Longchuathuongxot vn ĐT: 38. 290. 093 Ân huệ ban cho một linh hồn khiêm tốn sẽ nhiều hơn những gì linh hồn ấy nài xin



tải về 3.12 Mb.
trang5/17
Chuyển đổi dữ liệu14.10.2017
Kích3.12 Mb.
#33646
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17
"Tỉnh thức" ở đây, qua hình ảnh chiếc đèn đầy dầu, có nghĩa là lúc nào cũng ở trong tư thế chuẩn bị sẵn sàng.

Dụ ngôn này cũng có một chi tiết rất ý nghĩa: 5 cô khôn ngoan không cho 5 cô khờ dại mượn dầu. Đây không phải là thái độ ích kỷ không giúp nhau. Chi tiết này muốn nói rằng trước số phận đời đời, không ai có thể giúp ai được. Vậy mỗi người phải tự lo bằng một cuộc sống lúc nào cũng sẵn sàng trả lẽ trước mặt Chúa.

CHUẨN BỊ SẴN SÀNG LUÔN LÀ ĐIỀU TỐT HƠN

Đối với những việc còn mơ hồ, nghĩa là không chắc sẽ đến hay không, thì không chuẩn bị là việc có thể thông cảm được. Nhưng đối với những việc mình biết chắc chắn sẽ đến, thì chuẩn bị sẵn sàng luôn là điều tốt hơn.

Trong tương lai, bạn sẽ lên chức giám đốc, sẽ lãnh đạo một công ty lớn chăng? Chưa biết. Vì thế, chưa cần phải nghĩ ngợi lo lắng nhiều. Tới chừng đó sẽ tính.

Hai tháng nữa là đám cưới của con trai bạn. Nếu bạn cẩn thận và khôn ngoan thì chắc hẳn bạn sẽ lo ngay từ hôm nay.

Trong tương lai, có thể xa mà cũng có thể gần, bạn sẽ chết chăng? Chắc chắn rồi. Vậy sao bạn không lo trước? Đành rằng không ai biết ngày chết của mình, như Đức Giêsu đã nói rõ "Các con không biết ngày nào, giờ nào", nhưng chuẩn bị sẵn sàng trước luôn là điều tốt hơn. Vả lại biến cố này vô cùng hệ trọng, hệ trọng hơn cả việc chuẩn bị cho một tiệc cưới.

KHÔNG NGHĨ TỚI KHÔNG PHẢI LÀ CÁCH TRỐN TRÁNH ĐƯỢC

Chết là một chuyện rất buồn và rất đáng sợ. Vì thế nhiều người không muốn nghĩ tới nó. Họ giống như con đà điểu sợ người thợ săn nên dấu đầu trong cát.

Nhưng việc con đà điểu chúi đầu vào cát không hề ngăn cản được bước chân người thợ săn càng lúc càng tiến gần tới nó. Cũng thế, việc không nghĩ tới cái chết không giúp người ta trốn được tử thần.

Tốt hơn cả là hãy tỉnh thức chuẩn bị sẵn sàng, như gương các tín hữu Thêxalônikê (Tín hữu Thêxalônikê rất mong tới ngày tận thế, vì khi đó họ sẽ được gặp lại Chúa. Nhưng mong mãi mà chưa tới tận thế, họ sợ rằng mình sẽ chết trước ngày đó và không gặp được Chúa. Thánh Phaolô trấn an họ: Khi Chúa đến, tất cả mọi người dù còn sống hay đã chết đều được gặp Ngài và sau đó được sống hạnh phúc bên Ngài mãi mãi). Càng chuẩn bị thì ta càng bình an khi cái chết đến. Chuẩn bị hoàn toàn chu đáo thì ta còn có thể vui mừng nôn nóng mong cho ngày chết mau đến nữa.



CHỜ ĐỢI TRONG TÌNH YÊU

Đời người là một cuộc đợi chờ, và đợi chờ nào cũng bao hàm tình yêu trong đó, bởi vì con người chỉ hết lòng đợi chờ mong mỏi người nào hay điều gì mình hết lòng yêu thương hay quý chuộng. Người mẹ chờ đợi đứa con sắp ra đời bằng cách chuẩn bị tất cả những gì cần thiết để bao bọc săn sóc con mình; một người chờ đợi bạn đến thăm bằng cách chuẩn bị thật chu đáo để đón tiếp bạn.

Chúng ta mong đợi Chúa đến. Nhưng khi nào Ngài đến, chúng ta không biết. Có điều chắc chắn là Ngài sẽ đến trong một cuộc viếng thăm thân tình, bởi vì chỉ những người thân tình mới dành cho nhau những cuộc viếng thăm bất ngờ. ("Mỗi ngày một tin vui")

MẢNH SUY TƯ

- Các thánh không nên thánh vì nói tiên tri hay làm phép lạ. Các ngài đâu làm gì lạ! Họ chỉ chu toàn bổn phận (ĐHV 25)

- Bổn phận là giấy vào Nước Trời: "Ai thực hiện ý Cha Ta trên trời, sẽ vào Nước Trời" (ĐHV 27).

- Nếu ai cũng nên thánh trong bổn phận, thì tâm hồn mới, gia đình mới, thế giới mới (ĐHV 20)






CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN, NĂM A

SAO KHÔNG ĐỔI SANG MỘT CÁCH NHÌN LẠC QUAN VÀ TÍCH CỰC HƠN?"

Khi lãnh nén bạc của ông chủ, người đầy tớ thứ ba đã nghĩ gì? Hắn nghĩ chủ hắn "là người keo kiệt, gặt chỗ không gieo, thu nơi không phát". Hắn cảm thấy thế nào? Hắn "khiếp sợ". Và hắn làm gì? Hắn "đi chôn giấu nén bạc dưới đất". Suy nghĩ bi quan tiêu cực dẫn tới tình cảm bi quan tiêu cực, và làm phát sinh hành động bi quan tiêu cực.

Còn hai người đầy tớ đầu nghĩ gì? Họ nghĩ tới tấm lòng của ông chủ đã yêu thương trao tài sản cho họ; nghĩ tới sự tín nhiệm của ông chủ đối với họ nên giao tiền xong là ông ra đi. Nghĩ như thế rồi họ cảm thấy gì? Thấy thương mến chủ. Và họ đã làm gì? Họ tích cực làm cho những nén bạc của chủ sinh lời thêm. Suy nghĩ lạc quan tích cực dẫn tới tình cảm lạc quan tích cực, và làm phát sinh hành động lạc quan tích cực.

Có nhiều người trong chúng ta cũng nuôi những ý nghĩ bi quan và tiêu cực như thế. Họ được Chúa ban cho một số khả năng. Nhưng họ không vừa lòng, họ nhìn sang những người khác và trách Chúa sao ban cho người khác nhiều khả năng hơn họ. Suy nghĩ đó dẫn họ tới tình cảm ganh ghét so bì. Tình cảm ganh ghét so bì ấy khiến họ không lo phát triển những khả năng.

Khi nhìn thấy tình trạng không tốt trong gia đình, xã hội và Giáo Hội, những người ấy thường trách móc: tại những người lãnh đạo không tốt, tại người này người nọ. Suy nghĩ đó đưa đến tình cảm bực bội bất mãn. Tình cảm bực bội bất mãn làm phát sinh thái độ chống đối, bất hợp tác.

Sao ta cứ bi quan tiêu cực như người đầy tớ thứ ba, mà không đổi sang cách nhìn vấn đề một cách lạc quan và tích cực hơn? Không cần so sánh số nén bạc của ta nhiều hơn hay ít hơn những người khác, điều quan trọng là Chúa đã thương và tín nhiệm ban cho ta những nén bạc ấy, cho nên cố gắng phát huy tối đa chúng; thấy một tình trạng tồi tệ, ta không cần đổ lỗi cho ai cả, nhưng hãy nghĩ xem Chúa muốn ta làm gì với khả năng của ta.



HÃY NHỚ HAI QUY LUẬT NÀY

tải về 3.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương