Longchuathuongxot vn ĐT: 38. 290. 093 Ân huệ ban cho một linh hồn khiêm tốn sẽ nhiều hơn những gì linh hồn ấy nài xin



tải về 3.12 Mb.
trang12/17
Chuyển đổi dữ liệu14.10.2017
Kích3.12 Mb.
#33646
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17

Lạy Thiên Chúa giàu lòng thương xót, xin thương tha thứ hình phạt cho các linh hồn và sớm cho các ngài về hưởng Tôn Nhan Chúa muôn đời. Xin giúp chúng con biết cố gắng sống cho trọn ba đức đối thần và các nhân đức đối nhân. Chúng con cầu xin nhân danh Thánh Tử Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng con. Amen.

Mùa Cầu Hồn – 2014



ĐÍNH CHÍNH
Trong TLHT số tháng 10/2014, có sự sai sót về địa điểm cử hành thánh lễ kính LCTX hạt Tân Định như sau:

Nhà nguyện Đắc Lộ (hạt Tân Sơn Nhì, số 97 Trường Chinh, P.12, Q.Tân Bình). Xin sửa lại: Nhà Nguyện Inhã số 171 Lý Chính Thắng, P.7, Q.3.

Xin cáo lỗi cùng Quý độc giả.



Inhaxiô Đặng Phúc Minh

Ai trong chúng ta lại không có người thân đã khuất. Người thân đó có thể là ông bà, cha mẹ, chú bác, vợ chồng, anh em, con cháu, họ hàng hay bạn bè thân thiết… 

Thỉnh thoảng ta nhớ lại hình bóng, lời nói, việc làm của người thân lúc sinh thời. Những điều đó như còn lưu truyền, phảng phất mãi đến hôm nay. Bởi lẽ, ông cha ta đã nói: "Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”. Hay: "Trăm năm bia đá thì mòn/ Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”. 

Điều tưởng nhớ đó đem đến cho ta những bài học bổ ích trong cuộc sống này. Giúp ta biết điều nên làm, và điều không nên làm qua hệ quả những việc làm của người thân còn vang vọng để lại. Điều hay, điều tốt thì ta nên theo: "Cha mẹ hiền lành để đức cho con”; điều dở, điều xấu thì ta nên tránh: "Của phi nghĩa để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ”, và "Làm chi để tiếng về sau/ Ngàn năm ai có khen đâu Hoàng Sào” (Truyện Kiều, Nguyễn Du). 

Điểm qua một vài phong tục, tập quán, nghi lễ thể hiện lòng biết ơn đối với tiền nhân, những người đã khuất trên quê hương ta. 

Tục ngữ Việt Nam có câu: "Uống nước nhớ nguồn”; "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó là những lời dạy quí báu của tổ tiên để lại cho con cháu muôn đời sau. Như để làm gương sáng cho con cháu, ông cha ta đã thiết lập nên ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm, hầu tưởng nhớ công ơn các vị vua sáng lập nên nước Văn Lang xưa kia cách nay 4000 năm, mà ngày nay là nước Việt Nam: 



"Dù ai đi ngược về xuôi.

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”.

Dù lịch sử các vua Hùng chỉ là truyền thuyết về khởi nguồn lịch sử của dân tộc Việt. 

Để tưởng nhớ công ơn của tiền nhân ông bà, cha mẹ… còn có lễ Thanh Minh vào tháng 3 Âm lịch hàng năm. Thi hào Nguyễn Du (1765-1820) trong truyện Kiều đã phác hoạ cảnh Thanh Minh như sau: 

"Ngày xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Thanh Minh trong tiết tháng ba.

Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh

Gần xa nô nức yến anh

Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân…”

Ngoài ra còn có Lễ Vu Lan vào ngày 15 tháng 7 Âm lịch hàng năm. Anh em bên Phật Giáo còn gọi là mùa, hay tháng Vu Lan báo hiếu. Ta bắt gặp những vần thơ tác giả vô danh nói về công ơn trời bể của mẹ cha:  



"Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ.

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha….”

 

"Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn



Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con.

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc.

Đừng để buồn lên mắt mẹ nghen con”.

Về phía Giáo Hội Công giáo, trong 10 Điều Răn Chúa dạy chúng ta phải giữ, thì chỉ có 3 điều nói về thờ phượng Thiên Chúa, còn lại 7 điều nói đến nhiệm vụ của ta với anh em, trong đó Điều Răn thứ bốn dành riêng cho cha mẹ: "Thứ bốn thảo kính cha mẹ”. Vì thế, Giáo Hội ngoài việc dạy ta cầu nguyện hàng ngày cho người đã khuất; xin lễ đọc kinh cầu nguyện kỷ niệm ngày người thân lìa đời; Giáo Hội Công giáo còn dành riêng ngày mùng 2 tết Âm lịch, và cả tháng 11 dương lịch hàng năm để cầu nguyện và tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ, những người đã có công dưỡng dục sinh thành ra ta, nay đã khuất. 

Kính nhớ ông bà tổ tiên, những người đã khuất là một nét văn hoá của nhân loại nói chung và của người Việt nói riêng đã có từ ngàn xưa. Tuy cách thực hiện mỗi miền, mỗi quốc gia có phần khác nhau. Tại Việt Nam, khi đến bất cứ gia đình nào, từ nông thôn đến thành thị, từ vùng núi xuống đồng bằng, từ giầu sang đến nghèo khó, đâu đâu ta cũng bắt gặp trong nhà dành một nơi trang trọng nhất như tủ thờ hay bàn thờ để tôn kính tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất. 

Từ những điều vừa nêu trên, chúng ta thấy rằng xã hội và tôn giáo đã có nhiều cố gắng thiết lập nên những lễ nghi, phong tục… để tỏ lòng biết ơn công đức của những người đã khuất. Đặc biệt là tưởng nhớ đến những người lúc sinh thời đã dành cả cuộc đời để hy sinh làm việc cho công ích xã hội. Công đức của họ đã đóng góp nhiều cho quốc gia, cho nhân loại ngày được phong phú hơn, văn minh hơn, cho xã hội tiến bộ, văn minh như ngày nay. Đó có thể là các nhà hoạt động xã hội, các nhà khoa học, các nhà truyền giáo, các văn sĩ, thi sĩ, bác sĩ, kỹ sư… 

Thế giới mãi mãi ghi ơn những người đã có công lớn với nhân loại như: Louis Pasteur (1822-1895), người có công lớn trong việc tạo vaccine phòng ngừa bệnh chó dại... Khắp nơi trên thế giới đều có viện Pasteur. Cristoforo Colombo, còn gọi là Kha Luân Bố (1451-1506), người có công tìm  ra lục địa Mỹ (12-10-1492). Ông được tưởng nhớ hàng năm trong ngày 12-10 (Columbus day), và biết bao các nhà khoa học, các danh nhân khác được biết đến trong cuốn tự điển danh nhân thế giới như: Archimède, Albert Einstein, Paraday, Alfred Nobel, Mahatma Gandhi, Martin Lutherking… 

Dân tộc Việt Nam mãi ghi nhớ công ơn bao thế hệ cha anh đã lấy cả mạng sống mình để bảo vệ nền độc lập đất nước. Biết bao danh tướng, bao chiến sĩ đã hy sinh trong 1000 năm chống lại sự đô hộ của giặc Tầu, nhân dân ta mãi ghi ơn. Người dân Việt nhớ mãi bài tuyên ngôn độc lập hùng tráng đầu tiên trong lịch sử của dân tộc ta: "Nam Quốc sơn hà Nam Đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư/ Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm/ Nhữ đẳng hành khan thử bại hư” nghĩa là "Sông núi nước Nam vua nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời/ Cớ sao lũ giặc sang xâm phậm/ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời” của danh tướng Lý Thường Kiệt (1019-1105); làm sao người Việt Nam có thể quên công ơn của: Alexandre De Rhodes (1591- 1660) còn gọi là cha Đắc Lộ, người có công tạo ra chữ quốc ngữ cho nước ta. Chỉ với 24 chữ cái, mà mọi người có thể đọc thông viết thạo chữ quốc ngữ trong vài tháng, trong khi các chữ viết của các nước khác phải mất bao năm vẫn chưa đọc thông viết thạo được. Còn biết bao danh nhân khác như: Hai Bà Trưng, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Lê Quí Đôn, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trường Tộ… luôn được đất nước tưởng nhớ tôn vinh. 

Về phía Giáo Hội Công giáo, những người có công lớn trong việc phục vụ con người với niềm tin sắt son nơi Thiên Chúa, đôi khi các Ngài đã sẵn sàng hy sinh mạng sống để thực hiện lý tưởng, niềm tin mà các Ngài đã theo đuổi. Những vị đó đã được Giáo Hội phong Thánh, được nhắc đến trong kinh cầu các thánh để tín hữu trên toàn cầu tôn kính và cầu nguyện như các Thánh Phêrô, Phaolô, Giacôbê, Giuse, Augustinô…. 

Giáo Hội Công giáo Việt Nam được ghi nhận: "Trong lịch sử Giáo hội Công giáo tại Việt Nam, ước tính đã có hàng trăm ngàn người đã tử vì đạo làm chứng cho đức tin Kitô giáo. Trong đó có 117 vị đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Thánh vào ngày 19 tháng 6 năm 1988, và Thánh Anrê Phú Yên được phong Chân phước vào ngày 5 tháng 3 năm 2000” (nguồn wikipedia). 

Ta có thể nói rằng, để biết ơn tiền nhân, những người đã có công trong việc giúp cho xã hội loài người được phát triển và tiến bộ như ngày nay, cả tôn giáo lẫn xã hội đã có những cố gắng không ngừng lập ra những phong tục, nghi thức, nghi lễ để ghi công và tưởng nhớ đến người đã khuất. 

Phần chúng ta, noi gương các vị tiền nhân, ta cố gắng sống đúng vai trò là con như những người con thảo đã khuất; sống đúng bổn phận và trách nhiệm của cha mẹ như các bậc cha mẹ đã làm gương sáng; sống đúng mẫu mực là ông bà như các bậc ông bà ta đã sống. 

Sống đúng sứ mạng mà Chúa đã yêu thương trao phó cho ta trong cuộc sống trần gian này, vừa là quyền lợi vừa là bổn phận và cũng chính là điều kiện để ta được Chúa đón nhận về Nước hằng sống mai này.





Thảo Lam - hạt Gia Định

Bao năm trôi qua hồn con lạc bước đi xa… Quên bao ơn Cha trầm kha bể đắm bao la…”. Bài hát gợi nhớ đến thân phận mong manh, yếu đuối, dễ sa ngã của con người. Hãy mau trở về bên Chúa để có được cuộc sống vĩnh cửu.



Chiều nay, sau giờ kinh Lòng Thương xót tại Giáo Xứ, anh chị em chúng tôi đến đọc kinh cho một người bệnh tại bệnh viện. Khi đến phòng bệnh nhân, như lời đã hẹn trước với gia đình, mẹ anh đón chúng tôi với nét mặt đầy vẻ lo lắng. Tôi giới thiệu anh chị em trong nhóm đọc kinh LCTX đến thăm, bà rất mừng và cảm động. Bà chia sẻ về người con mà bà hết mực yêu thương: Hùng là con trai đầu, ba đứa em kế rất chăm ngoan, học xong bậc trung học xin đi làm để giúp gia đình trong hoàn cảnh khó khăn, còn Hùng học hành dở dang, rồi lập gia đình. Trong công việc làm ăn, lúc nào cũng bận rộn, mãi đam mê cuộc sống hưởng thụ, dần dần quên Chúa, hơn 10 năm chưa xưng tội. Chiều hôm qua, Hùng đi làm về thì nói mệt, khó chịu. Đưa vào bệnh viện, sau khi xét nghiệm, bác sỉ nói phải mổ vì có khối u; nếu không mổ kịp khối u sẽ bị vỡ, nguy hiểm đến tính mạng. Nhờ các anh chị cầu nguyện cho Hùng vượt qua nguy hiểm.

Tôi cầm tay Hùng: Em có sợ mổ? Hùng gật đầu nói sợ!

- Các anh chị đến thăm, cầu nguyện cho em, em có chịu không? Hùng đồng ý và nói khẽ cám ơn.

Nhìn gương mặt em lộ rõ vẻ đau đớn, nhưng khi nói đến cầu nguyện, em như bừng sáng niềm hy vọng. Tôi nhẹ nhàng thuyết phục Hùng: để lời cầu nguyện của các anh chị và những ước muốn của em xin Chúa điều gì đó được Chúa nhậm lời thì tâm hồn em phải sạch tội, chị nghe nói hơn 10 năm em chưa xưng tội phải không? Hùng gật đầu. Tôi nói tiếp: gần bệnh viện có nhà thờ, chị mời cha đến cho em xưng tội nha? Em tỏ vẻ lưỡng lự. Tôi tiếp tục thuyết phục: Chị tin tất cả mọi sự Chúa đều thấu rõ, em đừng ngại. Chúa luôn thương yêu chúng ta, nhất là những người tội lỗi thật lòng ăn năn sám hối trở về với Chúa. Em đừng lo, Chúa luôn dang rộng vòng tay đón chờ và tha thứ.

Như có Chúa Thánh Thần soi sáng, Hùng cảm nghiệm được tình Chúa nhân từ và xin được gặp cha. Tôi nói: em chuẩn bị xét mình, nhớ lại những lỗi lầm đã phạm, làm mất lòng Chúa. Hãy xưng thú hết mọi tội và thật lòng hoán cải, chắc chắn em sẽ được Chúa thương tha thứ, được giao hòa và còn được Chúa ban ơn bình an.

Chúng tôi làm dấu, đọc kinh cầu cho bệnh nhân và ba kinh Kính Mừng. Hùng cũng đọc theo rồi thinh lặng xét mình, cầu nguyện…! Tạ ơn Chúa, Hùng đã được Chúa thương, can đảm xưng thú mọi tội lỗi mà từ trước đến nay do ma quỷ cám dỗ, dẫn dắt nên xa cách Chúa. Hôm nay em có được bình an, em bình tĩnh mà không sợ sệt gì, khi ngày mai bước lên bàn mổ. Hùng nói hoàn toàn phó thác mọi sự trong tay Chúa.

Theo lịch hẹn, em được đưa vào phòng mổ. Khi giải phẫu, khối u đã bị vỡ, vì phát hiện trễ quá, bác sỉ không làm gì được đành chịu thua.

Những ngày này, mặc dù rất đau đớn nhưng em vẫn bình tĩnh, đọc kinh cầu xin Chúa đồng hành, giúp em đủ sức chịu đựng để đền bớt phần nào tội lỗi. Em luôn thể hiện sự tin tưởng, tín thác vào Lòng Thương Xót của Chúa. Và sau đó ít ngày, em đã nhẹ nhàng ra đi theo Thánh ý Chúa.

Sự việc “trở về” của Hùng đã cho tôi hiểu thêm về Lòng Thương Xót của Chúa. Chúa đã không ban cho Hùng thoát khỏi cơn bệnh hiểm nghèo để kéo dài cuộc sống tạm bợ ở trần thế, nhưng Ngài đã chọn phần tốt nhất cho em, đó là cuộc sống vĩnh cửu trên trời. Trước khi ra đi, em đã được cơ hội để trở về với Chúa, và đây chính là Lòng Thương Xót hết sức vĩ đại và bao la của Chúa. Lịch sử Giáo hội cũng cho thấy rất nhiều tội nhân thực lòng ăn năn sám hối, tin tưởng vào tình yêu của Chúa, cuối cùng đã nên thánh như Augustino, Maria Mađalêna…

Lạy Chúa Giêsu, xin cho con luôn biết nhìn lại từng ngày sống, sống theo lề luật Chúa truyền dạy mà Giáo Hội luôn nhắc nhớ qua những lần con tham dự Thánh Lễ, hay cầu nguyện. Xin Chúa nâng đỡ đời sống đức tin, gìn giữ và hướng dẫn bước con đi.



 

Maria Mỹ Ánh

CĐ LCTX GX Hòa Bình



Ngày xưa, lúc còn bé cùng bạn bè trong xóm chơi rồng rắn, trốn tìm…, chúng tôi hay hát “Thiên đàng, hỏa ngục hai bên. Ai khôn thì dại, ai dại thì khôn…”. Lúc đó chẳng đứa nào quan tâm đến thiên đàng, hỏa ngục làm gì. Lớn lên một chút, có khái niệm về thiên đàng, hỏa ngục được một chút, nhưng luyện ngục thì chịu thua. Về hỏi mẹ - Giáo lý viên đầu tiên – Mẹ cũng chịu. Tôi biết mẹ mình “trình độ Giáo lý kiêm Thần học“ chưa đầy lá me, lấy đâu giải thích cho con bé hay hỏi linh tinh như tôi.

Khi tuổi càng cao, cũng “học đòi“ đi học giáo lý chỗ này, chỗ nọ. Hỏi người này, kẻ kia thì đại khái luyện ngục là nơi đền tội để chờ ngày được Chúa tha và cho lên thiên đàng.



thiên đàng có bướm, có hoa, quanh năm là Mùa Xuân vĩnh cửu, con người sống thuận hòa với nhau và gặp gỡ Thiên Chúa. Còn hỏa ngục thì đầy tăm tối, lửa thiêu đốt suốt ngày đêm (lửa không bao giờ tắt), tiếng rên xiết không ngừng, quỷ dữ đầu trâu mặt ngựa hăm he chặt đầu, lôi ruột (có hơi hớm của tín ngưỡng bạn) được vẽ minh họa trong các tranh ảnh khổ lớn ở những đền chùa… Sợ quá!!

Còn luyện ngục, mở tự điển thấy: Purgatory là nơi đau khổ. Hết!



tải về 3.12 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   9   10   11   12   13   14   15   16   17




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương