Mở ĐẦu quản trị chất L


- Về tổ chức: 50  Giáo trình Quản trị chất lượng  +



tải về 3.36 Mb.
Chế độ xem pdf
trang39/92
Chuyển đổi dữ liệu12.08.2022
Kích3.36 Mb.
#52875
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   92
Giáo trình Quản trị chất lượng (download tai tailieutuoi.com)

Về tổ chức:


50 
Giáo trình Quản trị chất lượng 
Tổ chức và cải tiến các bộ phận chức năng phù hợp, kiểm tra chéo lẫn nhau.
+ Phân công trách nhiệm của tập thể và mọi cá nhân từ Ban Giám đốc đến mọi 
nhân viên một cách rành mạch. 
Cơ sở của hệ thống TQM: Chất lượng con người là hàng đầu. 
Về kỹ thuật quản lý: 
+ Xây dựng theo phương châm phòng ngừa. 
+ Thực hiện biện pháp “làm đúng ngay từ đầu” ở tất cả các khâu.
+ Triệt để áp dụng kỹ thuật quản lý theo vòng tròn Deming PDCA (Vòng 
tròn ci tiến cht lượng): Lập kế hoạch (Plan) - Thực hiện (Do) - Kiểm soát 
(Check) - Hành động (Action) là hành động khắc phục nhằm cải tiến chất lượng 
công việc trong toàn hệ thống.
 
3.2.4.4 Thc hin trin khai TQM trong t chc: 
Chúng ta biết rằng, TQM là một trong rất nhiều phương pháp quản lý chất lượng. 
Việc quản lý này được thực hiện ở mọi công đoạn nhằm nâng cao năng suất và hiệu 
quả chung của doanh nghiệp hay tổ chức. 
Để mô tả ngắn gọn các bước triển khai áp dụng TQM trong một công ty, một tổ 
chức, John S. Oakland – cha đẻ của TQM – đã đưa ra 12 bước cơ bản để xây dựng 
một hệ thống quản lý chất lượng theo TQM, đó là: 
1. Am hiểu 
7. Xây dựng hệ thống chất lượng 
2. Cam kết 
8. Theo dõi bằng thống kê 
3. Tổ chức 
9. Kiểm tra chất lượng 
4. Đo lường 
10. Hợp tác nhóm 
5. Hoạch định 
11. Đào tạo, huấn luyện 
6. Thiết kế nhằm đạt chất lượng 
12. Thực hiện TQM 
Am hiu & cam kết cht lượng: 
.
Giai đoạn am hiểu và cam kết có thể ghép chung nhau, là nền tảng của toàn bộ 
kết cấu của hệ thống TQM, trong đó đặc biệt là sự am hiểu, cam kết của các nhà 
quản lý cấp cao. Trong nhiều trường hợp, đây cũng chính là bước đầu tiên, căn bản 
để thực thi các chương trình quản lý chất lượng, dù dưới bất kỳ mô hình nào. Thực 
tế, có nhiều tổ chức đã xem nhẹ và bỏ qua bước này trong khi đó sự am hiểu một 
cách khoa học, hệ thống về chất lượng đòi hỏi một cách tiếp cận mới về cung cách 
quản lý và những kỹ năng thúc đẩy nhân viên mới có thể tạo được cơ sở cho việc 
thực thi các hoạt động về chất lượng. Sự am hiểu phải được thể hiện bằng các mục 
tiêu, chính sách và chiến lược đối với sự cam kết quyết tâm thực hiện của các cấp 
lãnh đạo. Cần phải có một chiến lược thực hiện TQM bằng cách tận dụng các kỹ 
năng và tài sáng tạo của toàn thể nhân viên với trọng tâm là cải tiến liên tục các
quá 


51 
Giáo trình Quản trị chất lượng 
trình, thao tác để thực hiện các mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp và cung cấp 
sự thỏa mãn khách hàng.
Muốn áp dụng TQM một cách có hiệu quả, trước hết cần phải nhận thức đúng 
đắn, am hiểu về những vấn đề liên quan đến chất lượng, những nguyên tắc, kỹ thuật 
quản lý. Cần xác định rõ mục tiêu, vai trò, vị trí của TQM trong doanh nghiệp, các 
phương pháp quản lý và kiểm tra, kiểm soát được áp dụng, việc tiêu chuẩn hóa, 
đánh giá chất lượng.
Sự am hiểu đó cũng phải được mở rộng ra khắp tổ chức bằng các biện pháp 
giáo dục, tuyên truyền thích hợp nhằm tạo ý thức trách nhiệm của từng người về 
chất lượng. TQM chỉ thực sự khởi động được nếu như mọi người trong doanh 
nghiệp am hiểu và có những quan niệm đúng đắn về vấn đề chất lượng, nhất là sự 
thông hiểu của Ban lãnh đạo trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, có sự am hiểu vẫn chưa đủ những yếu tố làm nên sức mạnh về chất 
lượng, mà cần thiết phải có một sự cam kết bền bỉ, quyết tâm theo đuổi các chương 
trình, mục tiêu về chất lượng và mỗi cấp quản lý cần có một mức độ cam kết khác 
nhau.
- Cam kết của lãnh đạo cấp cao:
Sự cam kết của các cán bộ lãnh đạo cấp cao có vai trò rất quan trọng, tạo ra 
môi trường thuận lợi cho các hoạt động chất lượng trong doanh nghiệp, thể hiện 
mối quan tâm và trách nhiệm của họ đối với các hoạt động chất lượng. Từ đó lôi 
kéo mọi thành viên tham gia tích cực vào các chương trình chất lượng. Sự cam kết 
này cần được thể hiện thông qua các chính sách chất lượng của doanh nghiệp. 
Doanh nghiệp không thể áp dụng được TQM nếu thiếu sự quan tâm và cam 
kết của các Giám đốc. Họ cần phải am hiểu về chất lượng, quản lý chất lượng và 
quyết tâm thực hiện các mục tiêu, chính sách chất lượng đã vạch ra.
- Cam kết của quản trị cấp trung gian
Sự cam kết của các cán bộ cấp trung gian (quản đốc, trưởng phòng ban) nhằm 
đảm bảo phát triển các chương trình chất lượng trong các phòng ban và các bộ 
phận, liên kết các nhiệm vụ được giao và các mối quan hệ dọc và ngang trong tổ 
chức, là cầu nối giữa việc thực thi các chính sách của lãnh đạo cấp cao và người 
thừa hành. Sự cam kết của các quản trị cấp trung gian là chất xúc tác quan trọng 
trong các hoạt động quản lý chất lượng trong doanh nghiệp.  
Trong điều kiện của chúng ta hiện nay, khi trình độ của công nhân còn nhiều 
hạn chế thì vai trò của các cán bộ quản lý cấp trung gian là vô cùng quan trọng. 
Nhiệm vụ của họ không chỉ là kiểm tra, theo dõi mà còn bao gồm cả việc huấn 
luyện, kèm cặp tay nghề và hướng dẫn các hoạt động cải tiến chất lượng trong 
doanh nghiệp. Họ cần được sự ủy quyền của Giám đốc để chủ động giải quyết 
những vấn đề nảy sinh trong sản xuất. Chính vì vậy sự cam kết của họ sẽ tạo điều 
kiện thuận lợi cho hoạt động của các nhóm chất lượng trong phân xưởng.


52 
Giáo trình Quản trị chất lượng 
- Cam kết của các thành viên
Đây là lực lượng chủ yếu của các hoạt động chất lượng. Kết quả hoạt động 
của TQM phụ thuộc rất nhiều vào sự cam kết của các thành viên ở các phòng ban, 
phân xưởng trong doanh nghiệp. Nếu họ không cam kết đảm bảo chất lượng ở từng 
công việc (thỏa mãn khách hàng nội bộ) thì mọi cố gắng của các cấp quản lý trên 
không thể đạt được kết quả mong muốn.
Tất cả các bản cam kết thường được thành lập một cách tự nguyện, công khai 
và lưu giữ trong hố sơ chất lượng. 

tải về 3.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   35   36   37   38   39   40   41   42   ...   92




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương