MỞ ĐẦu cơ sở khoa học và tính thực tiễn của đề tài


Đánh giá chung về công ty



tải về 1.06 Mb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích1.06 Mb.
#38168
1   2   3   4   5

2.4. Đánh giá chung về công ty

2.4.1. Thành công

Những cố gắng của Ban Lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty trong các năm qua đã đạt được không ít thành tựu trọng hoạt động SXKD:

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty được mở rộng. Trong tình hình thế giới đang quốc tế hóa sản phẩm, thì việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh và thị trường là điều mà công ty đã có chiến lược từ trước. Sản phẩm của Công ty đã có mặt ở một số thị trường: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan.... Trong năm 2012 công ty đã bán được sản phẩm ở 10 thị trường khác nhau mang lại doanh thu đáng kể cho công ty.

Tốc độ tăng doanh thu và dịch vụ trong năm 2008 là 27,47 tỷ đồng, năm 2009 tăng lên là 27,684 tỷ đồng. Năm 2010 là 30,165 và năm 2011 là 37,640 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ công ty đang đi đúng con đường và chính sách mà ban lãnh đạo công ty đã đề ra. Trong 6 thàng đầu năm 2012, tuy bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng của thị trường bất động sản, khiến cho doanh thu của công ty có chút giảm nhưng vẫn thu hút được lượng khách hàng đến với công ty. Điều này giúp cho công ty chủ động trong sản xuất, có những sự tính toán, điều chỉnh để hạn chế những rủi ro trong thời gian tới.

Công ty cũng đang từng bước đa dạng hóa các loại sản phẩm từ nhựa và nâng cao công nghệ sản xuất nhằm đưa ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đa dạng, phong phú, đặc tính ưu việt, thân thiện với người tiêu dùng: Túi ly lông sinh học, sản phẩm chai nhựa, bao bì hộp nhựa chất lượng cao....kèm theo các chương trình khuyến mại hấp dẫn.

2.4.2. Hạn chế

Bên cạnh những mặt đã đạt được thì công ty vẫn còn những hạn chế trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, công ty cẩn giải quyết kịp thời nhằm làm cho hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của công ty đạt kết quả tốt hơn. Những mặt hạn chế hiện nay là:

- Hệ thống phân phối bán hàng của công ty còn yếu kém, chưa tương xứng với tiềm năng của công ty.

- Diện tích kho bãi của công ty nhỏ, khó khăn cho việc lưu trữ hàng hoá khi nhu cầu thị trường tăng cao. Đồng thời gây phát sinh thêm chi phí thuê kho ngoài.

- Tổ chức bộ máy chồng chéo, sự kết hợp giữa các bộ phận chưa tạo được sự liên kết với nhau, gây khó khăn trong việc quản lý. Hiệu quả trong việc bố trí xưởng sản xuất và luồng chu chuyển sản phẩm kém, gây lãng phí nhân lực, mà năng suất lại không tăng.

- Trình độ tay nghề của một số công nhân tham gia vào hoạt động sản xuất sản phẩm còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm và công nghệ.

- Áp dụng hệ thống thông tin trong quản lý còn yếu và chưa đủ.

- Chịu ảnh hưởng nhiều từ nguồn nguyên liệu do phải nhập khẩu. Điều này khiến công ty bị thụ động trước sự thay đổi của thị trường. Đồng thời, giá sản phẩm của công ty cũng bị ảnh hưởng trực tiếp từ giá nguyên vật liệu.



Tổng kết chương 2

Công ty cổ phần nhựa Quốc Tế KS hình thành chưa lâu, nhưng đang dần khẳng định tên tuổi thương hiệu và sản phẩm của mình. Góp phần vào sự phát triển chung của ngành nhựa. Tạo công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp thuế đầy đủ cho nhà nước. Công ty đã có những thành công nhất định ở thị trường trong và ngoài nước. Dần đủ tiềm lực để cạnh tranh với những đối thủ trong ngành.

Với môi trường pháp lý và chính sách hỗ trợ ưu đãi của nhà nước đối với ngành nhựa, là điều kiện thuận lợi cho công ty phát triển kinh doanh được tốt hơn. Chương 2 đã cho ta thấy được phần nào những thành công mà công ty đã đạt được, điều này giúp ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong công ty có thêm niềm tin để phấn đấu tốt hơn, mang lại đời sống ổn định, tốt hơn cho tập thể cán bộ công ty. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công mà công ty đã đạt được, thì vẫn còn những mặt yếu kém và hạn chế. Những hạn chế và yếu kém này xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và khách quan của con người, cần phải được ban lãnh đạo cần khắc phục ngay.

Nhìn chung, toàn bộ chuỗi hoạt động của công ty chưa được hoàn thiện các chức năng chính như: cung cấp sản phẩm vượt trội, Marketing và bán hàng còn yếu, các dịch vụ khách hàng cho đến các chức năng hỗ trợ như hệ thống phân phối, nhà xưởng, nguồn nhân lực…Đó là lý do Nhựa Quốc Tế KS chưa được đánh giá cao trên thị trường (trong ma trận định vị doanh nghiệp SPACE)

Từ những phân tích về môi trường vĩ mô cũng như vi mô, các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty cổ phần nhựa Quốc Tế KS. Sự phân tích đúng đắn, tỉ mỉ này sẽ làm tiền đề, cơ sở để ban lãnh đạo công ty xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn nhất sẽ được trình bày ở chương 3.



CHƯƠNG 3

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CP

NHỰA CỔ PHẦN QUỐC TẾ KS GIAI ĐOẠN 2011-2020

3.1. Dự báo nhu cầu phát triển ngành nhựa

Ngành sản xuất sản phẩm nhựa là một trong những ngành công nghiệp đang phát triển nhanh nhất tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình trong 10 năm trở lại đây là 15 – 20%. Tổng doanh thu của ngành năm 2008 đạt 5 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam sản xuất rất nhiều chủng loại sản phẩm nhựa bao gồm sản phẩm đóng gói, đồ gia dụng, vật liệu xây dựng, thiết bị điện và điện tử, linh kiện xe máy và ô tô và các linh kiện phục vụ cho ngành viễn thông và giao thông vận tải.

Ngành nhựa Việt Nam hiện có mặt tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới và đang hướng đến con số 1 tỷ USD giá trị xuất khẩu (XK), tăng gần 43% so với năm 2011.

Trong 3 tháng đầu năm 2011- thời gian mà các giao dịch chưa thực sự sôi động, con số này đã đạt mức tăng trưởng trên 35% so với cùng kỳ năm ngoái, với tổng giá trị gần 200 triệu USD, trong đó sản phẩm nhựa bao bì tiếp tục chiếm ưu thế với tỷ lệ 80%.

Thời gian gần đây, nhựa được đánh giá là một trong những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng XK nhanh nhất cả nước (chỉ đứng thứ 4 sau cơ khí, hạt tiêu và cà phê) với những thị trường XK hết sức rộng lớn và không quá khó để thâm nhập. Theo thống kê Liên hiệp quốc, đối với mặt hàng nhựa, VN là nước có khả năng thâm nhập thị trường tương đối tốt, được hưởng mức thuế thấp hoặc đối xử ngang bằng các nước XK khác ở hầu hết các thị trường. Bên cạnh đó, sản phẩm nhựa nước ta đang được đánh giá có sức cạnh tranh cao, tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại của thế giới và được thị trường chấp nhận. Ngoài Nhật Bản đã vững thế cạnh tranh, các DN VN đang ngày càng thể hiện quyết tâm năng động hội nhập trong việc vươn tới những thị trường mới như Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Đông, châu Phi và các nước thành viên mới của EU - vốn là những khu vực có nhu cầu cao không chỉ về sản phẩm bao bì mà còn về các sản phẩm nhựa tiêu dùng và xây dựng.

Bên cạnh đó, ngay trên "sân nhà", sản phẩm nhựa cũng đã có mặt trong hầu hết các ngành, từ công nghiệp, nông nghiệp đến giao thông vận tải, xây dựng... Những sản phẩm đòi hỏi chất lượng cao như ống dẫn dầu, đồ nhựa cho ôtô hay máy vi tính cũng đã được các DN sản xuất thành công thay thế nhập khẩu (NK) mà điển hình là những tên tuổi như Tiền Phong, Phương Đông, Tân Tiến, Bình Minh...

       Ngành nhựa có ưu điểm là công nghệ cập nhật hiện đại, tốc độ xoay vòng nhanh, sử dụng lao động kỹ thuật là chính, sản phẩm đa dạng, phục vụ được nhiều đối tượng, lĩnh vực công nghiệp, cũng như trong tiêu dùng hàng ngày của xã hội. Theo thống kê của UNDP, 70% nhu cầu vật chất cho đời sống con người được làm bằng nhựa, từ đó chỉ số chất dẻo trên đầu người được thỏa mãn là 30 kg/đầu người (Việt Nam mới chỉ đạt trên 10 kg/đầu người), còn đạt trên 100 kg/đầu người là quốc gia có nền công nghiệp nhựa tiên tiến. Ước tính của hiệp hội nhựa Việt Nam (plastic) thì tổng nhu cầu vốn cần đầu tư giai đoạn 2011-2015 là 88.624 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020 là 152.442 tỷ đồng.

Do đó với mục tiêu để ngành nhựa Việt Nam phát triển bền vững, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới và phù hợp với quy hoạch chung của toàn ngành công nghiệp giai đoạn 2011-2025, việc lập Quy hoạch phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025 là cần thiết.



Nguyên vật liệu

    Dự tính nguồn nguyên vật đến năm 2015 vẫn phải nhập khẩu gần như 90% vật liệu nhựa PVC và PET. Hiện tại trong nước mới chỉ có hai nhà sản xuất PVC với công suất tổng hợp 300.000 tấn/năm. Đó là Công ty TPC Vina và Công ty Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ. Ngoài ra, còn có Công ty Formusa Việt Nam, công ty 100% vốn của Đài Loan với công suất sản xuất nguyên liệu nhựa PET là 145.000 tấn/năm. Tất cả mới chỉ đáp ứng chưa được 10% nhu cầu nhựa trong nước, nguồn cung cấp này còn rất thiếu .





Hình 3-1: Kim ngạch và sản lượng nguyên liệu nhựa nhập khẩu

(Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Trong điều kiện phần lớn nguyên liệu nhựa phải NK từ nước ngoài, việc giá nguyên liệu nhựa tăng liên tục theo giá dầu thế giới, cộng với sự bấp bênh của một số nguồn hàng, đã tạo sức ép không nhỏ trong quá trình sản xuất kinh doanh nhựa. Sự phụ thuộc nguyên liệu đầu vào NK luôn là thách thức lớn đối với các DN trong ngành. Hiện mỗi năm ngành nhựa cần 1,5 triệu tấn nguyên phụ liệu, trong khi sản xuất nội địa mới đáp ứng khoảng 300.000 tấn. Trung bình hàng năm, Việt Nam nhập khẩu từ 80 đến 90% nguyên liệu nhựa, trong đó có hơn 40 loại nguyên liệu khác nhau và hàng trăm loại chất phụ gia. Việt Nam nhập phần lớn NVL từ các nước châu Á, chủ yếu từ Hàn Quốc (18.9%), Đài Loan (17%) và Ả rập Xê út (14.7%) - các nước có công nghiệp hóa dầu đang phát triển mạnh và sản phẩm NVL của các nước này thường có giá thành thấp hơn so với NVL từ Đức, Mỹ. Nhựa thành phẩm phần lớn được nhập từ Nhật (28.5%), Trung Quốc (25%), Hàn Quốc (10.8%), và Thái Lan (9.8%).



Bảng 3-1: Các chỉ tiêu của ngành nhựa Việt Nam về nguyên liệu 2012

Đơn vị : tấn

TT

NGUYÊN LIỆU

hàng

Cửa khẩu

ĐVT(tấn)

1

Bột  nhựa PVC

(Chưa pha trộn các chất khác)



CIF

Cảng  Hải Phòng

600.000

2

Hạt  nhựa PP

DAF

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

550.000

3

Hạt  nhựa PE-HDPE

C&F

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

550.000

4

Màng BOPP




Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

50.000

5

Hoá dẻo DOP

CIF

Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh)

70.000

6

Hạt  nhựa PS -POLYSTYRENE COMPOUND

CFR

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)



70.000

7

Hạt nhựa PET

(Dạng nguyên sinh)



CIF

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

70.000

8

Nhựa lỏng alkyd

(nguyên sinh dạng lỏng)



CIF

Cảng Chùa vẽ (Hải phòng)



30.000

9

Hạt nhựa PS

CFR

Cảng Cát Lái (Hồ Chí Minh)

80.000

 

Tổng cộng







2.000.000

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2015)

Ngày 17/6/2011 Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký quyết định số 2992/QĐ-BCT “phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025”



a) Mục tiêu tổng quát:

- Phát triển ngành Nhựa Việt Nam thành một ngành kinh tế mạnh với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Từng bước xây dựng và phát triển ngành Nhựa đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến sản phẩm cuối cùng, xử lý phế liệu nhựa và chế biến thành nguyên liệu, tăng dần tỷ trọng nguyên liệu trong nước để trở thành ngành công nghiệp tự chủ, có khả năng hội nhập vững chắc vào kinh tế khu vực và thế giới.

- Phát triển ngành Nhựa Việt Nam thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng hóa về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu của thị trường trong nước, có khả năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng cao, để ngành Nhựa Việt Nam phát triển ngang tầm với khu vực và trên thế giới.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Giá trị sản xuất công nghiệp ngành Nhựa theo giá so sánh 1994 đến năm 2015 đạt 78.500 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 181.577 tỷ đồng và đến năm 2025 đạt 390.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011-2015 đạt 17,56%; giai đoạn 2016-2020 đạt 18,26% và giai đoạn 2021-2025 đạt 16,52%.

- Giá trị tăng thêm ngành Nhựa tính theo giá so sánh 1994 đến năm 2015 đạt 10.908 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 19.319 tỷ đồng và đến năm 2025 đạt 32.274 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 đạt 12,75%; giai đoạn 2016-2020 đạt 13,11% và giai đoạn 2021-2025 đạt 14,81%.

- Phấn đấu tỷ trọng ngành Nhựa so với toàn ngành Công nghiệp đến năm 2015 đạt 5,0%, đến năm 2010 đạt 5,5% và đến năm 2025 đạt 6,0%.

- Chuyển dịch cơ cấu các nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm sản phẩm nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật. Mục tiêu đến năm 2015 nhóm sản phẩm nhựa bao bì chiếm tỷ trọng 36%; nhựa gia dụng 20%; nhựa vật liệu xây dựng 23% và nhựa kỹ thuật 21%. Năm 2020 tỷ trọng các nhóm sản phẩm tương ứng là 34,0%; 18,0%; 25,0% và 23%. Đến năm 2025 tỷ trọng các nhóm sản phẩm tương ứng là 31,0%; 17,0%; 27,0% và 25,0%.

- Sản lượng các sản phẩm ngành Nhựa đến năm 2015 đạt 7,5 triệu tấn, đến năm 2020 đạt 12,5 triệu tấn.

- Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 2,15 tỷ USD, đến năm 2020 đạt 4,3 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 đạt 15,43%; giai đoạn 2016-2020 đạt 16,87%.

Định hướng phát triển:

a) Phát triển ngành Nhựa Việt Nam theo hướng hiện đại, tăng cường tự động hóa, từng bước loại bỏ công nghệ, thiết bị cũ, thay thế bằng thiết bị tiên tiến, hiện đại của thế giới, sử dụng công nghệ vật liệu mới đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng, an toàn, vệ sinh, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường theo quy định của Việt Nam và quốc tế.

b) Đầu tư phát triển ngành Nhựa đi tắt, đón đầu những công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng, nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị gia tăng cao, giá thành hạ, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, bảo đảm môi trường sinh thái.

c) Huy động tổng hợp mọi nguồn lực trong và ngoài nước tập trung đầu tư các nhà máy sản xuất nguyên liệu, bán thành phẩm, hóa chất, phụ gia cho ngành nhựa. Bên cạnh đó khuyến khích đầu tư sản xuất khuôn mẫu, phụ tùng, thiết bị cho ngành Nhựa, khuyến khích phát triển mạnh công nghiệp xử lý phế liệu, phế thải ngành Nhựa.



=> Cụ thể đến năm 2015, sản lượng các sản phẩm ngành nhựa đạt 7,5 triệu tấn, đến năm 2020 đạt 12,5 triệu tấn. Kim ngạch xuất khẩu đến năm 2015 đạt 2,15 tỷ USD, và năm 2020 đạt 4,3 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2015 đạt 15,43%; giai đoạn 2016-2020 đạt 16,87%.

Bảng 3-2: Các chỉ tiêu của ngành nhựa Việt Nam về sản phẩm đến 2015

SẢN PHẨM (tấn/năm)

2010

2015

Sản xuất bao bì

1.600.000

2.250.000

Sản xuất vật liệu xây dựng

900.000

1.550.000

Sản xuất sản phẩm nhựa gia dụng

900.000

1.680.000

Sản xuất SP nhựa kỹ thuật cao

800.000

1.500.000

Tổng cộng

4.200.000

6.980.000

(Nguồn: Bộ công thương)

Quy hoạch phân bố không gian

Phân vùng phát triển: Quy hoạch phân bố về không gian của ngành nhựa dựa trên những yêu cầu sau:


  • Xoay quanh ba trung tâm của ba miền: Bắc, Trung, Nam;

Cơ cấu sản phẩm ngành nhựa theo ba miền:

- Đến năm 2015 cơ cấu sản phẩm nhựa theo ba miền như sau: Miền Bắc chiếm tỷ trọng 14,8%; miền Trung 2,7% và miền Nam 82,5%.

- Đến năm 2020 cơ cấu sản phẩm nhựa theo 03 miền tương ứng chiếm tỷ trọng 16,6%; 3,1% và 80,3%.

Một số sản phẩm nhựa đã dần dần thay thế các sản phẩm truyền thống như sau:



Bảng 3-3: Sự thay thế của một số sản phẩm nhựa

Sản phẩm nhựa thay thế

Sản phẩm truyền thống

Nhựa dân dụng

Ðồ gỗ, đồ đan lát thủ công

Ống nước

Ống nước bằng sắt, thép...

Pallet

Pallet gỗ

Thuyền, canô...

Thuyền gỗ...

Bao bì sản phẩm tiêu dùng

Bao bì bằng giấy

(Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam)

Tình hình cầu ngành nhựa: Phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nguyên nhân là do ngành nhựa sản xuất rất nhiều mặt hàng phục vụ cho nhiều lĩnh vực khác nhau, được chia thành 8 ngành kinh tế kỹ thuật khác nhau:



Bảng 3-4: Các chuyên ngành chủ yếu trong ngành nhựa Việt Nam

STT

Mã số ngành

1

Nguyên liệu nhựa (PVC resin, PVC compound, DOP, PS, PE)

2

Giày nhựa xuất khẩu

3

Cao su chế biến (có liên quan đến nhựa)

4

Nhựa dân dụng

5

Nhựa công nghiệp kỹ thuật cao

6

Vật liệu xây dựng

7

Bao bì nhựa

8

Khuôn mẫu nhựa

(Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam)       

3.2. Xác định mục tiêu của công ty nhựa quốc tế KS

3.2.1. Mục tiêu ngắn hạn đến năm 2015

Phấn đấu từ nay đến 2015 Công ty cổ phần nhựa quốc tế KS chú trọng phát triển chiều rộng đi đôi củng cố chiều sâu, từ hoạt động sản xuất đến kinh doanh tiêu thụ. Đầu tư công nghệ mới nhất với thiết bị hiện đại nhằm tạo bước nhảy vọt về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Mặt khác coi trọng tận dụng các thiết bị đã qua sử dụng, có công nghệ tiên tiến từ các nước công nghiệp hóa. Đầu tư phát triển theo hướng chuyên môn hóa cao theo công nghệ cao. Công ty sẽ tập trung chuyên sâu vào một vài sản phẩm với công nghệ chất lượng cao. Đồng thời, sẽ không ngừng nâng cao chất lượng quản lý, cũng như loại hình kinh doanh, để có thể phục vụ tốt cho mọi thành phần xã hội.

Phát triển nguồn nhân lực, mở các lớp đào tạo cho cán bộ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, tuyển dụng cán bộ kinh doanh, cán bộ pháp chế có năng lực chuyên môn cao. Nhằm tạo dựng cho công ty một đội ngũ lao động có thể đáp ứng trước sự thay đổi của thị trường trong tương lai.

Việc cổ phần hóa của công ty trong tương lai sẽ được công khai minh bạch, các nhân viên của công ty đều được tham gia đóng cổ phần và thực sự làm chủ với chính doanh nghiệp mà họ làm việc. Điều này giúp công ty tăng được nguồn vốn phục vụ kinh doanh và thúc đẩy động lực làm việc của toàn bộ công nhân viên.



Với những lợi thế về sản xuất, phân phối sản phẩm và bán, công ty đã đã xây dựng cho mình mục tiêu phát triển tới năm 2015:

Đáp ứng đầy đủ và kịp thời hàng hóa đối với thị trường trong nước, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu, mở rộng nhà máy gia công sản phẩm trên một số nước.



Toàn công ty có mức tăng trưởng 12% năm 2010 và dự tính tăng 17-20% năm 2015. Tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động và tăng mức thu nhập bình quân lên 3.648.000 đ/tháng/người đối với công nhân, và 5.000.000 đ/tháng/người đối với cán bộ khác.

Bảng 3-5: Chỉ tiêu doanh thu công ty nhựa Quốc Tế KS năm 2012 - 2015

TT

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2015

1

Doanh thu

40,000 tỷ đồng

50,000 tỷ đồng

2

Sản lượng

5300 tấn/năm

6500 tấn/năm

3

Loại sản phẩm

8-10 sản phẩm

15-18 sản phẩm

4

Vốn điều lệ

15,000 tỷ đồng

25,000 tỷ đồng

5

Thu nhập BQ

4,500 tr.đ/người/tháng

5,000 tr.đ/người/tháng

(Nguồn: Công ty cổ phần nhựa Quốc Tế KS)

3.2.2. Mục tiêu dài hạn đến năm 2020

Trên cơ sở chiến lược trước mắt và năm tới, thì công ty cũng tập trung phát triển các chiến lược dài hạn. Trước tiên công ty sử dụng mô hình SPACE của Fred David để xác định vị thế của Công ty trên thị trường.



Hình 3-2: Mô hình xác định vị trí của Công ty

FS - Financial Strengh (Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp)

IS - Industry Strengh (Sức mạnh tăng trưởng ngành)

ES - Environment Stability (Sự ổn định của môi trường)

CA – Compatative Advantage (Lợi thế cạnh tranh)

Từ việc xác định vị thế hiện giờ của công ty trên thị trường, ban lãnh đạo công ty đã đề ra những chiến lược cụ thể trước mắt đó là:

Tiếp tục sử dụng có hiệu quả hoạt động sản xuất các phân xưởng ở Ninh Bình, Bắc Giang, Lào cốt là để tận dụng nguồn lợi thế về đất đai và lao động. Mặt khác tìm kiếm các đơn vị sản xuất kinh doanh nhỏ có năng lực trở thành các đơn vị vệ tinh gia công, nhằm tíết kiệm chi phí đầu tư nhà xưởng, thiết bị.

Cải tiến các thiết bị hiện có nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Nghiên cứu và áp dụng các biện pháp sản xuất có tính thực tế nhằm nâng cao năng suất lao động và ổn định chất lượng sản phẩm. Tạo môi trường tốt nhất để các thành viên trong công ty phát huy tính sáng tạo trong sản xuất, nghiên cứu mẫu mã sản phẩm mới. Tiếp tục cải tiến công tác quản lý, quy trình làm việc ngày càng khoa học hơn. Giảm thiểu các bất hợp lý và lãng phí trong quá trình sản xuất.

- Tăng vốn kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất phù hợp với tiềm năng cũng như yêu cầu của Công ty.

- Đầu tư chiều sâu cho máy móc thiết bị, nhập các dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại, cải tiến các thiết bị cũ, đáp ứng các yêu cầu sản xuất mới.

- Dần chuyển sang dùng nguyên vật liệu trong nước thay thế cho việc phải nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu như hiện nay.

- Nhanh chóng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (TQM) vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa.

- Đẩy mạnh gia tăng kim ngạch xuất khẩu trên các thị trường Mỹ, Nhật, Hàn Quốc,…. đã từng có quan hệ làm ăn. Tăng cường nghiên cứu mở rộng xuất khẩu sang thị trường các nước thuộc khối EU.

- Xúc tiến quảng cáo, bán hàng rộng rãi, tham gia các hội trợ và triển lãm quốc tế, đẩy mạnh hoạt động quảng bá trên thị trường Mỹ, Nhật, Đài Loan...

- Xây dựng hệ thống kênh phân phối trực tiếp của công ty ở thị trường trong nước. Tìm kiếm các trung gian phân phối có uy tín ở nước ngoài.

- Tiếp tục nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chuyên môn, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật cho hoạt động quản lý.



3.3. Tầm nhìn, sứ mệnh chiến lược

  • Tầm nhìn chiến lược

Được hình thành chưa lâu, nhưng công ty cổ phần nhựa Quốc Tế KS luôn phấn đấu để đạt trở thành: Nhà cung cấp “Sản phẩm nhựa chất lượng - thân thiện với người tiêu dùng” hàng đầu tại Việt Nam

  • Sứ mệnh chiến lược

Để đạt được là: Nhà cung cấp sản phẩm nhựa thân thiện hàng đầu tại Việt Nam, công ty phải luôn luôn đảm bảo:

- Luôn cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

- Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển về thị trường và SP

- Cung cấp kịp thời cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

- Xúc tiến marketing bán hàng, phân phối sản phẩm.

- Đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ, công nhân viên.

- Tình hình tài chính cần luôn đảm bảo, ổn định.

3.4. Xây dựng chiến lược kinh doanh


      1. Chiến lược khác biệt hóa

Như đã phân tích ở phần trên, từ khi hình thành và phát triển Công ty luôn lấy phương châm“Sản phẩm nhựa chất lượng - thân thiện với người tiêu dùng làm mục tiêu trong các hoạt động của mình. Các sản phẩm của Công ty luôn được người tiêu dùng đánh giá rất cao về chất lượng so với các đối thủ cạnh tranh khác. Là một công ty ra đời sau, khi tham gia vào thị trường ngành nhựa, công ty phải đối đầu với các đối thủ mạnh trong ngành. Để giúp công ty tồn tại và phát triển được, thì cần phải dựa vào những điểm mạnh mà công ty đang có như: Chất lượng sản phẩm, giá cả, năng lực sản xuất, tình hình tài chính lành mạnh. Đặc biệt là sự khác biệt hoá về sản phẩm, về giá sẽ giúp công ty có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ đi trước. cụ thể cần thực hiện là:

Khác biệt về sản phẩm:

Khi nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng, thì con người sẽ chú trọng đến vấn đề sức khoẻ hơn, do đó những sản phẩm này sẽ là xu hướng trong tương lai và lâu dài, sẽ là một thị trường tiềm năng, mang lại cơ hội phát triển và doanh thu cho công ty. Công ty cần tập trung vào:

+ Sản phẩm ống nhựa PP-R có độ bền cao, chịu được sự va đập trong quá trình thi công.

+ Sản phẩm túi ly lông sinh học với nhiều mẫu mã chủng loại, kèm theo những tính năng đặc biệt như: màu sắc bắt mắt, có hương thơm tự nhiên, tự huỷ sau khi thải ra môi trường sau 6 tháng.

+ Bao bì ALTA, nhóm màng mỏng PET có đặc tính dễ phân huỷ trong môi trường, và thêm một số đặc tính chống chuột, mối…

+ Hộp đựng thức ăn sạch, có độ bền khi đựng thức ăn nóng hay cho vào tủ lạnh mà không bị biến dạng, kèm theo đó vẫn giữ được hương vị thức ăn.



Khác biệt hoá về giá:

Để thâm nhập vào thị trường, để khách hàng đến với sản phẩm của công ty, duy trì thị phần thì giá bán phải thấp hơn so với các đối thủ trong cùng ngành. Nói cách khác: “Giá là chìa khoá cho con số người mua hàng đáng kể”. Công ty cần phải có mức giá ưu đãi hơn như là:

+ Giá bán bình quân phải thấp hơn giá của Đệ Nhất là 4%

+ Giá bán bình quân thấp hơn giá của Bạch Đằng là 2%

+ Giá bán bình quân thấp hơn giá của Đạt Hoà - Vĩnh Phúc là 3%

+ Giá bán bình quân thấp hơn giá của CHIN HUEI là 5%

+ Giá bán bình quân thấp hơn giá của Tiền Phòng là 1,5%

Khi đã có được khách hàng nhờ chiến lược giá thấp rồi, công ty có thể sẽ ép buộc đối tác phải mua hàng với số lượng lớn hơn, để có thể bù vào khoản hạ giá trước đó.

Khi áp dụng chính sách về giá, công ty cũng phải chú ý đến vòng đời của sản phẩm. Bởi khi sản phẩm đến giai đoạn suy thoái mà vẫn giữ mức giá như đang bán thì sẽ không bán được hàng, kèm theo đó là rủi ro về ứ đọng hàng, đọng vốn, không luân chuyển được.

Khác biệt về dịch vụ trong bán hàng:

- Hiện nay, dịch vụ sau bán hàng của Công ty được khách hàng đánh giá rất cao, ngoài việc đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu khách hàng về mẫu mã, chủng loại sản phẩm. Công ty còn hỗ trợ các dịch vụ khác như cử các cán bộ kỹ thuật đến hướng dẫn khách hàng thi công, lắp đặt, sử dụng thiết bị, cụ thể:

+ Đối với các đại lý bán sản phẩm cho người tiêu dùng: Công ty sẽ cho mượn miễn phí máy cắt sản phẩm ống nhựa chịu nhiệu PP-R.

+ Đối với các tổng công ty xây dựng, công ty cấp thoát nước: khi có nhu cầu, công ty sẽ cho mượn miễn phí một số máy hàn ống PEHD để thi công lắp đặt…



Khác biệt trong việc duy trì khách hàng tiềm năng:

Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, giành giật nhau từng khách hàng là điều không tránh khỏi. Do đó, công ty cần phải giữ vững những khách hàng lâu năm, khách hàng ruột trung thành với mình bằng những chính sách ưu đãi, chính sách hậu mãi đặc biệt, để họ gắn bó hơn với công ty, cụ thể như:

Những khách hàng đã thân quen, khi gặp khó khăn về tài chính khi mua hàng của công ty, thì công ty có thể áp dụng hình thức gối đầu đơn hàng. Tức là khi bán hết đơn hàng cũ và nhập đơn hàng mới thì mới phải thanh toán đơn hàng cũ

Với những khách hàng ký hợp đồng mua hàng từ lần 3 với công ty sẽ giảm giá 4% đơn hàng

Với Khách hàng khi ký hợp đồng mua hàng lần 5 trở lên: sẽ giảm giá từ 5% - 6 % đơn hàng.

Đối với các khách hàng là đại lý, tổng công ty xây dựng, cấp thoát nước, siêu thị khi mua hàng của công ty lần đầu: công ty chỉ yêu cầu thanh toán 60% đơn hàng, 30% đơn hàng sẽ thanh toán nốt khi bán hết hàng. Đi kèm với đó, công ty sẽ tặng thưởng những sản phẩm đi kèm đơn hàng, vừa là để quảng cáo với đối tác vừa là để tạo tâm lý tốt đối với khách hàng.

Chiến lược khác biệt hoá có thể sẽ giúp công ty có được một số lợi thế rất lớn.

- Sự nổi bật trên thị trường:

Khi số lượng khách hàng ngày càng tăng lên thì đồng nghĩa với tên tuổi của công ty được khẳng định trên thị trường. Hiện nay, một số sản phẩm như túi ly lông, hộp đựng thức ăn, ống nhựa đang được nhiều khách hàng biết đến và sử dụng. Đồng thời doanh thu và sản lượng của Công ty cũng vì đó mà tăng mạnh. Được người tiêu dùng ủng hộ, điều này giúp công ty trở thành một trong những nhà cung cấp hàng đầu ngành sản xuất nhựa Việt Nam. Theo nghị quyết Đại hội cổ đông năm 2013 đã thông qua, năm nay Công ty sẽ phấn đấu đạt mức sản lượng là 4400 tấn và doanh thu đạt 43 tỷ đồng (tăng 7,5% so với năm 2012). Tiếp tục khẳng định tên tuổi trong thị trường ngành nhựa Việt Nam.



- Thu hút khách hàng:

Do có những sản phẩm đặc thù, khác biệt về mẫu mã và chất lượng cao, giá cả thấp. Sẽ tạo ra uy tín, tên tuổi, làm cho những khách hàng cũ cảm thấy an tâm, tin tưởng hơn và trung thành với sản phẩm của công ty. Những khách hàng mới từ đó biết đến, hay được các đối tác đang làm ăn giới thiệu cho và sẽ mua sản phẩm của công ty. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt, sức mua giảm thì việc có thêm được những khách hàng mới sẽ là một thành công với công ty.



- Tạo rào cản ra nhập ngành:

Với những sản phẩm đặc biệt và giá cả thấp, sẽ là hạn chế cho các đối thủ tiềm tàng muốn tham gia vào ngành, điều này sẽ giảm bớt sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực mà công ty đang kinh doanh.

Để theo đuổi được chiến lược này thành công Công ty cần có những điều kiện như:


  • Công ty cần có năng lực tốt trong nghiên cứu và phát triển sản phẩm, dịch vụ nhờ vào việc đầu tư đầy đủ, đồng bộ các máy móc thiết bị hiện đại của Đức, Italia, Áo, Hàn Quốc, Nhật Bản. Từ đó kiện toàn hệ thống sản xuất để có thể hạ giá sản phẩm thấp nhất có thể.

  • Công ty cần đang có đội ngũ những người lao động có trình độ chuyên môn cao, cán bộ phải được cử đi học tập, nghiên cứu ở các nước có lĩnh vực nhựa phát triển cao. Từ đó áp dụng những điều học được vào hoạt động sản xuất của công ty.

  • Công ty cần có chính sách xúc tiến bán hàng, marketing quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng. Chính sách hỗ trợ, chăm sóc khách hàng tốt hơn.

      1. Chiến lược linh hoạt phản ứng nhanh

Do tên tuổi, thương hiệu của công ty chưa được biết đến nhiều. Sản phầm của công ty muốn vào được thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận. Công ty cần phải có sự đặc biệt trong sản phẩm và dịch vụ đi kèm, muốn có được điều này thì việc lắm bắt nhanh nhạy đối với tâm lý, thị hiếu khách hàng là vô cùng quan trọng. Từ đó, có được những phân tích đúng đắn, giúp ban lãnh đạo có được những quyết sách chính xác trong việc đưa ra chiến lược về sản phẩm, giá cả, dịch vụ đi kèm. Dựa vào những cơ hội to lớn của ngành nhựa Việt Nam trong thời gian tới đó là mức tăng trưởng cao của thị trường, là ngành được nhà nước ưu tiên phát triển và cơ hội tham gia nhiều hơn ở thị trường nước ngoài. Công ty cần áp dụng một số hình thức như:

- Phát triển sản phẩm mới:

Công ty cần chủ động hơn trong việc nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới, để nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Dự kiến khoảng cuối năm 2013, công ty sẽ hợp tác nghiên cứu hai sản phẩm công nghệ thay thế:

- Giải pháp công nghệ đầu tiên sử dụng toàn bộ hoặc một phần các nguyên liệu thực vật từ tinh bột ngô hoặc khoai tây để làm túi ly lông. Chỉ có điều giá của nó cao hơn 30% so với một túi ly lông cổ điển và tạo ra sức ép đối với các cây lương thực khi phải trồng trên quy diện rộng. Chẳng hạn, để sản xuất 200.000 tấn (nhựa sinh học ) này, cần phải mất từ 250.000 đến 300.000 tấn nguyên liệu thực vật.

- Công nghệ thứ hai mang tên “phân huỷ sinh học bằng ôxi”, giải pháp này là cho thêm một chất phụ gia hoá học chiếm tỷ lệ 1% bao bì bằng nhựa cho phép phá vỡ chuỗi phân tử sau 1-3 năm. Kết quả: túi ly lông vứt ra tự nhiên sẽ tự phân huỷ. Sản phẩm này hoàn toàn có thể được các vi sinh học hấp thụ vào trong đất hoặc nước. Dự tính, thị trường tiềm năng cho chất liệu này của công ty tại Nhật Bản, Đài Loan ước tính trên 1 triệu USD mỗi năm.

+ Công ty đang lập dự án tham khảo để đầu tư dây chuyền sản xuất (khoảng 1,5 triệu USD) để sản xuất các loại bình đựng gas từ nhựa composite. Đây cũng là sản phẩm rất có tiềm năng trong tương lai, thay thế cả sản phẩm truyền thống, mà độ an toàn với người tiêu dùng cao.

- Cung cấp nhanh:

Công ty cần nhanh chóng đáp ứng kịp thời các đơn đặt hàng, các nhu cầu về hàng hoá của khách hàng trên mọi vùng thị trường của Công ty. Cụ thể như:

- Với những chủng loại hàng sẵn có, thì thời gian giao hàng tới tay người tiêu dùng nên trong vòng từ 1-3 ngày.

- Còn với những mặt hàng đặc chủng thực hiện theo đơn đặt hàng, thì thời gian giao hàng tới tay người tiêu dùng vào khoảng từ 7-10 ngày.

- Đối những đơn vị mua hàng nằm trong địa bàn thành phố, công ty sẽ chuyển hàng trong vòng 24h kể từ thời điểm nhận đơn hàng.

Sự đáp ứng nhanh chóng này có thể sẽ giúp công ty nhanh chân hơn đối thủ, tạo lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành.



- Nắm bắt nhu cầu khách hàng nhanh:

Năm 2010 trên thị trường xuất hiện một số loại ống nhựa chịu nhiệt PP-R nhập khẩu, nhận thấy đây là một mặt hàng sẽ được thị trường chấp nhận. Công ty đã đầu tư máy móc thiết bị để sản xuất mặt hàng này và nhanh chóng được thị trường chấp nhận. Điều này khiến công ty có mức tăng trưởng doanh thu rất cao (trên 90%/năm).Hiện nay, nhóm sản phẩm này chiến khoảng 5% doanh thu của Công ty và không ngừng tăng trưởng mạnh mẽ.

Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về các sản phẩm nhựa khác cũng không ngừng tăng lên. Đặc biệt là các loại nhựa kỹ thuật cao. Công ty cần hợp tác, liên doanh, liên kết với một số đối tác trong và ngoài nước để sản xuất các sản phẩm mới như các thanh nhựa có lõi thép, nhựa gỗ... để đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

+ Năm 2009, Công ty đã Hợp tác với Công ty IPLEX - Australia để sản xuất các phụ tùng nhựa PVC xuất khẩu sang thị trường Australia, do đó ban lãnh đạo công ty cần chú ý quan tâm hơn đến đối tác này, sau đó sẽ nhờ họ tư vấn cho thị hiếu của thị trường Australia, để có những điều chỉnh tốt hơn

+ Công ty cần đầu tư khuôn mẫu, máy móc thiết bị để sản xuất các loại sản phẩm như: hàng rào bằng nhựa có lõi thép để thay thế các hàng rào bằng sắt, gỗ hiện tại, cửa nhựa với độ bền cao….phục vụ các công trình xây dựng trong thời gian tới.

+ Nhu cầu pallet nhựa dùng thay thế pallet gỗ đang tăng nhanh trên thị trường, Công ty cần nắm bắt thị hiếu này, từ đó đầu tư máy móc, thiết bị để sản xuất các loại pallet nhựa và đưa sản phẩm này bán ra thị trường một cách sớm nhất để lôi kéo, thu hút khách hàng.

+ Trong năm 2013 này, Công ty cần đầu tư sản xuất các sản phẩm đồ điện như ổ điện bằng nhựa chống cháy, công tắc điện bằng nhựa chống cháy,.. bởi đây là xu hướng mới của các nhà xây dựng hiện nay.

Chiến lược phản ứng nhanh sẽ đem lại một số lợi thế cho Công ty là:


  • Là người đi đầu trong việc tiếp cận thị trường nên Công ty có thể tránh được việc đối đầu trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh.

  • Việc phát triển nhiều loại sản phẩm khác nhau giúp ngăn chặn nhiều đối thủ mới chen chân vào thị trường. Tạo ra rào cản ra nhập ngành khó khăn hơn, làm nản lòng các công ty có ý định này. Khi một số sản phẩm của Công ty được tung bán ra thị trường, thì một số loại sản phẩm nhập khẩu hầu như sẽ bị sản phẩm của công ty vượt mặt.

  • Cung cấp hàng nhanh sẽ giúp công ty tạo được uy tín đối với khách hàng, giữ chân được khách hàng, không để các đối thủ khác có cơ hội chen vào.

Để thực hiện chiến lược này có hiệu quả công ty cần có:

  • Công ty cần có hệ thống mạng lưới phân phối trải rộng khắp các vùng thị trường của mình. Các sản phẩm của Công ty sẽ được đưa tới tay người tiêu dùng nhanh nhất qua hệ thống này.

  • Cơ cấu bộ máy quản lý phải linh hoạt, các bộ phận phối hợp với nhau để cùng nhau hướng tới đáp ứng yêu cầu của khách hàng.

  • Cán bộ công nhân viên phải thực sự hiểu biết, năng động, gắn bó với thị trường, đại lý, và khách hàng.

Đây là một trong số những chiến lược quan trọng cho Công ty trong tương lai, để luôn giữ vững niềm tin, thu hút được khách hàng nhiều hơn, mở rộng thị trường kinh doanh, tăng doanh thu, lợi nhuận cho công ty.

      1. Chiến lược mở rộng kênh phân phối

Xuất phát từ tình hình nội tại công ty đó là nhu cầu mở rộng mở rộng thị trường tiêu thụ trong tương lại. Công ty cần phải tìm kiếm thêm các đại lý tiêu thụ, các cửa hàng giới thiệu, xây dựng các kênh thông tin truyền thống, kết hợp với hiện đại nhằm hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm đến tay người tiêu dùng, cung cấp các thiết bị cho các công trình dân dụng vừa và nhỏ.

Công ty cũng cần tối ưu hóa hệ thống phân phối, để hệ thống không quá cồng kềnh, chồng chéo lên nhau, dẫn đến việc quản lý kênh gặp khó khăn. Do đó cần hạn chế số lượng nhà phân phối, số lượng đại lý tại một phân khúc thị trường nhất định. Từ hệ thống phân phối chính dần hình thành hệ thống phân phối phân nhánh phù hợp với mức độ tiêu thụ. Công ty có thể lựa chọn các kiểu chiến lược trong phân phối như sau:

Đối với thị trường trong nước: công ty nên áp dụng kênh phân phối rộng rãi: Sử dụng nhiều kênh với mức độ phân phối rộng, hàng được bán cho tất cả các đối tượng trung gian phân phối và trực tiếp cho người tiêu dùng mà không hạn chế số lượng. Điều này phù hợp với những sản phẩm nhựa gia dụng, phục vụ hàng ngày đời sống sinh hoạt người dân.

Đối với thị trường nước ngoài: công ty nên áp dụng kênh phân phối có chọn lọc: đòi hỏi ban lãnh đạo công ty nhựa quốc tế KS phải có sự cân nhắc khi lựa chọn nhà phân phối, cơ sở tiêu thụ. Cần lựa chọn những trung gian phân phối có uy tín, thương hiệu, có hệ thống bán hàng mạnh, từ đó sản phẩm của công ty mới có cơ hội đến với người tiêu dùng. Hay dựa vào sự giúp đỡ của phòng thương mại Việt Nam...Liên kết hợp tác quảng bá sản phẩm tại các hội trợ ở nước bạn....Hoặc trực tiếp mở các đại lý tại nước sở tại để quảng bá tên tuổi, uy tín đối với khách hàng.

Công ty nên đưa ra những chỉ tiêu khi chọn lựa các thành viên kênh phân phối và trách nhiệm của các thành viên tham gia kênh phân phối của mình như:

+ Khả năng quản lý, phát triển

+ Điều kiện tín dụng và tài chính

+ Sức mạnh bán hàng

+ Quy mô hoạt động





Hình 3-3: Định hướng kênh phân phối công ty nhựa Quốc Tế KS

Trong thời đại công nghệ thông tin toàn cầu, thì thương mại điện tử trở nên phổ biến và trở thành một kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm nên được chú trọng khai thác. Công ty nên đầu tư thiết kế website vừa để giới thiệu về công ty, vừa quảng cáo và bán sản phẩm, cũng như những dịch vụ đi kèm qua mạng. Để áp dụng hiệu quả kênh phân phối này, công ty cần hoàn thiện hệ thống giao dịch, đặt hàng và thanh toán qua mạng. Giúp tăng khả năng linh hoạt cho hệ thống, tiết kiệm thời gian cho khách hàng, từ đó có thể lôi kéo khách hàng.



      1. Chiến lược trong sản xuất và tác nghiệp

Do toàn bộ dây chuyền sản xuất của công ty còn cồng kềnh, nhiều chỗ thừa, gây tốn kém lãnh phí cả về nhân lực và tiền bạc. Bên cạnh đầu tư đổi mới công nghệ, ban lãnh đạo công ty nhựa quốc tế KS cũng cần kiện toàn lại dây truyền sản xuất, nguyên liệu đầu vào, lưu trữ bảo đảm cho nguyên liệu, nhập kho sản phẩm, vận chuyển sản phẩm đến các đại lý.

Quá trình bảo đảm nguồn nguyên liệu là để cung ứng cho quá trình sản xuất phải được diễn ra một cách đều đặn thường xuyên. Nguồn nguyên liệu tại các phân xưởng của công ty đều phải nhập từ nước ngoài, điều này bị chi phối bới giá cả thay đổi và thời gian vận chuyển lâu. Phải xây dựng một chiến lược dự báo và lưu trữ nguyên liệu một cách cụ thể, nếu không sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động khác của công ty.

+ Trưởng kho hàng phải tổng kết đơn hàng hàng ngày, hoặc 3 ngày một lần, sau đó lập báo cáo về số lượng hàng bán chạy, số lượng hàng tồn kho, mặt hàng ít được khách mua. Và trình lên ban lãnh đạo, từ đó sẽ đưa ra những quyết định về tăng sản lượng mặt hàng nào, cắt giảm mặt hàng nào, và các hoạch định về nhu cầu nguyên vật liệu được chính xác.

+ Công ty phải nhanh chóng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 (do tổ chức Quacert của Việt Nam cấp )vào quá trình sản xuất, để từ đó có được những sản phẩm với chất lượng tốt nhất. Công ty cũng cần thực hiện một cách nghiêm ngặt, thống nhất: toàn bộ quy trình sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào, sản xuất, và phân phối sản phẩm cho khách hàng. Tất cả cán bộ công nhân viên của Công ty chịu trách nhiệm đối với công việc của mình cũng như được tạo điều kiện để chủ động tham gia vào các hoạt động cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Điểm nổi bật trong chiến lược này là:

+ Tối ưu hoá hệ thống từ đó hạn chế sự cố, rủi ro trong sản xuất.

+ Tiết kiệm được nguồn nhân lực, tài chính.

+ Giúp hạ giá thành sản phẩm

+ Quá trình sản xuất được chủ động, linh hoạt, giúp tăng năng suất sản lượng.

3.5. Các giải pháp để thực hiện chiến lược

3.5.1. Giải pháp về thị trường

Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường.

- Công ty cần thành lập một nhóm(từ 3- 5 người trong phòng kinh doanh) chuyên nghiên cứu về thị trường.

- Nhóm này sẽ tập trung nghiên cứu từng mảng thị trường: chủ yếu là thị trường Hà Nội, thị trường Miền Trung. Các nhân nghiên cứu thị trường phải thông thạo các nghiệp vụ để có điều kiện chuyên sâu nắm vững đặc điểm của thị trường. Sau đó sẽ liên kết với các bộ phận khác như bộ phận sản xuất, tài chính... và với bộ phận hoạch định chiến lược để đề ra các kế hoạch sản xuất cho từng thời điểm.



Các hình thức nghiên cứu thị trường:

+ Nghiên cứu qua tại liệu, mạng internet: Việc tìm hiểu tại văn phòng được thực hiện thông qua các tài liệu, nó có ưu điểm là chi phí không quá cao, có thể thu thập được số liệu một cách tổng hợp về các thị trường, từ đó có thể phân tích so sánh giữa các thị trường để có thể lựa chọn được những thị trường được coi là có triển vọng đối với công ty. Tuy nhiên việc nghiên cứu bằng tài liệu cũng có những nhược điểm là số liệu có thể không còn đúng với thực tế, đã lạc hậu. Do đó khi nghiên cứu thông qua tài liệu và chọn được thị trường phù hợp thì bộ phận kinh doanh của công ty phải xác minh qua thực tế hoặc so sánh với các tài liệu khác xem nó có trùng khớp với nhau không.

+ Ngoài ra, khi nghiên cứu môi trường kinh doanh, phòng kinh doanh công ty có thể sử dụng hệ thống mạng internet để tìm kiếm những thông tin hữu ích về thị trường các nước, đặc biệt hình thức này giúp công ty có thể tiết kiệm được chi phí mà độ chính xác cũng khá cao. Tuy nhiên cũng có nhược điểm là những thông tin này cũng được các đối thủ biết bởi nó được công khai một cách rộng rãi.

+ Nghiên cứu qua các tổ chức, cá nhân: Hiện nay có rất nhiều tổ chức, cá nhân các văn phòng làm công tác tư vấn, mua giới về mọi lĩnh vực mà công ty cần. Nếu chúng ta tìm hiểu thị trường thông qua các cơ quan tư vấn trong và ngoài nước thì sẽ thu được thông tin hữu ích về thị trường mà công ty quan tâm. Bởi đây là những tổ chức chuyên nghiệp, chuyên thực hiện nghiên cứu về mọi vấn đề, họ có phương pháp xử lý thông tin để đưa ra những thông tin cần thiết cho người sử dụng.

+ Nghiên cứu trực tiếp tại thị trường: Phương thức này giúp ban lãnh đạo công ty biết được người tiêu dùng ở thị trường mà mình định kinh doanh có những sở thích và nhu cầu gì để từ đó mở ra các lĩnh vực kinh doanh, ví dụ như điều tra lấy mẫu. Đây là cách nghiên cứu có tính hiệu quả cao, công ty cần chú trọng phát triển.

Tăng cường mở rộng thị trường

Bên cạnh việc nghiên cứu thị trường, nắm vững và củng cố các thị trường truyền thống của công ty. Thì cần phải mở rộng hơn thị trường tiêu thụ để gia tăng doanh thu, công ty cần thực hiện:

- Hướng tới thị trường các tỉnh và nông thôn, vừa để mở rộng quy mô thị trường, vừa để giải quyết những mặt hàng tồn kho, không còn hợp thị hiếu người tiêu dùng thành phố, giúp giải quyết vấn đề chi phí lưu kho, có thêm tiền để đầu tư.



- Tăng cường giới thiệu sản phẩm, quảng bá hình ảnh Công ty thông qua việc xây dựng một thương hiệu vững mạnh. Quảng cáo rộng rãi sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng: trên Tivi, paner, áp phích, Website...

- Đào tạo đội ngũ nhân viên tiếp thị, bán hàng có trình độ nhằm lôi cuốn khách hàng dùng các sản phẩm của mình.

- Chủ động tìm kiếm khách hàng mới

- Phát triển hệ thống cửa hàng, giới thiệu và bán sản phẩm một cách rộng rãi theo nhiều kênh. Mở rộng hệ thống đại lý, thông qua các đại lý để đưa thông tin về sản phẩm mới tới người tiêu dùng, đồng thời thu thập các thông tin về khách hàng.




tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương