MỞ ĐẦu cơ sở khoa học và tính thực tiễn của đề tài


Mô hình phân tích nội bộ doanh nghiệp



tải về 1.06 Mb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu13.05.2018
Kích1.06 Mb.
#38168
1   2   3   4   5

1.3.2. Mô hình phân tích nội bộ doanh nghiệp

  • Mô hình chuỗi giá trị của của Michael Porter – Mô hình đánh giá nội bộ doanh nghiệp

Mô hình chuỗi giá trị giúp phân tích một cách có hệ thống các hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó xác định điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Mô hình này giả định các hoạt động kinh tế chủ yếu của doanh nghiệp là tạo ra giá trị, hoạt động của doanh nghiệp được chia nhỏ thành các bộ phận khác nhau nhưng cùng góp phần tạo ra giá trị. Có hai hoạt động chính là hoạt động trực tiếp và hoạt động trợ giúp.

Group 32

Hoạt động

trợ giúp

Hoạt động

trựctiếp

Hình 1-5: Chuỗi giá trị

- Hoạt động trực tiếp: Là những hoạt động tác động trực tiếp tới sự biến đổi vật chất của sản phẩm, tới quá trình bán, chuyển giao sản phẩm tới khách hàng và những dịch vụ sau bán hàng. Các hoạt động chính của hoạt động trực tiếp là:

+ Cung ứng đầu vào: được đánh giá qua tính hiệu qủa của các hoạt động cung ứng nguyên vật liệu, độ tin cậy của hệ thống tiếp nhận, quản lý nguyên vật liệu và dự trữ.

+ Vận hành hoạt động : đó là sự phân tích về tự động hoá phù hợp với quy trình sản xuất, năng suất lao động, hiệu quả sử dụng phương tiện máy móc thiết bị của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh chính. Và hiệu quả của việc bố trí phân xưởng, nhà máy và luồng chu chuyển sản phẩm.

+ Cung ứng đầu ra: được đánh giá qua hiệu quả của việc dự trữ, cung ứng sản phẩm cuối cùng. Và thời gian của việc cung ứng hàng hoá và dịch vụ.

+ Marketing và bán hàng: thường tập trung vào các hoạt động nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu khách hàng và đoạn thị trường phù hợp. Thiết kế, đánh giá hiệu quả kênh phân phối. Tổ chức các chương trình khuyến mại, quảng cáo, khuyến khích lực lượng bán hàng.

+ Dịch vụ khách hàng: gồm có các dịch vụ sau bán hàng, dịch vụ hướng dẫn khách hàng và khả năng cung cấp thiết bị phụ tùng thay thế



- Hoạt động trợ giúp: Là những hoạt động không trực tiếp tạo ra giá trị vào sản phẩm. Đây là những hoạt động nhằm giúp cho những hoạt động trực tiếp được tiến hành có hiệu quả cao. Các hoạt động này bao gồm:

+ Quản lý nguồn nhân lực: là các hoạt động tuyển dụng, đào tạo, thăng cấp. Hệ thống thưởng phạt khuyến khích nhân viên,Tạo môi trường làm việc nhằm giảm tỷ lệ vắng mặt và rời bỏ doanh nghiệp.

+ Phát triển công nghệ: Gồm có hoạt động nghiên cứu và triển khai, trình độ và kinh nghiệm của các cán bộ khoa học và kỹ thuật. Môi trường sáng tạo trong doanh nghiệp và quan hệ giữa phòng nghiên cứu với các phòng ban khác.

+ Mua hàng: bao gồm việc phát hiện tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu khác nhau nhằm làm giảm sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào các nguồn cung ứng về thời gian, chi phí, chất lượng. Xây dựng tiêu chuẩn để lựa chọn giữa mua, tự sản xuất hay thuê. Đồng thời tạo mối quan hệ tốt, dài hạn với nguồn cung ứng quan trọng.

+ Cơ sở hạ tầng: đó là khả năng xác định cơ hội thị trường hay sản phẩm mới cũng như những mối đe doạ tiềm tàng. Hệ thống kế hoạch hoá chiến lược trong doanh nghiệp, phối kết hợp giữa các đơn vị trong doanh nghiệp. Và khả năng tìm nguồn vốn có chi phí thấp cho việc đầu tư trang thiết bị cũng như vốn hoạt động.

Phân tích theo chuỗi giá trị để đánh giá từng hoạt động của doanh nghiệp, từ đó có thể xác định được những mặt mạnh, mặt yếu của mình. Và qua đó xác định được những công đoạn chủ yếu tạo ra giá trị cho khách hàng cũng như cho doanh nghiệp.



  • Mô hình 7S của Mc Kinsey – Mô hình phân tích tổ chức của doanh nghiệp

Mô hình 7S giúp các nhà quản lý phân tích kỹ hơn về tổ chức có ảnh hưởng lớn tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

- Cơ cấu tổ chức (Structure): Chỉ ra cách thức tổ chức của công ty và hệ thống báo cáo liên cấp



Hình 1-6: Mô hình 7S của McKinsey

- Chiến lược (Strategy): Kế hoạch giúp gìn giữ và xây dựng các lợi thế cạnh tranh trước đối thủ

- Nhân viên (Staff): Bao gồm nhân viên và khả năng của họ

- Kỹ năng (Skills): Là những kỹ năng mà nhân viên của doanh nghiệp cần phải có để thực hiện công việc phức tạp với chất lượng cao. Là khả năng biến những kiến thức, trình độ vào hoạt động thực tiễn để nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp. Là sự kết hợp kỹ năng của từng cá nhân như thế nào để tạo thành kỹ năng của tập thể.

- Phong cách (Style): Là hệ tư tưởng, giá trị, niềm tin của ban lãnh đạo được thể hiên trong cách thức sử dụng quyền lực. Phong cách của tầng lớp lãnh đạo là gì?

- Hệ thống (System): Bao gồm các hoạt động thường ngày cũng nhu quy trình mỗi nhân viên phải tham gia để thực hiện xong công việc.

- Giá trị chung (Shared value): bao gồm giá trị cốt lõi của công ty được minh chứng trong văn hóa công ty và đạo đức làm việc chung. Đây là yếu tố liên quan trực tiếp tới con người và cộng đồng.

=> Mô hình 7S của McKinsey có thể được áp dụng để giải quyết hầu hết các vấn đề về hiệu quả của đội nhóm và tổ chức về yếu tố làm việc không đồng nhất. Một khi tìm ra được những nhân tố không đồng nhất đó, bạn có thể bắt đầu sắp xếp lại các nhân tố nội tại để cải thiện chúng và đóng góp nhiều hơn vào mục tiêu, giá trị của cả tổ chức.



1.3.3. Nguồn lực có giá trị, năng lực mũi nhọn và lợi thế cạnh tranh

  • Nguồn lực có giá trị

Nguồn lực có giá trị có thể là nguồn lực vật chất như vị trí, địa thế và cũng có thể là những nguồn lực vô hình như danh tiếng hoặc bí quyết công nghệ. Những nguồn lực có giá trị của doanh nghiệp được sử dụng để hình thành và thực thi các chiến lược. Một vài chiến lược đòi hỏi một sự kết hợp đặc biệt của nguồn lực vốn vật chất, vốn con người, và vốn tổ chức để thực thi. Nếu nguồn lực đặc biệt của doanh nghiệp này không hiếm, thì một số lớn các doanh nghiệp sẽ hình thành và thực thi những chiến lược tạo ra sự khác biệt, mang lại lợi thế cạnh tranh đáng kể.

  • Năng lực mũi nhọn của doanh nghiệp

Năng lực mũi nhọn là thể thống nhất các kiến thức và kỹ năng được kết hợp theo cách độc đáo để tạo ra giá trị cho khách hàng và doanh nghiệp.

Là một thể thống nhất các kỹ năng và kiến thức chứ không phải đơn thuần là một kỹ năng đơn giản nào. Như vậy tính tổng thể là điểm cơ bản của năng lực mũi nhọn. Nó ít khi tồn tại trong một cá nhân hoặc một bộ phận riêng lẻ.



  • Lợi thế cạnh tranh(Competitive advantage)

Group 261Lợi thế cạnh tranh là bất kỳ điều gì doanh nghiệp làm tốt hơn đối thủ cạnh tranh để cung cấp giá trị cho KH và được KH thừa nhận. Lợi thế cạnh tranh là sự nhận thức, đánh giá của KH và đối tượng bên ngoài về DN.

Hình 1-7: Nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh

(Nguồn: Giáo trình quản lý chiến lược – Nhà xuất bản giáo dục – TS Vũ Thành Hưng; TS Nguyễn Văn Thắng)

Lợi thế cạnh tranh là kết quả của cả quá trình quản lý kinh doanh, theo hình trên thì lợi thế cạnh tranh có thể tạo ra trực tiếp từ nguồn lực, hoặc có thể thông qua các hoạt động, năng lực khác của doanh nghiệp. Lợi thế cạnh tranh đi sâu khám phá vai trò của sản phẩm, dịch vụ thay thế trong cạnh tranh. Vì vậy doanh nghiệp luôn luôn phải đặt ra câu hỏi là để có lợi thế cạnh tranh thì doanh nghiệp cần những nguồn lực nào? Nguồn lực của doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh gì?



1.3.4. Mô hình tổng hợp - Mô hình phân tích SWOT

Mô hình phân tích SWOT để chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và những cơ hội, thách thức. Mô hình này thích hợp cho việc đánh giá hiện trạng của doanh nghiệp thông qua việc phân tích tình hình bên trong (Strengths và Weaknesses) và bên ngoài doanh nghiệp (Opportunities và Threats). Đây được coi là công cụ hữu hiệu để lựa chọn chiến lược phát triển của thương mại.



Các yếu tố bên ngoài cần phân tích có thể là: Khách hàng, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường, nhà cung cấp, đối tác, thay đổi xă hội, công nghệ mới, môi truờng kinh tế, môi trường chính trị và pháp luật.

Có 4 loại chiến lược tương ứng với 4 vị trí trong bảng dưới đây.



Bảng 1-2: Phân tích SWOT




Điểm mạnh

1. Tổ chức

2. Nguồn lực

3. Văn hoá



Điểm yếu

1. Tổ chức

2. Nguồn lực

3. Văn hoá



Cơ hội

1. Công nghệ

2. Chính sách

3. Đầu tư



Chiến lược điểm mạnh và cơ hội (SO)

Chiến lược điểm yếu và cơ hội (WO)

Thách thức

1. Công nghệ

2. Chính sách

3. Đối thủ cạnh tranh



Chiến lược điểm mạnh và thách thức (ST)

Chiến lược điểm yếu và thách thức (WT)

(Nguồn: Giáo trình quản lý chiến lược – Nhà xuất bản giáo dục – TS Vũ Thành Hưng; TS Nguyễn Văn Thắng)

- Chiến lược dựa trên điểm mạnh mà doanh nghiệp có được và cơ hội thị trường (SO): Là điều kiện doanh nghiệp có những điểm mạnh, mà các điểm mạnh này lại tương ứng với những cơ hội có thể có trên thị trường. Do vậy chiến lược là phải phát huy hết các điểm mạnh để nắm lấy và khai thác cơ hội thị trường.

- Chiến lược dựa trên điểm yếu và cơ hội (WO): Là các chiến lược nhanh chóng khắc phục các điểm yếu để tận dụng được các cơ hội đang đến, từ đó tạo đà phát triển cho doanh nghiệp.

- Chiến lược dựa trên điểm mạnh và thách thức (ST): Khi đó các thách thức đặt ra lại tương ứng với các điểm mạnh của DN. Do vậy chiến lược đặt ra là phải sử dụng những điểm mạnh có được để vượt qua những thách thức.

- Chiến lược dựa trên điểm yếu và thách thức (WT): Đó là các chiến lược giúp doanh nghiệp vượt qua những thách thức đồng thời phải khắc phục dần những điểm yếu của mình.

Để thực hiện phân tích SWOT cho vị thế cạnh tranh của một doanh nghiệp, người ta thường tự đặt các câu hỏi sau:

- Strengths: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, và có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được ở mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác.

- Weaknesses: Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào làm tồi nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài. Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy.

- Opportunities: Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đăc biệt để ý tới?

- Threats: Những trở ngại đang gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với doanh nghiệp hay không?Các phân tích này giúp tìm ra những việc cần phải làm và biến yếu điểm thành triển vọng.

Tổng kết chương 1

Xây dựng chiến lược kinh doanh đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, đặc biệt là trên thị trường nhựa gia dụng và công nghiệp. Do đó, việc hệ thống hóa lại cơ sở lý luận là bước đầu tiên để thực hiện việc xây dựng hoàn chỉnh chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.

Trong chương 1 này, một số khái niệm cơ bản nhất về việc xây dựng chiến lược được khẳng định lại, làm rõ chu trình và các nội dung cần thiết khi tiến hành các bước phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp bao gồm: phân tích môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa, xă hội, công nghệ, tiếp theo là phân tích môi trường nội bộ doanh nghiệp gồm: Mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter, Mô hình 7S của Mc Kinsey, và lý thuyết của mô hình 5 lực lượng cạnh tranh tác động đến hoạt động của doanh nghiệp và quá trình hoạch định chiến lược.

Từ những lý thuyết về phân tích môi trường, bước tiếp theo là hệ thống hóa lại lý thuyết các mô hình đánh giá doanh nghiệp thông qua các ma trận như
ma trận SWOT, ma trận SPACE…


Cuối cùng, lý thuyết về trình tự xây dựng phương án chiến lược và lựa chọn phương án chiến lược.

Tóm lại, chương 1 bao gồm những lý luận nhằm tạo tiền đề cho việc phân tích môi trường và thực trạng của Doanh nghiệp. Và sẽ được làm rõ ràng, đầy đủ trong chương 2, khi phân tích về thực trạng doanh nghiệp. Từ đó là cơ sở cho việc xây dựng chiến lược và đề xuất giải pháp thực hiện chiến lược trong chương 3.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA QUỐC TẾ KS

2.1. Giới thiệu chung về Công ty CP nhựa quốc tế KS

Công ty cổ phần nhựa quốc tế KS được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 4475/GP- TLDN ngày 30/01/2007 do UBND Thành Phố Hà Nội cấp và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thay đổi số 0103020429 ngày 02/07/2007 của sở kế hoạch và Đầu tư Thành Phố Hà Nội

Công ty có tên chính thức là: Công ty cổ phần nhựa quốc tế KS

Tên giao dịch quốc tế: KS International plastic Joint stock company

Tên viết tắt : KS PLAS.,JSC

Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 2, số 36 ngõ 26 đường Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Lĩnh vực hoạt động của công ty:

- Sản xuất, mua bán các loại hạt nhựa, ống nhựa, các sản phẩm đồ dùng từ nhựa;

- Kinh doanh các dịch vụ có liên quan đến lĩnh vực nhựa: vận tải thuê, pha chế thuê, phân tích thử nghiệm, tư vấn và dịch vụ kỹ thuật.

- Buôn bán máy móc, trang thiết bị, vật tư công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, hàng dệt may, đồ thêu ren, hàng nông, lâm, thủy hải sản, lương thực, thực phẩm (trừ lâm sản nhà nước cấm);

- Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ô tô;

- Quảng cáo thương mại và các dịch vụ liên quan đến quảng cáo;

- Xuất khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh;

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trong điều kiện môi trường kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt. Để có thể tồn tại và phát triển, Công ty TNHH nhựa Quốc Tế KS trước đây đã chuyển đổi thành công ty cổ phần nhựa Quốc Tế KS. Với mục đích nâng cao tầm quản lý, nâng cao số vốn kinh doanh, mở rộng lĩnh vực hoạt động. Công ty cổ phần nhựa Quốc Tế KS đã chính thức được thành lập vào ngày 02/07/2007 có trụ sở chính đặt tại:Tầng 2, số 36 ngõ 26 đường Nguyên Hồng, Phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Lĩnh vực hoạt động của công ty: ngoài hoạt động chủ yếu sản xuất nhựa gia dụng, nhựa công nghiệp, túi ly nông cung cấp cho các công ty và cửa hàng phân phối trong và ngoài nước. Công ty còn tham gia vào các hoạt động tiêu thụ, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ như: quảng cáo, kinh doanh thiết bị máy móc công nghiệp, vận tải, xuất nhập khẩu các mặt hàng của công ty....

Công ty cổ phần nhựa quốc tế KS với số vốn điều lệ : 10.000.000.000 đồng (mười tỷ đồng)

Số cổ phần tương ứng: 1.000.000 cổ phần

Tỷ lệ góp vốn của các cổ đông sáng lập công ty:



  1. Ông Bùi Anh Dũng : sinh ngày :12/02/1983

Nơi Đăng kí HKTT: số 42 khu A tập thể Nam Thành Công phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.

- Góp 6.000.000.000 đồng chiếm 600.000 cổ phần tương ứng với 60% tổng vốn điều lệ.

b. Ông Đào Quốc Tuấn : Sinh ngày 10/08/1976

Nơi đăng kí HKTT: phòng 305-B1 khu tập thể Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.

Góp 1.000.000.000 đồng chiếm 100.000 cổ phần tương ứng với 10% tổng số vốn điều lệ.

c. Bà Phạm Tuyết Mai : sinh ngày : 17/09/1980

Nơi ĐK HKTT: Số 24 phố Mai Hắc Đế, phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Góp 3.000.000.000 đồng chiếm 300.000 cổ phần tương ứng với 30% tổng số vốn điều lệ.

Mặc dù thời gian hoạt đồng chính thức theo mô hình công ty cổ phần chưa lâu so với các công ty khác. Nhưng ban lãnh đạo công ty đã có chiến lược xây dựng và phát triển công ty thành một trong những cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng đầu trong ngành nhựa cả nước.Với phương châm:“Sản phẩm nhựa chất lượng - thân thiện với người tiêu dùng”- Đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng, Công ty đã và đang đạt được kết quả kinh doanh khả quan và giành được một số thành công:


  • Bằng khen của Bộ Công nghiệp Nhẹ năm 2009

- Cờ thi đua xuất sắc của Tổng công ty Nhựa Việt Nam năm 2010

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty nhựa quốc tế KS

Với đặc điểm nguồn nhân lực, quy mô và chức năng sản xuất kinh doanh công ty đã thiết kế bộ máy quản lý theo sơ đồ sau:



Theo kiểu cơ cấu trực tuyến - chức năng này, nhiệm vụ của các cấp lãnh đạo và phòng ban chức năng trong công ty là khá rõ ràng và rành mạch, thể hiện được trách nhiệm cá nhân của từng người, từng bộ phận đối với công việc của mình.



Hình 2-1: Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần nhựa quốc tế KS

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty do đại hội cổ đông bầu ra có nhiệm vụ chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo những kế hoạch, nhiệm vụ mà đại hội cổ đông đề ra. Hội đồng quản trị của công ty gồm 3 người: 1 chủ tịch hội đồng quản trị và 2 ủy viên, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc điều hành công ty.

- Ban kiểm soát: là bộ giám sát của Đại hội đồng cổ đông, có quyền kiểm tra, giám sát mọi mặt hoạt động của Công ty. Ban kiểm soát có từ 3 thành viên trở lên, trong đó có ít nhất 1 thành viên có chuyên môn về kế toán. Ban kiểm soát có nhiệm kỳ 05 năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại.

- Giám đốc: Là người điều hành tổng thể hoạt động công ty. Chỉ đạo công việc các phòng ban ra quyết định trong phạm vi quyền hạn của mình. Phối hợp chặt chẽ hoạt động các phòng sao cho nhịp nhàng. Tập hợp và xử lý thông tin từ các phòng và thông báo cho các thành viên trong hội đồng quản trị. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao;



- Phó giám đốc kinh tế tài chính: là người quản lý những vấn đề về hành chính, kinh doanh và kế toán trong công ty. Thực thi những nhiệm vụ mà giám đốc giao cho, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc.

- Phó giám đốc chuyên môn: Là người quản lý phòng kế hoạch vật tư, đảm bảo nguồn nguyên liệu. Chịu trách nhiệm về các hoạt động liên quan đến nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới, kiểm tra, đồng thời quản lý giám sát kho hàng. Quản lý mọi hoạt động liên quan đến chuyên môn trong toàn hệ thống.

- Phòng kỹ thuật: gồm các chuyên viên và công nhân kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra hàng hoá nhập khẩu về có đúng quy cách hợp đồng không. Chỉ đạo kỹ thuật theo thiết kế, sửa chữa những hỏng hóc trong thời gian bảo hành cho khách hàng, nghiên cứu, tìm tòi những đặc tính của các sản phẩm nhựa. Nắm bắt các khoa học kỹ thuật mới phản ánh với Giám đốc công ty để đưa ra các quyết định kinh doanh mặt hàng cho phù hợp với thị trường

- Phòng kinh doanh: tổ chức thu thập xử lý phân tích các thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, xu thế những biến động của thị trường, quản trị hệ thống phân phối. Lên những phương án quảng cáo & PR cho sản phẩm của công ty, tiếp nhận đơn đặt hàng của các khách hàng, chuyển cho phòng kế hoạch vật tư. Tìm kiếm những phân khúc thị trường mục tiêu, điều tra đánh giá thị trường. Đồng thời phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, lập kế hoạch báo cáo chuyển cho ban Giám đốc xem xét và là cơ sở xây dựng chiến lược kinh doanh cho Ban giám đốc.

- Phòng hành chính: Là bộ phận xem xét, nghiên cứu các văn bản, quyết định của nhà nước cũng như của công ty có phù hợp không, phân tích các thủ tục, điều khoản trong hợp đồng thương mại, các thủ tục với đối tác là: người mua, người bán, ngân hàng, cơ quan nhà nước… Đồng thời cũng là bộ phận quản lý nhân sự của công ty, các chính sách xã hội, thưởng, phúc lợi …bố trí và sử dụng lao động sao cho hiệu quả

- Phòng kế toán: Quản lý tài sản, nguồn vốn của công ty. Hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh như: nhập khẩu hàng hoá, bán buôn, bán lẻ hàng hoá, chi phi kinh doanh, nhập xuất tồn hàng hoá, thanh toán công nợ, xác định kết quả kinh doanh. Cuối kỳ lập báo cáo tài chính giúp Giám đốc nắm bắt được tình hình tài chính, kế toán của công ty để xem xét công ty làm ăn có hiệu quả hay không, là một cơ sở giúp Ban giám đốc hoạch định phương hướng, kế hoạch cho kỳ kinh doanh tiếp theo.

- Phòng Kế hoạch vật tư: Lập kế hoạch, tìm kiếm nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho công ty; mua vật tư, bảo quản cấp phát vật tư cho các cơ sở sản xuất, sửa chữa và xây dựng cơ bản; bảo quản chất lượng, số lượng sản phẩm và xuất kho cung ứng tới các đại lý và hệ thống kênh phân phối đã đặt hàng thông qua phòng kinh doanh.



- Kho hàng: Quản lý và chịu trách nhiệm về xuất nhập hàng, đảm bảo đáp cung ứng hàng theo đơn đặt hàng khi cần thiết, đúng quy định về số lượng, chủng loại, quy cách…Báo cáo đề xuất kịp thời với ban giám đốc để có kế hoạch điều tiết sản xuất góp phần giúp cho hoạt động của hệ thống luôn được thường xuyên, liên tục , ổn định và phù hợp.

- Phân xưởng: Là nơi sản xuất, lắp rắp hoàn thiện sản phẩm của công ty (như quản lý ép nhựa, phun ống, nong ống, dập, cắt xén….và kiểm tra để lưu kho). Các xưởng đều độc lập trong quá trình sản xuất đến hoàn thiện và lắp ráp các thành phẩm nhất định.



2.1.3. Ðặc điểm về sản phẩm, dịch vụ

Cuộc sống sinh hoạt xung quanh chúng ta hàng ngày hầu hết làm từ nhựa như: Ống nhựa, cửa, chậu, cốc, hộp nhựa, bình nhựa, phơi quần áo, túi ly lông, bao bì mỹ phẩm, bao bì thực phẩm, bạt phủ.... Do đó việc gia công sản xuất các sản phẩm từ nhựa, cung cấp nguyên vật liệu ngành nhựa, sản phẩm sinh hoạt cho cuộc sống, sản phẩm công nghiệp cho các doanh nghiệp xây dựng trở lên cần thiết. Công ty Cổ phần nhựa quốc tế KS được thành lập với mục đích đáp ứng một phần nhu cầu trên. Công ty có chủng loại mặt hàng phong phú và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhiều khách hàng là: cá nhân, công ty, các đại lý, các siêu thị....Hiện phân xưởng sản xuất của công ty được bố trí ở cả trong nước và nước ngoài.

Nắm bắt nhu cầu thị trường về nguyên liệu ngành nhựa, công ty đã tìm kiếm đối tác và trở thành nhà cung cấp nguyên liệu cho các đơn vị khác trong ngành. Thí dụ như hạt HDPE dùng để sản xuất túi ly lông. Hạt PE, PVC để sản xuất ra các loại bạt che phủ, ống nhựa phục vụ nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, trong nuôi trồng thuỷ hải sản. Loại hạt nhựa PP dùng để sản xuất các loại bao bì xi măng, bao container, hạt nhựa EVA để làm dép nhựa siêu nhẹ....

Song song với việc kinh doanh thương mại các sản phẩm, nguyên vật liệu và hoá chất ngành Nhựa. Công ty đã chủ động nhập khẩu một số dây chuyền, thiết bị đồng bộ để sản xuất Bao bì bạt nhựa, túi xốp siêu thị, phục vụ làm công cụ chứa đựng hàng hoá cho các ngành thương mại, dịch vụ, đồ hộp đựng thức ăn, dây chuyền làm dép nhựa siêu nhẹ tại phân xưởng trực thuộc Công ty. Hầu hết sản phẩm chất lượng cao này được xuất khẩu đi quốc tế. Một số sản phẩm điển hình:



+ Các sản phẩm túi chất lượng cao dùng đựng quà biếu trong các siêu thị.


+ Sản phẩm túi đựng hồ sơ sử dụng hầu hết ở các văn phòng công ty.



+ Hộp nhựa đựng thức ăn với chất lượng an toàn và đa dạng mẫu mã chủng loại.



- Trong ngành nông nghiệp: sử dụng làm tấm chống chuột, che sương muối, mưa tuyết, mưa đá, làm tấm trải thu hoạch (lúa gạo, cà phê, hoa quả), làm bao bì các sản phẩm nông nghiệp, sử dụng làm tấm lót đầm nuôi trồng thuỷ sản:



+ Màng lưới PE phục dùng để che chắn, che phủ:

- Trong công nghiệp xây dựng: sử dụng làm tấm trải chống trôi cát, đất bùn của ngành xây dựng cầu đường, làm tấm lót sàn, chắn bụi và phế thải cho công trình xây dựng nhà cao tầng, ống nhựa phục vụ các công trình xây dựng .



Các sản phẩm ống nhựa u.PVC được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 4422:1996 (TCVN 6151:2002). Ống nhựa u.PVC ngày càng được sử dụng nhiều trong cuộc sống, dần dần thay thế các loại ống gang, thép, xi măng:

ống nhựa nòng trơn Các sản phẩm ống nhựa HDPE:



Ống HDPE được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 4427:1996 (E): Trong các loại ống nhựa, ống nhựa HDPE ngày càng được sử dụng nhiều do những đặc tính của nó hơn hẳn tính chất của các loại ống nhựa khác như là nhẹ nhàng, dễ vận chuyển.

ỐNG NHỰA HDPE

- Trong ngành vận chuyển: sử dụng để sản xuất bao container cỡ lớn cho việc vận chuyển hàng hoá qua đường biển, hàng không.

- Trong các công tác xã hội, cứu trợ, cứu hộ, sử dụng làm lều trại. Công ty cũng sản xuất các SP phụ trợ như: keo dán, gioăng cao su dùng để nối ghép.




tải về 1.06 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương