Mã số: 62225005 DỰ thảo tóm tắt luậN Án tiến sĩ LỊch sử


Vai trò của văn nghệ sĩ đại chúng đô thị trong tiến trình hiện đại hoá



tải về 295.69 Kb.
trang3/3
Chuyển đổi dữ liệu10.05.2018
Kích295.69 Kb.
#37947
1   2   3

5.3. Vai trò của văn nghệ sĩ đại chúng đô thị trong tiến trình hiện đại hoá

5.3.1. Những nhân tố dẫn truyền tinh thần và tri thức hiện đại hóa

Như Ian Douglas McAthur nhận định, rất ít nghiên cứu về cơ chế đã đưa những tri thức và tinh thần hiện đại hoá thâm nhập đông đảo quần chúng một cách nhanh chóng và sâu rộng trong xã hội Nhật Bản thời Minh Trị.

Nghiên cứu trường hợp Sanyutei Encho đã cho thấy năng lực và sự nhạy bén của giới nghệ sĩ thị dân Edo - “một tầng lớp nghệ sĩ rất đáng quan tâm và thực sự hiếu kỳ” (Jules Adam) với vai trò xã hội mới. Nhờ tính linh hoạt đặc thù, họ đã khéo léo vượt qua sự kiểm soát khắt khe của chính quyền, thử nghiệm những đề tài xã hội mới, bởi vậy nhanh chóng bắt nhịp với chuyển biến thời đại và thích ứng với những đòi hỏi canh tân. Trong cao trào dân quyền, những không gian văn hoá thị dân truyền thống này còn đóng vai trò diễn đàn và phương tiện diễn thuyết công cộng nhằm tranh biện các xu hướng tư tưởng tiến bộ, góp phần đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa Nhật Bản.

Các nghệ sĩ đại chúng đã phải đứng trước một thử thách lịch sử khó khăn khi phải điều hòa giữa những nhu cầu và đòi hỏi đa dạng của xã hội và chính quyền. Thực tế trong thời Minh Trị, những nhu cầu này không phải lúc nào cũng đồng hành mà thường xuyên mâu thuẫn, phản biện lẫn nhau gay gắt. Với vị thế xã hội ngày càng được nhìn nhận, sự tham gia của nghệ thuật và nghệ sĩ đại chúng đô thị trong mục tiêu lớn của chính quyền là phát triển quốc gia hiện đại, trong nhiều trường hợp đã không tránh khỏi bị chính trị hóa, ảnh hưởng tới tính thuần phác của nghệ thuật.



5.3.2. Encho trong mối tương quan với một số nghệ sĩ đô thị tiêu biểu

Trong phần này, luận án phân tích một số nghệ sĩ đại chúng đô thị tiêu biểu cùng thời với Encho, qua đó có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về cá nhân Encho, cũng như những vai trò, đóng góp của giới nghệ sĩ đại chúng đô thị trong tiến trình hiện đại hóa Nhật Bản thời Minh Trị.

Shorin Hakuen (1832-1905), tiền bối và anh kết nghĩa của Encho, là một trong ba nghệ sĩ đại chúng thịnh hành nhất thời Minh Trị cùng với Encho và Ichikawa Danjuro (diễn viên Kabuki), được phong “Kaika kodanshi” (nghệ sĩ kể chuyện khai hoá) và được chỉ định là “giáo đạo chức” phục vụ mục tiêu giáo hóa quốc dân của chính quyền. Cần nói thêm, trong khi các tư liệu cho thấy cả Hakuen và Danjuro đều được chính quyền chỉ định chức danh này, không thấy tư liệu nào ghi lại sự việc tương tự đối với Encho.

Giống với Encho, Hakuen cũng là người từ sớm đã hết sức nhạy bén với các thông tin, yếu tố mới lạ từ phương Tây, thể hiện ở nhiều phỏng tác tiểu thuyết nổi tiếng của Tây Âu. Ông cũng tích cực tổ chức các buổi diễn thuyết về các vấn đề dân quyền được khán giả vô cùng hâm mộ và được các báo liên tục thông tin. Tên tuổi của Hakuen trên các diễn đàn cho thấy mức độ ảnh hưởng xã hội rộng lớn của ông. Tuy vậy, đến nay, không mấy ai nhắc tới Hakuen, cũng không có những xuất bản toàn tập đồ sộ dành cho tác phẩm của ông giống như Encho. Điều này phần nào được lý giải bởi tình trạng thoái trào của Kodan kể từ sau thời Minh Trị, nhưng mặt khác cũng cho thấy hai con đường phát triển nghệ thuật khác nhau giữa Hakuen và Encho.

Nhân vật đáng quan tâm khác là Henry Black (nghệ danh Kairakutei Burakku, 1867-1923). Là con trai nhà báo quốc tế người Anh John Reddie Black (sống và hoạt động tại Nhật Bản cuối Edo - đầu Minh Trị), ông đã phát triển sự nghiệp từ một nhà vận động cải cách trở thành một nghệ sĩ kể chuyện-tấu nói chuyên nghiệp và được chính Encho tiếp nhận làm môn đệ. Bước ngoặt này giúp Black tiếp cận công chúng linh hoạt hơn để tuyên truyền các quan điểm phương Tây về hiện đại hóa - đề tài nóng hổi của nước Nhật cận đại, trước sự trấn áp đối với phong trào dân quyền. Black đã trực diện bàn về những vấn đề nổi cộm như “Cái giá của việc mở cửa”, “Đặc quyền ngoại giao”, “Bồi thẩm đoàn và các thủ tục hình sự”… Khả năng ngôn ngữ và giao tiếp văn hóa qua nghệ thuật kể chuyện-tấu nói là phương tiện giúp những tư tưởng cải cách dân chủ tiếp cận đại chúng.

Black là một người nước ngoài hoạt động tự do trên lãnh thổ Nhật Bản. Nhưng cùng với nhiều nhà trí thức, văn hóa và hoạt động xã hội ưu tú của phương Tây như Lafcadio Hearn (nhà báo, nhà văn quốc tế người Anh), ông đã chọn Nhật Bản làm nơi sinh sống và hoạt động trọn đời. Ông có mối liên hệ mật thiết với nhiều nhà hoạt động xã hội cũng như nghệ sĩ đại chúng tài danh của Nhật Bản thời kỳ này. Trong đó, phái Sanyutei của Encho và Hakuen là những người tích cực hậu thuẫn cho danh tiếng của Black.



Mối liên kết của các nhân tố con người giữa Nhật Bản và phương Tây đã diễn ra hết sức năng động từ hai phía. Không có cách lý giải nào khác ngoài chính trình độ phát triển và nhu cầu xã hội mạnh mẽ thời Minh Trị đã là môi trường lý tưởng cho sự phát triển chủ động và đa dạng của họ.

Trong khi Hakuen chọn cách khéo léo trình bày những vấn đề chính trị - xã hội trong khuôn khổ chủ trương của chính quyền, Henry Black lại từ quan điểm mới mẻ và độc lập của một người phương Tây. Encho chắc chắn chịu những áp lực lớn từ chính quyền, bởi bản thân ông nắm giữ vai trò một thủ lĩnh của nghệ thuật đại chúng, lại là bạn thân thiết với nhiều chính khách hàng đầu. Ông càng không thờ ơ trước sức phát triển của phong trào xã hội và tư tưởng đang tranh thủ diễn đàn nghệ thuật của ông. Nhưng Encho đã chọn một lập trường thận trọng, khéo léo, vừa cởi mở với những yếu tố mới, nhưng hơn hết nỗ lực bảo tồn chiều sâu của văn hóa truyền thống, một con đường nhiều chông gai trong bối cảnh xã hội thời Minh Trị. Cũng chính vì vậy, “Encho toàn tập” là công trình quy mô lớn và duy nhất về nghệ thuật đại chúng đã được nghiên cứu, sưu tầm, bổ sung và tái bản trong nhiều năm qua.

Cùng với Kawatake Mokuami, Kanagaki Robun hay Fukuchi Ochi, Sanyutei Encho là một đại diện thế hệ văn nghệ sĩ tinh hoa đầu tiên trưởng thành trong bối cảnh đối đầu văn hóa Đông Tây trong mọi ngõ ngách của xã hội Nhật Bản. Không giống thế hệ sinh ra ngay trước và sau Minh Trị Duy tân tiếp nhận nền giáo dục và văn hóa mang nhiều yếu tố phương Tây, những nhà văn hóa thế hệ Encho có chung nền tảng văn hóa truyền thống Edo. Nền tảng đó không khỏi quy định thái độ thận trọng thậm chí lúng túng trước những yếu tố ngoại lai mới lạ. Theo Asukai Masamichi khi bàn về tinh thần cận đại thời Minh Trị đã chỉ ra giới hạn không tránh khỏi của giới văn nghệ sĩ thời đại, tiêu biểu là Sanyutei Encho khi đã chưa thể sáng tạo nên những kiệt tác lấy cảm hứng từ “khai hoá”. Nhưng những thành công và thất bại của họ đã cho thấy quá trình tiếp biến của văn hóa thời cận đại, nhờ đó mới có thể sản sinh những thành tựu của văn hóa Nhật Bản hiện đại.

Những chuyển biến trong sự nghiệp của Encho góp phần nhận diện vai trò và quá trình tiếp biến năng động của truyền thống xã hội - văn hóa thị dân Edo, cũng như giới văn nghệ sĩ đô thị trong thành công của một công cuộc hiện đại hóa "thần tốc" trong lịch sử thế giới cận - hiện đại, những khía cạnh nghiên cứu bấy lâu nay chưa thực sự được quan tâm thỏa đáng.



KẾT LUẬN

Qua hơn một thế kỷ, cải cách Minh Trị ở Nhật Bản luôn là một đề tài thu hút nhiều sự quan tâm, đặc biệt trong nghiên cứu lịch sử thế giới cận - hiện đại, bởi lẽ nhiều vấn đề thú vị và phức tạp chưa được giải đáp cũng như những bài học vẫn còn nguyên giá trị đối với lịch sử phát triển của nhân loại.

Trong khuôn khổ luận án, tác giả đã khảo cứu quá trình chuyển biến của văn hoá và xã hội Nhật Bản bằng hướng tiếp cận nghiên cứu trường hợp nhân vật Sanyutei Encho - một thị dân gốc Edo, văn nghệ sĩ đô thị tiêu biểu sống giữa bước chuyển thời đại từ Edo đến Minh Trị. Trong phần Kết luận, chúng tôi xin đưa ra một số nhận định dưới đây nhằm tổng kết và khái quát những nội dung đã được trình bày qua năm chương chính của luận án.

1. Trong văn hoá Nhật Bản thời Minh Trị, Sanyutei Encho được tôn vinh là một nhà văn hóa và nhân cách lớn. Là thủ lĩnh của nghệ thuật đại chúng đô thị, sự nghiệp sáng tác và trình diễn của ông đóng góp quan trọng làm nên thời hoàng kim của Rakugo - loại hình nghệ thuật, giải trí và truyền thông đại chúng thịnh hành nhất thời Minh Trị. Nhạy bén trước biến chuyển thời đại, Encho đã dấn thân và thành công nổi trội trong lĩnh vực sáng tạo mới trên cơ sở kế thừa và phát triển truyền thống văn hóa thị dân Edo và văn hóa Nhật Bản. “Đại Encho” là một đỉnh cao chưa nghệ sĩ hậu thế nào vinh dự tiếp nối.

Bằng năng lực khảo chứng và truyền thụ sắc bén, sáng tác của Encho phản ánh sinh động hiện thực đời sống, tâm lý và tư tưởng xã hội Nhật Bản trong bước chuyển thời đại, bởi vậy thâm nhập sâu trong nhiều lĩnh vực văn học, sân khấu và báo chí thời Minh Trị. "Đối với nhà trí thức là đại chúng, còn đối với đại chúng lại là nhà trí thức”, Encho vừa đại diện lớp người tinh hoa, vừa thể hiện tiếng nói của quần chúng đô thị với một ảnh hưởng xã hội rộng lớn.

Bên cạnh vai trò, đóng góp trong từng lĩnh vực của đời sống văn hóa - xã hội thời Minh Trị, sự nghiệp của Encho là một đại diện phản ánh quá trình chuyển biến năng động và vai trò của truyền thống văn hóa thị dân Edo và văn nghệ sĩ đô thị trong thành công của hiện đại hoá Nhật Bản thời cận đại.



2. Vận động mãnh liệt của nước Nhật trong giai đoạn quá độ từ thời Edo sang Minh Trị gây nên nhiều xáo trộn trong đời sống tinh thần xã hội. Trong hoàn cảnh đó, nghệ thuật và sáng tác của Encho đã trở thành một chỗ dựa tinh thần của thị dân Edo truyền thống, đồng thời là phương tiện nâng cao tri thức, dẫn dắt nhu cầu thụ hưởng văn hóa mới của một xã hội hiện đại hóa đang từng bước định hình vững chắc. Ngôn ngữ nghệ thuật của Encho - mẫu hình tiêu biểu của ngôn ngữ thị dân Edo, tiên phong khai thác ngôn ngữ địa phương bằng thực tế trải nghiệm - đã tham gia vào sự kết nối các cộng đồng đô thị mới và tiếp tục trở thành hình mẫu xây dựng ngôn ngữ văn học hiện đại Nhật Bản. Với sự hỗ trợ của thuật tốc ký và truyền thông báo chí, nghệ thuật của Encho còn góp phần tạo dựng những nền tảng có tính chất gạch nối trong nhiều lĩnh vực văn hóa. Mặt khác, dù không phải là một học giả “Âu học”, những sáng tạo của Encho đã chứng tỏ năng lực cập nhật, khả năng chuyển hóa tri thức và ý tưởng văn minh phương Tây trong sáng tác và dẫn truyền thuyết phục tới quảng đại công chúng.

Encho đã đóng vai trò kết nối trong quá trình tiếp biến văn hóa từ truyền thống đến hiện đại, trong sự kết nối mạnh mẽ hướng tới một quốc gia thống nhất, hiện đại, giữa Nhật Bản với phương Tây và thế giới từ thời cận đại.

3. Trong tiến trình cải cách thời Minh Trị, đô thị Edo - Tokyo chuyển biến mạnh mẽ từ đại bản doanh của thể chế phong kiến quân sự Mạc Phủ Tokugawa kéo dài 267 năm thành một thủ đô hiện đại, phát huy vai trò hạt nhân áp dụng những nền tảng chính trị - kinh tế, xã hội - văn hóa mới lạ được du nhập mạnh mẽ từ phương Tây. Từ thế thụ động trước sức ép thay đổi từ bên ngoài, trí thức, văn nghệ sĩ và quần chúng đô thị Edo đã vận dụng bản lĩnh và năng lực thích nghi, từng bước tham gia tích cực vào quá trình đó.

Lâu nay, có nhiều tranh luận về những yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công của công cuộc chuyển mình của Nhật Bản cận đại. Không thể phủ nhận tác động quan trọng của văn minh phương Tây. Nhưng như nhận định của nhà sử học Vũ Dương Ninh, "các yếu tố bên trong đã quyết định sự phát triển và kết cục của cuộc vận động cải cách,... thông qua khả năng xã hội hoá những tư tưởng cải cách và thái độ của quảng đại quần chúng nhân dân đối với các tư tưởng cải cách". Quá trình "xã hội hoá" đó đã diễn ra theo hai con đường chủ yếu, theo chiều dọc bằng sự áp chế của chính quyền và chiều ngang bằng sự vận động của các nhân tố trung gian lúc đồng thuận, lúc phản biện trái chiều.

Mặc dù không tránh khỏi những hạn chế lịch sử nhất định, vai trò truyền thông và “khai hóa” đại chúng của Encho và văn nghệ sĩ đô thị đã được nhận thức trong nỗ lực hiện đại hoá xã hội. Vai trò đó càng được phát huy trong điều kiện mọi tầng lớp đều quan tâm tới văn hoá - nghệ thuật, đặc biệt là sân khấu đại chúng Yose. Những tư tưởng văn minh, hiện đại đã lan truyền hiệu quả trong quần chúng chính nhờ những không gian văn hóa đại chúng này.

Nếu vai trò của những tầng lớp võ sĩ - trí thức hay thương nhân lâu nay được đề cao là động lực tiên quyết của công cuộc cải cách, nghiên cứu Sanyutei Encho đã cho thấy vai trò của giới văn nghệ sĩ đô thị là chuỗi tác nhân "truyền dẫn - lan toả" ở tầng sâu xã hội dẫn đến thành công sâu rộng của hiện đại hoá Nhật Bản thời Minh Trị. Vai trò đó được truyền cảm hứng bởi những chính quyền thực sự ưu tú, nhưng rõ ràng đã được phát huy một cách tự nhiên, chủ động bởi một lực lượng xã hội năng động và nhạy bén.

4. Không chỉ là một thị dân gốc, một văn nghệ sĩ đô thị điển hình có mối quan hệ và hoạt động sâu rộng thời Minh Trị, Sanyutei Encho còn mang một bề dày truyền thống văn hoá Edo. Trong nghiên cứu "Cải cách Minh Trị ở Nhật Bản 1868-1912", bên cạnh mô hình phong kiến phân quyền và những tiền đề kinh tế công - thương nghiệp, thị trường thống nhất…, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Kim nhiều lần nhấn mạnh vai trò của truyền thống văn hoá thị dân Edo như tiền đề và động lực quan trọng của hiện đại hóa Nhật Bản.

“Văn minh khai hóa”, “Học tập, đuổi kịp và vượt phương Tây” được coi là kim chỉ nam quan trọng trong con đường phát triển của nước Nhật cận đại. Tuy vậy, trên thực tế, Văn minh khai hoá thời Minh Trị không hoàn toàn hàm nghĩa đơn nhất là hiện đại hoá như một số cách hiểu lâu nay, mà có quá trình vận động và chuyển biến phức tạp với nhiều khuynh hướng khác nhau, trong đó có cả những mặt tích cực và tiêu cực, thành công và hệ lụy phải trả giá.

Nửa sau thời Minh Trị đánh dấu việc xác lập những thành tựu văn hóa mới của Nhật Bản mang những giá trị chia sẻ chung với thế giới hiện đại. Mặt khác, chính sự phản biện nghiêm khắc đối với làn sóng "Âu hoá" thời kỳ này đã giúp xác định ranh giới của truyền thống, định hình lại vị trí của các giá trị văn hóa xã hội từng tồn tại lâu đời. Một mục tiêu quan trọng là nhằm tìm kiếm con đường hiện đại hoá kiểu Nhật Bản, mang tinh thần Nhật Bản.

Thực tế là, sớm hơn trước đó, những truyền thống văn hóa thị dân - văn hóa đại chúng, bằng nội lực mạnh mẽ và được hậu thuẫn vững chắc bởi quần chúng, đã vượt qua thử thách lịch sử và tiếp tục đóng vai trò cân bằng và phát triển xã hội. Trong khi mạnh dạn tiếp thu những yếu tố mới từ phương Tây, những văn nghệ sĩ như Encho vẫn bền bỉ, nỗ lực bảo lưu truyền thống. Nhờ vậy, bản sắc truyền thống Nhật Bản vẫn tiếp tục mạch chảy vượt qua giai đoạn phát triển quá độ đầy khắc nghiệt của xã hội Nhật Bản thời Minh Trị.

Cần nhấn mạnh thêm, nói đến truyền thống, chúng ta thường nghĩ nhiều hơn đến khía cạnh bảo thủ. Nhưng quan trọng hơn, chính sự sáng tạo, khía cạnh năng động của truyền thống đã đóng góp một xung lực của hiện đại hóa xã hội. Minh chứng là, vẫn trên nền tảng của văn hóa thị dân Edo, văn hóa Nhật Bản truyền thống, Encho đã tìm tòi và sáng tạo nên những đặc trưng mới. Điều này góp phần lý giải nguyên nhân sâu xa khiến xã hội Nhật Bản dù chịu phương Tây hóa sâu sắc nhưng vẫn giữ được bản sắc đậm nét của mình.

Mặt khác, bên cạnh thành công không thể phủ nhận, những thử nghiệm và thất bại của Encho với tư cách một đại diện của truyền thống văn hóa thị dân Edo cũng góp phần phản ánh nỗ lực sinh tồn của truyền thống. Đặc biệt, trong sự tương tác, hỗn dung và xung đột giữa văn hoá truyền thống Nhật Bản với văn hoá phương Tây đang ồ ạt du nhập, đó là nỗ lực tái cấu trúc và xác lập những giá trị mới của văn hóa Nhật Bản hướng tới mục tiêu hòa nhập và khẳng định vị trí của quốc gia trong thế giới hiện đại.

Qua cuộc kiểm nghiệm lịch sử, năng lực tiếp biến của văn hóa Nhật Bản một lần nữa được khẳng định. Những thành quả đó có được nhờ quá trình ngày càng hoàn thiện về tri thức và tư tưởng của chính quyền và dân chúng trong nỗ lực không ngừng đấu tranh, cải biến xã hội trong lịch sử Nhật Bản. Lâu nay, có một xu hướng đề cao một cách thiên lệch những thành tựu của cải cách Minh Trị. Nhật Bản đã không thể tiến hành hiện đại hóa thành công một cách chóng vánh chỉ bằng công cuộc Minh Trị Duy tân. Bằng nghiên cứu trường hợp Sanyutei Encho, luận án đã đóng góp thêm những luận cứ cụ thể nhằm củng cố khẳng định về vai trò quyết định của hai yếu tố bên trong - con người và truyền thống - đối với thành công của cải cách Minh Trị.

Bàn thêm về sự tiếp biến của văn hoá Nhật Bản, có thể thấy, trong các quá trình giao lưu quốc tế trong lịch sử, Nhật Bản luôn nỗ lực cải biến những giá trị văn minh vay mượn từ bên ngoài thành những thành tựu độc đáo của mình. Trong bối cảnh hiện nay chứng kiến một xu hướng ngược lại, đó là nước Nhật đang tích cực “xuất khẩu” những bản sắc truyền thống và hiện đại ra thế giới, mà một ví dụ chính là kể chuyện-tấu nói Rakugo. Ít ai biết rằng đó là một truyền thống văn hoá thị dân Edo từng đóng một vai trò lịch sử - xã hội quan trọng. Trải qua 400 năm bảo lưu và kế thừa, nhờ tiếp tục sáng tạo trên nền tảng truyền thống, Rakugo đã góp mặt vào việc tạo dựng bản sắc văn hoá quốc gia Nhật Bản hiện đại.

5. Để kết thúc luận án, chúng tôi muốn trở lại một vấn đề nhận thức có phổ quát, đó là tầm quan trọng của văn hoá - nghệ thuật trong tiến trình phát triển của lịch sử. Quan sát các xã hội phát triển, văn minh, có thể thấy văn hóa - nghệ thuật, từ tinh hoa đến đại chúng đều có đời sống đa dạng, sở hữu những đối tượng khán giả ổn định và chiếm vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần xã hội. Hiện trạng ở Việt Nam lại cho thấy một xu hướng "chệch" với quỹ đạo chung. Ngoài bộ phận nhỏ phim ảnh và ca nhạc giới trẻ, các loại hình nghệ thuật truyền thống, nhạc cổ điển, sân khấu kịch nói đều có đời sống mờ nhạt, càng không thể bàn đến tác động, vai trò trong đời sống xã hội với tư cách những kênh truyền thông, định hướng thẩm mỹ, giá trị sống, bồi đắp nền tảng văn hoá, tri thức và tư tưởng của đông đảo quần chúng. Chừng nào vai trò đó chưa thực sự được nhận thức, sự phát triển lệch lạc, nghèo nàn của đời sống văn hoá - xã hội là hệ quả không tránh khỏi.

Nhằm lý giải thấu đáo vai trò của văn hóa - nghệ thuật trong xã hội hiện đại, cần thiết phải nhìn nhận lịch sử phát triển của chúng. Chính quyền Nhật Bản thời Minh Trị, trong mục tiêu hướng tới một xã hội văn minh, hiện đại đã sớm nhìn nhận tầm quan trọng của việc “chuẩn hóa” và nâng tầm các loại hình văn hoá - nghệ thuật. Song song với quyết tâm của chính quyền, văn nghệ sĩ và quần chúng xã hội cũng đóng góp quan trọng trong tác động lan toả của nghệ thuật đại chúng đối với sự phát triển của xã hội. Nhận thức vai trò đó, tại Nhật Bản, quá trình chuyển biến của nghệ thuật thời Minh Trị là một lĩnh vực thu hút nhiều nghiên cứu sâu sắc.



Rõ ràng, mức độ gắn bó, khả năng phản ánh và tác động xã hội của văn hóa - nghệ thuật là một tiêu chí đánh giá trình độ phát triển văn minh của một xã hội. Đặc biệt, trong những biến động xã hội, văn hoá - nghệ thuật càng phát huy vai trò như đã được chứng minh qua nghiên cứu của luận án. Cuối cùng, nghiên cứu lịch sử xã hội và vai trò của văn hoá - nghệ thuật trong diễn trình lịch sử của các xã hội nước ngoài đều xuất phát từ tâm huyết và mục đích hơn hết của người nghiên cứu là góp phần nhận diện quá trình và định hướng phát triển của đời sống văn hoá - xã hội nước nhà./.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN


  1. Nguyễn Dương Đỗ Quyên (2015), “Nghệ thuật kể chuyện-tấu nói Rakugo trong quá trình hiện đại hóa Nhật Bản thời Minh Trị”, Tạp chí Văn hóa dân gian (158), tr.74-80

  2. Nguyễn Dương Đỗ Quyên (2014), “Tình hình nghiên cứu về Sanyutei Encho – nhà văn hóa lớn thời Minh Trị”, Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội (383), tr.26-33.

  3. Nguyễn Dương Đỗ Quyên (2014), “Quá trình hiện đại hóa sân khấu đại chúng Nhật Bản thời Minh Trị”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á (165), tr.60-65.

  4. Nguyễn Dương Đỗ Quyên (2012), “Nghệ thuật truyền thống Nhật Bản tại Việt Nam”, Bài giảng chuyên đề nghiên cứu Nhật Bản – Nhật Bản và châu Á, ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN, NXB Thế giới, tr.113-132



Каталог: userfile -> User -> songtran -> files
files -> Phan thành nhâm quan niệm về nhà NƯỚc và XÃ HỘi dân sự trong triết học pháp quyền của g. W. F. Hegel
files -> Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 62 22 56 01
files -> TRẦn thị ngọc thúY ĐẢng lãnh đẠo cuộc vậN ĐỘng quốc tế chống đẾ quốc mỹ XÂm lưỢc việt nam
files -> Mã số: 62. 22. 50. 05 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ SỬ HỌC
files -> Mã số: 62. 32. 01. 01 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ BÁo chí
files -> ­­­­­­­­­­­­ nguyễn công oánh nhân học kitô giáo và vai trò CỦa nó trong đỜi sống đẠO
files -> TRƯỜng đẠi học khoa học xã HỘi và nhân văN ­­­­­­­­­­­­ nguyễn thúy thơM
files -> HÀ NỘI – 2015 CÔng trình đƯỢc hoàn thàNH
files -> Mã số : 62 22 03 08 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ triết họC
files -> Mã số : 62 22 03 08 TÓm tắt luậN Án tiến sĩ triết họC

tải về 295.69 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương