Luận văn Thạc sỹ gvhd: ts. Trần Quang Tùng


 Tình hình khai thác apatit trên thế giới



tải về 1.48 Mb.
Chế độ xem pdf
trang12/31
Chuyển đổi dữ liệu22.08.2022
Kích1.48 Mb.
#52975
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   31
[123doc] - phan-tich-dinh-luong-mot-so-nguyen-to-chinh-trong-quang-apatit-bang-phuong-phap-huynh-quang-tia-x-xrf

1.1.3.2. Tình hình khai thác apatit trên thế giới 
Trong 30 năm qua, tình hình khai thác quặng photphat trên thế giới đã trải qua 
nhiều biến động (hình 1.3). Năm 1982, sản lượng quặng photphat giảm 15% so với 
năm 1981, đạt 123.5 triệu tấn quặng. Sau đó sản lượng photphat được phục hồi, đạt 
đỉnh cao vào năm 1988 với khoảng 51,3 triệu tấn (P
2
O
5
), nhưng đến năm 1993 lại 
giảm 23,9% so với năm 1992 đạt đỉnh điểm của sự xụt giảm sản lượng khai thác với 
chỉ 118,6 triệu tấn. 


Luận văn Thạc sỹ GVHD: TS. Trần Quang Tùng
Học viên: Đỗ Đức Thắng MSHV: 2015B0010 10 
Hình 1.3. Tình hình khai thác quặng photphat trên thế giới 
Những đợt suy giảm đột ngột sản lượng quặng photphat trước tiên là do tình hình 
kinh tế - chính trị - xã hội diễn ra hàng loạt ở các nước Đông âu và Liên xô cũ vào đầu 
những năm 90 của thế kỷ trước, sau đó sản lượng quặng photphat được phục hồi 
nhanh từ năm 1994-1995. 
Năm 1995, một số mỏ mới trên thế giới đã được đưa vào khai thác như: Các 
mỏ nam pactur và nam fort Midi tại Florida (Hoa Kỳ) với tổng công suất 5,8 triệu 
tấn/năm; Mỏ Xidi Chinhian ở Khourigba (Ma rốc) công suất 1,5 triệu tấn/năm; Mỏ 
El Sidia (Giocdani) công suất 4,6 triệu tấn/năm, Mỏ Baiovar (Peru) công suất 0,55 
triệu tấn/năm. Cùng thời điểm này, Arap Xeut cũng đưa vào vận hành một mỏ có 
công suất 4,1 triệu tấn/năm và Áo khi đó đang xây dựng mỏ có công suất 0,7 triệu 
tấn/năm. Cuối năm 1996 Ai cập đưa vào vận hành mỏ Abu-tatut với công suất ban 
đầu là 0,6 triệu tấn/năm tuy nhiên tổng công suất thiết kế của mỏ này là 2 triệu 
tấn/năm. 
Từ năm 2000, sản lượng của các cơ sở sản xuất photphoric ở các nước đã đạt 
gần với mức thiết kế. Ngoài ra nhiều nước tiếp tục xây dựng một số nhà máy axit 
photphoric và sản xuất phân lân mới, dẫn đến nhu cầu về photpho tăng. Chính vì 
vậy việc sản xuất và tiêu thụ quặng photphat trên thế giới sau khi đạt mức thấp vào 
năm 2001 (Sản lượng đạt khoảng 127,7 triệu tấn, hàm lượng P
2
O
5
trung bình 


Luận văn Thạc sỹ GVHD: TS. Trần Quang Tùng
Học viên: Đỗ Đức Thắng MSHV: 2015B0010 11 
31,4%, tổng giá trị khoảng 6,5 tỷ USD) đã tăng trưởng đều đặn đến thời điểm thống 
kê năm 2007.
Châu phi là nơi có sản lượng khai thác quặng photphat lớn nhất thế giới, 
chiếm khoảng 30% sản lượng thế giới năm 2001. Hoa Kỳ và các nước xã hội chủ 
nghĩa Châu Á có tổng sản lượng khoảng 40%. Liên xô cũ và Trung Đông cũng là 
những nơi đóng góp sản lượng khai thác lớn.
Về mức tiêu thụ quặng photphat trên thế giới đứng đầu là Hoa Kỳ. Năm 2001 
Hoa Kỳ tiêu thụ khoảng 26% sản lượng quặng photphat của cả thế giới. Châu Phi và 
các nước xã hội chủ nghĩa Châu Á tiêu thụ tổng cộng khoảng 31%. Đứng tiếp theo 
là Liên xô cũ và Trung đông.
Từ năm 2002, ngành sản xuất quặng photphat trên thế giới bắt đầu thời kỳ phát 
triển lâu dài với mức tăng trưởng trung bình hàng năm 3,2% cho đến năm 2007. Nhưng 
mức khai thác và tiêu thụ năm 2007 khi đó được dự báo sẽ chỉ đạt 97% của mức năm 
1990. Thời điểm đó các chuyên gia ước lượng mức tiêu thụ quặng phốt phát thế giới 
tăng đến khoảng 47,5 triệu tấn P
2
O
5
vào năm 2007, tức là tăng 20% so với năm 2001.

tải về 1.48 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   8   9   10   11   12   13   14   15   ...   31




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương