*–,mBỘ y tế Số: 3671/QĐ-byt cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc


Sơ đồ 1: Các thời điểm vệ sinh tay khi chăm sóc NB (WHO 2005)



tải về 2.17 Mb.
trang28/96
Chuyển đổi dữ liệu06.08.2022
Kích2.17 Mb.
#52822
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   96
quyet-dinh-3671-qd-byt-2012-phe-duyet-cac-huong-dan-kiem-soat-nhiem-khuan

Sơ đồ 1: Các thời điểm vệ sinh tay khi chăm sóc NB (WHO 2005)
2. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân
Phương tiện phòng hộ cá nhân bao gồm: găng tay, khẩu trang, áo choàng, tạp dề, mũ, mắt kính/ mặt nạ và ủng hoặc bao giày. Mục đích sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân là để bảo vệ NVYT, NB, người nhà NB và người thăm bệnh khỏi bị nguy cơ lây nhiễm và hạn chế phát tán mầm bệnh ra môi trường bên ngoài. Nguyên tắc sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân là phải tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Mang phương tiện phòng hộ khi dự kiến sẽ làm thao tác có bắn máu dịch tiết vào cơ thể.
Loại phương tiện và trình tự mang tùy thuộc vào mục đích và tình huống sử dụng. Trước khi rời buồng bệnh, cần tháo bỏ phương tiện phòng hộ cá nhân và vệ sinh tay. Khi tháo bỏ cần chú ý tháo phương tiện bẩn nhất ra trước (ví dụ găng tay). Trong quá trình mang các phương tiện phòng hộ không được sờ vào mặt ngoài và phải thay khi rách ướt.
2.1. Sử dụng găng
2.1.1. Sử dụng găng trong các trường hợp sau:
- Mang găng vô khuẩn trong quá trình làm thủ thuật vô khuẩn phẫu thuật
- Mang găng sạch trong các thao tác chăm sóc, điều trị không đòi hỏi vô khuẩn và dự kiến tay của NVYT có thể tiếp xúc với máu chất tiết, chất bài tiết, các màng niêm mạc và da không nguyên vẹn của NB hoặc khi da tay NVYT bị bệnh hoặc trầy xước.
- Mang găng vệ sinh khi NVYT làm vệ sinh, thu gom chất thải, đồ vải, xử lý dụng cụ y tế và các dụng cụ chăm sóc NB.
Chú ý:
- Mang găng không thay thế được vệ sinh tay.
- Không mang một đôi găng để chăm sóc cho nhiều NB, kể cả sát trùng găng ngay để dùng cho NB khác.
- Không khuyến khích sử dụng lại găng tay dùng một lần. Nếu sử dụng lại phải tuân thủ đúng các nguyên tắc xử lý dụng cụ.
- Không cần mang găng trong các chăm sóc nếu việc tiếp xúc chỉ giới hạn ở vùng da lành lặn, như vận chuyển NB, đo huyết áp, phát thuốc.
- Thay găng khi:
+ Sau mỗi thủ thuật và thao tác trên bệnh nhân.
+ Sau khi tiếp xúc với vật dụng nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
+ Nghi ngờ găng thủng hay rách.
+ Giữa các hoạt động chăm sóc trên cùng một NB mà có tiếp xúc các chất nguy cơ nhiễm khuẩn (ví dụ sau khi đặt sonde tiểu và trước khi hút đờm qua nội khí quản).
+ Trước khi tiếp xúc với các bề mặt sạch trong môi trường (ví dụ, đèn, máy đo huyết áp).
2.1.2. Quy trình mang găng (hình 1)
- Vệ sinh tay.
- Chọn găng tay thích hợp với kích cỡ tay.
- Mở hộp (bao) đựng găng.
- Dùng một tay chưa mang găng để vào mặt trong của nếp gấp găng ở cổ găng để mang cho tay kia.
- Dùng 4 ngón tay của tay mang găng đặt vào nếp gấp mặt ngoài cổ găng còn lại để mang găng cho tay kia.
- Chỉnh lại găng cho khít bàn tay.
- Chú ý: găng tay trùm ra ngoài cổ tay áo choàng khi chăm sóc NB
- Trong quá trình mang găng vô khuẩn không được đụng vào mặt ngoài găng
2.1.3. Quy trình tháo găng: (hình 1)
- Tay đang mang găng nắm vào mặt ngoài của găng ở phần cổ găng của tay kia kéo găng lật mặt trong ra ngoài và tháo ra.
- Găng vừa tháo ra được cầm bởi tay đang mang găng.
- Tay đã tháo găng luồn vào mặt trong của găng ở phần cổ tay găng của tay còn lại kéo găng lật mặt trong ra ngoài sao cho găng này trùm vào găng kia (hai trong một).
- Cho găng bẩn vào túi chất thải lây nhiễm.
- Vệ sinh tay thường quy ngay sau khi tháo găng.
Hình 1: Cách mang và tháo găng

a. Cách mang găng


b. Cách tháo găng



tải về 2.17 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   96




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương