Longchuathuongxot vn ĐT: 38. 290. 093 Ân huệ ban cho một linh hồn khiêm tốn sẽ nhiều hơn những gì linh hồn ấy nài xin



tải về 3.12 Mb.
trang14/17
Chuyển đổi dữ liệu14.10.2017
Kích3.12 Mb.
#33646
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

Con hãy đọc không ngừng chuỗi kinh (Kinh Thương Xót) mà Ta đã dạy cho con. Bất cứ ai đọc chuỗi kinh này sẽ nhận được Lòng Thương Xót bao la trong giờ lâm tử. Các linh mục hãy giới thiệu chuỗi kinh ấy cho các tội nhân như niềm trông cậy sau cùng cho ơn cứu rỗi. Một tội nhân dù chai đá cứng lòng đến mấy, nhưng nếu đọc chuỗi kinh này, dù chỉ một lần duy nhất mà thôi, cũng sẽ nhận được ơn thánh do lòng lân tuất vô cùng của Ta. Ta ước ao toàn thể thế giới đều biết đến Lòng Thương Xót vô cùng của Ta. Ta khát khao ban trào tràn những ân sủng khôn lường cho những linh hồn tín thác vào Lòng Thương Xót của Ta.

(Nhật ký 687)





Fx Đỗ Công Minh

Có câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: Hội đồng chuột Nhà kia có một con mèo bắt chuột rất hay, hễ chuột nào dầu khôn ngoan lanh lẹ cũng bị vào bụng mèo cả. Song hãy còn mấy con chuột khôn lanh ẩn cư trên mái nhà, nên mèo kia không bắt được. Mà bọn chuột dầu khôn lanh đến đâu, cũng không khỏi đêm ngày lo sợ cho tánh mạng mình.

Trong lũ chuột, có một con già, hình cao, vóc lớn, can đảm, lại có tài khẩu biện hơn mấy con chuột khác, bèn ra công cổ động nhóm một hội đồng, để ai có mưu cao chước lạ gì làm hại được mèo, thì đem tuyên bố cho hội đồng xét định. Đến ngày khai hội, có lắm đại biểu đến dự, chuột già được chúng cử làm chủ tọa. Lại bầu một con chuột khác làm thư ký để làm biên bản.

Lúc bấy giờ, chuột già chống ba-ton, bước lên tòa nghị luận; còn các đại biểu ở dưới. Chủ tọa nói: “Bấy lâu nay, mèo làm cho loài chuột ta gần tuyệt chủng; bây giờ ta phải làm cách nào đặng thoát khỏi cái nạn ấy? Vậy, hội đồng lần này ai có mưu hay kế giỏi thì xin bày ra”.

Một đại biểu đứng dậy nói: “Xin phép chủ tọa, tôi có một kế rất hay, xin cho tôi nói”.

– “Cứ nói”.

– “Chúng ta muốn trừ nạn mèo, thì chẳng kế nào bằng kế hy sinh”.

– “Hy sinh là làm sao?”

– “Hy sinh nghĩa là trong chúng ta phải có một đứa chịu bỏ mạng”.

– “Bỏ mạng thế nào?”

– “Phải ăn thuốc độc, rồi chạy đến trước mặt mèo; mèo ăn ta, ắt nhằm thuốc độc mà chết. Mèo chết, chúng ta thoát nạn. Đó là kế hy sinh”.

Cả hội đồng đều vỗ tay mà rằng: “Kế đó hay lắm, chúng tôi biểu đồng tình cứ thi hành đi!”.

Chuột già, chủ tọa nói: “Kế này hay lắm, không còn kế nào hơn nữa. Song xin hỏi ông (đại biểu chuột), ông có bằng lòng làm theo kế ông đã cống hiến đó không? Ông có bằng lòng hy sinh vì đồng bào mình không?”. Đáp: “Về phần tôi, tôi đã hiến kế thì đủ bổn phận rồi, (?) Xin nhường việc đó cho kẻ khác”.

Chủ tọa liền hỏi: “Còn ai dám vì đồng bào mà làm theo kế hy sinh đó không?”. Ai nấy đều ngó mặt nhau, không nói một lời, im lặng như tờ giấy trải. Hồi lâu, cả hội đồng đứng dậy nói rằng: “Chúng tôi xin nhờ ông chủ tọa (chuột già) ra ơn cứu giúp. ”Chủ tọa đáp: “Không được! Việc nầy không phải chức vụ của tôi (?) và tôi bây giờ tuổi cao tác lớn, để sống ít lâu nữa, rồi qua đời cho yên thân, tôi xin nhường cho quý ông trẻ tuổi.”

Sau đó, các đại biểu lần lượt bước ra khỏi nghị trường. Chuột già kia buồn lòng, rồi xuống ghế. Hội đồng giải tán!

Ôi! Nói được, làm không, câu “Năng thuyết bất năng hành!” là thế đó. (x. nhulieuthanhkinh.com)

Còn trong Tin Mừng Thánh Matthêu chuơng 23, câu 1 đến câu 7 Chúa cho các môn đệ và người Do Thái hiểu rõ về những Kinh sư và Pharisiêu giả hình, những người tự coi là thông luật, là đạo đức hơn người khác, thuộc vào tầng lớp lãnh đạo. Nhiều người trong số họ có trình độ cao, có ảnh hưởng lớn trong đời sống chính trị, xã hội và tôn giáo đối với người Do Thái lúc bấy giờ. Họ được phép rao giảng trong các hội đường, nắm quyền phán xét, phân xử, giải thích luật lệ khi có xảy ra tranh chấp trong dân. Tuy vậy, do sống dưới sự đô hộ của người La Mã nên họ cũng dựa vào đó để đưa ra những lề luật khắc nghiệt, vừa để lấy lòng hoàng đế La Mã, vừa để thống trị cộng đồng dân mình. Chính những người này đã tìm cách gài bẫy Đức Giêsu, hay giả là người đến học hỏi nơi Chúa để tìm cách loại bỏ ảnh hưởng của Người đối với dân chúng. Đức Giêsu biết rõ những con người này, họ nói mà không làm, họ chất những gánh nặng lề luật lên vai những đồng đạo nhưng ”không buồn động ngón tay vào” (Mt 23, 4). Họ rao giảng những điều trong Kinh Thánh, nói những điều rất hay, khuyên bảo dân chúng tuân giữ lề luật của Môi Sen nhưng thực tế cuộc sống của họ đi ngược lại những điều họ nói. Chúa Giêsu đã mạnh dạn vạch ra những điều sai trái, dối trá đồng thời nhắn nhủ các môn đệ và dân chúng hãy làm, hãy giữ những điều họ nói (về Giáo lý-Kinh Thánh), nhưng không làm theo những việc họ làm, vì họ chỉ nói mà không làm.

Những Pharisiêu thời đại hôm nay không thiếu, cả trong đạo cũng như ngoài đời. Điều Chúa đưa ra hơn 2000 năm trước đến nay vẫn giữ nguyên giá trị. Biết bao người xúng xính trong những bộ áo quyền quí, sử dụng những phương tiện hiện đại để tỏ ra mình hơn người khác. Họ được tập thể, cộng đồng trao cho một trách nhiệm nào đó trong giáo hội, xã hội đã thể hiện hai mặt của một cuộc đời. Một mặt thì tỏ ra tốt lành, thân thiện, khuyên bảo người khác làm lành lánh dữ. Mặt khác bản thân lại có một cuộc sống tha hóa, thậm chí âm mưu hãm hại người, hầu mưu cầu lợi ích cho mình, củng cố vị trí của mình.

Chúa còn nhấn mạnh đến tinh thần phục vụ đối với những người được trao phó trách nhiệm cao trong tập thể, trong xã hội. Không thể có thái độ “cha chú“ như những người Pharisiêu khi hành xử công việc. Quyền lực Chúa trao ban là để nâng đỡ, hướng dẫn người khác hầu giúp nhau thăng tiến vươn lên hầu đạt tới sự hoàn thiện vì “tất cả đều là anh em với nhau” (Mt 23, 9). Không thể lợi dụng quyền lực để áp đặt, cưỡng bức người khác phục vụ cho mình hay cho lợi ích nhóm. Càng không phải để mê hoặc người khác.

Trong cuộc sống, và cả trong đời sống đạo, con cũng đã có lúc thể hiện mình là những kinh sư, những người Pharisiêu ngày xưa, nói mà không làm. Nói hay nhưng làm dở, nói một đàng làm một nẻo. Là bậc làm Cha Mẹ trong gia đình, bao lần con khuyên dạy con cái nên làm điều này tránh điều kia, nhưng con không làm theo điều con tin, không thực hiện điều con nói. Trong quan hệ vợ chồng, thái độ gia trưởng “chồng chúa, vợ tôi“ vẫn thể hiện mỗi ngày. Trong quan hệ xã hội, con vẫn lớn tiếng phê phán thói xấu của người khác, mà không hề thấy “chân mình thì lấm bê bê”, vẫn lên tiếng dạy đời, coi khinh những người thấp kém hơn con về trình độ, về vật chất, về địa vị.



Xin Chúa giúp con trong những năm Phúc Âm hóa này biết sửa đổi cách sống của mình để mỗi ngày trở nên trọn lành hơn, như Cha trên trời là Đấng trọn lành. Xin cho con biết học nơi Chúa sự hiền lành và khiêm nhường, hầu mọi người nhận biết con là môn đệ Chúa.



Gioan Long Vân

Giáo xứ Nhân Hòa



Mỗi lần gặp tôi, anh thường nói mọi sự anh xin phó dâng cho Chúa và Mẹ Maria. Và tôi cảm nghĩ chính nỗi niềm tin cậy tín thác của anh vào Chúa và Mẹ Maria đã giúp anh thanh thản, nhẹ nhàng ra đi lúc 6g35 chiều tối thứ Tư, mồng 08, tháng 10 qua. Tôi chứng nghiệm điều này khi đứng cạnh giường bệnh kêu tên cực trọng phó thác linh hồn Giuse trong tay ba đấng Giêsu, Maria, Giuse.

Anh là Giuse Hoàng Văn Thảo, một Kitô hữu xem ra bình thường như bao Kitô hữu khác ở giáo xứ Nhân Hòa. Cuộc sống vật chất anh không giàu cũng chẳng nghèo. Cuộc sống tông đồ xã hội anh không xông xáo nổi trội. Nhưng cuộc sống đức tin anh nội tâm sâu sắc. Mỗi chiều anh lặng lẽ đến với Chúa ở giáo đường xứ Nhân Hòa, sốt sắng tham dự Thánh lễ và rước Mình Thánh Chúa. Anh âm thầm bước vào, bước ra Nhà Chúa, không phô trương, huyên náo chốn phụng thờ. Từ mấy năm nay, anh không tham gia cùng nhóm Cầu nguyện Giuse hằng đêm đi đọc kinh cho các gia đình trong giáo khu 3, giáo xứ Nhân Hòa. Nhưng anh đọc kinh ở nhà. Anh đọc kinh, lần chuỗi Mân Côi sáng tối. Buổi trưa anh cầu nguyện Lòng Chúa Thương Xót. Anh trở nên thánh thiện, đạo đức những năm gần đây khi Chúa trao ban Thánh giá cho anh vác qua một cơn bệnh tái đi tái lại dù ra sức chạy chữa. Anh vào ra bệnh viện nhiều lần. Những lần xuất viện về gia đình khi bệnh tình tạm ổn, anh lại tìm đến Nhà Chúa là cung Thánh đường giáo xứ Nhân Hòa. Dường như chỉ là nơi đây, chẳng nơi chốn nào khác để anh dung dưỡng hồn xác, giải bày tâm sự buồn vui với Chúa, Mẹ. Có đôi lần gặp tôi đi lễ cuốc bộ về gần tới nhà, anh dừng xe, kể lể bệnh tình, thương cảm vợ con lo lắng, chăm sóc nuôi bệnh cho mình. Anh khắc khoải tâm sự đã bao lần dường như ma quỷ xui giục anh không nên cậy dựa, làm khổ vợ con thêm nữa mà buông xuôi “để chết” cho rồi. Nhưng với một lòng cậy trông, tín thác vào Chúa và Mẹ Maria, anh đã lần lượt vượt qua những cơn cám dỗ ác nghiệt. Trước khi chào tạm biệt nhau lúc nào cũng là câu nói của anh: “Mọi sự anh xin phó dâng cho Chúa và Mẹ Maria. Em hãy cầu nguyện cho anh”.

Những tháng gần đây bệnh tình anh nghiêm trọng, những con virus ăn mòn dần hai lá phổi, thuốc men điều trị chỉ còn cầm chừng, giúp anh kéo dài sự sống được ngày nào hay ngày đó. Anh nhập viện dày hơn. Sức khỏe tàn tạ, anh không đủ sức đến nhà thờ như mỗi lần xuất viện trước đây. Mấy lần mấp mó trước lưởi hái tử thần, anh được cha sở Nhân Hòa ban truyền Bí tích Xức Dầu như là Thánh dược giúp anh chống chọi, xua tan các tà khí của ác thần ma quỷ. Một lần tôi đến nhà thăm, anh bày tỏ khao khát được chịu Mình Thánh Chúa mỗi ngày. Tôi gọi điện báo anh Đức, trưởng giáo khu 3, nhờ thừa tác viên rước Thánh Thể đến cho anh. Cách đây hơn hai tuần cùng anh trưởng Đạo Binh Đức Mẹ giáo xứ Nhân Hòa đến bệnh viện Thống Nhất thăm anh, tôi thấy anh vẫn bình tĩnh chuyện trò chuyện đời, chuyện đạo. Và vẫn là câu nói cửa miệng: “Mọi sự anh xin phó dâng cho Chúa và Mẹ Maria”.

Không ngờ đó là lần cuối cùng tôi nghe câu nói này của anh. Chiều thứ Tư hôm đó dự lễ xong lúc 6g20, đang cùng anh chị em Đạo Binh Đức Mẹ Nhân Hòa chuẩn bị đi đọc kinh Tôn Vương Thánh Tâm Gia Đình, tôi nhận cuộc điện thoại của vợ anh: “Vân ơi! Vân đang ở đâu? Anh Thảo sắp mất rồi!”. Tôi bàng hoàng ú ớ trả lời: “Em mới đi lễ xong, để em chạy qua”. Đến nhà anh, tôi khởi xướng tức thời cùng những người thân đang có mặt kêu tên cực trọng phó thác linh hồn Giuse trong tay ba đấng Giêsu, Maria, Giuse. Anh êm ái trút hơi thở cuối cùng ít phút sau đó giữa những lời kinh nguyện xin ơn chết lành cho ông Giuse. Một cháu trai của anh nói khẽ: “Cậu ra đi thật thanh thản!”. Trước đó vài chục phút, cha sở Nhân Hòa cũng đã kịp đến xức dầu cho anh lần cuối cùng.

Bổn đạo đến tham dự thánh lễ tại gia lúc 6g30 chiều thứ Sáu. Có nhiều quý chức đương nhiệm của giáo xứ Nhân Hòa đến hiệp thông cùng gia đình dâng lời cầu nguyện cho linh hồn Giuse. Cha chính giáo xứ Nhân Hòa chủ sự có lời chia sẻ trước lễ: “Chúng ta đang sống trong tháng Mân Côi… Ông Giuse là một người sùng tín Đức Mẹ, ông siêng năng đọc kinh lần hạt Mân Côi… Ông từng là phó giáo khu 3 chở tôi đi thăm viếng các bệnh nhân…”. Trong bài giảng thánh lễ an táng tại nhà thờ Nhân Hòa lúc 5g00 sáng thứ Bảy, ngài phấn khởi chia sẻ: “Ông Giuse nếu có lên thiên đàng, xin ông phù hộ cho chúng tôi…”.

Ở tuổi 63, anh được Chúa gọi về trong tháng 10 Đức Mẹ Mân Côi. Tháng sau là tháng cầu cho các đẳng linh hồn. Tối qua tôi đến nhà cùng cộng đoàn giáo khu 3 và những người thân đọc kinh cầu nguyện cho anh. Thân xác anh không còn hiện hữu trong căn nhà này, nhưng lời anh nói mỗi lần gặp tôi tưởng chừng như vẫn còn vang vọng mãi: “Mọi sự anh xin phó dâng cho Chúa và Mẹ Maria”.






tải về 3.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương