LÀm việc theo nhóm bài 1 nhóm trong đỜi sống chúng ta



tải về 324.11 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu30.08.2016
Kích324.11 Kb.
#28170
1   2   3   4   5

Biết khai thác nội dung

  • Khơi mào bằng cách chính mình hay nhờ một nhóm viên nêu vấn đề vừa đủ kích thích sự suy nghĩ, đặt nhiều câu hỏi.

  • Quan tâm với sự thông đạt trong nhóm (vì thực tế hay có chuyện “ông nói gà, bà nói vịt”).

    • Hỏi lại, làm sáng tỏ các phát biểu cho rõ ràng, bảo đảm tất cả đều hiểu một nội dung giống nhau.

    • Thỉnh thoảng lặp lại, tóm lược để làm rõ (mà không bóp méo theo ý mình).

    • Phát hiện những khác biệt, mâu thuẫn trong phát biểu và giúp nhóm viên giải quyết rốt ráo.

    • Nối kết các ý rời rạc thành hệ thống.

Tóm lại, kết luận là của toàn nhóm, mang tính hệ thống và một chất lượng mới, xuất phát từ những ý kiến của từng người (từ đường, bột, sữa phải tạo ra một ổ bánh ngon, không óc trâu, không còn đường bột nguyên dạng, rời rạc).

Biết điều động nhóm tới mục tiêu

  • Giúp nhóm tôn trọng diễn tiến: đặt vấn đề, thu thập dữ kiện, phân tích vấn đề, kết luận.

  • Không kết luận khi chưa phân tích, không phân tích khi chưa nắm hết sữ kiện.

  • Sau từng giai đoạn, chính mình hay nhờ thư ký đúc kết để qua giai đoạn mới.

  • Khéo léo kéo vào chủ đề khi nhóm đi lạc đề.

  • Tôn trọng thời khóa biểu (thời gian dành cho từng phần của cuộc thảo luận).


Kết thúc buổi họp:

  • Nên tóm tắt ý chính và xin sự đồng tình của các nhóm viên.

  • Nếu có biểu quyết, phải chính xác, nhanh gọn.

  • Quan sát thật kỹ xem nhóm viên có thật sự đồng tình, hài lòng về buổi họp hay tuân thủ lấy có.

  • Nếu lấy quyết định, triển khai công tá, kiểm tra ai nấy có thật sự nắm vững nhiệm vụ của mình hay không?

Nhóm viên phải làm gì?

  • Chuẩn bị buổi họp bằng cách suy nghĩ, thu thập dữ kiện trước

  • Đúng giờ

  • Lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác

  • Có kỷ luật, tự chủ trong phát biểu: không air a ngoài đề, phát biểu đúng chỗ, đúng lúc, không nói dài, tập diễn tả rõ ràng, súc tích.

  • Phản ứng với ý kiến đưa ra, không nhắm vào cá nhân.

  • Nói hết điều mình nghĩ để tránh tối đa những xì xào ngoài buổi họp.

  • Khuyến khích người khác nói.

  1. Nhóm viêm phải làm gì?

  • Chuẩn bị trước khi đến buổi họp

  • Đúng giờ

  • Tích cực đóng góp ý kiến

  • Lắng nghe và không cướp lời người khác

Lượng giá buổi họp:

Nên có thói quen lượng giá buổi họp sau khi kết thúc, theo các điểm nêu ở phần 1. hay các mẫu khác nhau, tùy nhu cầu.


6.6 HƯỚNG DẪN QUAN SÁT THẢO LUẬN NHÓM

(Không ít khi chúng tat ham gia thảo luận nhóm mà không hay biết gì về tiến trình tâm lý đang diễn ra. Bảng hướng dẫn quan sất thảo luận nhóm dưới đây sẽ giúp bạn rèn luyện tính nhạy bén).



Sự tham gia

  1. Ai tham gia nhiều?

  2. Ai tham gia ít?

  3. Bạn có thấy sự thay đổi trong mức độ tham gia không, ví dụ người nói nhiều trở nên thầm lặng, thinh lặng; người nói ít bỗng nhiêm nói nhiều. Bạn có thể thấy được nguyên nhân của sự thay đổi này trong tương tác của nhóm không?

  4. Làm người thinh được quan tâm thế nào? Sự thinh lặng của họ được lý giả thế nào? Đồng ý? Bất đồng? Không quan tâm? Sợ?...

  5. Ai nói với ai? Bạn có thấy lý do nào trong tương tác này không?

  6. Ai là người luôn luôn làm cho nhóm tiến tới? Bạn có thấy lý do nào giải thích điều ấy trong mối tương tác nhóm không?


Ảnh hưởng (không nhất thiết tương đương với khối lượng tham gia)

  1. Nhóm viên nào ảnh hưởng nhiều? Có nghĩa là khi họ nói người khác lắng nghe.

  2. Nhóm viên nào ít ảnh hưởng? Người khác không nghe hay không theo họ. Có sự luân chuyển của ảnh hưởng không? Ai chuyển đổi?

  3. Có sự cạnh tranh trong nhóm không? Có đấu tranh giành quyền lãnh đạo không? Điều này có tác động gì đến các nhóm viên khác.

Phong cách lãnh đạo

  1. Độc đoán: Có ai đó áp đặt ý muốn, giá trị của mình tên nhóm viên khác và lôi cuốn nhóm viên ủng hộ quyết định của mình?

Có ai tìm cách ngăn chặn hành động khi sự việc không theo xu hướng mình mong muốn? Ai là người thúc đẩy sự hành thành tổ chức nhóm?

  1. Người làm hòa: Ai là người tích cực ủng hộ quyết định của nhóm viên? Có ai lúc nào cũng cố tránh mâu thuẫn vì những cảm giác khó chịu?

  2. người phó mặc: Có nhóm viên nào được lưu ý vì họ không quan tâm tới nhóm không? Có nhóm viên nào bề ngoài ủng hộ các quyết định của nhóm, nhưng thực sự không tha thiết không?Ai là người có vẻ co rút lại hoặc không dấn thân. Ai không tiên phong trong hoạt động, tham gia cách máy móc và chỉ trả lời khi được hỏi đến?

  3. Người dân chủ: Có ai cố gắng lôi cuốn mọi người vào cuộc thảo luận và lấy quyết định không? Ai thẳng thắn nói lên ý kiến của mình nhưng không phê phán ý kiến của người khác? Ai sẵn sàng đón nhận phản hồi và phê bình của người khác? Khi bầu không khí căng thẳng nhóm viên nào tham gia giải quyết mâu thuẫn theo phong cách “giải quyết vấn đề” (từng bước, khoa học, bình tĩnh).


Lấy quyết định

  1. Có ai lấy quyết định một mình và khong hỏi ý nhóm viên khác không? Ví dụ, tự mình quyết định về đề tài thảo luận và vào đề ngay. Điều này có ảnh hưởng gì đối với nhóm?

  2. Nhóm có ai lang bang từ chủ đề này đến chủ đề khác không? Ai là người làm như thế? Bạn có thấy vì lý do gì trong mối tương tác nhóm không?

  3. Ai ủng hộ ý kiến và quyết định của người khác? Sự ủng hộ này có dẫn tới hai người quyết định chủ đề hay nội dung sinh hoạt của nhóm? Điều này tác động tới nhóm viên khác như thế nào?

  4. Có sự kiện đa số đưa tới một quyết định áp đảo sự chống đối của nhóm viên khác không? (để có sự đồng ý đa số).


Nhóm viên

  1. Có sự kết thành các tiểu nhóm không? Có khi nào hai, ba người luôn luôn đồng ý, và hỗ trợ lẫn nhau hay luôn luôn bất đồng ý, chống đối lẫn nhau.

  2. Có ai có vẻ “đứng ngoài” nhóm không? Ai có vẻ thật nhập cuộc? Những người có vẻ đứng ngoài bị đối xử như thế nào?

  3. Có ai “đi ra đi vô”, ví dụ như chồm tới, dựa ngửa ra, di động thế ngồi không?

Cảm xúc

  1. Các bạn thấy dấu hiệu nào: tức giận, bực bội, dồn nén, ấm cúng, tình thương, kích động, chán nản, tự vệ, cạnh tranh?

  2. Bạn có thấy ai cố gắng ngăn chặn sự bộc lộ cảm xúc của người khác, nhất là cảm xúc tiêu cực? Họ làm như thế nào? Có ai luôn luôn làm như thế không?

Qui tắc

  1. Có ý kiến nào được tránh né trong nhóm (ví dụ: tình dục, tôn giáo hay nói về cảm xúc hiện có của nhóm, hoặc nhận xét về hành vi của trưởng nhóm…). Ai là người củng cố sự tránh né này? Họ làm như thế nào?

  2. Các nhóm viên có tử tế, lịch sự với nhau một cách quá đáng không? Phải chăng chỉ các cảm xúc tích cực có được bộc lộ? Nhóm viên có đồng ý quá mau lẹ không? Điều gì sảy ra khi họ bất đồng ý kiến?

  3. Bạn có thấy các qui tắc được áp dụng trong vấn đề tham gia hay các loại câu hỏi được cho phép không? (ví dụ: “nếu tôi nói thì bạn phải nói”, “nếu tôi nói lên vấn đề của tôi, bạn phải nói lên vấn đề của bạn”). Nhóm viên có cảm thấy tự do để tìm hiểu cảm nghĩ của nhau không? Các câu hỏi có chỉ dừng ở các ý kiến thuộc về lãnh vực trí tuệ hoặc chỉ nhằm vào các biến cố bên ngoài nhóm?

6.7 LƯỢNG GIÁ CÁC BUỔI HỌP NHÓM

Để rút ra kinh ngiệm và cải tiến chất lượng thảo luận nhóm, sau buổi thảo luận các nhóm có thể tự lượng giá theo mẫu dưới đây. Mỗi nhóm viên phê vào thang điểm, trưởng nhóm lấy điểm trung bình của từng mục và của toàn buổi họp. Sau đó toàn nhóm thảo luận thêm về kết quả lượng giá.


  1. Có cố gắng làm cho tất cả tham gia vào việc lấy quyết định (thống nhất ý kiến). Điều này tác động thế nào đến nhóm?

  2. Có ai đóng góp ý kiến mà chẳng ai quan tâm tới không? Điều này tác động thế nào đối với người ấy?

Công việc

  1. Có ai hỏi hay góp ý về cách làm việc hay tiếp cận vấn đề tốt nhất không?

  2. Có ai tóm lược các ý kiến đã được phát triển hay những gì đã diễn ra trong nhóm không?

  3. Có sự hỏi và cung cáp dữ liệu, ý kiến, cảm nghĩ, phản hồi hay tìm giải pháp không?

  4. Ai giúp cho nhóm trưởng hướng về mục tiêu? Ai ngăn chặn sự lang bang, lạc đề?

Duy trì nhóm

  1. Ai giúp người khác tham gia thảo luận? ( người mở cửa)

  2. Ai cúp lời người khác cụt hứng? (người đóng cửa)

  3. Nhóm viên diễn đạt được ý tưởng của họ không? Có nhóm viên nào lo ra và không nghe? Có cố gắng làm cho nhóm viên giúp nhau làm sáng tỏ vấn đề không?

  4. Ý kiến bị bác bỏ như thế nào? Nhóm viên phản ứng thế nào khi ý kiến của họ không được chấp nhận? Các nhóm viên có thái độ hỗ trợ người khác khi bác bỏ ý kiến của họ không?

Bầu không khí

  1. Ai có vẻ chuộng không khí thân mật, ăn ý nhau? Có nỗ lục dẹp bỏ mâu thuận và cảm xúc không tốt không?

  2. Ai có vẻ chuộng một bầu không khí mâu thuẫn và bất đồng ý kiến? Có ai khiêu khích và làm phiền người khác không?

  3. Nhóm viên có tỏ ra thích thú và bị lôi cuốn không? Bầu không khí là một bầu không khí lao động, chơi, thỏa mãn, hay trốn tránh, uể oải.


Bài tập

LƯỢNG GIÁ BUỔI THẢO LUẬN NHÓM

Nhóm Đề tài :

Ngày : Trưởng nhóm :

Xin đánh dấu X ở cột đúng ý bạn.

Thang điểm : 1- Quá kém, 2-Kém, 3-Trung bình, 4-Khá, 5-Khá lắm


    1. Về buổi họp







1

2

3

4

5

A. Về Buổi họp



  1. Bầu không khí chung thuận lợi đến mức nào? (Thoải mái, cởi mở, thân mật, thuận lợi cho sự diễn tả tư tưởng, hay gượng gạo căng thẳng).

  2. Mục tiêu buổi họp đạt đến mức nào? (Vấn đề nêu lên được giải quyết, kết luận thiết thực, nhóm viên học hỏi thêm, hay có thay đổi).

  3. Thông đạt (Tư tưởng được diễn tả rõ ràng, có sự thông cảm, hiểu được nhau, vấn đề được đào sâu, tư tưởng nhóm viên được khai thác, nối kết).

  4. Thái độ nhóm viên (Lắng nghe, chấp nhận, và tôn trọng lẫn nhau, không phê phán, biết khuyến khích lẫn nhau).

  5. Sự tham gia tích cực và đồng đều của nhóm viên (về lượng như chất, không những tất cả đều có tham gia nhưng tham gia đồng đều và đóng góp vào việc xây dựng nhóm và đưa nhóm tới mục tiêu).

    1. Về Trưởng nhóm

  1. Thái độ (Lắng nghe – khách quan – vô tư – khuyến khích nhóm viên, dân chủ).

  2. Biết điều động buổi họp (Làm sáng tỏ vấn đề - huy động sự tham gia – đúc kết tư tưởng – dung hòa ý kiến – đưa nhóm đến mục tiêu).

C. Về chính bạn

  1. Lắng nghe, chấp nhận, không phê phán và cố gắng hiểu ý kiến của các nhóm viên.

  2. Cởi mở và thẳng thắn nói lên ý kiến của mình.

Giúp nhóm tiến tới mục tiêu (Góp ý kiến, sáng kiến, nhắc nhỏ nhóm trở lại đề tài, khuyến khích nhóm viên khác, đúc kết tư tưởng, làm sáng tỏ vấn đề….)

    1. Xin bạn vắn tắt nêu lên ưu và khuyết điểm của buổi họp hoặc giải thích lý do phê duyệt của bạn.

    2. Bạn có đề nghị gì để cải tiến chất lượng thảo luận nhóm?

















Thuật phá đám trong một buổi thảo luận


  • Hãy rù rì liên tục với người bên cạnh.

  • Chứng tỏ sự nhàm chán bằng cách vẽ lung tung trên cuốn sổ của bạn hay nhìn vào không gian với cặp mắt “hết thần”.

  • Tỏ ra khinh thường bằng những cử chỉ vô duyên, bằng tiếng cười khó ưu và cái nhìn đanh đá.

  • Cắt ngang câu chuyện của người khác, lập đi lập lại ý của bạn để cho người khác cụt hứng.

  • Hãy nói lạc đề và kể lể thật dài về những chi tiết vô ích.

  • Xen vào bằng giọng nói ồn ào thống trị.

  • Vạch ra điểm yếu của người khác, nếu họ bị xúc phạm càng tốt.

  • Chế diễu lời phát biểu của người khác.

  • Thu hút mọi sự chú ý về bạn.

  • Hãy tỏ ra bi quan tiêu cực.

  • Hãy trở lại một vấn đề đã được giải quyết.

  • Hãy tỏ ra khó chịu đối với ý kiến khác với ý bạn.

  • À, quan trọng hơn hết, hãy đến trễ, bỏ nhiều thời gian để giải thích lý do và hãy về sớm.

  • Dĩ nhiêm là bạn có thể bày ra những thứ “mánh” còn hay hơn các điều kể trên để phá đám!

Manuel Olivera và Nelson Lopez Abiril

How Groups can make themselves come alive AST

Manila 1987


Bài 7 :

TỪ NHÓM TỚI Ê – KÍP
7.1 THẾ NÀO LÀ TINH THẦN ĐỒNG ĐỘI HAY MỘT Ê – KÍP

Một nhóm dù có danh xưng, vị trí chính thức (Ví dụ tổ sản xuất A, CLB đội nhóm B…) đang hoạt động, chưa phải là một ê – kíp nếu hiệu quả hoạt động không cao do có mâu thuẫn nội bộ, nhóm viên tham gia không đồng đều hay thiếu sự đồng thuận về mục đích. Cũng có thể nhóm viên có mặt thường xuyên nhưng chưa hết lòng vì nhóm hoặc thụ động, thờ ơ. Một đội bóng đá trước khi ra trận nếu không có tinh thần ê – kíp mạnh mẽ và quyết tâm thắng trận thì có nhiều khả năng thất bại.

Điều gì tạo ra tinh thần ê – kíp ở một đội nhóm?


  • Trước tiên là một MỤC ĐÍCH CHUNG thật cụ thể, thật hấp dẫn gắn kết mọi nhóm viên với nhau và làm cho họ quyết tâm thực hiện. Đối với đội bóng đó là phá lưới đối phương, bảo vệ khung thành của mình.

  • Muốn vậy đội viên không thể đá lung tung, mà mỗi người được phân cho một vj trí rõ rệt và một trách nhiệm phù hợp với khả năng. Ví dụ như thủ môn, hậu vệ, trugn vệ, tiền vệ…Ai làm việc nấy và qua đó hỗ trợ đồng đội trong chức năng của anh ta. Tuyệt đối không làm một động tác nào có thể hạn chế hay cản trở động tác của đồng đội.

Ấy vậy mà trong thực tế sinh hoạt nhóm, thay vì hỗ trợ lẫn nhau người ta cố ý hay vô tình “bắt giò” nhau, cản trở bước đi hay không quý trọng sự đóng góp của đồng đội. Tinh thần đồng đội là sự hợp tác tích cực và đồng đội để cả đội đi đến thắng lợi chung, và trong đó cá nhân thấy được phần đóng góp của mình. Do đó, có khác nhiều định nghiã về ê – kíp.

  • “Một phương thức phối hợp hoạt động của các cá nhân thành một hành động đồng bộ”

  • “Mỗi cá nhân phải dựa vào sự hợp tác nhóm để đạt được thành quả cao nhất cho mình và mục đích chung”.

  • “Đó là một số cá nhân hợp tác với nhau để đạt được điều mà một cách riêng lẻ họ không bao giờ làm được”.

Trên đây cho thấy hai yếu tố chính là MỤC ĐÍCH chung và một sự HỢP TÁC chặt chẽ thông qua phân công hợp lý, cộng với tinh thần gắn bó với nhau giữa nhóm viên (nhóm viên với lãnh đạo). Nhóm viên sẽ càng dấn thân khi thấy mình được tôn trọng, tin tưởng và khích lệ.
7.2 TUY NHIÊN TỪ MỘT NHÓM Ê – KÍP LÀ CẢ MỘT QUÁ TRÌNH

Từ một nhóm đến một ê – kíp không dễ vì bản chất con người là ích kỷ, là chỉ nghĩ về bản thân. Trong một cuộc thảo luận nhóm, bạn chưa nói hết ý thì ta xen vào. Ta từ chối một công việc vì trong đó người ta không ưa.

Ta biết rõ một thông tin mà không chia sẻ khiến cho nhóm lúng túng…Ngoài việc am hiểu và dấn thân vì mục đích chung, sự gắn bó giữa các nhóm viên và tinh thần đồng đội rất quan trọng. Muốn phát huy tinh thần này thì :
ĐỐI VỚI BẢN THÂN :


  1. Nói lên điều mình nghĩ

  2. Có thái độ cởi mở

  3. Có tư duy tích cực

  4. Luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác

  5. Hãy là chính mình

  6. Biết ngưng đúng lúc

  7. Giữ bí mật những điều riêng tư


ĐỐI VỚI NGƯỜI KHÁC :

  1. Hãy khoan dung

  2. Đừng đòi hỏi sự hoàn hảo nơi họ

  3. Hãy cố gắng hiểu họ

  4. Hãy tìm cái tốt nơi họ

  5. Hãy phê phán hành động, đừng tấn công con người

  6. Hãy tập thương yêu người khó thương

  7. Hãy luôn dựa trên sự kiện

  8. Biết thấu cảm

  9. Làm chủ thái độ của bạn

  10. Hãy là người hiểu biết


HÃY Ý THỨC VỀ NHỮNG LỰC CẢN ĐỐI VỚI TINH THẦN Ê – KÍP

1. Sự thinh lặng 2. Sự e dè

3. Lòng nghi kỵ 4. Thiếu tin tưởng

5. Sợ bị chối bỏ 6. Mặc cảm tự ti

7. Mặc cảm tự tôn 8. Sự thờ ơ

9. Lo âu 10. Sợ hãi

11. Thiếu trung thực 12. Sợ sự phê bình

13. Quá nhạy cảm 14. Khó khăn trong truyền thông

15. Định kiến






Lực cản
2.3 VAI TRÒ CỦA TRƯỞNG NHÓM LÀ THEN CHỐT

Người đó phải :



  1. Biết tâm lý (năng động) nhóm và tâm lý cá nhân, và nắm vững diễn tiến của nhóm (tương tác, truyền thông, mâu thuẫn…)

  2. Phân công thật hợp lý.

  3. Biết tâm lý cá nhân và quan sát phản ứng của nhóm viên (hợp tác, bất hợp tá, cảm xúc..)

  4. Tạo bầu không khí thân thiện giữa các nhóm viên.

  5. Khai thông nếu truyền thông tắc nghẽn.

  6. Phát hiện, đưa ra ánh sáng và giúp giải quyết mâu thuẫn một cách xây dựng.

  7. Làm cho nhóm viên thấy công của mình trong thắng lợi chung.

Do đó có người còn định nghĩa ê – kíp như sau :
Ê – KÍP = MỘT SỐ CÁ NHÂN + THÁI ĐỘ NHÓM + KỸ NĂNG NHÓM
Bài tập


  1. XÂY NHÀ ĐỂ THÀNH LẬP Ê – KÍP

Mục đích : Xây dựng tinh thần hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa nhóm viên và thúc đẩy sự đoàn kết dù họ có những hoạt động khác nhau.

Số người tham gia : 30 người trở xuống, được chia thành ba nhóm.

Thời lượng : 30 phút

Dụng cụ : bảng đen, phấn

Hoạt động :


  1. Hướng dẫn viên (HDV) chia học viên thành ba nhóm : A, B, C

  2. Các nhóm xếp thành ba hang, khoảng cachs với bảng đen bằng nhau.

  3. Khi HDV ra hiệu từng nhóm viên lên bảng

  4. Nhóm nào vẽ xong ngôi nhà sớm nhất và đầy đủ nhất sẽ thắng

  5. HDV giải thích ý nghĩa cuộc chơi : nhóm nào vẽ ngôi nhà thật đầy đủ và đẹp trong thời gian ngắn nhất có những tố chất để xây dựng ê – kíp. Các nhóm còn lại phải cố gắng rèn luyện thêm

Nhóm A Nhóm B Nhóm C




  1. HOÀN TẤT MỘT CÂU ĐANG BỎ LỬNG

Mục đích : Giúp nhóm viên tạo mối quan hệ hợp tá và đóng góp suy nghĩ của mình để xây dựng ê – kíp.

Số người : từ 8 đến 12 người

Thời lượng : 60 phút

Không gian : Ghế xếp theo hình tròn

Dụng cụ : giấy nhỏ, bút
Hoạt động :


  1. HDV chia học viên thành nhiều nhóm nhỏ có những đặc điểm giống nhau.

  2. Trưởng mỗi nhóm hỏi : “CHÚNG TA CÓ PHẢI LÀ MỘT Ê – KÍP KHÔNG?”

Các nhóm viên trả lời trên giấy bằng cách viết nốt một trong hai câu viết giữa chưng dưới đây :

“CHÚNG TA LÀ MỘT Ê – KÍP BỞI VÌ….”

“CHÚNG TA KHÔNG LÀ MỘT Ê – KÍP BỞI VÌ….”


  1. Trưởng nhóm tổng hợp các câu trả lời

  2. HDV giải thích : cuộc chơi giúp học viên nhận rõ các điểm tích cực cần phát huy và những điểm chưa tích cực cần khắc phục để xây dựng ê – kíp.


Bài 8

NGƯỜI PHỤ TRÁCH NHÓM

Nhìn vào một nhóm tốt người ta không biết ai là nhóm trưởng”

Lão Tử


    1. MỘT CÁCH NHÌN MỚI VỀ LÃNH ĐẠO

Trên con đường hẹp có một tảng đá to nằm ngay giữa lối đi. A đi qua không được bèn hì hục đẩy tảng đá qua một bên nhưng không thành công. Tới phiên B cũng làm tương tự. Rồi C đến cũng tự đẩy tảng đá. Ba người ngồi thở dốc bất lực. Nhưng D đến thì tuyên bố : “tôi có cách miễn mấy anh làm theo tôi. Tất cả chúng ta cùng một lúc đẩy tảng đá theo hướng tôi chỉ đây. Khi tôi hô lên một tiếng thì cùng đẩy”. Quả thật với sức mạnh tập thể họ đã dời được tảng đá.

Từ câu chuyện trên, ta thấy lãnh đạo là gì? Có người sẽ nói đó là người không hung hục làm một mình. Người khác sẽ nói anh ta biết làm cho người khác làm. Đúng hơn hết là anh ta biết làm cho người khác CÙNG làm. D không mạnh mẽ gì hơn ba người kia nhưng anh ta biế tổ chức để họ trở thành một sức mạnh tập thể để giải quyết vấn đề. Anh là người biết biến những người rời rạc thành một ê – kíp.

Người ta đã bỏ ra nhiều công sức để tìm hiểu đặc điểm cá nhân của các nhà lãnh đạo như trí thông mình, sự tận tụy hay tinh thần đạo đức….Xét về từng đặc điểm thì có nhiều người hơn họ. Do đó, các nhà nghiên cứu không kết luận được. Nghiên cứu lãnh đạo như một TIẾN TRÌNH thì người ta thấy có hai yếu tố. Đó là một tình huống hay một vấn đề cần giải quyết và sự liên kết của một số người để giải quyết nó. Điều quan trọng ở đây là khả năng tập hợp sức mạnh tập thể thông qua sự hợp tác nhịp nhàng của các thành viên. Người lãnh đạo xuất hiện từ hoàn cảnh này. Người ta nói “thời thế tạo anh hùng” là vậy.

Nhìn vào tiến trình lãnh đạo hay sự thúc đẩy một nhóm người tiến tới mục tiêu chung, người ta thấy không chỉ có người phụ trách chính thức mà nhiều người góp phần vào sự tiến triển của nhóm. Ví dụ trong một tổ sản xuất bác thợ già nọ đứng ra hòa giải hai công nhân mâu thuẫn với nhau hay anh công nhân trẻ kia xung phong sửa cái máy. Họ góp phần làm cho sản xuất (mục tiêu của nhóm) khỏi trì trệ. Hay trong một tổ thảo luận A nhắc mọi người không đi lạc đề, C góp một câu chuyện vui làm ai nấy cười khiến cho cả nhóm bớt căng thẳng.

Người phụ trách giỏi là người nhạy bén phát hiện và trân trọng mọi sáng kiến góp phần đưa nhóm tới mục đích đã để ra. Từ đó có khái niệm về một tiến trình “lãnh đạo được chia sẻ” (shared leadership). Cũng vì thế có người nói người lãnh đạo giỏi là người biết tạo ra nhiều lãnh đạo mới trong quá trình làm việc.


    1. SỰ THAY ĐỔI TRONG TÊN GỌI

Phụ trách nhóm có thể là một người có quyền như một giám đốc, trưởng phòng hay tổ trưởng sản xuất, hoặc có một chức vụ chính thức như chủ nhiệm câu lạc bộ (CLB), hay nhóm trưởng các đội nhóm. Tuy nhiên anh /chị ta không chỉ dung quyền hay chức vụ mà còn phải huy động các kiến thức và kỹ năng tâm lý xã hội để đôn đốc sự tham gia của mọi nhóm viên vào mục đích chung.

Tài liệu này đặc biệt dành cho nhóm trẻ, các nhóm đồng đẳng nên khía cạnh tâm lý xã hội càng được nhấn mạnh. Vì ở đây uy tín của người phụ trách không nằm ở quyền bính mà ở khả năng vận động của anh/chị ta.

Ngày nay, danh xưng của người phụ trách nhóm đã thay đổi. Trước kia khía cạnh quyền lực được quan tâm người ta gọi anh chị ta là “sếp” (chef déquipe) hay lãnh tụ (group leader). Ngày nay, cái tên mới của anh /chị là “linh hoạt viên” (animateur), người “tạo thuận lợi” (facilitator), hay “xúc tác viên” (catalyst). Tiếng Việt ta chưa có từ tương đương nhưng sự thay đổi này nhấn mạnh kỹ năng tâm lý xã hội của người phụ trách nhóm. Anh/ chị ta không dung quyền lực để áp đặt mà dùng kỹ năng chuyên môn để khơi gợi, huy động tiềm năng đóng góp của nhóm viên. Một chất xúc tác như men rất nhỏ bé, gần như vô hình, lại có sức mạnh làm dậy lên cả khối bột. điều này cũng muốn nhắc rằng dù vai trò của anh ta rất quan trọng, sự xuất hiện của người phụ trách nhóm không nổi bật, không ồn ào, càng hòa đồng, càng “chìm” càng tốt. Nói vậy không có nghĩa là anh/chị ta xuề xòa, trong nhóm ai muốn làm gì thì làm.

Sự điều khiển của anh/chị ta rất kín đáo và khéo léo. Trong bối cảnh xã hội ta, khi sự ồn ào, bể nổi, quyền lực còn được ưa chuộng. Trở thành một “xúc tác viên” đúng nghĩa đòi hỏi sự dày công rèn luyện. Nên phân biệt rạch ròi người phụ trách nhóm (xúc tác viên) với những thuyết trình viên thao thao bất tuyệt, hay những MC (người hướng dẫn chương trình) sáng chói trên sân khấu, hoặc một lãnh tụ chính trị đầy quyền uy. Sức mạnh của anh ta là khả năng khơi gợi, vận động, liên kết. Nếu người phụ trách nhóm không là một người tạo thuận lợi, một xúc tác viên, ta không thể xây dựng những nhóm nhỏ thật năng động dân chủ và tự lực.




    1. Каталог: uploads -> documents
      documents -> BỘ lao đỘng thưƠng binh và XÃ HỘI
      documents -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập – Tự do – Hạnh phúc
      documents -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạO —— Số: 10
      documents -> CHÍnh phủ CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
      documents -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam
      documents -> BỘ XÂy dựng cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
      documents -> HƯỚng dẫn sử DỤng dịch vụ vntopup – nam việt bank vnTopup là dịch vụ nạp tiền vào tài khoản điện thoại di động trả trước
      documents -> BẢo hiểm xã HỘi việt nam
      documents -> BỘ CÔng thưƠng

      tải về 324.11 Kb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương