LỊch sử ĐỘi tntp hồ chí minh mở đầu truyền thống “TUỔi nhỏ chí LỚN” CỦa con trẻ việt nam



tải về 0.77 Mb.
trang7/8
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.77 Mb.
#13179
1   2   3   4   5   6   7   8

1. Tạo sự chuyển biến căn bản về nhận thức của cán bộ đoàn viên thanh niên, các lực lượng xã hội đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới.

2. Xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh, góp phần tạo ra môi trường thuận lợi để đông đảo thiếu nhi rèn luyện, phấn đấu trở thành những con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

3. Tham mưu xây dựng chính sách, cơ chế phối hợp với các ngành, các lực lượng xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi, góp phần xã hội hóa công tác thiếu nhi, đồng thời tạo ra các nguồn lực cho công tác Đội và phong trào thiếu ni.

Từ phương hướng chung Nghị quyết đã nêu những giải pháp cơ bản là:

1. Giải pháp về nhận thức và phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội.

a. Nâng cao nhận thức và kiến thức cho cán bộ, đoàn viên thanh niên, các lực lượng xã hội về công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu nhi và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh.

b. Đẩy mạnh cuộc vận động "Vì đàn em thân yêu" với chỉ tiêu hàng tháng mỗi chi đoàn có một việc tốt dành cho trẻ em; mỗi đoàn viên làm tấm gương tốt trong công tác phụ trách thiếu nhi (tóm tắt là: "Chi đoàn có việc làm tốt, đoàn viên làm phụ trách tốt").

2. Giải pháp về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động thiếu nhi.

Hệ thống hóa và hoàn thiện các loại hình giáo dục thiếu nhi, trên cơ sở đó xây dựng nội dung giáo dục phù hợp với lứa tuổi, đối tượng, vùng miền gắn với những chủ đề cụ thể, đồng thời tăng cường đổi mới các phương thức hoạt động thiếu nhi, góp phần tạo ra môi trường xã hội lành mạnh cho các em rèn luyện và phát triển toàn diện.



3. Giải pháp về xây dựng tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh.

Củng cố, xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh, xứng đáng là đội dự bị tin cậy bổ sung lực lượng thường xuyên cho Đoàn và là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Cụ thể cần tập trung:



- Nâng cao chất lượng tổ chức Đội và đội viên.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chỉ huy Đội.
- Bồi dưỡng, phát triển đội viên lớn lên Đoàn.
- Củng cố và nâng cao chất lượng công tác nhi đồng.
- Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức công tác cán bộ phụ trách Đội.

4. Giải pháp về xây dựng cơ chế, chính sách trong công tác bảo vệ, chăm sóc giáo dục thiếu nhi và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh:

- Nâng cao năng lực và chất lượng tham mưu cho Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương để hoàn thiện các chế độ, chính sách cho cán bộ và tổ chức Đội.

- Phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo và các Bộ, ngành khác trong công tác cán bộ và xây dựng tổ chức Đội.

- Tăng cường công tác thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và cơ sở.

Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 7 về công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội TNTP của Đoàn là cơ sở, tiền đề quan trọng góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng cán bộ Đoàn và các lực lượng xã hội trong sự nghịêp chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội vững mạnh. Đồng thời sẽ tạo thời cơ và điều kiện thuận lợi cho Đội TNTP Hồ Chí Minh phát triển vững mạnh, đáp ứng nhu cầu của thiếu niên, nhi đồng Việt Nam trước thềm thế kỷ 21.

Sau khi quán triệt và tổ chức triển khai điểm tại Bắc Ninh, các địa phương trong cả nước đã tập trung triển khai đến cơ sở. Nhiều Tỉnh, Thành Đoàn tham mưu cho cấp ủy, chính quyền ra các chỉ thị, nghị quyết, chuyên đề; nhiều địa phương có những chủ trương hành động cụ thể, thiết thực cho thiếu nhi như thành phố Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Bình Dương, Tây Ninh, Bắc Ninh, Long An, Hà Nam...

Năm 2000, năm kết thúc thế kỷ 20 - năm chuẩn bị bước vào thiên niên kỷ mới, là Năm Thanh niên Việt Nam với phong trào thi đua "Thiếu nhi Việt Nam - Chào thế kỷ mới" và "Hành trình vào thế kỷ 21" của đội viên, thiếu niên, nhi đồng cả nước với khí thế thực sự sôi nổi. Nét nổi bật là quá trình xã hội hóa công tác Đội và phong trào thiếu nhi ngày càng hiệu quả tác động trực tiếp tới chất lượng hoạt động của Đội và chất lượng của đội viên thiếu niên, nhi đồng cả nước.

Thông qua cuộc vận động "Vì đàn em thân yêu" các tổ chức Đoàn, Hội đồng Đội các cấp đã tích cực tham gia chăm sóc giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội; tham mưu cho Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền ban hành nhiều văn bản quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức Đội và phong trào thiếu nhi như chủ trương chuyển giao hệ thống nhà thiếu nhi thống nhất về một đầu mối quản lý, chỉ đạo là Ban Chấp hành Đoàn cùng cấp. Chỉ thị 02 ngày 9-3-2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc lấy năm 2001 - 2002 là "Năm xã hội tình nguyện vì trẻ em đặc biệt khó khăn" theo đề xuất của Trung ương Đoàn thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của Đoàn thanh niên với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, tạo cho các em có điều kiện, cơ hội được chăm sóc, phát triển và hòa nhập cộng đồng.

Những năm cuối cùng của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đã mở ra nhiều quan hệ phối hợp có hiệu quả giữa Đoàn thanh niên với các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và tổ chức quốc tế, nhất là sự phối hợp với ngành giáo dục - đào tạo, văn hóa - thông tin, kế hoạch và đầu tư, tài chính, ban chỉ đạo quốc gia nước sạch vệ sinh môi trường, UNICEF... tạo ra thế và lực cho các hoạt động của Đội với nhiều chương trình, dự án thiết thực như Chương trình quốc gia về vui chơi giải trí, dự án "trẻ với trẻ", dự án phòng chống ma tuý học đường và phòng chống HIV/AIDS, Chương trình truyền thông nước sạch, vệ sinh môi trường, khăn quàng đỏ và sách báo tặng thiếu nhi dân tộc, miền núi...

Hệ thống thông tin tuyên truyền xuất bản báo chí của Đoàn đã tăng cường đầu tư hỗ trợ cho các hoạt động của thiếu nhi, chỉ tính riêng năm 20003 tháng đầu năm 2001, Hội đồng Đội Trung ương đã xuất bản 13 đầu sách với 188.000 bản; đặc biệt Nhà xuất bản Kim Đồng, Nhà xuất bản Thanh Niên xuất bản thêm hàng trăm đầu sách nghiệp vụ, sách văn học nghệ thuật và sách dịch từ tiếng nước ngoài phục vụ thiếu nhi; Đặc biệt Nhà xuất bản Kim Đồng bình quân mỗi năm in từ 700 đến 800 đầu sách với số lượng bình quân 12 triệu bản, phấn đấu năm 2002 đạt 1000 đầu sách, truyện; Báo Nhi đồng phát hành 100.000 tờ/ tuần; Báo Thiếu niên Tiền phong 2 kỳ/tuần với 120.000 tờ/ngày; Chương trình phát thanh, truyền hình thiếu nhi thường xuyên có các chuyên mục phục vụ thiếu nhi. Các tỉnh thành đều có báo hoặc tờ tin, chuyên mục thiếu nhi và nghiệp vụ phụ trách.

Tạp chí Người Phụ trách được Ban Bí thư TW Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương chỉ đạo và đầu tư toàn diện trở thành tạp chí lý luận, nghiệp vụ về công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Tạp chí là cẩm nang cho cán bộ phụ trách thiếu nhi trong cả nước. Nhân kỷ niệm 7 năm ngày ra số đầu tiên, ngày 23-3-2001 Tạp chí đã được đón nhận thư chúc mừng của Chủ tịch nước Trần Đức Lương, trong thư Chủ tịch nước căn dặn: 'Tôi hoan nghênh và chúc mừng Tạp chí Người Phụ trách trong những năm qua đã có nhiều cố gắng trở thành một diễn đàn tốt, giúp cho các Hội đồng Đội, các nhà thiếu nhi, các anh chị phụ trách trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu được những tài liệu học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận, kỹ năng nghiệp vụ góp phần tổ chức tốt các hoạt động của Đội và phong trào thiếu niên nhi đồng cả nước.

Bước vào thời kỳ mới, tôi mong tạp chí có thêm nội dung hay, hình thức đẹp và hấp dẫn hơn nữa để đáp ứng mong mỏi không chỉ của các anh, chị phụ trách mà còn đến tay được các thầy giáo, cô giáo, các bậc cha mẹ và các lực lượng xã hội cùng tham gia công tác bảo vệ chăm sóc giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh vững mạnh".

Với phương châm "mỗi tổ chức Đoàn, mỗi đoàn viên có việc làm thiết thực vì đàn em", các anh chị cán bộ và phụ trách Đội đã tổ chức, vận động và xây dựng nhiều loại quỹ hỗ trợ hoạt động thiếu nhi như "Quỹ thiếu nhi nghèo vượt khó" từ Hội đồng Đội Trung ương đến các liên đội với số vốn hàng chục tỉ đồng; Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ, Quỹ Đô rê môn, Quỹ Vừ A Dính; các tỉnh thành đều có nhiều sáng kiến để tổ chức các hoạt động trợ giúp thiếu nhi vươn lên vượt khó học tập tốt và khuyến khích các tài năng trẻ.

Cùng với việc khởi công xây dựng "Trung tâm hoạt động thiếu nhi Trung ương" (tháng 10-2000) tại Gia Lâm - Hà Nội - một công trình sau nhiều năm chuẩn bị, nay đã được triển khai và sẽ hoàn thành giai đoạn một vào năm đầu thế kỷ 21 và sẽ tiếp tục được đầu tư phát triển với quy mô lớn. Hàng loạt phong trào xây dựng công trình cho thiếu nhi ở các địa phương được mở ra như công trình 1000 phòng học của thành phố Hồ Chí Minh, 50 phòng học của tỉnh Thanh Hóa; Chương trình xây dựng trường học thiếu nhi vùng cao của Đồng Nai, Quảng Bình; phong trào quyên góp sách vở, đồ dùng học tập của Đoàn thanh niên Quân đội, Công an; phong trào ủng hộ trống, cờ dụng cụ hoạt động Đội cho các liên đội vùng cao đặc biệt khó khăn ở Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái, Sơn La, Kon Tum...

Nét nổi bật là phong trào "Tình nguyện vì trẻ em" của các đội, nhóm, câu lạc bộ "Thanh niên tình nguyện" với các chương trình như ánh sáng văn hóa hè, mở các lớp học tình thương, giúp trẻ em lang thang, cơ nhỡ, chăm sóc các em bị hậu quả chất độc màu da cam, những bữa cơm miễn phí, cắt tóc miễn phí... cho trẻ em khó khăn. Các hoạt động tình nguyện vì trẻ em đặc biệt khó khăn phát triển sâu rộng đến các cơ sở, nhất là trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Đaklắc, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bình Dương... theo chương trình hành động của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn nhằm thực hiện chỉ thị 02/TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Năm xã hội tình nguyện vì trẻ em đặc biệt khó khăn".

Công tác Đội và phong trào thiếu nhi thực hiện cuộc vận động "Thiếu nhi Việt Nam học tập tốt, rèn luyện tốt, xứng đáng là chủ nhân thế kỷ 21" do Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ V phát động trong cả nước đã có bước tiến bộ rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Cả nước có 15.831.867 học sinh đang độ tuổi đến trường trong đó có 8.863.830 đội viên và 5.548.700 nhi đồng sinh hoạt tại 21.771 liên đội trong trường học và hơn 3.000 chi, liên đội ở địa bàn dân cư. Nhìn chung, các em thiếu nhi thông minh, chăm ngoan, hiếu thảo, tích cực học tập rèn luyện, ham thích các hoạt động tập thể, các hoạt động mang tính xã hội, nhân đạo, từ thiện và các chương trình hoạt động của Đội. Thông qua hoạt động Đội đã tập hợp, thu hút đông đảo thiếu nhi vào tổ chức; vai trò tự quản của Đội ngày càng được thể hiện rõ; tính chủ động, tự giác của mỗi đội viên được nâng lên. ý thức phấn đấu, rèn luyện trở thành người đoàn viên thanh niên cộng sản ngày càng mạnh mẽ. Nhiều tấm gương vượt khó, nhiều tài năng trẻ tiêu biểu đã xuất hiện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như Nguyễn Thúy Hiền, Đàm Thanh Xuân vô địch Uswu thế giới, Nguyễn Ngọc Trường Sơn vô địch cờ vua thế giới ở tuổi lên 10 và là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2000... Trong 10 năm qua đã có 218 lượt em học sinh dự thi học sinh giỏi quốc tế về 6 môn: Toán, vật lý, hoá học, tin học, sinh học và tiếng Nga. Trong đó 177/218 em đạt giải (chiếm 81,2%) tại 31 nước (Anh, Mỹ, Nga, Trung Quốc, Thụy Điển…).

- Trong số 177 giải có số huy chương như sau:Huy chương vàng 37 21%,Huy chương bạc 72 41%,Huy chương đồng 63 35%,Khuyến khích 5 3%. 5 năm qua đã có gần 3.000 em được nhận giải thưởng Kim Đồng, hơn 100 em được tặng Huy chương tuổi trẻ dũng cảm. 11 em đã có vinh dự là đại biểu về dự đại hội anh hùng Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ VI.

Tại các giải thể thao quốc tế môn cờ vua thế giới có 4 em đạt vô địch và 1 em đạt huy chương bạc, 4 em đạt huy chương đồng; 4 em đạt huy chương vàng, bạc, đồng châu á về cờ vua; 1 em đứng thứ 4 giải bơi lội Đông Nam á, năm 200075% học sinh phổ thông đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo độ tuổi, 20.000 em học ở các trường năng khiếu thể dục thể thao.

Mỗi năm có khoảng 180 - 200 trẻ em dưới 16 tuổi giành được huy chương trong các giải thể thao quốc gia và quốc tế, chiếm 60-65% tổng số người đạt huy chương trong thi đấu thể thao… đã thể hiện ý chí vươn lên của lớp măng non trong sự nghiệp đổi mới đất nước.

Chương trình rèn luyện đội viên được các tỉnh, thành triển khai, thực hiện; các cơ sở Đội sáng tạo, tìm tòi nhiều mô hình mới phù hợp trong việc tổ chức triển khai và cấp chuyên hiệu cho các đội viên và việc phối hợp với các ngành liên quan để triển khai chương trình rèn luyện đội viên phù hợp có hiệu quả. Thực tiễn cho thấy chương trình này đã thực sự đi sâu vào đời sống đội viên và trở thành động lực quan trọng để nâng cao chất lượng đội viên và xây dựng Đội vững mạnh.

Số đội viên mới được kết nạp, đội viên lớn được kết nạp Đoàn, số Cháu ngoan Bác Hồ đều tăng; hơn 500.000 đội viên lớn được kết nạp Đoàn, chiếm 53% tổng số đoàn viên kết nạp mới, 12 triệu lượt thiếu nhi đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ, trên 4 triệu đội viên mới được kết nạp.

Công tác nghiên cứu lý luận về công tác Đội và phong trào thiếu nhi được chú trọng đầu tư đạt hiệu quả.

Từ năm 1992 đến 2001 đã có 8 đề tài cấp bộ; hàng chục đề tài của Viện Nghiên cứu Thanh niên và các ban, đơn vị qua đó góp phần quan trọng vào tổng kết định hướng những giá trị, những cơ sở lý luận cũng như ứng dụng vào thực tiễn sâu sắc góp phần quan trọng trong việc đổi mới công tác chỉ đạo và tổ chức, hoạt động của Đội và phong trào thiếu nhi.

Hoạt động thiếu nhi ở địa bàn dân cư được hầu hết các tỉnh, thành triển khai xây dựng mô hình, làm điểm. Từ kết quả đề tài nghiên cứu hoạt động thiếu nhi ở địa bàn dân cư, Hội đồng Đội Trung ương đã tăng cường chỉ đạo và tạo ra những chuyển biến tích cực ở nhiều tỉnh, thành như Hà Tĩnh, Sóc Trăng, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Thừa Thiên Huế, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Giang, Đà Nẵng, Quảng Bình, Đồng Nai, Hà Nội... Tỉnh Tây Ninh đạt 76/90 xã phường có Hội đồng Đội, 100% xã phường có biên chế Phó bí thư Đoàn phụ trách thiếu nhi được hưởng phụ cấp 210.000 đ/tháng.

Hoạt động giáo dục trong thiếu nhi đã được quan tâm đổi mới về nội dung, hình thức phù hợp với đối tượng thiếu nhi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em. Các hoạt động tham quan di tích lịch sử, kể chuyện về gương anh hùng, du khảo về nguồn, tìm địa chỉ đỏ, gặp gỡ các nhân chứng lịch sử; thăm và nghe nói chuyện truyền thống; các cuộc thi: "Em yêu Hải đảo Việt Nam", "Viết về mái trường thân yêu", "Công dân thế kỷ 21", "990 năm - Chủ nhân Thăng Long", "40 năm truyền thống Bộ đội biên phòng", "300 năm thành phố của em", "Những người cộng sản xung quanh tôi"... đã lôi cuốn hàng triệu lượt thiếu nhi tham gia. Đặc biệt cuộc thi viết "Bác Hồ với thiếu nhi - Thiếu nhi với Bác Hồ" do Hội đồng Đội Trung ương và Báo Nhi đồng tổ chức đã thu hút trên 3,8 triệu đội viên thiếu nhi tham gia, đạt kỷ lục cao nhất từ trước đến nay. Tại buổi lễ tổng kết bác Trần Đức Lương - Chủ tịch nước đã đến dự, phát biểu khen ngợi và trao giải thưởng cho những cá nhân đội viên đạt thành tích xuất sắc. Qua phong trào "Vì điểm tựa tiền tiêu Tổ quốc", thiếu nhi cả nước đã gửi hàng triệu lá thư cùng đồ dùng sinh hoạt trị giá hàng trăm triệu đồng tới các chiến sĩ nơi biên giới, hải đảo. Đặc biệt, công tác Trần Quốc Toản đã chủ động những nội dung, cách thức tiến hành mới, với việc thường xuyên giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ, gia đình neo đơn, chăm sóc phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, tu sửa nghĩa trang liệt sĩ (7,5 triệu ngày công/1 năm). Đây là những hoạt động mang tính nhân đạo, đầy lòng nhân ái có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Các công trình măng non của Đội như: xây dựng phòng truyền thống tại các liên đội, tủ sách Măng non, xây dựng bức phù điêu "Bác Hồ với thiếu nhi" của Thừa Thiên - Huế, thành phố Hồ Chí Minh cùng hàng nghìn công trình khác ở các địa phương là những việc làm có ý nghĩa giáo dục lớn lao, tạo thành những hoạt động chính trị, xã hội rộng khắp có sức thuyết phục cao ở các địa phương.

Các hoạt động tuyên truyền cổ động, xuống đường, mở hội thi báo tường, báo ảnh, thi "Tiểu phẩm vui", "Vì mái trường không có ma tuý, tệ nạn xã hội", "Liên hoan tuyên truyền Măng non", "Phát thanh Măng non", "Câu chuyện cuối tuần", tổ chức "Hòm thư xanh", hòm thư "Vì bè bạn", Câu lạc bộ quyền và bổn phận trẻ em, Câu lạc bộ phóng viên nhỏ, Câu lạc bộ an ninh, đội Sao đỏ, đội "Đặc nhiệm"... đã góp phần làm sôi động và phong phú hơn các hoạt động của Đội. Toàn quốc đã có 10.867/15.209 Đội tuyên truyền Măng non hoạt động thường xuyên, có nền nếp, đạt hiệu quả cao.

Các hình thức hỗ trợ học tập được triển khai sâu rộng và có hiệu quả: Tiếng kẻng học tập, đi truy về trao, chưa thuộc bài chưa đi ngủ.. Năm học 2000-2001 cả nước có 571.210 đôi bạn cùng tiến, 46.375 tổ nhóm học tập, 90.376 nhóm học tốt, 768 lớp học tình thương thu hút 2.415 em tham gia.

Chương trình "Vòng tay bè bạn" thực sự phù hợp với tâm lý thiếu nhi được các cơ sở triển khai thông qua các nội dung, hình thức tuyên truyền, giới thiệu; tổ chức kết nghĩa giữa các em vùng sâu, vùng xa với thành phố, thị xã, đồng bằng; tổ chức giao lưu tặng quà đồ dùng học tập, sinh hoạt qua chiến dịch "Nụ cười hồng", câu lạc bộ "Bạn vì bạn", "Những viên gạch hồng", "5 không, 5 biết", phòng trào "Nuôi heo đất" qua đó đã giúp đỡ các bạn nghèo các bạn khó khăn ở vùng sâu, vùng xa có điều kiện để đến trường và sinh hoạt Đội. Các em đã vận động quyên góp trên 16 tỷ đồng cùng hàng triệu đồ dùng sách vở, quần áo... giúp cho hàng trăm nghìn em thiếu nhi nghèo tiếp tục đến trường và vào học tại 768 lớp học tình thương. Một số nơi tổ chức các "Câu lạc bộ trẻ em đường phố", "Nhóm trẻ em đường phố", "Vòng tay ấm"... thu hút các em có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt để nuôi dưỡng dạy học, hướng dẫn sinh hoạt Đội, tạo điều kiện cho các em việc làm, học tập văn hóa, sinh hoạt Đội... 3,2 triệu đội viên tham gia hoạt động Chữ thập đỏ; 1,2 tỷ đồng giúp các bạn vùng thiên tai; 26432 cuộc thăm hỏi, tặng quà các gia đình thương binh liệt sĩ; 482.650 lá thư gửi tới các chiến sĩ biên giới hải đảo.

Các hoạt động hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi thế giới và khu vực từng bước được phát triển, tạo nên mối quan hệ khăng khít, đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi Việt Nam với thiếu nhi thế giới; cuộc thi viết thư UPU, tham gia trại hè châu á - Thái Bình Dương tại Nhật Bản và tổ chức các hoạt động giao lưu với các bạn thiếu nhi các nước đang sinh sống tại Việt Nam, với các đoàn thiếu nhi ASEAN đã mang lại những kết quả mới trong quan hệ quốc tế của Đoàn và Đội.

Các hoạt động liên hoan "Tiếng kèn Đội ta", "Tiếng hát tuổi trăng rằm", "Thời trang tuổi học trò", "Tiếng hát tuổi thơ", "Ban nhạc tuổi hồng", "Câu lạc bộ âm nhạc", kể chuyện theo phim, "Diễn đàn công dân tương lai đất nước", "Hành trang thế kỷ mới", "Liên hoan tuyên truyền Măng non", "Cây vợt Măng non". Liên hoan "Búp Sen Hồng"... Các cuộc thi vẽ tranh "Nước sạch vệ sinh môi trường", "Ngôi nhà mơ ước", "Chống hút thuốc lá"... đã thu hút hàng triệu lượt em tham gia... mang ý nghĩa xã hội rất lớn.

Hệ thống Nhà thiếu nhi, điểm vui chơi được phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Đến nay toàn quốc có 262 nhà thiếu nhi và 2000 điểm vui chơi ở các xã, thôn, bản, mỗi ngày thu hút gần nửa triệu thiếu nhi đến hoạt động; Nhà thiếu nhi Kiên Giang đã vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu đơn vị anh hùng.

Giai đoạn 1986 - 2000 là thời kỳ phong trào thiếu nhi và công tác xây dựng Đội trong cuộc hành trình cùng công cuộc đổi mới của Đảng đã tạo ra những bước phát triển mới đáng khích lệ, các hoạt động được tổ chức sâu rộng, thu hút đông đảo thiếu nhi tham gia. Từ phong trào đã và đang xuất hiện những mô hình, điển hình, nhân tố mới. Thông qua các phong trào và hình thức hoạt động của Đội đã góp phần tích cực vào sự nghiệp giáo dục thiếu nhi, đồng thời tổ chức Đội ngày càng trở nên vững mạnh, là lực lượng giáo dục quan trọng trong và ngoài trường học, góp phần đắc lực vào quá trình xây dựng củng cố tổ chức Đoàn. Đây là thời kỳ đổi mới phương thức hoạt động Đội và tổ chức các phong trào thiếu nhi vui tươi, hấp dẫn đáp ứng yêu cầu, sở thích của thiếu nhi, khuyến khích được tính tự chủ tự quản, phát huy sáng kiến, phát triển tài năng và giúp đỡ những thiếu nhi nghèo, thiếu nhi khó khăn vươn lên học tập, rèn luyện tốt; tạo điều kiện thuận lợi để thiếu nhi tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện, tham gia vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Ghi nhận những thành tích, công lao đóng góp của tổ chức Đội và thiếu niên, nhi đồng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định trao tặng Huân chương Sao Vàng - phần thưởng cao quý nhất của Đảng, Nhà nước cho Đội TNTP Hồ Chí Minh vì "Đã có nhiều công lao to lớn đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc" vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đội - năm 2001, năm đầu tiên của thế kỷ 21 đánh dấu mốc son chói lọi trên con đường phát triển của tổ chức Đội và phong trào thiếu nhi Việt Nam. Đây là nguồn cổ vũ lớn lao để tổ chức Đội và mọi thiếu nhi Việt Nam tiếp tục rèn luyện phấn đấu, vững bước đi lên trong kỷ nguyên mới đáp ứng niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước của Đoàn thanh niên và nhân dân.

Tối ngày 13-5-2001 tại Cung văn hóa Lao động hữu nghị Việt - Xô, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương đã long trọng tổ chức mít tinh kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đội và đón nhận Huân chương. Hàng nghìn đội viên, thiếu niên, các anh chị phụ trách nhiều thời kỳ cách mạng đã thay mặt hàng chục triệu thiếu niên, nhi đồng và cán bộ phụ trách cả nước đón nhận Huân chương Sao vàng cao quý. Đến chung vui với ngày hội của thiếu nhi cả nước có bác Phan Văn Khải - ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ, bác Nguyễn Thị Bình - Phó Chủ tịch Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng nhiều cô, bác trong Bộ Chính trị, lãnh đạo các ban ngành ở Trung ương và Hà Nội.

Trước khi vào hội trường làm lễ báo công và đón nhận Huân chương Sao vàng hàng nghìn đội viên, thiếu niên tham gia lễ diễu hành biểu diễn lực lượng và múa trống, kèn, cờ sôi động, vui tươi và rực rỡ sắc màu trên các đường phố của Thủ đô và tại sân Cung văn hóa Lao động hữu nghị Việt-Xô.

Sau màn sử thi truyền thống về quá trình xây dựng và trưởng thành, những thành tích vẻ vang của Đội TNTP Hồ Chí Minh trong 60 năm qua do các đội viên, thiếu niên tỉnh Nghệ An biểu diễn, anh Đào Ngọc Dung, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương đọc diễn văn nêu rõ: "... 60 năm lớn lên cùng đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quan tâm của các cấp, các ngành, các đoàn thể xã hội, sự chăm sóc của các bậc cha mẹ, thầy giáo, cô giáo cùng sự chăm lo, dìu dắt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, từ năm đội viên đầu tiên, đến nay, cả nước có hơn chín triệu đội viên, thiếu niên và một lực lượng hùng hậu bao gồm hơn năm triệu nhi đồng sinh hoạt trong hơn 22 vạn Liên đội. Lực lượng phụ trách thiếu nhi không ngừng lớn mạnh với hơn 22 vạn Tổng phụ trách trong các trường học, hàng chục nghìn cán bộ phụ trách thiếu nhi ở địa bàn dân cư, hơn ba nghìn cán bộ chuyên trách và gần 10 nghìn cộng tác viên có đủ khả năng hướng dẫn, tổ chức các hoạt động đội. Truyền thống của Đội TNTP Hồ Chí Minh được lớp lớp đội viên, thiếu niên xây dựng, vun đắp trong 60 năm qua là : yêu nước nồng nàn, một lòng, một dạ trung thành với Đảng, gắn bó với nhân dân, sẵn sàng hy sinh vì nghĩa lớn; chăm học, ham hiểu biết, nhiều ước mơ, không ngừng phấn đấu vươn lên; đoàn kết, giúp đỡ nhau vượt khó, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, gắn bó chặt chẽ, tin tưởng và tự hào về Đội TNTP Hồ Chí Minh, phấn đấu không ngừng trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, Cháu ngoan Bác Hồ, đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh.

Sau diễn văn khẳng định sự trưởng thành và cống hiến của Đội TNTP Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình trân trọng trao Huân chương Sao vàng tặng Đội TNTP Hồ Chí Minh trong niềm hân hoan vui mừng của các đội viên thiếu niên, nhi đồng và các anh chị phụ trách có mặt tại buổi lễ. Thay mặt Đảng và Nhà nước, bác Phan Văn Khải Thủ tướng Chính phủ đã nhiệt liệt biểu dương thành tích của Đội TNTP Hồ Chí Minh trong sáu thập kỷ qua, đồng thời đề nghị toàn thể xã hội dành sự chăm sóc và những điều kiện tốt nhất để các em đội viên thiếu niên rèn luyện và phấn đấu trở thành con ngoan của gia đình, công dân có ích của nước nhà. Bác Thủ tướng đã nhấn mạnh, thành tích của Đội, khẳng định và căn dặn thiếu niên nhi đồng cả nước: "Nhìn lại chặng đường 60 năm qua, thiếu niên, nhi đồng Việt Nam có quyền tự hào về truyền thống vẻ vang mà lớp lớp đội viên đã dày công xây dựng; đó là truyền thống yêu nước thiết tha, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, không sợ hiểm nguy và gian khổ, là truyền thống hiếu học, cầu tiến bộ, vượt khó vươn lên không ngừng. Việc tặng thưởng Huân chương Sao vàng cho Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh thể hiện sự tin yêu sâu sắc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta với lớp lớp măng non của dân tộc.

Trong điều kiện hiện nay, hoạt động của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh cần không ngừng đổi mới, có những hình thức sinh động phù hợp với trẻ em, có khả năng thu hút, tập hợp đông đảo thiếu niên, nhi đồng tham gia, thông qua đó hướng dẫn và bồi dưỡng thiếu niên, nhi đồng phát triển nhân cách, xây dựng hoài bão ước mơ cao đẹp, sống vui tươi, thân ái và làm những việc tốt; cùng cha anh phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Thay mặt Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, anh Hoàng Bình Quân, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực phấn đấu và những thành tích xuất sắc của các đội viên, thiếu niên cả nước, sự nhiệt tình và đóng góp "vì đàn em thân yêu" của các anh chị phụ trách; đồng thời nêu rõ vai trò của Đoàn thanh niên trong việc bảo vệ, chăm sóc, thiếu nhi theo Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng.

Đại diện gần 14 triệu đội viên thiếu niên, nhi đồng cả nước em Nguyễn Thị Diệu Khúc, đội viên tỉnh Cần Thơ hứa quyết tâm thực hiện tốt Năm điều Bác Hồ dạy; đạt nhiều thành tích trong các phong trào thi đua, các chương trình hoạt động của Đội; không ngừng phấn đấu, rèn luyện, góp phần xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh ngày càng vững mạnh.

Cũng tại buổi lễ trọng thể và trang trọng này các đại biểu thiếu nhi đã xúc động được trao tặng thân nhân các anh hùng, liệt sĩ thiếu nhi Kim Đồng, Phạm Ngọc Đa, Dương Văn Nội, Nguyễn Bá Ngọc cùng cô Lý Thị Nì một trong năm đội viên đầu tiên của Đội những đóa hoa, những món quà mang đầy tình nghĩa của thiếu nhi cả nước.

Thực hiện chương trình tổng thể của lễ hội kỷ niệm 60 năm thành lập Đội, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương đã chỉ đạo chặt chẽ các hoạt động kỷ niệm trong cả nước. Ngay từ 29-4-2001 "Diễn đàn Đội TNTP Hồ Chí Minh - người bạn của chúng em đã được tổ chức với hàng trăm cán bộ Đội và đội viên, phụ trách Đội tham gia. Đoàn thanh niên, Hội đồng Đội tỉnh Cao Bằng đã tổ chức ngày hội tuổi thơ từ 5-5 đến 7-5 tại khu di tích Kim Đồng. Tại ngày hội trang trọng này, anh Đào Ngọc Dung Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương cùng các bác, cô chú lãnh đạo tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân tỉnh đã cắt băng khánh thành nhà bia nơi tổ chức Đội thành lập, tham gia hội trại với hàng nghìn thiếu nhi tỉnh Cao Bằng tại khu di tích cùng nhiều hoạt động khác.

Tại cung thiếu nhi Hà Nội, Liên hoan ca múa nhạc các Nhà thiếu nhi toàn quốc mang tên "Khăn quàng thắm mãi vai em" được tổ chức từ 12 đến 13-5-2001. Hơn 20 Nhà thiếu nhi trong cả nước đã về dự. Cùng ngày 12-5 tại trường quay S9 Đài truyền hình Việt Nam đã diễn ra cuộc gặp gỡ các thế hệ phụ trách thiếu nhi. Buổi gặp gỡ mang tên "Người thanh niên mang khăn quàng đỏ" với sự có mặt của 200 anh chị phụ trách các thời kỳ của các địa phương và Thủ đô Hà Nội trong không khí hồ hởi, mừng vui gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm về công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Tại buổi gặp gỡ này các anh chị phụ trách hôm nay được gặp lại các anh chị phụ trách qua các thời kỳ như anh Phong Nhã, Trương Đình Bảng, Lê Thanh Đạo, Phùng Ngọc Hùng, Trần Đức Thuần... các họa sĩ vẽ huy hiệu Đội như giáo sư Lương Xuân Nhị, Thục Phi...

Ngày 13-5, tại thành phố Hồ Chí Minh, Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương đã tổ chức gặp mặt truyền thống, giao lưu các thế hệ cán bộ phụ trách thiếu nhi các tỉnh phía Nam với sự tham gia của đông đảo cán bộ phụ trách thiếu nhi qua các thời kỳ, đại diện 19 Nhà thiếu nhi các tỉnh thành phố từ Thừa Thiên - Huế đến Cà Mau đã về dự. Tại cuộc gặp mặt, các đại biểu ôn lại truyền thống 60 năm vẻ vang của Đội TNTP Hồ Chí Minh; nhắc lại những kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời hoạt động chăm sóc, giáo dục thiếu nhi, trao đổi kinh nghiệm để làm tốt hơn nữa việc chăm lo cho thế hệ măng non của đất nước.

Các hoạt động của chương Sao vàng được diễn ra đồng loạt sôi nổi. Tại công viên Lê - nin, Hà Nội, Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức Hội trại thiếu niên, nhi đồng với chủ đề "60 năm sáng ngời trang sử Đội". Dự hội trại có hơn 2.000 đội viên, thiếu niên thuộc các Liên đội trong toàn thành phố.

Các đội viên thiếu niên dự Hội trại tham gia tổ chức và thực hiện nhiều hoạt động bổ ích, thiết thực như: Diễu hành biểu dương lực lượng, báo cáo thành tích hoạt động trong thời gian qua; tọa đàm, nói chuyện về truyền thống 60 năm của Đội; các trò chơi dân gian; liên hoan các Đội tuyên truyền măng non cùng nhiều hoạt động tập thể sôi động, bổ ích.

Đồng thời với Hội trại, hơn 300 đại biểu là những cán bộ phụ trách công tác thiếu nhi của thành phố Hà Nội từ sau ngày giải phóng Thủ đô tới nay đã gặp gỡ ôn lại những kỷ niệm hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh, đồng thời giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng công tác Đội, góp phần bồi dưỡng, giáo dục các em thiếu niên, nhi đồng.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, Thành Đoàn, Hội đồng Đội Thành phố tổ chức liên hoan, tuyên dương đội viên vượt khó năm 2001, 345 đội viên tiêu biểu, đại diện cho hàng chục nghìn đội viên, thiếu niên vượt qua hoàn cảnh khó khăn của gia đình, bản thân để học tập, tham gia công tác Đội tốt trong toàn thành phố, cùng các cô chú đại diện Thành ủy, UBND... đã về dự. Liên hoan "Đội viên vượt khó" là kết quả phong trào thi đua "nói lời hay, làm việc tốt; phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ" của thiếu nhi thành phố những năm qua. Với các nội dung thi đua phấn đấu vượt qua hoàn cảnh khó khăn để học tập đạt nhiều điểm 10; rèn luyện đạo đức, tác phong người đội viên; thực hiện nếp sống văn minh; lễ phép với người lớn tuổi, thân ái, hòa nhã, giúp đỡ bạn, 60 đội viên tiêu biểu các lĩnh vực đã được tuyên dương, là những tấm gương để các bạn noi theo.

Tại Cần Thơ: lễ Hội kỷ niệm 60 năm thành lập Đội và đón mừng Huân chương Sao vàng được diễn ra sôi động, thu hút hàng vạn thanh thiếu niên và nhân dân tham dự với các hoạt động hội trại, liên hoan tiếng kèn Đội ta...

Tại khu di tích lịch sử Đền Hùng, Đội TNTP Hồ Chí Minh tỉnh Phú Thọ đã làm lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng và kết thúc Liên hoan phụ trách Đội - thiếu nhi xuất sắc lần thứ nhất. 200 đại biểu là cán bộ phụ trách Đội và thiếu nhi xuất sắc thay mặt hơn 30 vạn đoàn viên thanh niên và hơn 30 vạn thiếu nhi trong tỉnh đã tụ hội đông đủ để tưởng nhớ các vua Hùng.

Sau ba ngày Liên hoan với không khí vui tươi; bổ ích cùng các hoạt động giáo dục truyền thống tại thành phố Việt Trì, lễ báo công với Bác Hồ, thăm nơi ở của Người, tham quan các địa danh lịch sử của Thủ đô Hà Nội; đặc biệt đoàn đại biểu thiếu nhi xuất sắc tỉnh Phú Thọ đã được Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm gặp gỡ và gửi 230 xuất quà tặng các đại biểu xuất sắc. Phát biểu ý kiến tại lễ bế mạc, các em thiếu niên, nhi đồng Phú Thọ đã hứa trước anh linh các vua Hùng sẽ phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, chăm ngoan học giỏi để xứng đáng với niềm tin yêu của Bác Hồ; đặc biệt là sự quan tâm của các bác lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyện xứng danh Đội TNTP vinh dự được mang tên Bác Hồ.

Trong suốt những ngày tháng 5 năm 2001 các hoạt động của thiếu nhi cả nước luôn luôn tưng bừng, hồ hởi với niềm vui kỷ niệm ngày thành lập Đội và vinh dự đón nhận Huân chương Sao vàng - phần thưởng cao quý nhất của Đảng và Nhà nước tặng Đội ta. Toàn quốc đã có 1.086 cuộc hội thảo chuyên đề "Công tác của người phụ trách Đội trong thời kỳ đổi mới" và tổ chức các diễn đàn "Thiếu nhi Việt Nam học tốt, rèn luyện tốt xứng đáng chủ nhân thế kỷ 21", 1.162 cuộc "Giao lưu gặp gỡ thế hệ đội viên trưởng thành", "Giao lưu các thế hệ phụ trách" và đêm giao lưu - Lửa trại; 4550 cuộc hành quân về nguồn, tham quan, Hội trại; tổ chức 19.785 cuộc liên hoan văn nghệ với chủ đề "Người thanh niên mang khăn quàng đỏ", "Thắm sắc khăn quàng"; trong dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Đội toàn quốc đã kết nạp 957.000 lớp đội viên mới, giới thiệu kết nạp 89.000 đội viên lớn lên Đoàn; tổ chức 17.200 "Công trình Măng non Đội ta lớn lên cùng đất nước"; hàng tuần có gần 9 triệu việc làm tốt. Đặc biệt cuộc thi do Trung ương phát động "Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của em" đã thu hút gần 4 triệu em tham gia, cuộc thi viết về "Những kỷ niệm sâu sắc về Đội TNTP Hồ Chí Minh" đã có gần 700 tác giả là các thiếu nhi, và nhất là các anh chị đã dành nhiều thời gian, tâm sức cho công tác Đội hưởng ứng; một số tỉnh, thành đã động viên thiếu nhi tham dự các cuộc thi như: "Rạng ngời trang sử Đội" của thành phố Hồ Chí Minh; 17.746 em thiếu nhi Kom Tum tham gia cuộc thi "Những bông hoa đẹp", "Anh chị đoàn viên ưu tú của chúng em"; 29.000 thiếu nhi Bắc Ninh với cuộc thi tìm hiểu "Tuổi trẻ với lực lượng Công an nhân dân"; 27.500 thiếu nhi Quảng Bình tham gia vẽ tranh "Đảng, Bác Hồ của chúng em"; tỉnh Hà Nam với cuộc thi "Gương sáng Đội ta"; tỉnh Tuyên Quang tổ chức hơn 12.000 ngày công chăm sóc gia đình thương binh liệt sĩ và phát động toàn tỉnh phong trào xây dựng phòng truyền thống "Tháng 5 của Đội"...

Đẩy mạnh phong trào học tốt; phong trào "Vườn hoa điểm 10", tuần học tốt, ngày học tốt: "Đôi bạn học tốt, hành quân về quê hương anh Kim Đồng"... trong 1 tháng thi đua mừng Đội ta 60 năm mùa hoa, toàn quốc đã có 758.000 tuần học tốt, 1.200.000 ngày hội tốt, 24.000.000 giờ học tốt, 11 triệu điểm 10 ở các Liên chi đội.

Phong trào "Vòng tay bè bạn", nhằm hưởng ứng "Năm xã hội tình nguyện vì trẻ em đặc biệt khó khăn", thiếu nhi toàn quốc đã quyên góp gần một tỷ đồng giúp hàng trăm ngàn bạn nghèo. Tiêu biểu là các tỉnh Đồng Nai tặng thẻ bảo hiểm y tế cho 2.779 em, trị giá 82 triệu đồng; tỉnh Tây Ninh xây dựng 45 triệu đồng Quỹ bạn nghèo và 41 triệu đồng ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt; tỉnh Ninh Thuận giúp 1.173 bạn nghèo với số tiền 38 triệu đồng; tỉnh Bình Thuận quyên góp 68 triệu với 633 bộ sách giáo khoa, 20.491 quyển vở, 50 chiếc cặp giúp thiếu nhi nghèo; tỉnh Bình Dương xây dựng Quỹ bạn nghèo 68 triệu; thiếu nhi tỉnh An Giang giúp 2747 bạn nghèo, trị giá 152 triệu; tỉnh Bắc Cạn Quỹ bạn nghèo ủng hộ vùng lũ lụt 17 triệu đồng; tỉnh Yên Bái góp phần xây dựng trường lớp vùng khó khăn trị giá 27 triệu đồng; tỉnh Bắc Giang giúp 32.000 bạn nghèo trị giá 158 triệu đồng, tỉnh Cần Thơ đã quyên góp gần 40 triệu đồng xây dựng nhà tình nghĩa tặng các bạn gia đình chính sách, đặc biệt khó khăn có thành tích xuất sắc.

Hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao được các liên chi Đội, Nhà thiếu nhi tổ chức sôi nổi đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, rèn luyện năng khiếu, thể chất cho thiếu nhi; các phong thi đua làm báo tường, sáng tác thơ văn, thi kể chuyện theo sách, cắm hoa, phát thanh măng non, thi hát, múa... các cuộc thi đấu thể dục, thể thao, bóng đá, đá cầu, "Trái bóng tròn của em", các trò chơi dân gian "Chạy vì sức khỏe" diễn ra đều khắp các cơ sở Đội, thu hút đông đảo đội viên thiếu nhi nhiệt tình tham gia. Tiêu biểu: "Tiếng hát vành khuyên" tỉnh Tây Ninh, tổ chức nhóm "Ca khúc thần tiên", hát về "Những người thanh niên mang khăn quàng đỏ" tỉnh Bình Dương; "Khúc hát ước mơ"; của tỉnh Cao Bằng; Liên hoan tiếng hát "Khăn quàng đỏ", "Hát mừng Đội ta 60 mùa hoa" tỉnh Thái Bình; Liên hoan đàn và hát với đàn ORGAN cho thiếu nhi của tỉnh Quảng Bình.

Phong trào "Vì màu xanh quê hương" tiếp tục được duy trì, hoạt động thường xuyên ở các cơ sở Đội: 7.000/12.000 đội tuyên truyền măng non hoạt động tốt có nền nếp; trồng và chăm sóc hàng triệu cây xanh các loại và hàng nghìn bồn hoa cây cảnh. Đặc biệt là thực hiện ngày thứ 7 tình nguyện, thiếu nhi tham gia trồng cây, làm mương dẫn nước, đắp đường tham gia chiến dịch trừ sâu bọ có hại, bảo vệ mùa màng. Cao Bằng trồng 11.057 cây xanh các loại. Đắc Lắc trồng 6.617 cây xanh, Gia Lai trồng 1.280 cây xanh, Bắc Giang diệt 300.000 con chuột, trồng 4000 cây xanh.

Lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh và phong trào thiếu nhi Việt Nam là bộ phận hữu cơ trong lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc và lịch sử Đoàn thanh niên. Được Đảng, Bác Hồ sáng lập, tổ chức và rèn luyện, dưới sự dìu dắt của Đoàn thanh niên với sự nỗ lực, hy sinh to lớn của đội ngũ cán bộ phụ trách, sự quan tâm của các bậc cha mẹ, thầy cô và chăm lo của các cấp các ngành, suốt 60 năm qua lớp lớp thiếu nhi Việt Nam đã đóng góp không mệt mỏi, nối tiếp nhau nêu cao tinh thần cách mạng, chiến đấu hy sinh oanh liệt, không ngừng học tập và rèn luyện góp phần cùng dân tộc làm rạng rỡ Tổ quốc ta. Từ Kim Đồng - người đội trưởng đầu tiên của Đội với 5 đội viên đến nay chúng ta đã có một lực lượng hùng hậu đội viên, thiếu niên và lực lượng hậu bị quan trọng. Lớp lớp thiếu nhi Việt Nam đã cùng cha anh lập nên những kỳ tích lớn lao trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc và xây dựng CNXH đã và đang được khắc ghi vào lịch sử.

Dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh và Bác Hồ vĩ đại, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và phong trào thiếu nhi nước ta đã trải qua chặng đường 60 năm xây dựng và trưởng thành vượt bậc. Các thế hệ thiéu niên, nhi đồng Việt Nam luôn gắn bó chặt chẽ với tổ chức Đội, vừa kế tục, vừa phát huy những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, của Đảng, được cha anh trao truyền, tạo dựng nên động lực tinh thần vô giá góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thân yêu. Những giá trị truyền thống đó là:




tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương