Longchuathuongxot vn ĐT: 38. 290. 093 Bằng sự vâng lời, con dâng lên một vinh quang lớn lao cho Ta và lập công phúc cho chính con



tải về 8.89 Mb.
trang8/19
Chuyển đổi dữ liệu01.05.2018
Kích8.89 Mb.
#37661
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   19
Thời Cựu Ước có các ngôn sứ Isaia, Giêrêmia, Êdêkiên v.v. Thời Tân Ước có Chúa Giêsu, có các tông đồ… Thế kỷ XIII có Phanxicô Assidi… Thế kỷ XVII có Vinh Sơn Phaolô… Thế kỷ XX có Têrêsa Calcutta v.v.

Thực ra con người ngôn sứ chẳng có gì khác lạ hơn người thường: dân làng Nadarét đã nhận định về Chúa Giêsu "Ông ta chẳng phải là con bác thợ mộc Giuse đó sao?" Ở một vài phương diện nào đó, ngôn sứ còn thua kém người khác nữa: Giêrêmia đã thành thật thưa với Chúa "Lạy Chúa, con không biết nói. Con chỉ là một đứa trẻ".

Nhưng ngôn sứ hơn người là do Lời Chúa: ngôn sứ nghe được Lời Chúa, tin tưởng vào Lời Chúa, và nhiệt thành chuyển đạt Lời Chúa đến cho mọi người.

Dù "hơn người", nhưng không hẳn ngôn sứ được người quý mến, trái lại thường bị người chống đối và bách hại, bởi vì "Lời thật mất lòng".

Tuy thường bị người ta đối xử tệ, nhưng ngôn sứ chính là kẻ làm ơn cho người. Nhờ ngôn sứ nhắc, người ta sống đúng lời Chúa.

Sứ mạng ngôn sứ rất khó khăn và bạc bẽo. Nhưng ngôn sứ sẽ chu toàn sứ mạng nhờ cậy dựa vào sự trợ giúp của Chúa.

Qua bí tích Rửa Tội, mỗi Kitô hữu chúng ta đều được Chúa trao sứ mạng là ngôn sứ của Ngài.



ĐỨC MẾN

Có một sự liên kết thiết yếu giữa Đức Tin và Đức Mến. Câu chuyện sau đây cho thấy rõ điều ấy:

George Herbert là một Linh mục, một thi sĩ và một nhạc sĩ nghiệp dư. Một hôm, khi ông đang trên đường đến tham dự một cuộc hòa nhạc thì gặp một người nghèo bị té ngựa. Ông đã dừng lại, cởi áo dòng, sắn tay áo để đỡ người ấy lên, đỡ con ngựa lên và giúp chất hành lý người ấy lên lưng ngựa. Xong xuôi mọi chuyện, ông mới tiếp tục đến phòng hòa nhạc.

Bình thường ông ăn mặc rất sạch sẽ. Nhưng hôm nay tay chân và quần áo của ông đều dính đầy bụi bẩn. Vì thế bạn bè rất ngạc nhiên. Khi ông kể lại chuyện mình đã làm dọc đường thì một trong các người bạn tỏ ra không đồng ý vì cho rằng việc đó không cần thiết và cũng không phải là trách nhiệm của ông. George Herbert đã trả lời như sau: "Tôi thường cầu nguyện cho những người nghèo khổ. Hôm nay, tôi có dịp giúp đỡ người nghèo khổ. Nếu tôi không ra tay giúp, tức là tôi không làm đúng như lời mình cầu nguyện. Cũng giống như cây đàn chưa lên dây đúng cung vậy".

Thánh Giacôbê đã nói: "Đức tin mà không có việc làm là đức tin chết". Những việc làm biểu lộ đức tin dễ thấy nhất là những việc bác ái.

Ngày nay, hai chữ được người ta nói nhiều nhất là "tình yêu". Nhưng hình như cái mà người ta gọi là tình yêu trong các phim ảnh và bài hát thường chẳng phải là tình yêu gì cả. Đó chỉ là khát vọng, chiếm hữu và chế ngự. Nó ngược hẳn với tình yêu.

Một trong những lý do là ngày nay người ta đã hiểu rõ hơn về tính phức tạp – hay phức hợp – trong bản chất con người. Từ đó người ta làm gì cũng do bị thúc đẩy bởi nhiều động cơ. Đàng sau một việc xem ra bất vụ lợi thì cũng có động cơ vụ lợi.

Bởi thế, Thánh Phaolô khuyến cáo chúng ta coi chừng những động cơ đàng sau những việc tốt chúng ta làm. Ngài nói rằng Đức Mến đích thực thì "không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc". Ngài còn nói "Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi".



HOC HỎI LINH ĐẠO

Bài 2





Lm. G. Tạ Huy Hoàng

Dẫn vào

Năm nay, đặt tên cho lá thư mục vụ Mùa Vọng, Mùa Giáng Sinh là “Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi ban Con Một của Ngài” (Ga 3,16), Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Tổng Giám mục TGP. Sài Gòn-TP. HCM, xác định rõ một thực trạng thế giới “đang chịu quá nhiều đau khổ vì các hành vi khủng bố…”.1 Tuy nhiên, với tâm trạng hoàn toàn tin tưởng và phó thác vào “Lòng Nhân Từ Thương Xót” của Thiên Chúa, ngài rất mong muốn chúng ta – “linh mục, tu sĩ nam nữ, chủng sinh và anh chị em giáo dân…”2 – là những đối tượng cách riêng theo lá thư mục vụ của ngài, hãy nâng cao tâm tình “khao khát đón Chúa, yêu mến Chúa, yêu mến Chúa thật nhiều, yêu mến Chúa mỗi ngày một nhiều hơn…”.3



Chính trong tâm tình này, bài thứ hai tìm hiểu về Tông chiếu Dung nhan lòng xót thương xin giới thiệu:

Sáu lần sử dụng từ mercy

1. APV 1,14

  • Jesus Christ is the face of the Father’s mercy. (APV 1,1)

  • Jésus-Christ est le visage de la miséricorde du Père. (APV 1,1)

  • Đức Giêsu Kitô là dung nhan lòng thương xót của Thiên Chúa Cha. (APV 1,1)

2. APV 1,3

  • Mercy has become living and visible in Jesus of Nazareth, reaching its culmination in him. (APV 1,3)

  • Devenue vivante et visible, elle atteint son sommet en Jésus de Nazareth. (APV 1,3)

  • Lòng thương xót đã trở nên sống động và hữu hình nơi Đức Giêsu Nagiarét, đạt đến cực điểm nơi Người. (APV 1,3)

3. APV 1,4

  • The Father, “rich in mercy” (Eph 2:4), after having revealed his name to Moses as “a God merciful and gracious, slow to anger, and abounding in steadfast love and faithfulness” (Ex34:6), has never ceased to show, in various ways throughout history, his divine nature. (APV 1,4)

  • Le Père, “riche en miséricorde” (Ep 2, 4) après avoir révélé son nom à Moïse comme “Dieu tendre et miséricordieux, lent à la colère, plein d’amour et de vérité” (Ex 34, 6) n’a pas cessé de faire connaître sa nature divine de différentes manières et en de nombreux moments. (APV 1,4)

  • Chúa Cha, “giàu lòng thương xót” (Ep 2,4), sau khi đã mặc khải với Môsê danh Ngài là “Thiên Chúa nhân từ và đầy lòng xót thương, chậm bất bình, giàu tình yêu kiên định và lòng thành tín” (Xh 34,6), đã không ngừng thể hiện bản tính Thiên Chúa của Ngài bằng nhiều cách thức khác nhau trong suốt lịch sử. (APV 1,4)

4. APV 1,7

  • Jesus of Nazareth, by his words, his actions, and his entire person5 reveals the mercy of God. (APV 1,7)

  • A travers sa parole, ses gestes, et toute sa personne,6 Jésus de Nazareth révèle la miséricorde de Dieu. (APV 1,7)

  • Qua lời nói, hành động và toàn bộ con người mình,7 Đức Giêsu Nagiarét đã mặc khải lòng thương xót của Thiên Chúa. (APV 1,7)

5. APV 2,1

  • We need constantly to contemplate the mystery of mercy. (APV 2,1)

  • Nous avons toujours besoin de contempler le mystère de la miséricorde. (APV 2,1)

  • Chúng ta cần liên tục chiêm ngắm mầu nhiệm lòng xót thương. (APV 2,1)

6. APV 2,4

  • Mercy: the word reveals the very mystery of the Most Holy Trinity. (APV 2,4)

  • Miséricorde est le mot qui révèle le mystère de la Sainte Trinité. (APV 2,4)

  • Lòng thương xót: từ ngữ mặc khải chính mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi Chí Thánh. (APV 2,4)

Tóm lại

Chúng ta cần tích cực lắng nghe Lời Chúa và đem ra thực hành trong sự tín thác hoàn toàn vào Chúa vì: (1) “Đức Giêsu Kitô là dung nhan lòng thương xót của Thiên Chúa Cha” (APV 1,1). Thật vậy, chúng ta có bổn phận phải phổ biến tình yêu xót thương cho mọi người như Đức Giêsu Kitô đã thực hiện: giúp đỡ cơm ăn áo mặc cho người nghèo, nâng đỡ tinh thần cho những người cô thân cô thế… làm thế nào để “mọi người được hưởng nhờ Lòng Chúa Thương Xót”.8 Phải, nếu như: (2) “Lòng thương xót đã trở nên sống động và hữu hình nơi Đức Giêsu Nagiarét, đạt đến cực điểm nơi Người” (APV 1,3), thì phải chăng ước vọng canh tân đời sống đạo của mỗi người chúng ta chính là tinh thần hăng say loan báo Tin mừng, giới thiệu Đức Giêsu Nagiarét cho người khác?

Khi ý thức: (3) “Chúa Cha, ‘giàu lòng thương xót’ (Ep 2,4), sau khi đã mặc khải với Môsê danh Ngài là ‘Thiên Chúa nhân từ và đầy lòng xót thương, chậm bất bình, giàu tình yêu kiên định và lòng thành tín’ (Xh 34,6), đã không ngừng thể hiện bản tính Thiên Chúa của Ngài bằng nhiều cách thức khác nhau trong suốt lịch sử” (APV 1,4), thì làm gì bất cứ: dù là mục vụ gia đình, hay mục vụ môi trường…, tất cả đều phải làm nổi bật sự thật về một Thiên Chúa nhân từ và đầy lòng xót thương. Quả thế, (4) “Qua lời nói, hành động và toàn bộ con người mình,9 Đức Giêsu Nagiarét đã mặc khải lòng thương xót của Thiên Chúa” (APV 1,7).

Nghĩa là, chúng ta cần (5) “… liên tục chiêm ngắm mầu nhiệm lòng xót thương” (APV 2,1), bởi chính Đức Giêsu Kitô là “sức mạnh của những người yếu đuối, của những nghèo khổ; sức mạnh giúp họ đi trên đường đời còn nhiều bất công, áp bức, khổ đau”.10 Xa hơn, khi chiêm ngắm mầu nhiệm lòng xót thương, chúng ta thậm chí còn có thể khẳng định: (6) “Lòng thương xót: từ ngữ mặc khải chính mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi Chí Thánh” (APV 2,4).



Để kết

Mỗi khi đến Mùa Giáng Sinh, chúng ta thường chúc nhau được tràn đầy niềm vui và ơn bình an của Con Thiên Chúa làm người. Niềm vui và bình an như thế không thể có nếu không có Đức Giêsu Kitô, dung nhan tuyệt hảo về lòng thương xót của Thiên Chúa Cha. Đó là hồng ân của thời cứu độ, trong đó Thiên Chúa…

… “nhân từ và giàu lòng thương xót” đã sai Con Một của Ngài mang tình thương cứu độ đến cho nhân loại, đặc biệt cho những người nghèo khổ.11

Những dẫn chứng trong bài này từ Tông chiếu Dung nhan lòng xót thương cũng nhắc chúng ta về một hiện thực của niềm vui và bình an: Con Thiên Chúa đã làm người: Người là Đấng Emmanuen¸ dung nhan tuyệt hảo về lòng thương xót của Thiên Chúa Cha.

12-12-2015

GTHH


                                                                                Jos. Hương Quê



tải về 8.89 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   4   5   6   7   8   9   10   11   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương