HT1, LT2, HT2... Ngoài ra, Viện cũng đã tiến hành phục tráng và đưa vào sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng giống lúa Tám xoan cho các địa phương [2], dòng lúa tẻ thơm T10 ngắn ngày, năng suất cao (đạt 56,1 tạ/ha) [5].



2.3.2 Chọn tạo giống lúa chất lượng bằng phương pháp chuyển gen

Ứng dụng Công nghệ sinh học trong lĩnh vực Nông nghiệp đã tạo ra những đột phá kể từ khi tạo được lúa chuyển gen hơn 15 năm trước đây. Bằng phương pháp chuyển gen gián tiếp thông qua vi khuẩn Agrobacterium đã tạo ra được các giống lúa có khả năng chống chịu các điều kiện bất lợi của môi trường cũng như có khả năng chống chịu sâu bệnh. Các tính trạng về chất lượng cũng như giá trị dinh dưỡng của gạo cũng được quan tâm nhiều hơn và được chuyển vào cây lúa bằng phương pháp chuyển gen. Để tăng cường hàm lượng vitamin A trong gạo các giống lúa được chuyển gen psy (phytoen synthase), β-lcy (lycopen β cyclase) và crt1 (phytoen desaturase) vào trong cây lúa. Các gen này có chức năng mã hóa sinh tổng hợp ra β- caroten. Giống lúa chuyển gen mang các gen này được gọi là “lúa vàng” và có hàm lượng vitamin A tăng 25% so với các giống lúa thông thường [44].

Các giống lúa được chuyển gen để tăng cường hàm lượng protein trong nội nhũ cũng đã được tạo ra như giống lúa chuyển gen tăng hàm lượng glycinin [26], lysin [31], [59], tryptophan [52]. Công nghệ RNAi cũng đã được sử dụng trong chuyển gen cây lúa để tạo được các giống lúa có hàm lượng protein thấp dành cho các bệnh nhân [29].

Áp dụng phương pháp chuyển gen để làm giảm hàm lượng amyloza trong lúa gạo và tăng độ dẻo của cơm đã được thực hiện. Một gen đột biến ở vị trí đầu nối 5’ của đoạn intron đầu tiên của gen wxa tạo ra một mRNA có kích thước nhỏ hơn và tạo ra lượng amyloza thấp hơn gen wxa đã được sử dụng để chuyển vào cây lúa. Ngoài ra, cơ chế dịch mã của gen Wx đã được nghiên cứu và cho thấy protein MYC (OsPB-5) tương tác với protein EREBP (Os-EPB-89) để điều khiển sự dịch mã của gen Wx. Ức chế hoạt động của protein OsPB-5 bằng cách sử dụng RNAi cũng có thể dẫn tới làm giảm hàm lượng amyloza trong cây lúa mà không ảnh hưởng đến kiểu hình của cây [62].



2.4. Sử sụng các chỉ thị phân tử trong chọn giống lúa chất lượng

Sử dụng các chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa chất lượng là một trong những phương pháp hữu hiệu, đơn giản, lượng mẫu đưa vào phân tích nhỏ, do đó có thể tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc chọn tạo giống. Các chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa chất lượng thường được sử dụng là các chỉ thị SSR liên kết với các tính trạng chất lượng hoặc chỉ thị SNPs. Một số các chỉ thị SNPs được sử dụng để đánh giá tính trạng thơm của lúa đã được sử dụng (Bảng 1).




Bảng 1: Danh sách các mồi được sử dụng để nghiên cứu gen quy định

mùi thơm của lúa.

Marker

Vị trí bắt đầu

Vị trí kết thúc

Forward

Reverse

Tm

BadhapUP12

17020003


17019198


CTCTACGTACGTCCACTTGATGA

GACCTGGTTTGACGGGAATA

55

BadhapUP11

17589371

17590115

TGATCTTCAAAATGTTGCTTCC

TCGCCTTTTATAAGACCAGTCC

55

BADHAPup10

18237475

18238153

AATGTGGGGCACAAGTAAATG

CCATTGACTTCGCAGTTCG

55

55BadhapUP9/ Aro 19

18933350

18933699

CCACCCTTTAGAAAGCCAAGT

GGACACATATCGGAGCGTATC

55

BadhapUP8

19588765

19589793

CAAAATCGTAAAACGGGATGAG

CTTCTTAGCTGAAGGCTGAACG

55

BadhapUP7

19934276

19935046

ATGGAACAGCACTTGGCATC

CACGATGGTGCTCCAGGAT

55

BadhapUP6

20150703

20151430

CATTGGCATCCTCTACACCAT

CCACCAATGATCACTCTCTCTT

55

BadhapUP5

20180146

20180845

GCCGGAGGTATGACATGGA

TCCTGACAACGGTCCAGATG

55

BadhapUP4

20202769

20203215

TCCCCATTGTGGTGGTACA

CCGTCAAAGGTAATGGTCACT

55

BadhapUP3

20228635

20229212

GAAGCAAGTGGAATTGCAAAA

GCAGTTGGCCACATAAACAA

55

55BadhapUP2 Aro9

20242081

20242544

CATGAATGTTCCCGTTGAAA

GCAGGTGGCAGTCCACTACT

55

BadhapUP1/

20244602

20245371

CTTGGTGGTAAGTCGATGTCC

TTGTCTCTGCAATGAAGCTTGT

55

MITE

20245672

20245971

ACCGACTTAAATACGAACGATG

GTCAAACTCCCGACGTCATA

55

BadhapG1

20246844

20247918

CGAAGTCCGTACCAACTGC

GGCCGTGAGCCATATACACT

55

BadhapG2

20247795

20248554

AGTTGGAAGCATGGCTGATT

CCAGCTCAGATTTCCTCTCG

55

BadhapG3

20248572

20248829

GATTGTGGGAAGCCTCTTGA

CGATAGGCTCTTTCCGAAGAT

55

BadhapG4

20248809

20249591

ATCTTCGGAAAGAGCCTATCG

AGGAGCTACCTTCCATGTTGC

55

BadhapG5

20249571

20250262

GCAACATGGAAGGTAGCTCCT

CCACCAAGTTCCAGTGAAACAG

55

BadhapG6

20250241

20251070

CTGTTTCACTGGAACTTGGTGG

GAATAAGACGCGATGTTGCACT

55

BadhapG7

20251049

20252254

AGTGCAACATCGCGTCTTATTC

CCCTCTTCAAGTGGATCTGACA

55

BadhapG8

20251489

20252254

TGTCAGATCCACTTGAAGAGGG

GAGTATCGTTGGCCAATTCAATG

55

BadhapG9

20252232

20252941

CATTGAATTGGCCAACGATACTC

GGCGTACTCCGTCACTTGCT

55

BadhapDOWN1

20254617

20255330

ATAGTGATTCAACGGCAGCAT

CGACATCTAGCGAGCATTTG

55

BadhapDOWN2

20256134

20256913

GCGGTTGATCTCTCGTACC

CAAATGGCAACTACCACCAT

55

BadhapDOWN3

20258275

20259051

AGGAAATGTGCGACGTCTGT

CGTGACCACCTAAGCCGTAT

55

BadhapDOWN4

20271039

20271629

TTGAAAGATGAGAACGGCAC

GAAATGCTACCTGAGGATTTGA

55

BadhapDOWN5

20283408

20283912

TTCGAGGCGTCATCAATTT

AAATGAGACCAGGAGTTCCAAT

55

BadhapDOWN6

20292211

20293044

GTTGTGCTCACACAGCTTGA

CAGATTATCCCACTCGAAATCA

55

BadhapDOWN7

20297924

20298476

AGGCCGAACTTCACGTTGT

CTTGGCCCCACCATTACAT

55

BadhapDOWN8

20318747

20319033

CCAGGAAAGCTGCTGCAC

GTCGTAGGAGTCGGCCTTG

55

BadhapDOWN9

20587910

20588319

CAATTGTTCAAGACGCACCA

AGTCGAGAATCCTCCATCTTGC

55

BadhapDOWN10

20901884

20902589

CTCCCTGAGGTGTTCTTGATG

TCTTGCTGAAACCTGGGTATG

55

BadhapDOWN11

21575778

21576441

GAATTTCGTGTGCCAGGCTA

CGGCGTTGACGACCTGTA

55

BadhapDOWN12

22344208

22345014

TCTTGCTGAAGGCGACCTAT

TTTCGCGTCTTTCTTGTGC

55

Các mồi SSR liên kết với tính trạng chất lượng của lúa cũng được sử dụng trong nghiên cứu để chọn tạo các giống lúa chất lượng như: RM515, SSR-J07 [34], RM23102, RM3059, Aro7 [46], RM223 [38].

Để nghiên cứu về tính trạng dẻo của lúa, các chỉ thị STS và CAPS cũng đã được sử dụng để nghiên cứu các locus WxSBE1 (starch branching enzym 1) và SBE3 (starch branching 3) ở các giống lúa. Thông tin của các mồi này được trình bày ở bảng 2:



Bảng 2: Trình tự mồi STS và CAPS được sử dụng để khuếch đại

gen WS SBE.

Gen

marker

Mồi xuôi

Mồi ngược

wx

STS

CTCTCTCACCATTCCTTCAG

CACAAGCAGAGAAGTGAAGC

sbe1

STS

GAGTTGAGTTGCGTCAGATC

AATGAGGTTGCTTGCTGCTG

sbe1

CAPS

CCGAGGGAATGCCAGGAGTACCAG

GAACCACAACCAAGTCCAAGGCAA

sbe3

CAPS

GTCTTGGACTCAGATGCTGGACTC

ATGTATAACTGGCAGTTCGAACGG

Каталог: phenotype -> upload -> article
article -> MỤc lục báo cáo kết quả thực hiện chuyêN ĐỀ nghiên cứu khoa họC (Chuyên đề 7)
article -> MỤc lụC ĐẶt vấN ĐỀ
article -> Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thị Linh LỜi cảM ƠN
article -> BÁo cáo kết quả thực hiện chuyêN ĐỀ nghiên cứu khoa họC (Chuyên đề 5)
article -> 1. 1 Vài nét sơ lược về cây lú
article -> ĐẶt vấN ĐỀ 2 I. TỔng quan nghiên cứU 3
article -> ĐÁnh giá Đa dạng di truyền tậP ĐOÀn giống lúa có khả NĂng chịu hạn bằng chỉ thị phân tử ssr
article -> MỤc lụC 1 Triệu chứng bệnh 4
article -> Đặc biệt, nhu cầu về các giống lúa có chất lượng cao ngày càng gia tăng trong những thập kỷ gần đây, do yêu cầu của thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng
article -> Xanthomonas oryzea pv oryze, đ

tải về 251.92 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương