Lời nói đầu tcvn 5687: 2010 thay thế tcvn 5687: 1992. tcvn 5687: 2010



tải về 2.7 Mb.
trang5/18
Chuyển đổi dữ liệu23.08.2016
Kích2.7 Mb.
#26416
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18

9.8. Dụng cụ kiểm tra đo đạc từ xa cần được sử dụng để đo các thông số chủ yếu; các thông số còn lại nên đo đạc bằng các dụng cụ đo lường tại chỗ (dụng cụ lắp tại chỗ hay dụng cụ cầm tay).

Khi có nhiều hệ thống cùng được đặt trong một gian máy thì nên bố trí một dụng cụ đo nhiệt độ và đo áp suất trên ống cấp nhiệt (lạnh) chung và tại các điểm đo riêng rẽ trên các đầu ra của những hộ tiêu thụ nhiệt.



9.9. Cần bố trí tín hiệu về tình trạng hoạt động của thiết bị: "Chạy", “Dừng", "Sự cố"... của:

a) Hệ thống TG-ĐHKK phục vụ cho phòng không được thông gió tự nhiên của nhà công nghiệp, nhà hành chính - sinh hoạt và nhà công cộng;

b) Hệ thống hút cục bộ các chất độc hại loại 1 và 2 và các hỗn hợp gây cháy nổ;

c) Hệ thống thông gió hút thải chung trong các gian sản xuất thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ A và B:

d) Hệ thống thông gió hút của kho chứa vật liệu thuộc cấp nguy hiểm cháy nổ A và B, nơi mà thông số vi khí hậu nếu không đảm bảo có thể gây ra sự cố.

CHÚ THÍCH: Các yêu cầu đối với không gian không được thông gió tự nhiên không áp dụng cho các phòng vô sinh, phòng nghỉ hút thuốc, phòng giữ áo quần... và các loại phòng tương tự.



9.10. Việc đo đạc, kiểm tra và điều khiển từ xa các thông số chính trong hệ thống TG-ĐHKK phải được thực hiện theo yêu cầu công nghệ.

9.11. Hệ điều khiển tự động các thông số cần phải thực hiện đối với:

a) Hệ thống TG thổi vào và hút ra hoạt động với lưu lượng biến đổi hay với tỷ lệ hòa trộn giữa không khí ngoài nhà và không khí tuần hoàn biến đổi;

b) Hệ thống TG thổi vào (nếu có đủ luận cứ);

c) Hệ thống ĐHKK;

d) Hệ cấp lạnh.

CHÚ THÍCH: Đối với nhà công cộng, nhà hành chính - sinh hoạt và nhà sản xuất nên thiết kế hệ thống điều khiển lập trình hóa; nhằm đảm bảo tiết kiệm năng lượng nhiệt và lạnh.



9.12. Đầu đo thông số môi trường nên đặt tại những điểm mang tính đặc trưng của phòng hay của vùng làm việc, ở nơi mà đầu đo không chịu ảnh hưởng của những bề mặt nóng hay lạnh hoặc các dòng khí lưu thông. Có thể bố trí đầu đo trong ống dẫn gió tuần hoàn hay gió thải, nếu thông số không khí trong đó không sai lệch so với thông số không khí trong phòng hoặc sai lệch với một đại lượng không đổi.

9.13. Hệ khóa liên động tự động cần bố trí để:

a) Đóng hay mở van không khí ngoài trời khi tắt hay khởi động quạt;

b) Đóng hay mở các van của hệ thống TG có liên kết với nhau bằng đường ống dẫn gió để thay thế một phần của hệ thống khi phần khác gặp sự cố kỹ thuật;

c) Đóng các van trên đường ống dẫn gió (xem 6.14) cho các phòng được trang bị hệ thống cứu hỏa bằng khí sau khi hệ thống TG của các phòng này được tắt;

d) Khởi động thiết bị dự phòng khi thiết bị chính gặp sự cố;

e) Mở và đóng nguồn cấp chất tải nhiệt khi khởi động hay tắt các thiết bị xử lý không khí;

f) Khởi động hệ thống TG sự cố khi trong vùng làm việc xuất hiện chất độc hại với nồng độ vượt nồng độ cho phép, hoặc khi nồng độ chất cháy trong không gian vượt quá 10% giới hạn dưới phát lửa của hỗn hợp ga, bụi, khí.

9.14. Hệ khóa liên động tự động của quạt gió thuộc các hệ thống TG hút thải cục bộ và hút thải chung nêu trong 5.2.12 và 5 2.13, nếu không lắp quạt dự phòng, đấu nối với thiết bị công nghệ phải đảm bảo dừng thiết bị khi quạt bị sự cố ngừng hoạt động, còn nếu không dừng được thiết bị công nghệ thì phải phát tín hiệu báo động.

9.15. Đối với các hệ thống có lưu lượng hòa trộn gió ngoài và gió tuần hoàn biến đổi cần lắp khóa liên động nhằm đảm bảo luôn luôn có lưu lượng gió ngoài tối thiểu.

9.16. Đối với hệ thống TG hút có lọc bụi qua các bộ lọc ướt cần bố trí hệ liên động giữa quạt với hệ thống cấp nước cho bộ lọc ướt để đảm bảo:

a) Khởi động hệ cấp nước khi quạt chạy;

b) Dừng quạt khi ngừng cấp nước hoặc khi mực nước trong bộ lọc bị sụt;

c) Không thể khởi động được quạt khi không có nước hoặc khi mức nước trong bộ lọc thấp hơn mức nước quy định.



9.17. Việc khởi động màn gió phải liên động với khâu đóng mở cổng, cửa ra vào hoặc lỗ cửa của dây chuyền công nghệ. Việc cắt màn gió cũng phải được thực hiện liên động khi đóng cổng, đóng cửa hay đóng lỗ cửa của dây chuyền công nghệ và khi chế độ nhiệt bên trong công trình được phục hồi.

9.18. Khâu quản lý các hệ thống TG-ĐHKK trong các công trình công nghiệp, dân dụng, nhà ở và nhà hành chính - sinh hoạt phải được tổ chức đồng thời với khâu quản lý toàn nhà, trong đó có hệ thống quản lý các quá trình công nghệ hay thiết bị kỹ thuật.

9.19. Độ chính xác duy trì điều kiện vi khí hậu bên trong công trình có ĐHKK (khi không có những yêu cầu đặc biệt) được quy định như sau:

a) Cho ĐHKK cấp 1 và 2 là ± 1 °C và ± 7 % độ ẩm tương đối;

b) Cho ĐHKK cục bộ hoặc các giàn điều hòa vi chỉnh bổ sung có đầu cảm biến riêng thì lấy bằng ± 2°C.

10. Các giải pháp cấu tạo kiến trúc có liên quan

10.1. Các lỗ mở hoặc cửa sổ nhà công nghiệp dùng vào mục đích thông gió tự nhiên trong mùa nóng cần được bố trí ở độ cao không lớn hơn 1,8 m cách sàn nhà hay sàn công tác, tính tới cốt đáy của lỗ cửa. Đối với vùng có thời kỳ lạnh nên dự kiến các biện pháp ngăn ảnh hưởng trực tiếp của gió lạnh đối với các vị trí làm việc gần các cửa khi tổ chức thông gió tự nhiên.

Trong nhà ở, nhà công cộng hay nhà hành chính - sinh hoạt nên bố trí các loại cửa, cửa sổ có thể mà được để phục vụ cho mục đích lấy gió ngoài cho công trình.



10.2. Đối với các lỗ cửa, cửa nan chớp, cửa có cánh của nhà công nghiệp, nhà công cộng nằm ở độ cao từ 2,2 m trở lên cần có cơ cấu đóng mở điều khiển bằng tay hay điều khiển từ xa được bố trí trong vùng làm việc, còn trong trường hợp dùng cho mục đích thoát khói khi có cháy thì cơ cấu này phải được bố trí bên ngoài nhà.

10.3. Sàn công tác và thang cố định dùng để lắp đặt, vận hành, sửa chữa các thiết bị, cơ cấu máy nằm ở độ cao từ 1,8 m trở lên cách sàn hay cách mặt đất phải được thiết kế theo đúng những yêu cầu kỹ thuật an toàn.

Phụ kiện ống, quạt gió cũng như máy ĐHKK cục bộ có thể được sửa chữa tháo lắp hay phục vụ từ những cơ cấu di động với điều kiện đảm bảo những yêu cầu của kỹ thuật an toàn



10.4. Để sửa chữa và phục vụ cho các hệ thống TG - ĐHKK, máy lạnh cần phải có cấu tạo kiến trúc thích hợp để lắp đặt thiết bị nâng cẩu như quy định trong 5.11.10.

10.5. Kết cấu bao che của gian máy thiết bị thông gió bố trí bên ngoài tường ngăn lửa (xem 5.11.4) cần được cấu tạo với giới hạn chịu lửa 0,75 h, còn kết cấu của cửa đi - giới hạn chịu lửa 0,6 h.

10.6. Để thi công và tháo lắp các thiết bị thông gió và thiết bị lạnh (hoặc để thay thế chúng khi cần thiết) cần phải dự phòng khoảng cách thao tác.

11. Cấp thoát nước



11.1. Nước cấp cho buồng phun, giàn phun ẩm, phun ẩm bổ sung cùng các cơ cấu xử lý không khí khác phải là nước có chất lượng theo tiêu chuẩn nước ăn uống.

11.2. Nước tuần hoàn trong buồng phun, cũng như trong các thiết bị khác thuộc hệ thống TG-ĐHKK phải được lọc sạch. Khi có yêu cầu vệ sinh cao hơn thì còn cần phải tiến hành thêm khâu lọc vi khuẩn.

11.3. Nước công nghiệp có thể được sử dụng cho bộ lọc ướt của hệ thống hút bụi (trừ trường hợp không khí lọc xong dùng để tuần hoàn) hoặc để thau rửa thiết bị cấp gió và thiết bị sử dụng nhiệt.

11.4. Cần phải cấu tạo đường ống xả nước vào hệ thống thoát nước để xả nước từ thiết bị xử lý không khí và để thoát nước ngưng.

11.5. Chất lượng nước (độ cứng, độ pH, hàm lượng cặn...) dùng vào mục đích làm nguội thiết bị lạnh cần được đảm bảo theo điều kiện kỹ thuật cho máy lạnh.
Phụ lục A

(Quy định)



Thông số tính toán của không khí bên trong nhà dùng để thiết kế ĐHKK đảm bảo điều kiện tiện nghi nhiệt

Bảng A.1

Thứ tự

Trạng thái lao động

Mùa đông

Mùa hè

Nhiệt độ

t, °C


Độ ẩm tương đối

,%


Vận tốc gió

v, m/s


Nhiệt độ

t, °C


Độ ẩm tương đối

,%


Vận tốc gió

v, m/s


1

Nghỉ ngơi tĩnh tại

từ 22 đến 24

từ 70 đến 60

từ 0,1 đến 0,2

từ 25 đến 28

từ 70 đến 60

từ 0,5 đến 0,6

2

Lao động nhẹ

từ 21 đến 23

Từ 70 đến 60

từ 0,4 đến 0,5

từ 23 đến 26

từ 70 đến 60

từ 0,8 đến 1,0

3

Lao động vừa

từ 20 đến 22

từ 70 đến 60

từ 0,8 đến 1,0

từ 22 đến 25

từ 70 đến 60

từ 1,2 đến 1,5

4

Lao động nặng

từ 18 đến 20

từ 70 đến 60

từ 1,2 đến 1,5

từ 20 đến 23

từ 70 đến 60

từ 2,0 đến 2,5

CHÚ THÍCH:

1) Mỗi trạng thái lao động ứng với một lượng nhiệt chuyển hóa bên trong cơ thể - gọi là lượng nhiệt metabolism QM. Theo nhiều nguồn tài liệu đã công bố trên thế giới, lượng nhiệt metabolism QM được nêu trong Bảng A. 2.



Bảng A.2

Trạng thái lao động

Trị số Metabolism QM

W


Trị số QM trung bình

W


Nghỉ ngơi tĩnh tại

≤ 100

90

Lao động nhẹ

từ 140 đến 175

160

Lao động vừa

từ 175 đến 300

240

Lao động nặng

> 300

350

2) Với các giới hạn của các thông số vi khí hậu cho ở Bảng A.1 và các trị số metabolism QM cho ở Bảng A.2, nếu nhận nhiệt độ bề mặt bức xạ (nhiệt độ mặt trong của tường, mái...) về mùa đông là 12 °C và về mùa hè là 33 °C, ta sẽ tính được chỉ số gánh nặng nhiệt (Heat Stress Index) HSI của Belding-Hatch dao động trong khoảng ≤10.

Các giá trị HSI trong phạm vi 0 ÷ 10 đối với cơ thể người Việt Nam trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm có thể xem là đạt yêu cầu, cụ thể hơn là trị số HSI nằm trong giới hạn trên cho cảm giác nhiệt bình thường, không hoặc ít có căng thẳng về nhiệt.

Khi nhiệt độ bề mặt thấp hơn, có thể giảm bớt vận tốc gió và ngược lại, nếu nhiệt độ bề mặt tăng cao thì cần tăng thêm vận tốc gió, nhưng không nên vượt quá 2,5 m/s đối với nhà dân dụng và 3,5 m/s đối với nhà công nghiệp (xem 4.1.3).

Sau đây là một vài kết quả tính toán cụ thể:

VÍ DỤ 1: Ở trạng thái nghỉ ngơi tĩnh tại (đọc báo, đọc sách, làm việc bàn giấy ....) QM = 86 kcal/h = 100W; về mùa hè nếu chọn tK= 28°C, K = 60 % và v = 0,3 m/s ta sẽ có HSI =18,33 - không đạt yêu cầu, khá nóng. Nếu tăng vận tốc gió đến v = 0,5 m/s thì HSI = 9,81 < 10 - tốt.

VÍ DỤ 2: Khi lao động nặng QM = 300 kcal/h ≈ 350 W, cũng về mùa hè nếu chọn tK= 20°C, K = 60 % và v = 1,5 m/s thì HSI = 13,57 - có căng thẳng về nhiệt, tức hơi nóng. Khi tăng vận tốc gió lên v = 2 m/s thì HSI = 9,2 < 10 - tốt.

Ở 2 ví dụ trên đều nhận nhiệt độ bề mặt bứt xạ tR = 28°C.

3) Khi không có những yêu cầu đặc biệt, độ chính xác duy trì điều kiện vi khí hậu tiện nghi cần đảm bảo mức sai lệch về nhiệt độ là Δt = ±1 °C và sai lệch về độ ẩm tương đối là Δ = ± 7 %;

4) Độ chính xác duy trì nhiệt độ tiện nghi khi sử dụng máy ĐHKK cục bộ hoặc bộ hòa trộn cục bộ có đầu cảm nhiệt tác động trực tiếp thì cho phép giữ ở mức ± 2 °C.

Đối với một số công trình có công dụng đặc biệt, cũng như các quá trình công nghệ đòi hỏi phải được tiến hành trong môi trường có nhiệt độ, độ ẩm nhất định, ta có thể tham khảo các số liệu nêu trong Bảng A.3.



Bảng A.3 - TSTT hợp lý của không khí bên trong nhà phục vụ cho yêu cầu hoạt động nghề nghiệp và công nghệ

Thứ tự

Loại công trình hoặc công nghệ

Nhiệt độ

t,°C

Độ ẩm tương đối

,%



Vận tốc gió

v, m/s

1

Phòng mổ bệnh viện

từ 20 đến 25

từ 50 đến 60

từ 1 đến 1,3

2

Thư viện, kho sách

từ 20 đến 28

từ 50 đến 60

3

Phòng trưng bày viện bảo tàng (hiện vật bằng gỗ, giấy, da, đồ vật dán keo)

từ 20 đến 26

từ 50 đến 60

4

Nhá máy in







- In nhiều màu

từ 24 đến 26

Từ 50 đến 55

- In thường

từ 24 đến 26

từ 55 đến 60

5

Công nghệ phim ảnh










- Tráng phim

từ 20 đến 24

60 ± 5




- Hong khô phim

từ 22 đến 26

60 ± 5




- Kho giấy ảnh, thuốc ảnh

từ 20 đến 27

từ 40 đến 50

6

Nhà máy sợi dệt










- Phân xưởng chải sợi

từ 22 đến 28

từ 55 đến 50




- Phân xưởng kéo sợi

từ 24 đến 28

từ 60 đến 50




- Phân xưởng dệt

từ 22 đến 28

từ 75 đến 70

7

Công nghiệp tơ nhân tạo (kapron)










- Phân xưởng kéo sợi

từ 24 đến 26

60 ± 5




- Phân xưởng cuộn sợi

từ 18 đến 20

50 ± 3




- Phân xưởng dệt

từ 24 đến 26

55 ± 5




- Phòng thí nghiệm cơ lý sợi và vải

từ 20 đến 2

55 ± 5

8

Nhà máy thuốc lá













- Kho thuốc lá

từ 20 đến 26

từ 75 đến 80







- Phân xưởng sợi thuốc

từ 20 đến 26

từ 70 đến 75







- Phân xưởng cuốn điếu

từ 20 đến 26

từ 65 đến 70







- Buồng làm dịu thuốc lá

từ 24 đến 1

từ 75 đến 5




9

Nhà máy chè đen













- Gian vò chè

từ 20 đến 28

từ 90 đến 95







- Gian lên men

từ 20 đến 26

từ 95 đến 98







- Gian sàng chọn đóng bao

từ 20 đến 28

từ 55 đến 65




10

Cơ khí chính xác













- Phòng ổn định nhiệt

từ 18 đến 20

40 ± 5







- Xưởng nấu thủy tinh quang học

24 ± 1

45 ± 5







- Xưởng mài thấu kính

24 ± 0,5

80 ±5







- Xưởng chế tạo thiết bị đo điện

từ 22 đến 26

từ 50 đến 55







- Phòng máy vi tính

từ 20 đến 28

từ 50 đến 70






tải về 2.7 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   18




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương