LỜi nhà xuất bảN


Ngày 19 tháng Sáu năm 1787



tải về 1.13 Mb.
trang7/15
Chuyển đổi dữ liệu08.05.2018
Kích1.13 Mb.
#37766
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15

Ngày 19 tháng Sáu năm 1787

Ngày 19 tháng Sáu, Madison đã có một bài phát biểu dài phản đối mọi đề xuất của Paterson. Với những lập luận rất chặt chẽ, ông đã viện dẫn rất nhiều ví dụ về lịch sử những Liên bang của châu Âu, để chứng minh sự cần thiết phải xây dựng một liên bang duy nhất.

Trong đó, các tiểu bang phải đại diện theo qui mô dân số. Đó là con đường duy nhất để duy trì sự ổn định và thịnh vượng của 13 tiểu bang Bắc Mỹ. Chính nhờ những lập luận sắc bén của ông mà Hội nghị đã đồng ý sử dụng Phương án Virginia làm nền tảng cơ bản cho mô hình chính quyền liên bang.

Sau này, những lập luận đó lại được Madison sử dụng trong các bài luận văn Người Liên bang.

Ngài MADISON: Nhiều đại biểu gây áp lực vì cho rằng Hội nghị này không được trao đủ quyền lực cần thiết để đề xuất bất cứ mô hình nào khác ngoài mô hình liên bang. Ngoài những điều đã được các đại biểu khác trình bày, ông muốn bổ sung thêm rằng không có một kế hoạch liên bang nào như vậy đáp ứng được đòi hỏi cấp bách hiện nay. Một đặc điểm trong chính quyền liên bang là quyền lực không áp đặt trên các cá nhân mà là áp đặt trên tập thể, trên các tiểu bang.

Nhưng trong một số trường hợp, như những vụ cướp biển, chiếm đoạt tài sản trên biển, theo Các điều khoản Hợp bang hiện nay và trong nhiều trường hợp được mở rộng như Ngài Paterson đề nghị, là điều hành trực tiếp đối với các cá nhân. Một đặc điểm khác là chính quyền liên bang không phải trực tiếp do dân chúng mà do các chính quyền tiểu bang chọn ra. Nhưng đại biểu Quốc hội Hợp bang của Connecticut và Rhode Island lại được chọn do dân chúng, chứ không phải do cơ quan lập pháp. Phương án của Ngài Paterson không dự định thay đổi điều này.

Ngài Paterson cũng viện lý lẽ rằng Hợp bang được toàn thể chấp thuận, thì khi muốn giải tán cũng phải được toàn thể chấp nhận. Đó có phải là bản chất của mọi Hiệp ước hay không? Lập luận này có phải được rút ra từ những điều khoản đặc biệt trong Các điều khoản Hợp bang không? Nếu chúng ta coi liên minh Hợp bang như một bản khế ước cơ bản, để nhờ đó, các cá nhân thiết lập nên xã hội, thì ít nhất Hợp bang phải là sự đồng lòng của mọi thành viên.

Nhưng không thể nói rằng sự hủy bỏ bản khế ước này không thể có hiệu lực nếu không được tất cả các bên đồng lòng nhất trí. Việc một nhóm công dân trong xã hội vi phạm các qui định cơ bản chắc chắn sẽ giải phóng những công dân khác khỏi nghĩa vụ thực hiện bản khế ước đó.

Nếu bất cứ bên nào vi phạm bất cứ điều khoản nào nhưng lại không cho phép những bên còn lại được tự do là vì điều ngược lại đã được ngầm hiểu ngay trong bản khế ước. Đặc biệt là có những điều luật của bản Hiệp ước trao quyền cho đa số bắt buộc toàn thể phải tuân theo trong mọi trường hợp.

Trường hợp sau chỉ ra rằng chúng ta không thể coi liên minh Hợp bang như một bản khế ước xã hội giữa các cá nhân. Nếu vậy, đa số có quyền ràng buộc tất cả, thậm chí có thể hình thành một bản hiến pháp mới cho tất thảy mọi người, điều mà Ngài Paterson sẽ khó lòng chấp nhận.

Nếu chúng ta xem xét liên minh không phải như một khế ước xã hội của những cá nhân riêng rẽ mà là sự thỏa thuận của các chính quyền tiểu bang, thì điều gì có thể rút ra được từ những thỏa thuận này? Rõ ràng là căn cứ theo những điều qui định về luật của các quốc gia, sự vi phạm bất cứ điều khoản nào, bởi bất kỳ bên nào, sẽ cho phép những bên còn lại được hoàn toàn tự do.

Coi như toàn bộ thỏa thuận này được hủy bỏ, trừ phi họ chọn một cách thức khác cưỡng ép bên vi phạm phải thay đổi. Điều này đặc biệt được minh chứng trong các Hiệp ước liên minh trong chiến tranh. Khi một bên vi phạm thì bản Hiệp ước đó coi như không còn có hiệu lực. Nhưng bản Các điều khoản Hợp bang lại không có qui định nào cho phép việc sử dụng vũ lực để cưỡng buộc thành viên chống đối phải tuân thủ luật pháp.

Ông nhận thấy Các điều khoản Hợp bang bị vi phạm rất nhiều và rất rõ ràng, đặc biệt là hành động của New Jersey, khi bang này khước từ tuân thủ những qui định hợp hiến của Quốc hội, công khai hủy bỏ phiếu bầu của mình và từ chối thông qua bất cứ đạo luật nào.

Ông không muốn đưa ra những can thiệp thô bạo với những nhận xét này. Tuy nhiên, ông nghĩ bản chất thật sự của Hợp bang cần phải được nghiên cứu kỹ càng và ông không hề băn khoăn về việc cần củng cố nền tảng cho chính quyền. Sau khi xem xét phương án của Ngài Paterson, ông tuyên bố rằng một mô hình tốt đẹp phải đạt được hai mục tiêu:

(1) Duy trì Liên minh.

(2) Cho phép chính quyền xử lý những vi phạm của các tiểu bang.

Chúng ta cần xem xét mô hình của Ngài Paterson để kết luận: liệu phương án này có đáp ứng các đòi hỏi nêu trên không?

1. Liệu Phương án này có ngăn chặn được những vi phạm luật pháp và các Hiệp ước không? Nếu không ngăn chặn được, thì chắc chắn sẽ dẫn chúng ta tới thảm họa chiến tranh với ngoại bang. Xu hướng vi phạm của các tiểu bang thể hiện ở nhiều ví dụ. Báo cáo mới đây của Quốc hội cho thấy tất cả các quốc gia khác đều vi phạm các Hiệp ước đã được ký kết với chúng ta.

Cho đến nay, chúng ta chỉ cam chịu, nhưng đó không thể là giải pháp lâu dài. Mối quan hệ trục trặc với các quốc gia hùng mạnh khác cũng là một tai họa lớn nhất cho cả nước. Do vậy, cần đảm bảo rằng không vùng đất nào có quyền gây tại họa này cho cả nước, nhưng liên minh Hợp bang hiện nay không có khả năng xử lý những sai trái này một cách hiệu quả. Những đề nghị sửa đổi cũng không đáp ứng được yêu cầu này khi để các tiểu bang không hề được kiểm soát.

2. Liệu phương án này có ngăn chặn được việc các tiểu bang chiếm đoạt quyền của liên bang không? Chúng ta đều biết mọi liên minh cộng hòa cổ xưa cũng như hiện đại đều có xu hướng tiếm quyền. Các điều khoản Hợp bang đã qui định rằng việc quan hệ với người Da đỏ là thuộc quyền hạn của Quốc hội, nhưng nhiều tiểu bang đã ký kết những Hiệp ước riêng rẽ, hay gây chiến với họ. Hiến pháp cũng không cho phép hai hay nhiều tiểu bang được quyền ký kết bất kỳ Hiệp ước nào với nhau nếu không được Quốc hội chấp thuận.

Nhưng Virginia và Maryland là một ví dụ, Pennsylvania và New Jersey là một ví dụ khác. Các bang này đều đàm phán những Hiệp ước mà chưa hề có tiền lệ hay có lời biện bạch sau đó. Cũng không tiểu bang nào có quyền tổ chức quân đội trong thời bình nếu không được Quốc hội chấp thuận. Qui định này đòi hỏi có sự tuân thủ nghiêm ngặt nhất.

Nhưng Massachusetts, tiểu bang mạnh nhất của liên bang, thì không tuân thủ khi họ thành lập một đội quân riêng. Ngay lúc này, tiểu bang đó đang thành lập một đội quân mà chẳng đoái hoài đến việc báo cáo cho Quốc hội.

Nếu như chúng ta xem xét các thể chế hợp bang hay các liên minh khác, chúng ta sẽ thấy các thành viên trong những liên minh này đều có khuynh hướng vi phạm thẩm quyền của liên minh. Sau đó, ông phân tích các Nhà nước Liên bang Hy Lạp cổ đại và các Hợp bang Thụy Sĩ, Đức và Bỉ, tìm xem những điểm tương đồng đối với Hợp chúng quốc về mặt thể chế và thẩm quyền liên minh, để thấy việc vi phạm thẩm quyền đều dẫn các liên bang này tới sự hỗn loạn và rồi sụp đổ.

Ông thấy kế hoạch của Ngài Paterson không kiểm soát các tiểu bang trong công việc phòng thủ chung mà đó phải là đặc quyền của liên bang. Trong đó, hai điều khoản có thiếu sót rất nghiêm trọng.

1. Hiến pháp được phê chuẩn không phải do dân chúng mà do các cơ quan lập pháp tiểu bang. Do đó, bản Hiến pháp không thể trở thành các điều luật tối thượng cho tất cả các tiểu bang.

2. Bản Hiến pháp đó chỉ trao cho tòa án liên bang quyền phúc thẩm, nhưng chỉ trong một số vụ nhất định. Sự thiếu vắng điều khoản này có thể dẫn tới mối nguy hiểm về sự tha tội quá mức trong các tòa án tiểu bang. Và sau việc tha tội như vậy thì liệu còn phúc thẩm được điều gì nữa? Ngoài ra, ở hầu hết nếu không nói là tất cả các tiểu bang, các bản Hiến pháp tiểu bang đều cho phép các cơ quan hành pháp có quyền ân xá. Vậy quyền này sẽ được thu lại thế nào nếu bản Hiến pháp chỉ do các cơ quan lập pháp thông qua?

3. Liệu mô hình đó có ngăn chặn được sự vi phạm giữa các tiểu bang không? Chúng ta đã chứng kiến quá nhiều các ví dụ như vậy. Luật pháp của Virginia và Maryland đều ưu ái dân chúng tiểu bang mình hơn dân chúng các tiểu bang khác trong các vụ kiện trong khi Các điều khoản Hợp bang qui định rằng mọi quyền và đặc ân của tất cả dân chúng là như nhau. Ông coi việc ban hành tiền giấy và các đạo luật tương tự là những hành động phạm pháp. Các tiểu bang đối với nhau vừa là con nợ và chủ nợ.

Như vậy, các tiểu bang "chủ nợ" sẽ phải chịu tổn hại khi các tiểu bang "con nợ" ban hành tiền giấy. Chúng ta đã chứng kiến những hành động trả đũa và gây hấn về lĩnh vực này đe dọa không chỉ sự hài hòa thống nhất mà còn đe dọa sự yên bình của liên minh. Phương án của Ngài Paterson không cho Quốc hội Hợp bang quyền phủ quyết các bộ luật tiểu bang mà để họ tự do không bị kiểm soát thi hành những kế hoạch sai trái nhằm chống lại nhau.

4. Liệu mô hình này có đảm bảo được sự bình yên của các tiểu bang không? Những vụ rối loạn ở Massachusetts đã cảnh báo mọi tiểu bang khác về mối nguy hiểm mà họ có thể phải gánh chịu. Nhưng kế hoạch của Ngài Paterson không có những điều khoản cho phép liên minh có giải pháp đối phó với những vấn đề này. Căn cứ theo lý thuyết về nền Cộng hòa, lẽ phải, quyền lực và sức mạnh phải thuộc về đa số và phải do đa số nắm giữ.

Nhưng thực tế và kinh nghiệm cho thấy đôi khi thiểu số có thể đánh bại đa số: (1) Nếu như thiểu số ngẫu nhiên có đủ mọi kỹ năng và trình độ quân sự điêu luyện, chiếm giữ những nguồn tài nguyên và tiền bạc lớn, thì 1/3 có thể chiến thắng 2/3 còn lại. (2) 1/3 những người có quyền bầu chọn người lãnh đạo có thể trở thành đa số bằng cách cho phép những người nghèo, những người không đủ tài sản và những người chỉ muốn nổi loạn chứ không muốn thiết lập chính quyền được quyền bỏ phiếu. (3) Những nơi có nô lệ thì lý thuyết cộng hòa càng trở nên sai lầm.

5. Liệu mô hình đó có đảm bảo thiết lập nền hành pháp và lập pháp tốt ngay trong các tiểu bang không? Khi những tội ác và sai trái dần dần phát triển, phá hỏng hệ thống chính trị liên minh và tất yếu, cũng sẽ phá hỏng chính quyền tiểu bang. Do từng tiểu bang riêng biệt đều tác động gián tiếp đến tổng thể nên đó là một lý do quan trọng để tin rằng các tiểu bang đều cảm nhận được sức ép mà họ phải chịu đựng, và đó là động cơ thúc đẩy việc tổ chức Hội nghị này.

Về điểm này, ông tiến hành liệt kê hàng loạt những sai trái và các vi phạm: (1). Các tiểu bang thông qua vô số các bộ luật sai trái. (2). Các bộ luật này thất thường, dễ thay đổi. (3). Các bộ luật này không công bằng. (4). Những bộ luật này chẳng được thi hành nghiêm chỉnh. Vì Phương án của Ngài Paterson không mang lại giải pháp cho những sai trái cực kỳ nguy hiểm này, nên cũng không mang lại câu trả lời tương xứng cho nhu cầu cấp thiết hiện nay của đất nước.

6. Liệu mô hình đó có đảm bảo sự an toàn cho liên minh chống lại các thế lực ngoại bang tìm cách lôi kéo và gây ảnh hưởng đến các thành viên của liên minh không? Những điều đó tất yếu sẽ xảy ra. Những âm mưu xuất hiện trong số các Nhà nước Hợp bang Hy Lạp cổ đại là bài học cho ngày nay. Đầu tiên là những xúi giục do vua Ba Tư gây ra và sau đó là tai họa khủng khiếp do vua Philip của Macedonia gây ra . Còn các thành bang của liên minh Achaea , lúc đầu bị Macedonia và sau đó bị La Mã tìm cách chia rẽ.

Các tổng của Thụy Sĩ bị Áo, Pháp và các quốc gia láng giềng can thiệp. Các vương quốc của đế chế Phổ bị Pháp, Đức, Anh, Tây Ban Nha và cả Nga tìm cách chia rẽ. Còn trong Liên bang Bỉ, mọi quốc gia láng giềng đều tìm cách can thiệp. Kế hoạch của Ngài Paterson không trao cho chính quyền trung ương quyền phủ quyết bất kỳ ý muốn nào của các tiểu bang nên sẽ chỉ mở rộng cánh cửa cho những âm mưu xấu xa và nguy hiểm giữa chính chúng ta mà thôi.

7. Ông cầu xin các bang nhỏ đang tán thành kế hoạch của Ngài Paterson nên xem lại tình huống họ sẽ phái đương đầu. Trước tiên, họ vẫn phải gánh chịu những chi phí để duy trì các đại biểu tại Quốc hội. Nếu họ muốn giảm bớt những chi tiêu cho các đại biểu của mình, thì có thể họ sẽ mắc phải những sai lầm khác.

Những ghi chép của Quốc hội cho thấy các công việc của Quốc hội thường xuyên bị trì hoãn do quá nhiều đại biểu vắng mặt. Các tiểu bang thường vắng mặt lại không phải là các bang lớn. Ông nhắc Hội nghị cần tính đến hậu quả sẽ xảy ra nếu các bang nhỏ vẫn phải chịu toàn bộ các chi phí để duy trì sự đại diện tại Quốc hội.

Trong giai đoạn chiến tranh, một đại biểu của Delaware trước khi ký Các điều khoản Hợp bang, đại biểu duy nhất của tiểu bang này, lại là công dân của Pennsylvania. Vào thời gian khác, cũng tiểu bang Delaware có ba đại biểu, nhưng hai người là công dân của Pennsylvania, còn người thứ ba lại là công dân của New Jersey. Việc bầu chọn những đại biểu này nhằm giảm nhẹ chi phí của tiểu bang đó. Nhưng bất kể vì lý do gì, thì phiếu bầu của tiểu bang này cũng bị nghi ngờ và ảnh hưởng của tiểu bang khác sẽ tăng lên.

Vấn đề thứ hai là sự cưỡng ép, hiệu quả của phương án Ngài Paterson đề xuất tùy thuộc vào điều này, sẽ chỉ sử dụng đối với chính họ [các tiểu bang nhỏ-ND] mà thôi. Không thể cưỡng ép được các bang lớn, còn các bang nhỏ, nếu bị cưỡng ép, sẽ muốn trả thù. Ông minh họa vấn đề này bằng lịch sử Nhà nước Hợp bang Hy Lạp cổ đại và Đế chế Phổ. "Cái mạng nhện" đó chỉ làm kẻ yếu thêm rối rắm và là sự mua vui cho kẻ mạnh!

Các đại biểu của các bang nhỏ cũng cần xem xét tương lai cho chính mình nếu ngoan cố theo đuổi một kế hoạch không thể chấp nhận được và chỉ càng ngăn cản việc chấp thuận các mô hình khác.

Kế hoạch này chỉ mang lại tai họa mà thôi. Cần phải trù tính những điều có thể xảy ra và tìm ra giải pháp trước khi chấp nhận nó. Nếu liên minh các tiểu bang bị giải tán, thì họ có thể chọn lựa một trong hai giải pháp. Các tiểu bang có thể duy trì sự độc lập của mình, hoặc tham gia vào một hay hai hợp bang nhỏ sẽ hình thành.

Nếu trường hợp thứ nhất xảy ra, liệu các tiểu bang riêng rẽ có thể chống lại những tham vọng và sức mạnh của các bang lớn láng giềng như họ được hưởng dưới một chính quyền trung ương lan tỏa sức mạnh của mình tới khắp mọi vùng trên vương quốc này và quan tâm bình đẳng đối với việc bảo vệ mọi vùng lãnh thổ chống lại sự xâm chiếm của ngoại bang hay không? Trong trường hợp thứ hai, liệu các bang nhỏ có thể trông đợi các bang lớn láng giềng sẽ liên minh với họ theo nguyên tắc bình đẳng, và trao cho mỗi thành viên một lá phiếu bình đẳng không? Hay họ muốn bị mất ít quyền hơn như trong mô hình của Ngài Randolph?

Khó khăn lớn nhất nằm ở vấn đề đại diện. Nếu điều này được giải quyết, thì mọi vấn đề khác đều có thể vượt qua được. Hai quý ngài từ New Jersey (Ngài Brearly và Ngài Paterson) đều đồng ý rằng nếu cho Virginia, có diện tích lớn gấp nhiều lần Delaware, lại có lá phiếu bình đẳng với nhau là không công bằng.

Nhưng họ lại cho rằng Delaware sẽ không an toàn nếu cho phép Virginia có nhiều lá phiếu hơn của Delaware. Đề xuất của họ là ném mọi tiểu bang vào một “mớ hổ lốn”, rồi phân chia thành 13 phần bằng nhau. Liệu mô hình như vậy có thực tế không? Sự khác biệt giữa các qui định về tài sản, về phong tục, lối sống và quan điểm không đồng nhất tại các tiểu bang khác nhau làm cho kế hoạch này không thể thực thi được.

Dù là với quyền lực tối cao của một trong những nhà vua ở châu Âu như Vua nước Pháp, với sự cố vấn khôn ngoan của một trong những viên Thượng thư yêu nước và có học hành nhất như Ngài Neckar, thì ở bất cứ thời đại nào cũng không thể tạo ra sự bình đẳng trong những lãnh thổ quá khác biệt về phong tục và tập quán. Nhưng việc chấp nhận một sự pha trộn chung và phân chia lại các tiểu bang là hoàn toàn có thể và mối nguy hiểm mà các bang nhỏ lo sợ, từ việc đại diện theo tỷ lệ, là có thực. Một liên minh tự nguyện và đặc biệt của các tiểu bang này với các tiểu bang láng giềng sẽ thuận lợi hơn cho cả cộng đồng và mang lại sự an toàn hơn cho chính họ.

Nếu New Jersey hay Delaware nghĩ rằng sự bình đẳng giữa các tiểu bang sẽ mang lại thuận lợi cho họ và coi đó là điều kiện thiết yếu để thiết lập liên minh với các tiểu bang láng giềng thì tại sao mục đích này không thể đạt được nếu Hiến pháp cho phép họ tự do hình thành bất cứ liên minh nào họ muốn? Tại sao họ lại muốn nhất định phải thiết lập liên minh bao gồm tất cả các tiểu bang, khi điều này vô cùng khó khăn, và nhiều tiểu bang khác chẳng dễ dàng chấp nhận, trong khi họ vẫn phải gánh chịu những gánh nặng tài chính?

Triển vọng nhiều tiểu bang mới ở miền Tây sẽ tham gia liên minh là một xem xét quan trọng khác. Họ sẽ tham gia liên minh nhưng sẽ có rất ít cư dân. Nếu họ có quyền bỏ phiếu theo tỷ lệ dân số, mọi việc sẽ đúng đắn và an toàn. Nhưng nếu họ có lá phiếu bình đẳng thì một thiểu số nhỏ chưa từng có, khi chống đối, sẽ chiến thắng tất cả các tiểu bang khác.

Toàn thể Hội nghị đều chấp thuận không xem xét kế hoạch của Ngài Paterson, trừ tiểu bang New York và New Jersey.

Cuộc bỏ phiếu về đề xuất sử dụng kế hoạch của Ngài Randolph làm nền tảng cho Hội nghị:

MA: đồng ý; CT đồng ý; NY: không; NJ: không; PA: đồng ý; DE: không; MD: không quyết định; VA: đồng ý; NC: đồng ý; SC: đồng ý; GA: đồng ý.




PHẦN 4

TRANH LUẬN VỀ CHỦ QUYỀN LIÊN BANG VÀ NHIỆM KỲ CỦA HẠ NGHỊ SĨ


tải về 1.13 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   ...   15




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương