MỞ ĐẦu cơ sở khoa học và tính thực tiễn của đề tài


Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của công ty



tải về 1.06 Mb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích1.06 Mb.
#38168
1   2   3   4   5

2.1.4. Đặc điểm về thị trường tiêu thụ sản phẩm dịch vụ của công ty

  • Thị trường trong nước:

Công ty có thị trường tiêu thụ rộng khắp, phần lớn là ở các tỉnh miền Bắc và các tỉnh miền Trung (từ Đà Nẵng trở ra), một số ít ở miền Nam, với thị phần tương ứng: miền Bắc (70%), miền Trung (20%), Miền Nam (10%)

Khoảng 65% sản phẩm của Công ty được sử dụng cho mục đích xây dựng, 35% cung cấp sản phẩm gia dụng, sinh hoạt của người dân

Thị trường trong nước đang dần được mở rộng và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực kinh doanh của công ty. Nếu tận dụng tốt các vấn đề về vốn, về kỹ thuật, về con người, về chiến lược marketing, công ty có thể sẽ kiếm được những khoản doanh thu không hề nhỏ.


  • Thị trường ngoài nước:

Công ty cũng đã mở rộng phạm vi sản xuất và kinh doanh sang Lào . Ở đây công ty đang xây dựng phân xưởng sản xuất. Đây là quốc gia đang trong quá trình hội nhập và phát triển, có mức tiêu thụ tuy chưa cao, nhưng bù lại việc đặt nhà máy, phân xưởng sản xuất ở đây sẽ là 1 lợi thế tương đối so với các công ty khác về nguồn nhân lực và chi phí vận chuyển nguyên vật liệu.

Sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang Mỹ, EU và một số nước khu vực Châu á như :Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Malaysia... Do đó, Công ty đã liên kết với hệ thống các nhà phân phối ổn định có uy tín ở nước ngoài.... Đây là những thị trường có tiềm năng vô cùng to lớn, mang lại doanh thu ổn định hàng năm cho công ty. Đi song song với lợi ích mà nó mang lại, là những khó khăn, đó là những thị trường này có sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ khác. Yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như chính sách giá cả cũng là một vấn làm đau đầu ban lãnh đạo công ty khi quyết định mở rộng xuất khẩu sang các thị trường này



2.1.5. Đặc điểm lao động

Công ty hiện đang có lực lượng lao động đông và có trình độ cao. Nguồn lực này là yếu tố then chốt để sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật, loại hình dịch vụ kinh doanh và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cũng chính lực lượng lao động sáng tạo này đã đóng góp vào thị trường những sáng kiến về sản phẩm mới, kiểu dáng làm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, làm cho sản phẩm của công ty có thể bán được, tạo ra cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Yếu tố con người là then chốt, tác động trực tiếp đến năng suất lao động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu,...) của công ty cổ phần nhựa quốc tế KS, sự thành bại trong KD phục thuộc rất nhiều vào yếu tố này.



Bảng 2-1: Cơ cấu lao động của công ty cổ phần nhựa quốc tế KS



CẤU

CHỈ TIÊU

NĂM 2008

NĂM 2009

NĂM 2010

NĂM 2011

Số

người


Tỷ

trọng


Số

người


Tỷ

trọng


Số

người


Tỷ

trọng


Số người

Tỷ trọng

Tổng số lao động

80

100

74

100

75

100

70

100

Sản

xuất

Lao động gián tiếp

Lao động trực tiếp



34

46


34

66


25

49


32

68


25

50


32

68


21

49


26,5

73,5


Trình

độ

Đại học và trên ĐH

Cao đẳng


T. cấp CNKT

Chưa đào tạo



13

11

49



7

14

9

70



7

10

10

49



5

13

13

68



6

10

11

50



4

13

14

70



3

12

12

43



3

15,9

15,2


65,8

3,1


Độ

tuổi

<30 tuổi

30 ->40 tuổi

>40 tuổi


31

30

19



38

35

27



35

18

21



46

25

29



37

17

21



48

22

30



40

20

10



56,9

30,4


12,7




Lương BQ

(1.000đ)


3.595




3.600




3.427




3.800




(Nguồn: Công ty CP Nhựa quốc tế KS)

Từ bảng cơ cấu lao động của công ty ta có thể thấy được:tổng số lao động đang giảm xuống, do khủng hoảng kinh tế kéo dài, sức mua của người dân giảm sút, thị trường ảm đảm, do đó ban lãnh đạo công ty đã phải cắt bớt nhân sự để có thể tồn tại. Tính đến ngày 30/12/2011 là 70 người, trong đó số nhân viên sản xuất trực tiếp tại phân xưởng chiếm 73.5%, số nhân viên lao động gián tiếp (tức là tham gia các hoạt động kinh doanh và lĩnh vực khác) chiếm 26.5%. Độ tuổi lao động đang dần được trẻ hóa cụ thể là độ tuổi lao động dưới 30 tuổi tăng lên nhanh chóng trong các năm 2008, 2009, 2010, 2011 là 38%, 46%, 48% và 56,9%. Điều này là rất quan trọng trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đòi hỏi phải có sự đổi mới, thay đổi tư duy nhận thức trong cách tiêu dùng và sản xuất. Đó là những điều mà những người trẻ tuổi có thể mang đến, bởi họ có được sức trẻ, có kiến thức, nhiệt huyết muốn thể hiện mình với công ty và xã hội. Nhân tố này có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của công ty.



2.1.6. Đặc điểm về tình hình tài chính công ty

Tình hình tài chính của công ty những năm qua đang dần khởi sắc. Đã có doanh thu và lợi nhuận, mặc dù chưa đúng với tiềm năng của công ty, nhưng đó cũng là tín hiệu tích cực trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay.

Có thể tóm tắt toàn bộ quá trình kinh doanh của công ty nhựa quốc tế KS như bảng dưới đây:

Bảng 2-2: Bảng tóm kết quả KD công ty CP nhựa quốc tế KS từ 2008 - 2011

Năm

Doanh thu (Tỷ đồng)

Nộp ngân sách (Tỷ đồng)

Lợi nhuận

(Tỷ đồng)

Thu nhập bình quân

(Triệu đồng)

2008

27,477

0.738

3,379

3.733

2009

27,684

1,204

3,485

3.899

2010

30,165

0,811

2,004

3.648

2011

37,640

0,977

2,487

4.000

(Nguồn: Công ty CP Nhựa quốc tế KS)

Phân tích số liệu qua 4 năm gần đây cho thấy hoạt động KD của Công ty trong những năm qua cơ bản ổn định, mức tăng trưởng của Công ty đạt 6% đến 9%, doanh số bán ra năm sau cao hơn năm trước.

Trong năm 2007 doanh thu của công ty tăng ở mức độ khiêm tốn, bởi đây là thời điểm công ty mới được thành lập đưa SP vào thị trường. Nhưng đó là một dấu hiệu đáng mừng, cũng có thể nói là thành công. Trong 2 năm tiếp theo, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên rõ rệt 3,379 tỷ đồng vào năm 2008, và 3,485 tỷ đồng vào năm 2009. Tuy nhiên trong hai năm 2010 và 2011 thì lợi nhuận sau thuế của công ty lại giảm so với những năm đầu, đây là điều công ty đã dự tính trước. Đó là sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cùng ngành trong nước và trên thế giới. Kèm theo đó là tình hình kinh tế bất ổn, thị trường bất động sản bị đóng băng, người dân chi tiêu thắt chặt hơn. Gây ảnh hưởng chung tới rất nhiều công ty và cuộc sống người dân.

Thu nhập bình quân 4.tr.đ /người/ tháng trong năm 2011, trong chiến lược phát triển công ty đến năm 2015, thì con số này sẽ được công ty cố găng nỗ lực nhằm cải thiện cho công nhân viên công ty một cách thỏa đáng. Công ty cũng đã hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách trong năm 2011 là 977 (tr.đồng)



Bảng 2-3: Các tỷ số về khả năng thanh toán

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu

2010

2011

Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn

7.565.864.289

10.855.961.113

Tiền mặt

4.565.864.289

7.855.961.113

Nợ ngắn hạn

5.727.671.418

6.208.497.243

Khả năng thanh toán hiện hành

1.320

1.748

Khả năng thanh toán nhanh

1.320

1.748

Khả năng thanh toán bằng tiền mặt

0.797

1.265

(Nguồn: Công ty CP Nhựa quốc tế KS)

Từ bảng trên ta thấy, chỉ số về khả năng thanh toán bằng tiền mặt của năm 2010 nhỏ hơn 1, điều nay có nghĩa là năm 2010 công ty đã không hoàn thành việc thanh toán bằng tiền mặt khi tới kỳ hạn. Còn khả năng thanh toàn hiện hành và thanh toán nhanh đều đạt được đúng thời hạn. Đến năm 2011 công ty đã có những sự thanh đổi một cách hợp lý để cho việc thanh toán được đúng như kỳ hạn. Cụ thể như bảng trên, tỷ lệ khả năng thanh toán đều lớn hơn 1(từ 0,797 năm 2010 thành 1,265 vào năm 2011). Điều này làm tăng uy tín, tin cậy đối với các khách hàng và những nhà đầu tư.

Bảng 2-4: Các tỷ số lợi nhuận

ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu

2010

2011

Lợi nhuận ròng

2.004.258.149

2.487.936.600

Doanh thu thuần

30.165.613.581

37.640.119.469

Tổng tài sản

20.537.369.456

20.768.488.611

Vốn chủ sở hữu

14.263.872.213

14.975.817.193

Lợi nhuận trên doanh thu

0.066

0,066

Lợi nhuận trên tổng tài sản

0.097

0,119

Lợi nhuận trên vốn chủ SH

0.140

0,166

(Nguồn: Công ty CP Nhựa quốc tế KS)

Nhận xét: Các tỷ số lợi nhuận của nhà máy trong năm 2010 và 2011 đều dương, cho thấy sự tăng trưởng tốt của công ty là do ban lãnh đạo đã không ngừng nâng cao trình độ quản lý, trình độ nhận thức, sự chuẩn bị về nguồn nguyên liệu, về phương tiện vận chuyển, sự đầu tư đổi mới công nghệ sản phẩm. Chính điều này làm cho doanh thu của công ty tăng lên góp phần hoàn thành chỉ tiêu công ty đề ra.

2.2. Phân tích môi trường kinh doanh

2.2.1. Phân tích môi trường chung theo mô hình PEST

  • Chính trị pháp luật

Hiện tại, mặc dù Luật pháp Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã được áp dụng nhưng cơ chế xử phạt vẫn còn nhẹ và chưa triệt để. Mặt khác, lực lượng quản lý thị trường còn quá mỏng nên không thể kiểm soát để phát hiện và xử lý kịp thời tất cả các trường hợp sai phạm về hàng giả, hàng nhái.

Ngành nhựa đã có đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong những năm gần đây. Cùng với chủ trương khuyến khích phát triển ngành nhựa trong những năm tới nên ngành nhựa hiện nhận được một số ưu đãi nhất định. Cụ thể là những ưu đãi trong việc áp dụng thuế nhập khẩu bột PVC, hạt PVC, các khoản phụ thu ở mức thấp và đang tiến tới bãi bỏ những khoản thuế này để phù hợp với tình hình thực tế và khuyến khích sự tăng trưởng của ngành nhựa và nền kinh tế.

Nhà nước vẫn áp dụng thuế nhập khẩu đối với các loại ống nhựa PVC, PEHD là 10%, đây cũng là một lợi thế lớn cho các doanh nghiệp ngành nhựa trong nước nói chung và Công ty nói riêng trong việc cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu.


  • Kinh tế

Các sản phẩm ống nhựa của Công ty phục vụ cho nhu cầu của ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, bưu chính viễn thông... Do đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, công trình dân sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ các sản phẩm. Việt Nam là một nước có nền kinh tế đang phát triển, có tốc độ tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Kế hoạch phát triển của Công ty được xây dựng trên những đánh giá lạc quan về triển vọng phát triển kinh tế của đất nước. Do đó, nếu nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng, tốc độ xây dựng sẽ giảm hẳn và điều này sẽ làm cho ngành sản xuất vật liệu nhựa xây dựng nói chung và sản xuất ống nhựa nói riêng bị sụt giảm nghiêm trọng.

Những năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng năm 2007 đạt 8,5%, năm 2008 là 6,2%, năm 2009 là 5,3%, năm 2010 là 6,8%, năm 2011 là 5,89%, và trong năm 2012 là 5,03% (theo Vietnam GDP growth rate). Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP là ngành công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng hơn 50% tốc độ tăng trưởng. Theo nhận định của các chuyên gia phân tích kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2012 có giảm, nhưng trong các năm tới sẽ tiếp tục tăng trưởng và duy trì ở mức cao từ 6 - 8%/năm. Sự phát triển lạc quan của nền kinh tế nói chung, ngành công nghiệp và xây dựng nói riêng có ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của Công ty.



  • Xã hội

Nước ta có dân số đông, nên nhu cầu về xây dựng nhà ở, nước sinh hoạt rất lớn, hơn nữa cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực cấp thoát nước sinh hoạt còn rất thấp kém, cần phải cải tạo và đầu tư mới rất nhiều – đây là những lĩnh vực chính sẽ sử dụng các sản phẩm ống nhựa của Công ty. Vì vậy thị trường các sản phẩm của Công ty còn rất lớn trong tương lai.

Trong vài năm gần đây, do đời sống dân cư ngày càng tăng, nên người dân rất chăm lo đến sức khoẻ và đang có nhu cầu sử dụng các loại sản phẩm từ nhựa tiện dụng, thân thiện với con người và môi trường như: hộp đựng thức ăn sạch, túi ly lông, bao bì dễ hủy....Điều này giúp bảo vệ sức khoẻ cho con người trong hiện tại cũng như trong tương lại lâu dài. Đây là ý tưởng và chiến lược mà công ty nhắm đến để tạo ra sự khác biệt đối với công ty cùng ngành.



  • Công nghệ

Công nghệ gia công trong ngành nhựa trên thế giới rất phát triển, một số dây chuyền sản xuất được tự động hoá hoàn toàn, vừa đảm bảo sản xuất được các sản phẩm có chất lượng cao, vừa tăng năng suất lao động để giảm giá thành sản phẩm. Tuy nhiên việc đầu tư ban đầu đòi hỏi lớn, sẽ khó khăn cho các doanh nghiệp không đủ tiềm lực tài chính.

Bảng 2-5: Tóm tắt phân tích môi trường chung

Yếu tố

Cơ hội

Thách thức



Chính trị

- Ngành nhựa là ngành được Nhà nước khuyến khích phát triển

- Được ưu đãi về thuế nhập khẩu nguyên liệu và bảo hộ đối với một số mặt hàng nước ngoài.




- Vẫn còn hiện tượng hàng giả, hàng nhái

- Hệ thống chính sách, pháp luật cứng nhắc, thiếu linh hoạt, chưa mang lại niềm tin, thu hút đối với nhà đầu tư.




Kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng và phát triển xã hội cao sẽ kéo theo nhu cầu sử dụng sản phẩm của ngành nhựa

- Đời sống, nhận thức, thu nhập người dân tăng nên yêu cầu chất lượng các sản phẩm nhựa gia dụng, sinh hoạt cũng vì đó mà nâng cao.



- Sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ trong cùng ngành.

- Lạm phát cao sẽ ảnh hưởng đến tiêu dùng các sản phẩm của Công ty

- Khủng hoảng kinh tế kéo dài, sức mua của người dân giảm, thị trường ảm đảm=> sản phẩm khó tiêu thụ


Xã hội

- Dân số đông nên nhu cầu xây dựng nhà ở, cấp thoát nước lớn, thị trường của Công ty còn rất lớn.

- Thị hiếu của người dân ngày càng được phát triển mở rộng, là điều kiện thuận lợi cho các sản phẩm chất lượng cao.



- Nhu cầu cuộc sống con người nâng cao đòi hỏi về sản phẩm cũng sẽ khắt khe hơn về mẫu mã, chất lượng an toàn.

Công nghệ

- Sự phát triển của công nghệ gia công ngành nhựa trên thế giới sẽ tác động đến sự phát triển ngành nhựa trong nước

- Chi phí đầu tư ban đầu cao là thách thức cho các doanh nghiệp tiềm lực tài chính yếu

2.2.2. Phân tích môi trường cạnh tranh

  • Phân tích năm lực lượng cạnh tranh của M Porter

-Nhà cung ứng

Nguyên liệu chính phục vụ cho sản xuất của công ty là bột nhựa PVC, hạt nhựa PVC, hạt nhựa PEHD, hạt nhựa PP, PP-R và một số loại phụ gia, hoá chất khác. Do tính chất và đặc thù ngành nhựa là ngành gia công chất dẻo nên chi phí nguyên vật liệu chiếm tới khoảng 55-60% giá thành sản phẩm.

Hiện tại nước ta mới chỉ có 2 nhà máy sản xuất bột nhựa PVC với công xuất 200.000 tấn/năm, trong khi nhu cầu bột nhựa PVC năm 2012 là 300.000 tấn, vì vậy vẫn phải nhập khẩu bột PVC từ nước ngoài, chủ yếu từ các nước: Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore ....

Danh sách một số nhà cung cấp nguyên liệu chính cho Công ty:



Bảng 2-6: Nguồn nguyên liệu công ty nhựa quốc tế KS

Stt

Nguyên liệu

Nhà cung cấp

địa điểm

I. Nhà cung ứng trong nước:

1

Bột PVC

Công ty TNHH Nhựa & Hoá chất TPC Vina

TP.HCM







Công ty Liên doanh và Hoá nhựa Phú Mỹ

TP.HCM

2

Hạt PVC

Công ty TNHH Tín Mỹ

TP.HCM

II. Nhà cung ứng nước ngoài:

1

Bột PVC K58 & K66

Thai Plastic & Chemicals Public Co, LTD

Mitsui & Co., LTD



Thái Lan

Nhật Bản



2

Hạt PP

CCC Chemical Commerce Co., LTD

Thai Petrochemical Industry Public Co., LTD



Thái Lan

Thái Lan



3

Hạt PEHD

Daelim Corporation

Itochu Plastics PTE., LTD

Borouge PTE., LTD


Hàn Quốc

Singapore

Singapore


4

CaCO3

Surint Omya Chemicals Co., LTD

Thái Lan

5

Dioxid Titan

Linkers PTE., LTD

Singapore

(Nguồn: Công ty CP Nhựa quốc tế KS)

Do đặc điểm của ngành nhựa là giá cả nguyên vật liệu luôn luôn biến động bất thường. Điều này làm cho hoạt động sản xuất của công ty hầu như phụ thuộc vào sự biến động của thị trường nguyên liệu, nếu thị trường này có biến động không thuận lợi thì sẽ tác động tiêu cực tới kết quả, hiệu quả sản xuất - kinh doanh. Vì vậy chính sách dự trữ nguyên vật liệu hợp lý vừa đảm bảo sản xuất, vừa đảm bảo lợi nhuận và là yếu tố quan trọng nhất giúp công ty tồn tại và phát triển.

Việc nhập khẩu trực tiếp các máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua luôn bị tác động của tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối. Sự tăng giảm bất thường của tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới việc tính toán chi phí sản xuất của Công ty vì giá bán sản phẩm thường cố định trong một khoảng thời gian nhất định(ít nhất là 1 tháng). Trong khi nguyên liệu nhập khẩu hàng tuần lại bị chi phối của tỷ giá hối đoái. Đây là một hạn chế mà Công ty không thể lường được hết. Nhiều thời điểm công ty đã phải chịu thiệt hại đến lợi nhuận.

Thuận lợi: Công ty được các nhà cung cấp ưu đãi về số lượng, giá cả, thời gian giao hàng, dịch vụ sau bán hàng… vì số lượng mua nhiều, thanh toán đúng đúng hạn.

Khó khăn: Khó xác định được sự biến động của giá nguyên liệu và tỷ giá hối đoái.

+ Việc mua NLV với số lượng để có được giá thành tốt, khiến công ty gặp rủi ro trong quản lý NLV và vốn kinh doanh.

Như vậy quyền lực của nhà cung cấp là Trung bình

-Khách hàng

Theo mô hình phân phối sản phẩm của Công ty, các khách hàng Công ty được chia làm 2 nhóm:



- Nhóm 1: Các khách hàng trực thuộc mạng lưới phân phối, gồm có :

+ Các tổng công ty xây dựng, cấp thoát nước mua hàng và bán hàng lại cho các đơn vị thi công.

+ Các đại lý cấp 1, hệ thống siêu thị sẽ mua hàng và bán lại cho các đại lý cấp 2, 3 hay trực tiếp cho người tiêu dùng.

- Nhóm 2: Các khách hàng mua trực tiếp tại Công ty, gồm có:

+ Các Trung tâm nước Sinh hoạt và vệ sinh môi trường ở các tỉnh.

+ Các Công ty thi công xây dựng, Công ty thủy lợi.

+ Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước, nhà cao tầng.

+ Các đại lý bán buôn bán lẻ hàng xa xỉ.

Thị phần của công ty là rất lớn vì hệ thống cơ sở hạ tầng xây dựng, hệ thống cấp thoát nước ở các tỉnh còn thiếu thốn và lạc hậu. Kèm theo đó là nhu cầu sử dụng các sản phẩm gia dụng cũng ngày một tăng lên.



Bảng 2-7: Tỷ lệ % của mỗi nhóm khách hàng

Đơn vị: tỷ đồng

TT

Nhóm khách hàng

DT 2010

tỷ lệ %

DT 2011

tỷ lệ %

1

Nhóm 1: Các khách hàng trực thuộc mạng lưới phân phối

22,000

72,93

27,600

73,32


2

Nhóm 2: Các khách hàng mua lẻ trực tiếp tại Công ty

8,165

27,06

10,040

26,67


(Nguồn: Công ty CP Quốc Tế KS)

- Thuận lợi: Nhóm khách hàng thuộc hệ thống mạng lưới phân phối chiếm tỷ lệ doanh thu cao và tăng lên hàng năm.

- Khó khăn: Khách hàng của công ty rất đa dạng, hệ thống bán hàng có sự chồng chéo. Do chưa có một hệ thống phân phôi quy mô, đạt tiêu chuẩn.

Trong kinh doanh, thường có câu châm ngôn khách hàng là “Thượng đế”- đây là triết lý kinh doanh luôn luôn đúng trong mọi điều kiện xã hội. Bởi khách hàng là người mang lại doanh thu, nuôi sống công ty. Trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay, quyền lực của khách hàng ngành nhựa là rất cao.



-Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Trong ngành sản xuất nhựa tại Việt Nam thì có rất nhiều công ty đã có thâm niêm, truyền thống, bên cạnh đó là vô sô những công ty vừa và nhỏ mới ra đời chưa lâu, tập trung ở các tỉnh phía miền Nam. Có thể kể qua một số đối thủ cạnh tranh chính ở nước ta hiện nay như :

- Công ty CP Nhựa Bạch Đằng

- Công ty TNHH Công Nghiệp Nhựa CHIN HUEI

- Công ty cổ phần nhựa Tiền Phong

- Công ty Nhựa Đệ Nhất – Miền Bắc

- Công ty cổ phần nhựa Bình Minh

Ngoài ra còn một số cơ sở sản xuất nhỏ chiếm khoảng 10-15% thị trường.

Trong 50 phiếu do tôi thực hiện việc điều tra nghiên cứu thị trường, các số liệu cụ thể là:

Bảng 2-8: Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường năm 2011

So sánh với đối thủ cạnh tranh

Tiền Phong

Đạt Hoà Vĩnh Phúc

Đệ Nhất Hải Dương

Bình Minh

Quốc Tê KS

Bạch Đằng

Thương hiệu được người dân biết đến

40

80%


10

(20 %)


6

(12%)


28 (56%)

8 (16%)

30

(60%)


Khả năng BH



30 (60%)

17 (34%)

13 (26%)

23 (46%)

20 (44%)

25 (50%)

Nhà xưởng

Rộng

Hẹp

Rộng

TB

TB

TB

Chất lượng SP

Cao

Thấp

Thấp

TB

TB

TB

Sản phẩm (Tấn)

15.000

5.400

4.500

10.000

5.000

11.500

Giá cả

Cao

Thấp

TB

TB

Thấp

TB

Chủng loại Sp

TB

ít

TB

Nhiều

TB

ít

Giao hàng

TB

Nhanh

TB

Chậm

Nhanh

TB

Quảng cáo

TB

ít

TB

ít

TB

Nhiều

Chính sách BH (Tỷ lệ CK %)

TB

Cao

Thấp

TB

Cao

Thấp

Đội ngũ quản lý

Tốt

TB

Tốt

Khá

Tốt

Khá

Đội ngũ nhân viên

Khá

TB

Tốt

Khá

Khá

Khá

(Nguồn: Công ty CP Quốc Tế KS)

Hiện nay mức độ cạnh tranh là tương đối gay gắt do có nhiều đối thủ cạnh tranh. Ngoài các đối thủ chính ở trên, còn có một số đối thủ khác là :

- Công ty CP Thuận Phát đã xây dựng nhà máy sản xuất tại Vĩnh Phúc với công suất 5.000 tấn/năm. Sản phẩm mang thương hiệu “VERTU”. Triển khai hàng hoá ra thị trường từ đầu năm 2008.

- Công ty CP Xuân Lộc Thọ đã xây dựng nhà máy sản xuất tại Hà Tây với công suất 6.000 tấn/năm. Sản phẩm mang thương hiệu “SP”, triển khai hàng hoá ra thị trường từ đầu năm 2008.

Từ bảng tổng kết và qua phân tích ở trên, có thể rút ra một số nhận xét là ngành nhựa là ngành đang có sự cạnh tranh gay gắt.

So với các đối thủ cạnh tranh thì Công ty có điểm mạnh, điểm yếu như :



- Điểm mạnh:

+ Mức độ giao hàng nhanh chóng

+ Chất lượng sản phẩm tốt.

+ Quảng cáo ít hơn, do đó tiết kiệm chi phí vào sản xuất để hạ giá thành SP

+ Giá bán sản phẩm vẫn ở mức phải chăng thu hút khách hàng

+ Sản phẩm thân thiện được người dân và nhà nước đồng tình ủng hộ.



Điểm yếu:

+ Sự nhận biết của khách hàng đối với sản phẩm công ty chưa nhiều.

+ Chủng loại sản phẩm chưa nhiều, chưa đáp ứng được thị hiếu của thị trường.

+ Các đối thủ áp dụng tỷ lệ % chiết khấu cao hơn Công ty để thu hút KH

+ Nhà xưởng còn nhỏ, chưa chuyên nghiệp, bị thụ động trong quản lý NVL

+ Thương hiệu của công ty vẫn còn chưa được biết đến nhiều.

Qua phân tích ở trên, có thể nhận thấy quyền lực của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là cao .

-Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng

Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, ngày càng có nhiều DN tham gia vào thị trường sản xuất ống nhựa PVC, PEHD, PPR... Bao gồm các doanh nghiệp tư nhân, cổ phần, nhà nước, liên doanh và cả các doanh nghiệp nước ngoài. Kể từ khi gia nhập WTO có nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào sản xuất tại Việt Nam vì rào cản khi gia nhập vào thị trường ngành nhựa là không cao, rất thuận lợi để có thể đầu tư sản xuất. Tuy nhiên để được người tiêu dùng chấp nhận, đồng tình, ủng hộ, vượt qua được những thương hiệu uy tín như Tiền Phong, Bình Minh, Bạch Đằng là cả một thách thức mà không phải doanh nghiệp nào cũng dám mạo hiểm thực hiện.



- Thuận lợi : Chính phủ có những chính sách hỗ trợ ngành nhựa, là điều kiện tốt để công ty phát triển. Mặt khác, chính sách hỗ trợ khách hàng của công ty đã được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao.

- Khó khăn : Cùng với chính sách tích cực chung từ phía nhà nước, thì rào cản gia nhập ngành thấp nên có nhiều đối thủ cạnh tranh tiềm tàng muốn tham gia.

Vì vậy quyền lực của đối thủ cạnh tranh tiềm tàng là khá cao.



-Sản phẩm thay thế

Cùng xu thế chung của thế giới thì ống nhựa PVC sẽ dần bị thay thế bằng các loại nhựa khác như PEHD, PP, PPR vì trong thành phần của nhựa PVC có chứa hàm lượng Clo, khó phân huỷ và ảnh hưởng đến môi trường. Theo xu thế trên thế giới, nhựa PVC sẽ dần bị thay thế bằng những loại nhựa khác như PP, PEHD, PELD, PS, ABS, PPR vì các loại nhựa trên an toàn, dễ phân huỷ và thân thiện với môi trường hơn. Song với công nghệ sản xuất tương đối dễ dàng, giá nguyên liệu nhựa PVC thấp nhất trong các loại nhựa nên nhựa PVC vẫn được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp khó có thể thay thế được ngay trong thời gian tới.

Vấn đề sức khoẻ trong tương lai lâu dài, đã được các nhà sản xuất chú ý đến khi đưa ra các sản phẩm thân thiện, an toàn cho sức khoẻ con người như: túi nhựa sinh học, hộp thực phẩm đựng thức ăn sạch, bình nhựa có khả năng phân huỷ trong môi trường đất….Đây cũng là sẽ xu thế chung của các sản phẩm trong tương lai.

- Thuận lợi: Giá nhựa PVC thấp nên được sử dụng rộng rãi. Sản phẩm nhựa an toàn, thân thiện được nhà nước và người dân ủng hộ.

- Khó khăn: Một số sản phẩm từ nhựa vẫn khó phân hủy hoàn toàn, gây ảnh hưởng đến môi trường.

Như vậy quyền lực của sản phẩm thay thế là trung bình

Qua phân tích 5 lực lượng cạnh tranh, có thể rút ra bảng tổng kết là

Bảng 2-9: Phân tích 5 lực lượng cạnh tranh

Yếu

tố

Thuận lợi, điểm mạnh đối với Công ty

Khó khăn, điểm yếu đối với Công ty

Quyền lực

Nhà cung

ứng


Được ưu đãi về số lượng, giá, dịch vụ sau bán hàng

Khó xác định được sự biến động của giá nguyên vật liệu nhập khẩu, tỷ giá hối đoái.

Trung Bình

Khách hàng



Khách hàng thuộc mạng lưới phân phối chính vẫn chiếm tỷ lệ cao

Khách hàng đa dạng, xảy ra hiện tượng chồng chéo bán hàng, chưa có hệ thống phân phối ổn định,

Rất Cao


Đối thủ cạnh tranh hiện tại

- Dịch vụ sau bán hàng tốt

- Chất lượng SP tốt

- Tỷ lệ % chiết khấu cao

- Quảng cáo ít



- Nhà xưởng còn nhỏ

- Giá bán còn chưa hấp dẫn

- Thương hiệu công ty còn chưa được biết đến nhiều


Cao


Đối

thủ


tiềm

tàng


- Chính sách hỗ trợ ngành từ phía nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi để công ty mở rộng thị trường, và thu hút khách hàng

- Công ty mới đi vào hoạt động chưa lâu, nên chưa có nhiều uy tín

-Rào cản gia nhập thị trường thấp, có nhiều đối thủ tiềm tàng



Khá cao


Sản phẩm thay

thế


- Giá nguyên liệu PVC thấp

- Được người dân và nhà nước ủng hộ sản phẩm an toàn, thân thiện



- Một số loại sản phẩm nhựa PVC khó phân hủy, ảnh hưởng đến môi trường

Trung Bình



  • Chu kỳ sống của ngành

Ngành kinh doanh:Trong những năm gần đây ngành nhựa Việt Nam là ngành có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, bảng sau sẽ chứng minh sự phát triển nhanh về doanh thu của một số Công ty trong ngành nhựa qua các năm.

Bảng 2-10: Doanh thu của các Công ty trong ngành nhựa

TT

Doanh thu

ĐVT

Năm 2008

Năm

2009

Năm

2010

Năm

20011

1

Tiền Phong

Tỷ đồng

117,5

139,7

155,9

202,9

2

Bình Minh

Tỷ đồng

102,6

111,2

123,6

180,4

3

Đạt Hòa Vĩnh Phúc

Tỷ đồng

35,4

36,9

40,0

45

4

Đệ Nhất Hải Dương

Tỷ đồng

20,6

22,7

28

30,7

5

Chin Huei

Tỷ đồng

24,8

27

33,3

37

6

Bạch Đằng

Tỷ đồng

29

31,8

33,5

43,2

7

Quốc tế KS

Tỷ đồng

27,4

27,7

30,1

37,6

Tổng cộng

357,3

397

444,4

576,8

Tỷ lệ % tăng trưởng




11%

12%

29,8%

(Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam vpas)

Qua bảng số liệu trên cho thấy doanh thu ngành nhựa hàng năm tăng trưởng cao. Trong những năm đầu ra nhập thị trường WTO thì mức độ tăng ở mức vừa phải ở mức 11-12%, nhưng đến 2011 thì con số này đã tăng lên 29,8% so với 2010

Với mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận như trên của các Công ty điển hình trong ngành sản xuất nhựa Việt Nam. Cho thấy đây là một ngành đang trong giai đoạn phát triển vì có tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tương đối cao. Theo đánh giá của Hiệp hội nhựa Việt Nam thì tỷ lệ bình quân lợi nhuận/doanh thu của ngành nhựa khoảng 10%.

Qua các số liệu về tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của ngành như trên, có thể khẳng định rằng ngành nhựa là ngành đang ở giai đoạn tăng trưởng trong chu kỳ sống của ngành.

Mới nổi Tăng trưởng Bão hoà Giảm sút

Group 288

DAutoShape 297oanh số

Thời gian

Hình 2-2: Chu kỳ sống của ngành nhựa

2.3 Phân tích nội bộ công ty

2.3.1. Phân tích nội bộ Công ty theo chuỗi giá trị

Các hoạt động trực tiếp:

- Cung ứng đầu vào:

Điểm mạnh: Hiện tại việc cung ứng đầu vào của Công ty do Phòng kế hoạch vật tư quản lý, tất cả các nguyên nhiên vật liệu đầu vào đều được kiểm tra chất lượng chặt chẽ bởi bộ phận quản lý chất lượng của Phòng kỹ thuật để đảm bảo các nguyên liệu đầu vào đạt được các tiêu chuẩn chất lượng của ngành.

Điểm yếu: Do mặt bằng hiện tại Công ty nhỏ, kho chứa nguyên liệu không đáp ứng được nhu cầu sản xuất, nhất là khi có được nhiều đơn đặt hàng một lúc. Hầu hết nguyên vật liệu của Công ty phải thuê kho ở bên ngoài, chuyển dần vào phục vụ sản xuất của các phân xưởng. Việc này vừa mất thêm chi phí vận chuyển, vừa chứa đựng rủi ro là nếu trục trặc trong quá trình vận chuyển nguyên liệu thì sẽ không cung cấp nguyên liệu kịp thời cho các phân xưởng. Khi đó có thể dẫn đến chậm tiến độ của các đơn đặt hàng của KH.

- Vận hành hoạt động: Các năm qua, nhờ áp dụng cải tiến kỹ thuật không ngừng đã giúp năng suất lao động của Công ty đạt tương đối cao, hiệu quả sử dụng phương tiện máy móc thiết bị đạt trên 90%. Do đó, tốc độ tăng trưởng sản lượng cao qua các năm cũng tăng, cụ thể là:

Bảng 2-11: Chỉ tiêu sản lượng công ty nhựa quốc tế KS

Chỉ tiêu

2008

2009

Tỷ lệ tăng

2010

Tỷ lệ tăng

2011

Tỷ lệ tăng

Sản lượng ( tấn)

3500

3850

10 %

4300

11,68%

5000

16,2%

(Nguồn: Công ty CP Nhựa Quốc Tế KS)

Hiện nay, Công ty đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, do tổ chức Quacert của Việt Nam. Công ty là một trong những đơn vị sản xuất sản phẩm được chứng nhận là phù hợp với tiêu chuẩn: ISO 4422-2: 1996 đối với ống nhựa u.PVC và ISO 4427:1996 đối với ống HDPE. Đồng thời Công ty cũng thực hiện một cách nghiêm ngặt, thống nhất: toàn bộ quy trình sản xuất kinh doanh, quản lý chặt chẽ từ khâu nhập nguyên liệu đầu vào, sản xuất và cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Điều này, giúp cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.



Điểm mạnh:

+ Máy móc thiết bị hiện đại

+ Hiệu quả sử dụng thiết bị cao

Điểm yếu:

+ Do chủng loại sản phẩm ngày càng tăng lên, sản phẩm lại cồng kềnh, mà diện tích nhà kho nhỏ nên việc bố trí kho thành phẩm gặp khó khăn, gây hạn chế cho việc xuất hàng. Gây lãng phí thời gian chờ đợi xếp hàng, thiếu tính chủ động trong làm việc.



- Cung ứng đầu ra:

Điểm mạnh:

+ Có đội ngũ phương tiện vận chuyển luôn sẵn sàng phục vụ KH

+ Hàng hóa luôn có sẵn trong kho, đảm bảo việc cung cấp hàng hóa trong vòng 1 đến 2 ngày.

Điểm yếu:

+ Vì kho thành phẩm nhỏ nên số lượng hàng hóa dự trữ được ít, vẫn phải đi thuê kho ngoài. Hơn nữa, do đặt thù ngành ống nhựa phụ thuộc vào mùa xây dựng nên đã có thời điểm hàng bán chậm thì các phân xưởng phải dừng sản xuất vì không có kho chứa thành phẩm sản xuất ra. Nhưng đến thời điểm hàng bán chạy thì năng lực sản xuất của các phân xưởng lại không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Đây là cũng là một bất lợi cho Công ty trong việc đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng trong thời điểm hàng bán chạy.



- Marketing và bán hàng:

+ Cho đến nay, Công ty đã xây dựng chính sách xúc tiến bán hàng rộng khắp cả nước, trong đó tập trung chủ yếu tại khu vực miền Bắc, miền Trung.

+ Để khuyến khích mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm, Công ty luôn có chế độ ưu đãi đặc biệt, có chính sách thưởng phạt phù hợp đối với từng sản phẩm, từng thị trường tiêu thụ.

+ Sản phẩm của công ty chưa được người tiêu dùng biết nhiều, việc bán hàng còn gặp nhiều khó khăn.

+ Sản phẩm phẩm công ty còn chưa đa dạng, giá bán cao do đó khó tiêu thụ. Công ty đang dần nâng cao chất lượng và năng suất để hạ giá thành sản phẩm.

+ Dù đã tìm được một số trung gian và đại lý bán hàng, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Vẫn có sự bán hàng chồng chéo giữa các đại lý, bán chen vào địa bàn của nhau.

Để hỗ trợ cho công tác bán hàng, hàng năm Công ty đã liên tục quảng cáo hình ảnh Công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng như TV(kênh Tư vấn tiêu dùng-truyển hình cáp Hà Nội, lúc 14h), mạng internet, các tạp chí, các panô, các biển quảng cáo, phát tờ rơi... Điều này giúp quảng bá được tên tuổi, sản phẩm của công ty trên thị trường.

Điểm mạnh:

+ Sự hỗ trợ của Công ty qua các hoạt động khuyến mại, quảng cáo đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc bán hàng của Công ty



Điểm yếu:

+ Hệ thống bán hàng còn yếu kém, vẫn còn tình trạng chồng chéo, tranh giành khách hàng trong hệ thống kênh phân phối.

+ Sản phẩm chưa đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng. Giá thành còn cao nên chưa thu hút được khách hàng.

- Dịch vụ chăm sóc khách hàng

+ Với quan điểm luôn quan tâm đến lợi ích khách hàng, Công ty đã có phòng kỹ thuật nhằm hỗ trợ những thắc mắc của khách hàng. Bộ phận này có nhiệm vụ tư vấn, hướng dẫn lắp đặt, xử lý sự cố cho khách hàng trên toàn quốc.



Điểm mạnh:

+ Đáp ứng nhanh nhất yêu cầu khách hàng về dịch vụ, hỗ trợ kỹ thuật



Điểm yếu:

+ Chi phí cho hoạt động này cao. Yêu cầu về trình độ của cán bộ kỹ thuật còn chưa đáp ứng được hết.



Các hoạt động trợ giúp

- Quản lý nguồn nhân lực:

+ Việc quản lý nguồn nhân lực do phòng Tổ chức hành chính (TCHC) đảm nhiệm, gần 100 cán bộ công nhân viên hiện nay đều được đào tạo có trình độ, tay nghề đủ đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Phòng Kế toán, tiền lương đã xây dựng các chính sách về tiền lương, định mức tiền lương; đào tạo và đào tạo lại cho cán bộ công nhân viên Công ty; tổ chức các cuộc thi nâng bậc hàng năm; xây dựng quy chế thưởng phạt rõ ràng nhằm quản lý và khuyến khích người lao động.

+ Xây dựng chính sách tuyển dụng, thăng tiến ở mọi cấp.



Điểm mạnh:

+ Đã có các chính sách rõ ràng về công tác quản lý, khuyến khích người lao động trong công việc.



Điểm yếu:

+ Do chuyển đổi từ mô hình công ty TNHH sang mô hình Công ty cổ phần nên trong khâu tuyển dụng bị tác động của nhiều mối quan hệ cá nhân.



- Phát triển công nghệ:

Hoạt động nghiên cứu và triển khai hiện tại đang do Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm. Phòng này sẽ nghiên cứu sản phẩm mới, công nghệ mới, phục vụ cho các dự án trước mắt, cũng như lâu dài. Từ đó sẽ đề suất với ban lãnh đạo công ty để xây dựng phương án, chiến lược triển khai. Đồng thời kiểm tra, kiểm soát và thử nghiệm nguyên liệu đầu vào theo yêu cầu của sản xuất. Nghiên cứu cải tiến công nghệ sản xuất, phát hiện ra những bất hợp lý trong dây chuyền sản xuất.



Điểm mạnh:

+ Bộ máy của công ty đủ sức đáp ứng được những nhu cầu, thay đổi từ phía thị trường.

+ Hệ thống dây chuyền được tự động hoá ở mức cao, tiết kiệm tối đã nhân lực trong việc sản xuất.

Điểm yếu:

+ Sự phối hợp với các Phòng, các phân xưởng khác trong Công ty còn yếu trong việc nghiên cứu, triển khai các sản phẩm mới.

+ Sự chồng chéo công việc giữa các phòng, gây lãng phí về mặt nhân lực và tài chính.

- Mua hàng

Điểm mạnh:

+ Có quy trình mua hàng rõ ràng theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008.

+ Giữ mối quan hệ gắn bó với các nhà cung cấp để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất.

Điểm yếu:

+ Do có quá nhiều loại nguyên, nhiên vật liệu, trang thiết bị đi kèm nên cũng có lúc việc mua hàng chưa đáp ứng kịp thời cho sản xuất.



- Cơ sở hạ tầng

Điểm mạnh:

+ Do doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả trong vài năm vừa qua, nên Công ty có được sự ưu đãi từ các Ngân hàng trong việc cho vay vốn kinh doanh. Nhờ đó đã đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công ty được tốt hơn.



Điểm yếu:

+ Hệ thống thông tin quản lý trợ giúp cho quá trình ra quyết định chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, còn nặng giấy tờ, sổ sách. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình quản lý vẫn còn chậm. Công ty mới chỉ có 2 phòng là Phòng Kế toán và Phòng Kinh doanh có phần mềm phục vụ công việc.

+ Sự phối hợp, hợp tác giữa các bộ phận trong Công ty vẫn còn nhiều lúc chưa thống nhất.

Bảng 2-12: Tổng hợp phân tích nội bộ doanh nghiệp theo chuỗi giá trị

Hoạt động

Thuận lợi, điểm mạnh

Khó khăn, điểm yếu

Cung ứng

đầu vào


- Quản lý tập trung

- Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ



- Kho chật hẹp nên phát sinh thêm chi phí thuê kho ngoài

Vận hành

hoạt động



- Máy móc hiện đại

- Hiệu quả sử dụng thiết bị cao



- Hiệu quả của việc bố trí xuởng sản xuất và luồng chu chuyển sản phẩm kém

Cung ứng

đầu ra


- Đáp ứng nhanh đơn hàng

- Hàng trong kho luôn được đảm bảo



- Chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và nhu cầu thời vụ

Marketing



bán hàng

- Đã có chính sách xúc tiến quảng bá sản phẩm

- Các hoạt động hỗ trợ trong bán hàng tốt



-Hệ thống bán hàng còn chồng chéo, hạn chế khả năng bán hàng chủ động.

Dịch vụ

khách hàng



Hỗ trợ kỹ thuật, chăm sóc sau khi bán hàng tốt

Chi phí cao cho hoạt động hỗ trợ

Quản lý

nhân lực


Có các chính sách cụ thể rõ ràng

Tuyển dụng bị tác động của các mối quan hệ cá nhân

Mua hàng

Quy trình mua hàng nhanh và dễ dàng.

Có lúc chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất

Cơ sở

hạ tầng


Trang thiết bị tương đối hiện đại

Áp dụng hệ thống thông tin trong quản lý yếu và chưa đủ.

2.3.3. Năng lực mũi nhọn và lợi thế cạnh tranh của Công ty


  • Năng lực mũi nhọn:

Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, Công ty rất quan tâm đến việc đầu tư máy móc, khuôn mẫu để sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng về chủng loại sản phẩm. Với những loại sản phẩm được tạo ra từ những thiết bị công nghệ cao của công ty, đã giúp tạo ra sự khác biệt đối với một số đối thủ trong ngành. Đây là năng lực mũi nhọn trong lợi thế cạnh tranh của Công ty .

Bảng 2-13: Bảng so sánh sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh

Nhóm sản phẩm

Quốc Tế KS

Đạt Hoà Vĩnh Phúc

Đệ Nhất Hải

D­ương

Tiền Phong

Chin Huei

Bạch Đằng

Nhóm sản phẩm ống PEHD

X

X

X

X

X

X

Nhóm sản phẩm ống PVC

X

X




X




X

Nhóm sản phẩm ống PP-R

X
















Nhóm màng mỏng PET

X







X




X

Nhóm sản phẩm phụ kiện và các sản phẩm khác

X

X

X

X

X

X

(Nguồn: Công ty CP Nhựa Quốc Tế KS)

Các đối thủ cạnh tranh khác chỉ tập trung vào hai hoặc ba nhóm sản phẩm, riêng Nhựa Quốc Tế KS đầu tư sản xuất và cung ứng ra thị trường cả 5 nhóm, mỗi nhóm đều góp phần vào cơ cấu doanh thu của Công ty. Năng lực mũi nhọn này đã tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Công ty đó là sự đa dạng về sản phẩm, khả năng nhanh nhạy trong việc đưa ra thị trường các sản phẩm có chất lượng đảm bảo.



  • Lợi thế cạnh tranh

Từ khi hình thành và phát triển, trong mọi hoạt động của mình, Công ty luôn luôn lấy chất lượng sản phẩm và dịch vụ đặt lên hàng đầu với phương châm: :“Sản phẩm nhựa chất lượng - thân thiện với người tiêu dùng”. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện TQM cũng như tuân thủ chặt chẽ hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008(hệ thống quản lý chất lượng mới nhất) các sản phẩm của Công ty luôn được người tiêu dùng và các đối thủ đánh giá là các sản phẩm có chất lượng cao và ổn định, góp phần tạo ra danh tiếng, uy tín tốt của sản phẩm “Nhựa Quốc Tế KS” trên thị trường.

Để tạo được lợi thế cạnh tranh như trên là do một số nguồn lực có giá trị tạo ra là:



- Một là: Máy móc thiết bị công nghệ hiện đại: Hầu hết máy móc thiết bị của Công ty là các dây chuyền thiết bị thế hệ mới nhất và hiện đại nhất của Châu Âu như CHLB Đức, Italia, Áo…

- Hai là: Nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu có chất lượng cao:Nguyên vật liệu chính của Công ty chủ yếu là bột nhựa PVC và hạt nhựa các loại. Các loại hạt nhựa Công ty đang sử dụng bao gồm: PEHD, PVC, PPR, POM... Ngoài ra, Công ty còn sử dụng một số nguyên phụ liệu phụ khác như: acid Stearic, parafin, cyclohexanone, dioxid titan, bột màu,....Hầu hết các nguyên liệu phụ trợ này được nhập khẩu từ nước ngoài.

Để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như giá thành sản xuất, Công ty luôn thực hiện đấu thầu lựa chọn cạnh tranh nhằm tìm kiếm nhà cung cấp nguyên vật liệu tốt nhất. Nguồn nguyên liệu của Công ty được nhập từ các đơn vị cung ứng trong và ngoài nước trong những năm qua tương đối ổn định.



- Ba là: Đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề:Công ty hiện có đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ kỹ thuật, công nhân lành nghề, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nhựa.

Đây là một vài nguyên nhân chính giúp cho Công ty có được tốc độ tăng trưởng, phát triển cao và vững chắc. Ngày càng nâng cao đời sống của CBCNV đồng thời không ngừng gia tăng giá trị cho các cổ đông trong thời gian qua.



2.3.4. Phân tích SWOT

Phân tích SWOT để làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của Công ty đồng thời nhận ra được các cơ hội, thách thức trong tương lai để từ đó giúp Công ty có được chiến lược kinh doanh đúng đắn đưa Công ty phát triển.



  • Điểm mạnh

- Điểm mạnh về đội ngũ cán bộ, công nhân viên: Công ty hiện có đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ kỹ thuật, công nhân lành nghề, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nhựa. Gắn bó lâu dài với Công ty, đóng góp công sức với sự năng động, chủ động, phù hợp với cơ chế thị trường trong sản xuất kinh doanh nhiều năm nay.

- Điểm mạnh về năng lực sản xuất: Với sự đầu tư đúng đắn, đầu tư có trọng tâm và đảm bảo các thiết bị máy móc thuộc các thế hệ hiện đại, đồng bộ. Tất cả các sản phẩm của Công ty được sản xuất trên dây chuyền thiết bị thế hệ mới nhất và hiện đại nhất của Châu Âu như CHLB Đức, Italia...như:

+ Máy nong ống hình sin SICA của Italia (lắp ghép bằng gioăng cao su)

+ Máy đùn ống của hãng CICINNATI của Áo

+ Máy ép phun của Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc...

+ Năng lực sản xuất hiện tại của Công ty là khoảng 20.000 tấn/năm

Công ty có đủ khả năng để phát triển hoạt động sản xuất các sản phẩm nhựa phục vụ cho lĩnh vực công nghệ cao bởi đây là loại sản phẩm có nhu cầu rất lớn trong tương lai, được Nhà nước ưu tiên phát triển và tính cạnh tranh tương đối thấp tại thị trường Việt Nam.



- Điểm mạnh về tài chính: Trong các năm gần đây, sự tăng trưởng trong doanh thu, lợi nhuận của Công ty là tương đối cao. Nhờ có lợi nhuận tích luỹ được Công ty đã xoay vòng vốn nhanh từ đó chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dự trữ nguyên vật liệu, đầu tư trang thiết bị hiện đại.

  • Điểm yếu

- Điểm yếu về hệ thống phân phối: Hệ thống phân phối của công ty còn rời rạc, chưa gắn bó chặt chẽ, xảy ra nhiều xung đột giữa các đại lý như: chính sách chiết khấu đối với các đại lý, các đại lý cạnh tranh nhau về địa bàn, cạnh tranh nhau về giá, làm ảnh hưởng tới uy tín của công ty.

- Điểm yếu về mặt bằng sản xuất: Sản xuất hàng hoá của Công ty ngày càng nhiều, trong khi đó mặt bằng sản xuất còn nhỏ, nên ảnh hưởng lớn tới việc quản lý về diện tích đặt máy móc thiết bị, kho chứa nguyên liệu, kho thành phẩm, giao thông nội bộ và việc cấp phát sản phẩm...Việc di chuyển phân xưởng cũ sang địa điểm mới rộng hơn là một việc làm cấp thiết hiện nay.

- Điểm yếu chi phí sản xuất cao: Các loại chi phí trong sản xuất kinh doanh còn cao mặc dù Công ty đã có nhiều cơ chế và phương án để tiết kiệm nhưng thực hiện còn chưa triệt để.

- Điểm yếu về công tác quản lý: Công tác quản lý có lúc chưa đáp ứng yêu cầu với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, nhất là việc phối kết hợp giữa các đơn vị phòng, phân xưởng chưa cao nên ảnh hưởng đến hiệu quả chung của Công ty.

  • Cơ hội:

- Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng với tốc độ cao, dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2015 là từ 7% đến 9%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng toàn ngành nhựa trong giai đoạn này ở vào khoảng 20% và ngành công nghiệp xây dựng khoảng 15% nên nhu cầu về ống nhựa các loại còn tiếp tục tăng trưởng.

- Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng ngành nhựa vẫn giữ vững ở mức 15-20%/năm và dự kiến sẽ giữ vững tốc độ tăng trưởng này cho đến năm 2015.

Ngành nhựa Việt Nam có mức gia tăng sản lượng khá cao khoảng 20%/năm. Trong đó, nhựa vật liệu xây dựng(chiếm 21%), nhựa bao bì (chiếm 39%), nhựa gia dụng (chiếm 21%), nhựa kỹ thuật (chiếm 19%). Có thể nói, đây là cơ hội phát triển kinh doanh rất lớn cho Công ty CP Nhựa Quốc Tế KS trong lĩnh vực nhựa.

Với những đóng góp quan trọng của ngành nhựa vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước thì ngành nhựa đang là ngành được Nhà nước ưu tiên phát triển. Hiện tại ngành nhựa đang nhận được một số ưu đãi nhất định, cụ thể là những ưu đãi trong việc áp dụng thuế nhập khẩu bột PVC, hạt PVC, các khoản phụ thu ở mức thấp và đang tiến tới bãi bỏ những khoản thuế này để phù hợp với tình hình thực tế và khuyến khích sự tăng trưởng của ngành nhựa. Hiện tại thuế nhập khẩu bột nhựa PVC là 5% áp dụng đến năm 2013, theo lộ trình hội nhập thì sẽ tiếp tục giảm thuế nhập khẩu



  • Thách thức

- Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm nên biến động giá cả nguyên vật liệu sẽ tác động đến lợi nhuận của Công ty. Trong trường hợp giá của nguyên liệu tăng mạnh trong ngắn hạn do biến động của thị trường thế giới, trong khi giá bán sản phẩm không thể tăng tương ứng sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Công ty.

- Do nguyên vật liệu chính là các loại bột nhựa, hạt nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ nên những biến động về tình hình kinh tế, chính trị tại các nước sản xuất dầu mỏ hàng đầu thế giới như: Iran, Iraq, Kuwait, ả rập Saudi,... có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả nguyên vật liệu của Công ty. Ngoài ra, phần lớn nguyên vật liệu của Công ty phải nhập khẩu, nên việc tiêu thụ mạnh những loại nguyên vật liệu này cũng như hiện tượng đầu cơ, tích trữ của những nước lớn như Trung Quốc sẽ làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng cao và biến động khó lường.

- Hiện tại, mặc dù luật pháp Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã được áp dụng nhưng cơ chế xử phạt vẫn còn nhẹ và chưa triệt để. Mặt khác, lực lượng quản lý thị trường còn quá mỏng nên không thể kiểm soát để phát hiện và xử lý kịp thời tất cả các trường hợp sai phạm nên tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng nhập lậu và hàng nhái vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.


  1. - Trong tình hình phần lớn nguyên vật liệu của Công ty (khoảng 80%) được nhập khẩu từ nước ngoài nên tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đến giá nguyên vật liệu và hiệu quả hoạt động của Công ty. Ngoài ra, máy móc thiết bị của Công ty đều được nhập khẩu, do đó các dự án đầu tư mới cũng phải gánh chịu rủi ro từ những thay đổi trong tỷ giá hối đoái.

Theo phân tích SWOT thì với thị phần Công ty đang tăng dần và khẳng định tên tuổi trên thị trường. Đây là một yếu tố quan trọng khiến mức độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của Công ty đạt được mức cao.

Bảng 2-14: Tóm tắt các kết quả phân tích SWOT

Điểm mạnh

Điểm yếu

- Lực lượng lao động lành nghề

- Công nghệ hiện đại

- Tài chính ổn định

- Thị phần đa dạng

- Nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định

- Chất lượng sản phẩm cao, đa dạng

- Có quy định, quy trình hướng dẫn công việc cụ thể


- Hệ thống kênh phân phối còn yếu

- Mặt bằng hẹp so với quy mô sản xuất

- Chi phí sản xuất, kinh doanh còn cao

- Chưa đáp ứng được yêu cầu người tiêu dùng và thời vụ

- Hệ thống quản lý thông tin yếu

- Bộ máy cồng kềnh, chồng chéo

- Sự kết hợp giữa các bộ phận còn nhiều khi chưa hợp lý


Cơ hội

Thách thức

- Thị trường tăng trưởng cao

- Nhà nước ưu tiên phát triển

- Sẽ bỏ thuế nhập khẩu nguyên liệu

- Đang được bảo hộ sản xuất trong nước bằng thuế nhập khẩu

- Dân cư đông, thị trường rộng


- Biến động của nguyên liệu

- Hàng giả, hàng nhái

- Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái

- Giảm thuế nhập khẩu sản phẩm

- Cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài

- Chi phí đầu tư ban đầu lớn




tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương