LỊch sử ĐỘi tntp hồ chí minh mở đầu truyền thống “TUỔi nhỏ chí LỚN” CỦa con trẻ việt nam



tải về 0.77 Mb.
trang8/8
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.77 Mb.
#13179
1   2   3   4   5   6   7   8

- Truyền thống yêu nước, thương nòi nồng nàn, một lòng trung thành với lý tưởng của Đảng, gắn bó với chế độ xã hội chủ nghĩa; sẵn sàng vì nghĩa lớn khi Tổ quốc lâm nguy; sẵn sàng quên mình cứu giúp đồng bào, đồng đội và bạn bè khi gặp khó khăn, hoạn nạn... góp phần tô đậm tinh thần vị tha, nhân ái của dân tộc.

- Truyền thống chăm học, chăm làm, ham hiểu biết, nhiều ước mơ; tích cực rèn luyện, hun đúc tinh thần "tuổi nhỏ chí lớn", hăng hái hoạt động trong các phong trào, các cuộc vận động do Đoàn, Đội phát động; cống hiến cho đất nước nhiều gương sáng, nhiều tài năng xuất sắc góp phần làm rạng rỡ gương mặt Tổ quốc ta.

- Truyền thống đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cùng vượt qua khó khăn trong cuộc sống, trong học tập; nêu cao ý thức tổ chức kỷ luật và tính tích cực xã hội với tinh thần "tuổi nhỏ làm việc nhỏ", hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; thương yêu, đùm bọc anh chị em trong gia đình; kính trọng thầy cô giáo, noi gương các anh chị phụ trách, từng bước phấn đấu trở thành người công dân gương mẫu làm chủ đất nước trong tương lai.

- Truyền thống gắn bó chặt chẽ với tổ chức Đội, tin tưởng và tự hào về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh do Đảng và Bác Hồ kính yêu sáng lập, rèn luyện; ra sức xây dựng Đội ngày càng vững mạnh trở thành lực lượng cách mạng, lực lượng giáo dục và đội hậu bị hùng hậu của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; hăng hái hoạt động trong tổ chức Đội để phấn đấu sớm trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, Cháu ngoan Bác Hồ, đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Những giá trị truyền thống vẻ vang của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và thiếu niên, nhi đồng nước ta là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn, vô tận đã và đang dẫn dắt, thúc đẩy hàng chục triệu đội viên và thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ngày càng phát huy trí thông minh, lòng dũng cảm, ý thức tự lập, tự cường dân tộc góp phần đưa nước ta "sánh vai cùng các cường quốc năm châu" như Bác Hồ kính yêu từng mong ước.




PHỤ LỤC
MỘT SỐ SỰ KIỆN QUAN TRỌNG TRONG LỊCH SỬ ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH VÀ PHONG TRẠOTHIẾU NHI VIỆT NAM


* Năm 1926:Trong ”Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản", đồng chí Nguyễn ái Quốc (tức Bác Hồ kính yêu sau này) đã thông báo ở mục 3 là Bác đã: "Tổ chức một tổ thiếu nhi, lựa chọn trong con em nông dân và công nhân... "
* Ngày 22- 7 - 1926:Bác Hồ viết thư cho ủy ban Trung ương Đội Thiếu niên Tiền phong (thuộc Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin) đề nghị đào tạo theo chương trình lâu dài một số thiếu niên Việt Nam thành cán bộ Đoàn sau này. Trong phong trào Xô viết Nghệ-Tĩnh 1930 - 1931: đã xuất hiện tổ chức Đội Đồng Tử Quân, tham gia đấu tranh lập chính quyền Xô viết ở Nghệ-Tĩnh. Nhiệm vụ chủ yếu của các tổ chức này là làm giao thông liên lạc, canh gác bảo vệ các cuộc họp.
* Ngày 15 - 5 - 1941: Tại Nà Mạ (xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng), tổ chức Hội Nhi đồng Cứu quốc (nay là Đội TNTP Hồ Chí Minh ) được thành lập gồm năm đội viên đầu tiên là Nông Văn Dền (tức Kim Đồng), Nông Văn Thàn (tức Cao Sơn), Lý Văn Tinh (tức Thanh Minh), Lý Thị Nì (tức Thủy Tiên), Lý Thị Xậu (tức Thanh Thủy), Anh Kim Đồng được bầu làm đội trưởng.
* Năm 1945: Tại Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành hàng loạt Đội thiếu niên, nhi đồng cứu quốc ra đời. Nổi tiếng là các Đội: Đội nhi đồng cứu quốc Mai Hắc Đế, Đội thiếu niên Hoàng Văn Thụ, Đội thiếu niên thành Huế, Đội thiếu niên du kích Đình Bảng, Đội thiếu niên tình báo Bát Sắt; các Đội thiếu nhi ở Sài Gòn và Liên khu 5...
* Ngày 19 - 5 - 1946: Một cuộc diễu hành thiếu nhi thành phố Hà Nội đến Phủ Chủ tịch, mừng ngày sinh nhật lần thứ 56 của Bác Hồ.
* Tháng 9 - 1947: Nhân kỷ niệm Quốc khánh, Bác Hồ đã viết thư cho thiếu nhi cả nước, khen ngợi thành tích của thiếu nhi tham gia kháng chiến. Bác viết: "Trong cuộc cách mạng tháng Tám và trong cuộc kháng chiến bây giờ đã có nhiều cháu tham gia".
* Tháng 2 - 1948:Bác viết thư hướng dẫn thiếu nhi cả nước làm công tác Trần Quốc Toản. Từ đấy, công tác Trần Quốc Toản ra đời và trở thành phong trào thi đua sôi nổi, hấp dẫn trong cả nước cho đến ngày nay.
* Tháng 3 - 1951: Tại Việt Bắc, Hội nghị cán bộ Đoàn đã quyết định thống nhất các tổ chức thiếu niên, nhi đồng và lấy tên là Đội thiếu nhi tháng Tám. Hội nghị cũng đã thống nhất một số chủ trương mới như đội viên đeo khăn quàng đỏ, bài ca chính thức, khẩu hiệu, phiên chế tổ chức Đội.
* Trung thu năm 1952: Bác đã viết thư khen:
"Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh.
Tính các cháu ngoan ngoãn, mặt các cháu xinh xinh
Mong các cháu cố gắng, thi đua học và hành
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình
Để tham gia kháng chiến, để gìn giữ hòa bình
Các cháu hãy xứng đáng, cháu Bác Hồ Chí Minh!"
* Ngày 12 - 9 - 1954: Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, Bác viết thư khen: "Trong cuộc kháng chiến cứu nước, các cháu cũng có đóng góp một phần. Nhân dịp này, Bác gửi lời thân ái khen ngợi các cháu. Trăng thu trong đẹp, sáng rọi khắp nơi, từ Nam đến Bắc. Cũng như lòng Bác yêu quý tất cả các cháu miền Bắc và miền Nam".
* Ngày 4 - 11- 1956: Đại hội lần thứ II của Đoàn, đã ra Nghị quyết về công tác thiếu niên nhi đồng và quyết định đổi tên Đội thiếu nhi tháng Tám thành Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam, bao gồm hai lứa tuổi nhi đồng và thiếu niên.
* Năm 1958: Mở đầu phong trào "Kế hoạch nhỏ" và "Hợp tác xã Măng non". Ngày 2-12-1958, bác Tôn Đức Thắng, Chủ tịch ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa II đã viết thư hoan nghênh sáng kiến và cho phép mở rộng thành phong trào toàn miền Bắc.
* Ngày 15 - 5 - 1959: Nhân kỷ niệm 18 năm ngày thành lập Đội, bác Tôn Đức Thắng đã thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng trao cho Đội lá cờ thêu khẩu hiệu của Đội "Vì sự nghiệp xã hội chủ nghĩa và thống nhất Tổ quốc - hãy Sẵn sàng!".
* Ngày 19 - 3 - 1960: Theo chỉ thị 197 CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa III) các em ở tuổi nhi đồng được tổ chức vào Đội Nhi đồng tháng Tám, có Điều lệ, nghi thức riêng và hoạt động với sự giúp đỡ của Đội Thiếu niên Tiền phong.
* Năm 1961: Phong trào "Nghìn việc tốt" xuất phát từ Tam Sơn tỉnh Bắc Ninh và sau đó phát triển rộng ra các tỉnh thành trở thành một phong trào lớn của Đội.
* Ngày 15 - 5 - 1961: Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong, Bác Hồ đã gửi thư dặn các cháu năm điều:
1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
2. Học tập tốt, lao động tốt
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
* Ngày 27- 3 - 1964: Bác Hồ biểu dương phong trào Nghìn việc tốt: Các cháu nhi đồng ta rất ngoan, rất tốt, nhiều cháu đã cứu bạn trong cơn nguy hiểm, nhiều cháu thật thà đem trả của rơi, thương yêu giúp đỡ nhau và thi đua làm nghìn việc tốt".
* Ngày 10 - 8 - 1965: Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã ra quyết nghị thực hiện phong trào "Nghìn việc tốt chống Mỹ cứu nước".
* Tết Trung thu năm 1965:Bác Hồ và bác Tôn Đức Thắng gửi thư cho các cháu thiếu nhi trường Trần Lệ Kha (tỉnh Tây Ninh) và tất cả các cháu thiếu nhi miền Nam.
Hai Bác tin chắc rằng:
"Bắc Nam sẽ sum họp một nhà
Bác cháu ta gặp mặt, trẻ già vui chung
Nhớ thương các cháu vô cùng
Mong sao mỗi cháu làm một anh hùng thiếu nhi".
* Ngày 15 - 5 - 1966:Nhân kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Đội, thay mặt Trung ương Đảng và Nhà nước, bác Tôn Đức Thắng trao cho Đội lá cờ thêu nhiệm vụ của Đội trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước:
"Vâng lời Bác dạy
Làm nghìn việc tốt
Chống Mỹ cứu nước
Thiếu niên sẵn sàng".
* Ngày 1 - 6 - 1969: Bác Hồ gặp mặt các cháu thiếu nhi tại Phủ Chủ tịch. Đây là lần gặp các cháu cuối cùng trước ngày Bác đi xa.
* Ngày 30 - 1- 1970: Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết nghị cho Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên và Đội nhi đồng được mang tên Bác Hồ vĩ đại: Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đội Nhi đồng Hồ Chí Minh.
* Ngày 23 - 6 - 1976:Theo đề nghị của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định trao cho Đội khẩu hiệu mới:"Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng Bác Hồ vĩ đại; hãy sẵn sàng!"
* Tháng 12 - 1976: Theo sáng kiến của thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh, thiếu nhi cả nước phát động phong trào "Thu lượm 4 triệu kilôgam giấy vụn phế liệu và lao động tiết kiệm lấy tiền đóng đoàn tàu mang tên "Đoàn xe lửa thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh".
* Từ 18 đến 31 - 7 - 1977:Đoàn đại biểu thiếu nhi toàn quốc đi dự Đại hội liên hoan thiếu nhi thế giới lần thứ I tổ chức ở Mátxcơva (Liên Xô cũ). Đoàn gồm 43 đội viên và 3 anh chị phụ trách Đội.
* Từ 26 đến 28 - 7 - 1978:Gặp mặt chiến sĩ nhỏ Trần Quốc Toản toàn quốc có 300 đại biểu là đội viên xuất sắc trong phong trào Trần Quốc Toản tham dự.
* Ngày 01 - 01 - 1979: Lễ khánh thành, bàn giao đoàn tàu thiếu niên tiền phong cho ngành đường sắt tại Hà Nội.
* Ngày 19 - 1 - 1981:Ban Bí thư Trung ương Đoàn ra quyết định số 02 về việc thành lập Hội đồng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh và Đội nhi đồng Hồ Chí Minh khóa I.
* Ngày 15 - 5 - 1981: Nhân kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đội, Đảng và Nhà nước đã tặng cho Đội TNTP Hồ Chí Minh Huân chương Hồ Chí Minh.
* Từ ngày 20 đến 26 - 8 - 1981:Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ I được tổ chức ở Hà Nội với 305 đại biểu cháu ngoan Bác Hồ (trong đó 180 nữ, 56 đại biểu của 27 dân tộc ít người) và 68 phụ trách Đội tham gia.
* Năm 1983: "Cuộc hành quân theo bước chân những người anh hùng" được phát động trong cả nước với chủ đề "Mừng chiến thắng Điện Biên Phủ" và "Mừng chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng".
* Từ ngày 2 đến 11 - 7 - 1984: Gặp mặt "Các chiến sĩ nhỏ Điện Biên" tại Hà Nội và Hải Phòng với 160 thiếu nhi tham gia.
* Từ ngày 21 đến 29 - 6 - 1985: Gặp mặt "Các chiến sĩ nhỏ giải phóng quân" tại thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu, có 281 đội viên và 81 phụ trách Đội tham gia.
* Từ ngày 1 đến 9 - 7 - 1986: Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ II được tổ chức tại Hà Nội và Hải Phòng, với 274 đại biểu thiếu nhi trong đó 157 nữ, 117 nam và 73 phụ trách Đội tham gia, đoàn đại biểu quốc tế gồm thiếu nhi Lào và Campuchia mỗi đoàn 15 bạn và phụ trách.
* Ngày 15 - 5- 1986:Khánh thành khu di tích Kim Đồng tại quê hương anh Kim Đồng.
* Ngày 6 - 3 - 1988: Ban Bí thư Trung ương Đoàn ra quyết định số 83 về việc thành lập Hội đồng Trung ương Đội TNTP Hồ Chí Minh khóa II.
* Từ ngày 30 - 6 đến 4 - 7 - 1990:Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ III được tổ chức tại Hà Nội và Nghệ An, với 189 thiếu nhi trong đó 62 nam, 127 nữ và 45 phụ trách Đội tham gia, đại biểu thiếu nhi Liên Xô, Lào, Campuchia tham dự.
* Từ ngày 27 - 6 đến 1- 7 - 1992:Gặp mặt Thiếu nhi nghèo vượt khó được tổ chức tại Hà Nội và Thanh Hóa, có 175 thiếu nhi tham gia. Từ cuộc gặp mặt này "Quỹ thiếu nhi nghèo vượt khó" được hình thành nhằm giúp các bạn nghèo vượt khó học giỏi, công tác Đội tốt.
* Tháng 10 - 1992:Ban Thường vụ Trung ương Đoàn quyết định thành lập Hội đồng Trung ương Đội TNTP Hồ Chí Minh khóa III.
* Từ ngày 2 đến 7 - 7 - 1993:Gặp mặt Thiếu nhi các dân tộc được tổ chức tại Hà Nội và Hải Phòng, với 170 thiếu nhi và 57 phụ trách Đội tham gia.
* Từ 28 - 6 đến 7 - 7 - 1994:Kết thúc cuộc hành quân "Theo bước chân những người anh hùng", Liên hoan chiến sĩ nhỏ Điện Biên lần thứ II được tổ chức tại Điện Biên, Hà Nội, Quảng Ninh, với 181 thiếu nhi và 50 phụ trách Đội tham gia.
* Từ ngày 2 đến 6 - 7 - 1995: Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ IV được tổ chức tại Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ và Thủ đô Hà Nội, với 197 thiếu nhi trong đó 70 nam, 103 nữ, 25 đại biểu thiếu nhi dân tộc.
* Ngày 15 - 5 - 1996: Nhân dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành Đội, Trung ương Đảng trao tặng tổ chức Đội lá cờ mang dòng chữ: "Thiếu niên Việt Nam hãy làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy":
1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
2. Học tập tốt, lao động tốt.
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt
5. Khiêm tiến, thật thà, dũng cảm.
* Từ ngày 6 đến 10 - 7 - 1996: Liên hoan phụ trách thiếu nhi giỏi toàn quốc được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, gần 200 phụ trách Đội đã tham gia.
* Từ ngày 12 đến 15 - 7 - 1997: Liên hoan chiến sĩ giỏi Trần Quốc Toản được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, với 146 thiếu nhi và 66 phụ trách Đội tham gia.
* Ngày 1 - 8 - 1998: Ban Thường vụ Trung ương Đoàn ra quyết định số 190 về việc thành lập Hội đồng Trung ương Đội TNTP Hồ Chí Minh khóa IV.

* Từ ngày 18 đến 22 - 7 - 1998: Hội trại chỉ huy Đội giỏi toàn quốc lần thứ I được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội và tỉnh Quảng Ninh, với 229 đại biểu là chỉ huy Đội giỏi và 66 phụ trách Đội tham gia.
* Từ ngày 9 đến 12 - 7 - 2000: Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ V được tổ chức tại Hà Nội và Nghệ An, với 271 đại biểu trong đó 115 nam, 156 nữ và 65 phụ trách; Đoàn đại biểu thiếu nhi Việt Nam sinh sống và học tập tại Ba Lan, Hunggari, Lào, Campuchia; đại biểu thiếu nhi quốc tế gồm: Đoàn đại biểu thiếu nhi Lào, Thái Lan, Campuchia.
* Ngày 1- 1 - 2001: Nhà thiếu nhi tỉnh Kiên Giang được đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động.
* Ngày 9 - 3 - 2001: Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 02 về việc lấy năm 2001 - 2002 là "Năm xã hội tình nguyện vì trẻ em đặc biệt khó khăn".
* Từ 5 đến 15 - 5 - 2001: Lễ hội kỷ niệm trọng thể 60 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh và đón nhận Huân chương Sao vàng - phần thưởng cao quý nhất của Đảng và Nhà nước trao tặng Đội TNTP Hồ Chí Minh vì "Đã có nhiều công lao to lớn đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc".


DANH SÁCH CÁCTHÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TRUNG ƯƠNG ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

(TỪ KHÓA I ĐẾN KHÓA IV)

Chủ tịch:


- Đ/c Lê Thanh Đạo
Chủ tịch HĐĐ Trung ương khóa I
- Đ/c Phùng Ngọc Hùng
Chủ tịch HĐĐ Trung ương khóa II
Phó chủ tịch HĐĐ Trung ương khóa III, IV
- Đ/c Phạm Phương Thảo
Chủ tịch HĐĐ Trung ương khóa III
ủy viên HĐĐ khóa I, II
- Đ/c Hoàng Bình Quân
Chủ tịch HĐĐ Trung ương khóa III
Trước đó là Phó Chủ tịch thường trực HĐĐ Trung ương khóa III.
- Đ/c Đào Ngọc Dung
Chủ tịch HĐĐ Trung ương khóa III, IV
Phó Chủ tịch:
- Đ/c Hồ Trúc
Phó Chủ tịch HĐĐ Trung ương khóa I
- Đ/c Trương Đình Bảng
Phó Chủ tịch thường trực (chuyên trách) khóa I, II.
- Đ/c Trần Đức Thuần
Phó Chủ tịch thường trực (chuyên trách) khóa II.
ủy viên HĐĐ Trung ương khóa I, III, IV.
- Đ/c Nguyễn Văn Sơn
Phó Chủ tịch thường trực (chuyên trách) khóa III, IV
ủy viên HĐĐ Trung ương khóa II
- Đ/c Nguyễn Văn Hạnh
Phó Chủ tịch HĐĐ Trung ương khóa I
- Đ/c Nghiêm Chưởng Châu
Phó Chủ tịch HĐĐ Trung ương khóa II
- Đ/c Nguyễn Kế Hào
Phó Chủ tịch HĐĐ Trung ương khóa III
ủy viên HĐĐ Trung ương khóa IV
- Đ/c Nguyễn Tấn Phát
Phó Chủ tịch HĐĐ Trung ương khóa IV
ủy viên thường trực:
- Đ/c Nguyễn Văn Quỳ
ủy viên thường trực HĐĐ Trung ương khóa I
- Đ/c Hoàng Thị Như
ủy viên thường trực HĐĐ Trung ương khóa I
- Đ/c Dương Tự Minh
ủy viên thường trực HĐĐ Trung ương khóa I
- Đ/c Phùng Trí Nhuận
ủy viên thường trực HĐĐ Trung ương khóa I
- Đ/c Vũ Đình Trang
ủy viên thường trực HĐĐ Trung ương khóa I
- Đ/c Nguyễn Đức Tuệ
ủy viên thường trực HĐĐ Trung ương khóa I
- Đ/c Lê Khanh
ủy viên thường trực HĐĐ Trung ương khóa I, II
- Đ/c Nguyễn Tiến
ủy viên thường trực HĐĐ Trung ương khóa I
ủy viên HĐĐ Trung ương khóa II
- Đ/c Hoàng Thành
ủy viên thường trực HĐĐ Trung ương khóa I
ủy viên HĐĐ Trung ương khóa II
- Đ/c Nguyễn Tử Mẫn
ủy viên thường trực HĐĐ Trung ương khóa I, II
- Đ/c Nguyễn Thế Tiến
ủy viên thường trực HĐĐ Trung ương khóa III, IV
ủy viên HĐĐ Trung ương khóa II
ủy viên Hội đồng Đội các khóa:
- Đ/c Hồ Đức Việt Khóa I
- Đ/c Lê Văn Đại Khóa I
- Đ/c Hoàng Mạnh Phú Khóa I
- Đ/c Phạm Thị Tỉnh Khóa I
- Đ/c Nguyễn Xuân Đàm Khóa I
- Đ/c Nguyễn Ân Khóa I
- Đ/c Lê Trân Khóa I
- Đ/c Phong Nhã Khóa I
- Đ/c Nguyễn Hiệp Khóa I
- Đ/c Trần Tư Khóa I
- Đ/c Hoàng Giai Khóa I
- Đ/c Trần Mạnh Chuẩn Khóa I
- Đ/c Nguyễn Thị Xuân Lan Khóa I, II
- Đ/c Đỗ Đình Trị Khóa I
- Đ/c Nguyễn Thị Vân Chinh Khóa I
- Đ/c Nguyễn Thị Kim Thanh Khóa I, II
- Đ/c Lê Văn Nuôi Khóa I
- Đ/c Nguyễn Đăng Thìn Khóa II
- Đ/c Đặng Xuân Hoài Khóa II
- Đ/c Ngô Anh Dũng Khóa II
- Đ/c Nguyễn Hữu Chiến Khóa II, III
- Đ/c Vũ Văn Cương Khóa II
- Đ/c Đào Lan Châu Khóa II, III
- Đ/c Nguyễn Hoàng Năng Khóa II, III
- Đ/c Nguyễn Viết Mười Khóa II
- Đ/c Trần Ngọc Anh Khóa II
- Đ/c Phạm Thành Long Khóa II, III, IV.
- Đ/c Nguyễn Thị Kim Thanh Khóa II
- Đ/c Nguyễn Thị Kim Liên Khóa III
- Đ/c Nguyễn Lan Minh Khóa II, III, IV.
- Đ/c Hồ Thị Thu Hà Khóa II
- Đ/c Nguyễn Phong Thu Khóa II
- Đ/c Trần Việt Sơn Khóa II
- Đ/c Bùi Thế Vinh Khóa II
- Đ/c Nguyễn Tiến Khóa II
- Đ/c Nguyễn Hữu Khải Khóa III
- Đ/c Bùi Sỹ Tụng Khóa III, IV
- Đ/c Vũ Quang Vinh Khóa III, IV
- Đ/c Vũ Hữu ích Khóa III, IV
- Đ/c Trần Như Tỉnh Khóa III, IV
- Đ/c Ngô Thị Doãn Thanh Khóa III
- Đ/c Cù Thu Hương Khóa III, IV
- Đ/c Hoàng Tú Anh Khóa III, IV
- Đ/c Nguyễn Hữu Chiến Khóa III
- Đ/c Phạm Xuân Cảnh Khóa III, IV
- Đ/c Trần Thị Kim Liên Khóa III, IV
- Đ/c Lê Xuân Đức Khóa IV
- Đ/c Lê Anh Thơ Khóa IV
- Đ/c Hà Văn Tăng Khóa IV
- Đ/c Phạm Đức Hải Khóa III, IV
- Đ/c Tạ Công Hoan Khóa IV
- Đ/c Trương Gia Huyến Khóa III, IV.

Chỉ đạo biên soạn:


- Đồng chí Đào Ngọc Dung, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương.
Cố vấn khoa học:
Giáo sư sử học: Trịnh Nhu
Nhà sử học: Dương Trung Quốc
Tập thể biên soạn:
Chủ biên: Đào Ngọc Dung
Biên soạn: Văn Tùng, Phùng Trí Nhuận, Hồng Thanh,
Nguyễn Thế Tiến, Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Phú Trường.
Với sự cộng tác của các anh, chị lãnh đạo, cán bộ công tác Đội
các thời kỳ và tập thể cán bộ cơ quan Hội đồng Đội Trung ương.


HẾT




tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương