Luận văn Thạc sỹ gvhd: ts. Trần Quang Tùng


Tình trạng khai thác trong nƣớc và quốc tế



tải về 1.48 Mb.
Chế độ xem pdf
trang11/31
Chuyển đổi dữ liệu22.08.2022
Kích1.48 Mb.
#52975
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   31
[123doc] - phan-tich-dinh-luong-mot-so-nguyen-to-chinh-trong-quang-apatit-bang-phuong-phap-huynh-quang-tia-x-xrf

1.1.3. Tình trạng khai thác trong nƣớc và quốc tế 
1.1.3.1. Tình trạng khai thác trong nƣớc 
Mỏ quặng apatit tại Lào Cai được đánh giá là lớn nhất khu vực Đông Nam Á 
với trữ lượng thời điểm hiện tại được xác định là 701 triệu tấn. Mỗi năm Công ty 
TNHH một thành viên Apatit Việt Nam khai thác, tuyển khoáng khoảng 8 - 10 triệu 
tấn quặng. Trữ lượng dồi dào, nhưng trong nhiều năm qua, quặng apatit vẫn chủ yếu 
được khai thác phục vụ nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất phân bón có nguồn 
gốc lân như: Phân lân nung chảy Văn Điển; phân lân của Nhà máy Supe phốt phát 
Lâm Thao; phân bón Bình Điền; phân NPK Hoàng Liên, phân lân và phân NPK 
Lào Cai. 
Chiến lược chế biến sâu nguồn quặng nói chung và quặng apatit nói riêng hiện 
đang được Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đặc biệt quan tâm trong giai 
đoạn hiện nay. Chế biến sâu quặng apatit có ý nghĩa quan trọng là gia tăng giá trị 
nguồn tài nguyên quốc gia, chuyển dịch cơ cấu sản xuất, giải quyết việc làm. Là 
quốc gia lấy mặt trận sản xuất nông nghiệp xếp lên hàng đầu, việc ưu tiên nguồn 
khoáng sản cho sản xuất phân bón là điều hết sức cần thiết. Năm 2009, Nhà máy 
sản xuất phân bón DAP số I tại Đình Vũ (Hải Phòng) chính thức hoàn thành với 
năng lực sản xuất 330 nghìn tấn phân bón chất lượng cao mỗi năm. Đây là dự án 
chế biến sâu nguồn quặng apatit với sản lượng lớn nhất tính đến thời điểm đó, 
doanh thu hằng năm đạt 330 triệu USD, giảm chi phí nhập khẩu nguồn phân bón 
DAP hằng năm là 200 triệu USD. 
Tại Lào Cai, dự án Nhà máy sản xuất phân bón DAP số II đang xây dựng tại 
Khu công nghiệp Tằng Loỏng (Bảo Thắng) được coi là điển hình tiếp theo về chế 


Luận văn Thạc sỹ GVHD: TS. Trần Quang Tùng
Học viên: Đỗ Đức Thắng MSHV: 2015B0010 8 
biến sâu nguồn quặng apatit. Với tổng mức đầu tư hơn 5 nghìn tỷ đồng, ngoài năng 
lực sản xuất 330 nghìn tấn phân bón chất lượng cao, Nhà máy sản xuất phân bón 
DAP số II còn sản xuất 420 nghìn tấn axit H
2
SO
4
đậm đặc (98,5%) và 162 nghìn tấn 
axit H
3
PO
4
. Với nguồn nguyên liệu chính trên 1 triệu tấn quặng apatit, mỗi năm nhà 
máy sản xuất phân bón DAP số II sẽ cho doanh thu gần 400 triệu USD, đó là giá trị 
mà các nhà máy phân bón khác phải phấn đấu trong nhiều năm. Cũng tại Khu công 
nghiệp Tằng Loỏng, từ năm 2004 đến nay đã có 5 nhà máy sản xuất photpho vàng 
với nguyên liệu chính là apatit đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Giá trị từ sản 
phẩm này mang lại đối với nền kinh tế quốc dân là rất đáng kể, khoảng 10 tấn 
quặng apatit (trị giá 14 triệu đồng) sẽ sản xuất được 1 tấn phốt pho vàng với trị giá 
50 triệu đồng. Nếu các nhà máy phốt pho vàng tại Lào Cai hoạt động hết công suất 
có thể cung ứng cho thị trường trên 50 nghìn tấn sản phẩm/năm. Bên cạnh đó còn 
phải kể đến Nhà máy sản xuất phân bón của Công ty Cổ phần Vật tư nông sản - 
Apromaco với công suất 200 nghìn tấn phân lân và 150 nghìn tấn NPK/năm, Nhà máy 
sản xuất phụ gia thức ăn gia súc của Công ty Phúc Lâm tại Khu công nghiệp Tằng 
Loỏng với công suất 50 nghìn tấn/năm cũng là điển hình về các dự án chế biến sâu 
nguồn quặng apatit. 
Đối với Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam, truyền thống hoạt 
động trong nhiều năm là khai thác và tuyển khoáng, nhưng những năm gần đây, đơn 
vị tập trung vào lĩnh vực chế biến sâu nhằm nâng cao giá trị kinh tế từ nguồn quặng 
apatit. Có thể kể đến hoạt động sản xuất phân bón NPK với năng lực trên 30 nghìn 
tấn/năm, doanh thu trên 200 tỷ đồng, sản xuất photpho vàng với công suất khoảng 
10 nghìn tấn/năm. Hiện Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam đang hoàn 
thiện các thủ tục đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất H
2
SO
4
với công suất 250 nghìn 
tấn/năm nhằm cung ứng nguyên liệu đầu vào cho Nhà máy DAP số II, Nhà máy sản 
xuất phụ gia thức ăn gia súc và Dự án nhà máy sản xuất phân bón cao cấp với 
nguyên liệu chính là quặng apatit tại Khu công nghiệp Tằng Loỏng. Hiện trong 
nước chưa có nhà máy nào sản xuất loại phân bón cao cấp này mặc dù nhu cầu sử 
dụng trên thị trường nội địa rất lớn, dự kiến công suất nhà máy phân bón cao cấp 
của Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam sẽ đạt 60 - 70 nghìn tấn/năm. 


Luận văn Thạc sỹ GVHD: TS. Trần Quang Tùng
Học viên: Đỗ Đức Thắng MSHV: 2015B0010 9 
Chế biến sâu nguồn quặng apatit đồng nghĩa với phát triển sản xuất, đa dạng 
hóa các sản phẩm công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Với lợi thế kề cận vùng mỏ, 
các dự án sản xuất công nghiệp với nguồn nguyên liệu là quặng apatit đang đóng 
góp ngày càng lớn vào cơ cấu giá trị sản lượng ngành công nghiệp của tỉnh. Theo 
báo cáo của ngành công thương, giá trị sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp của 
tỉnh trong 6 tháng đầu năm đạt trên 600 tỷ đồng, doanh thu ước đạt 4.000 tỷ đồng, 
tăng 22% so với cùng kỳ năm 2012, trong đó Khu công nghiệp Tằng Loỏng vẫn 
chiếm ưu thế với nhiều nhà máy có quy mô lớn về sản xuất công nghiệp. Điều đó 
càng chứng minh định hướng tập trung chế biến sâu nguồn quặng apatit là quan 
trọng, đúng như việc biến thau… thành vàng ròng [6]. 
Hình 1.2 Một số hình ảnh khai thác và chế biến quặng apatit 

tải về 1.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   7   8   9   10   11   12   13   14   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương