Mở ĐẦu sự cần thiết nghiên cứu đề tài nghiên cứu


Đánh giá kết quả công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng



tải về 0.77 Mb.
Chế độ xem pdf
trang17/22
Chuyển đổi dữ liệu10.11.2023
Kích0.77 Mb.
#55613
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22
4. ttThai Hung 22-3-2021

2.4. Đánh giá kết quả công tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng 
Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam giai đoạn 2011 – 2019 
2.4.1. Kết quả đạt được 
Nhận diện RRLS và dự báo lãi suất: có nhưng chỉ mang tính thủ công 
Đo lường RRLS: Ngân hàng đã chú trọng đến vấn đề đo lường RRLS 
bằng việc áp dụng mô hình định giá lại. Trong đó hướng dẫn cụ thể từng 
bước để thực hiện mô hình này. 
Kiểm soát, giám sát, báo cáo RRLS: Ngân hàng đã triển khai các biện 
pháp kiểm soát giám sát RRLS thông qua việc xây dựng hạn mức GAP và 
điều chỉnh hạn mức theo định kỳ phù hợp với sự biến động trên thị trường. 
Phòng quản trị rủi ro thị trường giám sát việc tuân thủ các hạn mức này một 
cách chặt chẽ, định kỳ hàng tháng báo cáo lên Ủy ban quản lý TSN - TSC để 
Ủy ban quản lý TSN - TSC báo cáo lên cấp quản lý cao hơn. Trong 9 năm 
2011 - 2019, ngân hàng luôn tuân thủ hạn mức GAP, không năm nào vi 
phạm giới hạn này.
Biện pháp phòng ngừa RRLS: Ngân hàng triển khai các biện pháp 
phòng ngừa RRLS nội bảng có công tác thông qua việc điều chỉnh sự bất cân 
xứng về kỳ hạn giữa Tài sản và Nợ theo dự báo xu hướng biến động của lãi 
suất thị trường bằng việc đẩy mạnh hoạt động cho vay, đầu tư trung ngắn 
hạn hoặc trung, dài hạn; tích cực huy động động vốn ngắn hạn hoặc phát 
hành các giấy tờ có giá có tính ổn định cao. Ngân hàng cũng đẩy mạnh hoạt 
động vay vốn tại các TCTD khác khi có nhu cầu nhằm đảo bảo ổn định 
thanh khoản và đảm bảo hạn chế sự bất cân xứng kỳ hạn. 
2.4.2. Tồn tại 
(1) Trong quá trình phân tích thực trạng quản trị rủi ro lãi suất cho thấy 
công tác dự báo sự biến động của lãi suất thị trường của Vietinbank hiện nay 
có độ tin cậy chưa cao. Chủ yếu dự báo dựa vào kinh nghiệm và chỉ báo lãi 
suất của Ngân hàng Nhà nước. 
(2) Hiện nay ngân hàng mới chỉ đo lường rủi ro thu nhập, chưa đo lường 
rủi ro giảm giá trị tài sản. Vì vậy, chưa đo lường chính xác mức độ rủi ro lãi 
suất của ngân hàng. 
(3) Chưa phản ánh chính xác rủi ro lãi suất của ngân hàng 
(4) Ủy ban quản trị rủi ro của Ngân hàng chưa thực hiện tốt quản trị rủi 


19 
ro lãi suất: Quản trị rủi ro lãi suất do Ủy ban thực hiện cũng chỉ dừng lại ở 
việc tham mưu cho Hội đồng quản trị và Ban điều hành ban hành các chính 
sách lãi suất chứ chưa xây dựng được hệ thống thông tin bên trong và bên 
ngoài một cách đầy đủ để phục vụ cho việc dự báo về thay đổi lãi suất trong 
tương lai, cũng như chưa xây dựng được hạn mức rủi ro tổng thể nói chung 
và hạn mức đối với từng loại rủi ro nói riêng để làm cơ sở so sánh, đánh giá, 
kiểm tra, kiểm soát rủi ro của ngân hàng có vượt quá hạn mức quy định hay 
không.
(5) Quản trị rủi ro lãi suất chưa được hoạch định như một chiến lược 
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, và được thực hiện một cách hết 
sức thụ động.
(6) Quản trị rủi ro lãi suất được thực hiện tại cách chi nhánh đơn thuần là 
việc xây dựng kế hoạch tài chính hàng quý, hàng năm để đảm bảo tối đa hóa 
thu nhập ròng từ lãi suất.
(7) Hệ thống công nghệ thông tin của Ngân hàng hỗ trợ chưa hiệu quả 
cho quản trị rủi ro lãi suất
(8) Hệ thống công nghệ thông tin của Vietinbank chưa phục vụ được cho 
công tác đo lường rủi ro lãi suất theo các phương pháp đo lường mà các ngân 
hàng tiên tiến trên thế giới sử dụng: phương pháp đo lường theo mô hình kỳ 
hạn đến hạn; mô hình định giá lại và mô hình thời lượng.
(9) Ngân hàng chưa xây dựng được hệ thống thông tin bên ngoài và bên 
trong một cách đầy đủ để thực hiện quản trị rủi ro lãi suất. Các thông tin 
ngân hàng thu thập được đôi khi còn chậm trễ, thông tin không đầy đủ và có 
những thông tin phản ánh còn sai lệch so với thực tế.
(10) Những tác động của biến động lãi suất, cơ chế điều hành lãi suất tới 
tài sản nợ - tài sản có của các bộ phận nghiệp vụ trong ngân hàng, của từng 
chi nhánh không được phản ánh một cách nhanh chóng, kịp thời cho Ủy ban 
quản trị rủi ro và Ban điều hành cấp cao của Ngân hàng.
(11) Cơ chế lãi suất cho vay của Ngân hàng được hoạch định còn chưa 
linh hoạt. Cơ chế lãi suất cho vay được hoạch định còn chưa linh hoạt, mức 
lãi suất cho vay niêm yết chủ yếu mới phân theo kỳ hạn (ngắn hạn, trung 
hạn, dài hạn) mà chưa phân theo mức độ rủi ro của từng khách hàng, lĩnh 
vực ngành nghề kinh doanh.
(12) Thực hiện các nghiệp vụ hiện đại để phòng ngừa rủi ro lãi suất tại 
Ngân hàng còn hạn chế. Các nghiệp vụ hiện đại để phòng ngừa rủi ro lãi suất 
như: hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi lãi suất hầu 
như chưa được ngân hàng sử dụng (hiện tại chỉ mới thực hiện hợp đồng hoán 
đổi lãi suất nhưng số lượng hợp đồng còn rất ít).
(13) Bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ của Ngân hàng chưa thực hiện 


20 
tốt vai trò giám sát các mặt rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Hoạt động 
kiểm toán rất chú trọng đến kiểm toán hoạt động tín dụng, hoạt động tài 
chính kế toán chứ chưa chú trọng đến việc kiểm toán công tác quản trị rủi ro 
nói chung và quản trị rủi ro lãi suất nói riêng và nếu có kiểm soát quản trị rủi 
ro lãi suất chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tuân thủ lãi suất điều hành của Ngân 
hàng nhà nước, các chi nhánh tuân thủ lãi suất điều hành của Hội sở chính. 
Kỹ thuật kiểm toán được áp dụng theo phương pháp truyền thống, chủ yếu 
kiểm toán tuân thủ, chưa chú trọng kiểm toán tính hiệu lực và hiệu quả của 
quá trình hoạt động, của các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục 
tiêu kinh doanh của ngân hàng.
(14) Chưa xác định và kiểm định được yếu tố nào ảnh hưởng đến công 
tác quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng. 

tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   14   15   16   17   18   19   20   21   22




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương