LỊch sử ĐỘi tntp hồ chí minh mở đầu truyền thống “TUỔi nhỏ chí LỚN” CỦa con trẻ việt nam


- Chương trình dự bị đội viên cho các em nhi đồng từ 6



tải về 0.77 Mb.
trang6/8
Chuyển đổi dữ liệu05.08.2016
Kích0.77 Mb.
#13179
1   2   3   4   5   6   7   8

- Chương trình dự bị đội viên cho các em nhi đồng từ 6 đến 8 tuổi.
- Chương trình Măng non dành cho các em đội viên từ 9 đến 11 tuổi.
- Chương trình Sẵn sàng dành cho các em đội viên từ 11 đến 13 tuổi.
- Chương trình Trưởng thành dành cho các em đội viên từ 13 đến 15 tuổi.

Sau một năm thực hiện, Hội đồng Đội Trung ương ban hành tiếp 13 chuyên hiệu để tạo điều kiện cho đội viên học tập, phấn đấu và rèn luyện thực hiện tốt chương trình rèn luyện đội viên theo lứa tuổi của mình. Đó là các loại chuyên hiệu:



  1. Nhà sử học nhỏ tuổi
    2. Nhà sinh học nhỏ tuổi
    3. Thầy thuốc nhỏ tuổi
    4. Nghi thức đội viên
    5. An toàn giao thông
    6. Kỹ năng trại.
    7. Thông tin liên lạc
    8. Nghệ sĩ nhỏ
    9. Chăm học

10. Khéo tay hay làm
11. Vận động viên nhỏ tuổi
12. Hữu nghị quốc tế.
13. Bảo vệ an toàn đường sắt.

Chương trình rèn luyện đội viên được Hội đồng Đội Trung ương ban hành là những nội dung giáo dục cơ bản để đội viên phát huy tính tự giác, chủ động phấn đấu rèn luyện góp phần nâng cao chất lượng học tập, phẩm chất đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ đồng thời xây dựng Đội vững mạnh. Sau khi Hội đồng Đội Trung ương ban hành, các tỉnh, thành đã vận dụng sáng tạo tổ chức các nội dung hoạt động, nhiều hình thức sinh hoạt bổ ích, đáp ứng nhu cầu của đội viên, thiếu niên nhi đồng đồng thời góp phần để hoạt động Đội trở nên đa dạng và sinh động hơn.

Năm 1994, kết thúc "Cuộc hành quân theo bước chân những người anh hùng", đặc biệt là hướng về ngày kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, đồng thời để đánh giá những kết quả thi đua của đội viên thiếu niên, nhi đồng cả nước, Hội đồng Đội Trung ương đã tổ chức "Liên hoan chiến sĩ nhỏ Điện Biên Phủ toàn quốc lần thứ II" từ ngày 28-6 đến 7-7-1994 tại Điện Biên Phủ - Hà Nội - Quảng Ninh. 185 chiến sĩ nhỏ Điện Biên xuất sắc gồm 125 nữ, 60 nam và 50 anh chị phụ trách Đội giỏi của cả nước về dự.

Trước lễ báo công, ngành hàng không Việt Nam đã dành một chuyên cơ đưa đoàn đại biểu "chiến sĩ nhỏ Điện Biên" xuất sắc do anh Hoàng Bình Quân, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương dẫn đầu lên thăm Chỉ huy sở chiến dịch - nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Tham mưu chiến dịch chỉ huy các cuộc tấn công của quân đội nhân dân Việt Nam đánh vào các cứ điểm của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ. Các đại biểu đã dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ ở nghĩa trang Điện Biên. Tổ chức Lễ lấy đất từ Điện Biên lịch sử để đưa về bảo tàng.

Tối ngày 3-7-1996 tại Trung tâm thể thao Quân đội, bên Tháp Cột Cờ, Hà Nội, lễ mừng công đã được long trọng khai mạc. Các đại biểu được đón bác Đỗ Mười, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, bác Nông Đức Mạnh, ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Tổng chỉ huy chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và các cô, bác lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, đoàn thể đến dự. Sau hoạt cảnh sử thi về Điện Biên và các phong trào của Đội, các chiến sĩ nhỏ Điện Biên đã được nghe lời khen ngợi, căn dặn của bác Tổng Bí thư đối với đội viên, thiếu niên nhi đồng cả nước:

Phong trào thi đua "Chúng em về với Điện Biên" do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phát động đã tạo những hoạt động sôi nổi, có ý nghĩa giáo dục lớn về truyền thống cách mạng, về "Anh bộ đội Cụ Hồ". Các cháu đã làm vui lòng các bậc cha mẹ, thầy cô giáo... trong học tập, rèn luyện và lao động. Các cháu đã làm nên những chiến thắng của mình. Đó là hàng vạn "Sao chiến công" trong học tập, hàng triệu ngày công giúp gia đình thương binh liệt sĩ, quyên góp hàng trăm triệu đồng để giúp các bạn nghèo, các bạn ở vùng khó khăn đến trường... Các cháu đã thực hiện được lời dạy của Bác Hồ căn dặn năm xưa: "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ - Tùy theo sức của mình"

Bước vào năm học 1994 - 1995, năm học có nhiều ngày lễ trọng đại kỷ niệm 50 năm thành lập nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 65 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 105 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu, 20 năm chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng và thống nhất Tổ quốc và phong trào thiếu nhi cả nước thi đua lập thành tích để tiến tới Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ IV.

Hè năm 1995, từ ngày 2-7 đến 6-7-1995 Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ IV được tổ chức ở Đền Hùng - Phú Thọ và Thủ đô Hà Nội. Về dự Đại hội có 179 đại biểu (76 nam, 103 nữ, 25 đại biểu dân tộc ít người) và 58 anh chị phụ trách giỏi của 53 tỉnh thành, 4 đơn vị trực thuộc cùng với đoàn thiếu nhi Việt kiều 4 em và 1 phụ trách từ Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào về dự.

Tại Đại hội, các đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ đã được đón chào bác Đỗ Mười, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, bác Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội, bác Nguyễn Thị Bình và các cô bác lãnh đạo Đảng, Nhà nước các Bộ, ngành đến dự.

Tại Lễ báo công, các Đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ đã báo cáo những kết quả công tác Đội và phong trào thiếu nhi cả nước đạt được từ Đại hội lần thứ III đến nay.

Đại hội biểu dương những phẩm chất cao đẹp của các Cháu ngoan Bác Hồ, đó là:



- Những Cháu ngoan Bác Hồ là lớp đội viên tiên tiến biết "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào" hiểu biết, tự hào phát huy truyền thống cha anh.

- Những Cháu ngoan Bác Hồ là những đội viên học tập tốt, đồng thời biết giúp bạn vượt khó học tốt.

- Những Cháu ngoan Bác Hồ không những là đội viên học tốt mà còn là những đội viên tích cực trong các hoạt động xã hội.

- Những Cháu ngoan Bác Hồ là những thiếu nhi thật thà, dũng cảm biết làm nghìn việc tốt.

- Những Cháu ngoan Bác Hồ chẳng những học giỏi, rèn luyện tốt mà còn là những đội viên, cán bộ Đội giỏi tích cực xây dựng Đội.

Những phẩm chất của các Cháu ngoan Bác Hồ đã làm đẹp thêm truyền thống của Đội TNTP Hồ Chí Minh và góp phần tạo nên những thành tích rực rỡ của Đội trong nhiều năm. Đó là hơn 1,5 triệu em tham gia cuộc thi về với Điện Biên lịch sử, 1,3 triệu em tham gia cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ, 1 triệu em tham gia cuộc thi Tuổi trẻ với Bộ đội Cụ Hồ. Và trong nhiều hoạt động khác nhau đội viên thiếu nhi cả nước với phong trào Uống nước nhớ nguồn đã có 50 triệu ngày công giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, dâng hàng chục ngàn bát hương cho các nghĩa trang liệt sĩ, gửi hàng triệu con tem, lá thư và các tặng phẩm cho các anh bộ đội. Khi Nhà nước ta quyết định phong tặng danh hiệu "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" thì ngay sau đó phong trào "áo lụa tặng Bà" nhang chóng lan nhanh trong các liên đội cả nước... Sau một thời gian, kể từ ngày phát động tại trường Bích Sơn - Việt Yên, Hà Bắc và thị xã Hà Đông - hai địa phương nuôi tằm, dệt lụa nổi tiếng của cả nước cùng các tập thể Đội và thiếu niên nhi đồng khắp mọi miền Tổ quốc đã tặng 17.780 áo lụa và hàng vạn phần quà cho các Mẹ Việt Nam anh hùng và các mẹ liệt sĩ. Cùng với phong trào "áo lụa tặng Bà" các hoạt động "Vì bạn nghèo", "Ngày vàng vì bạn"... đã trở thành phong trào chung của cả nước để quyên góp, ủng hộ các bạn nghèo. Hầu hết các liên đội và các địa phương đều có quỹ vì bạn nghèo với số tiền lên đến 60 tỷ đồng. Từ trong các phong trào và hoạt động của Đội như đã nêu trên, các tấm gương Cháu ngoan Bác Hồ tiêu biểu xuất hiện đó là: Nguyễn Đăng Mỹ Duyên, học sinh lớp 9 trường Mạc Đĩnh Chi, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, 9 năm liền là học sinh giỏi, giải nhì môn Văn toàn quốc. Trần Tiến Hoàng lớp 5 trường tiểu học Gio Sơn, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, 5 năm liên tục là học sinh giỏi toàn diện, năm 1994 - 1995 đạt giải nhì môn Toán toàn quốc. Hàn Ngọc Đức, học sinh lớp 5 trường tiểu học Phùng Chí Kiên, huyện Mỹ Văn (Hải Hưng) đạt giải nhì môn Toán toàn quốc; Trần Phương Tâm, trường tiểu học thị trấn Cái Vồn A, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long giải nhì Toán toàn quốc; Nguyễn Trung Thành, lớp 9 trường PTTH Trần Đăng Ninh, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây giải nhất môn Vật lý toàn quốc; Phan Vũ Toàn học sinh lớp 5 trường tiểu học Dịch Vọng, huyện Từ Liêm, Hà Nội đạt giải nhất thi Toán toàn quốc.

Nguyễn Thị Lành ở Hiệp Sơn, Kim Môn, Hải Dương là con gái duy nhất của một liệt sỹ, em đã dũng cảm cứu 2 bạn nhỏ và mãi mãi ra đi không bao giờ trở lại. Nguyễn Đắc Hải người con của đất sông Lam dũng cảm cứu 3 em nhỏ; Phạm Duy Cương, tuy tuổi mới 12 đã cứu em nhỏ trên dòng lũ sông Hồng. Đó là những gương mặt trong bao gương mặt dũng cảm cứu bạn. Nguyễn Văn Nam, học sinh lớp 4 trường tiểu học Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội, nhà nghèo, 3 lần nhặt được của rơi trả lại người mất trong đó có lần nhặt được 17 triệu đồng, song bạn vẫn tự nguyện trả lại cho người mất. Phạm Hữu Bằng, trường tiểu học cơ sở Lý Tự Trọng, xã Pông Prang, huyện Krông Buk, Đắc Lắc không những nhặt được của rơi trả lại người mất mà còn tích cực giúp các chú thương binh, đặc biệt hơn nữa là cả năm trời đưa bạn bị liệt 2 tay đến trường học. Đây là những tấm gương tiêu biểu, là niềm tự hào của Đội ta.

Tại Đại hội, các đại biểu đã được nghe lời khen ngợi và căn dặn của bác Tổng Bí thư Đỗ Mười và bác đã tặng 53 bộ máy vi tính cho 53 Nhà thiếu nhi của 53 tỉnh trong cả nước với hy vọng món quà này sẽ tạo cho các cháu thiếu nhi phấn khởi thi đua học tập để nắm vững khoa học kỹ thuật tiên tiến, vững bước tiến vào thế kỷ 21.

Các đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ cũng vui mừng được nhận bức Trướng của bác Chủ tịch nước Lê Đức Anh, thay mặt Đảng, Nhà nước tặng cho thiếu nhi Việt Nam với những dòng chữ vàng:

"Nỗ lực học tập


Trau dồi đạo đức
Rèn luyện sức khỏe
Làm nhiều việc tốt
Xứng đáng Cháu ngoan Bác Hồ.

Đại hội còn được nhận lẵng hoa của bác Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt gửi tặng.

Sau Đại hội Cháu Ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ IV, đội viên thiếu nhi cả nước đã tích cực thi đua lập thành tích chào mừng 55 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh.

Các hoạt động của Đội càng ngày càng đi vào chiều sâu để từ đó mở rộng các hoạt động chính trị xã hội ở từng địa phương để tạo phong trào chung cả nước, ở thời điểm này cùng với việc mở rộng và phát triển quỹ "vì bạn nghèo" ở TW thông qua phát hành xổ số và nhiều phương thức khác, những hoạt động mang tính nhân ái, nhân đạo được mở rộng, phong trào "Vòng tay bè bạn", từng bước được hình thành và phát triển rộng khắp trong cả nước. Đây là phong trào thể hiện tính tương thân, tương ái của tuổi thơ hướng về các bạn thiếu nhi gặp khó khăn ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo và các bạn bè gặp khó khăn ở lớp mình, chi đội mình, địa phương mình. Phong trào "Vòng tay bè bạn" được phát động rộng khắp trong cả nước đã góp phần tích cực vào việc giáo dục phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đó là lòng nhân ái, tình thương đồng bào, tính nhân văn đẹp đẽ của dân tộc ta truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI ngày 10-1-1996 Ban Thường vụ Trung ương Đoàn đã ra Nghị quyết 473 về tăng cường công tác thiếu nhi và xây dựng Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Nghị quyết đã đánh giá sâu sắc tình hình thiếu nhi và công tác thiếu nhi trong giai đoạn hiện tại và đề ra các mục tiêu, giải pháp quan trọng nhằm góp phần xây dựng lớp thiếu nhi Việt Nam thành những người giàu có về trí tuệ, giỏi về chuyên môn, cường tráng về thể lực, trong sáng về đạo đức và có lối sống lành mạnh.

Các chủ trương giải pháp lớn được đề cập cụ thể:



- Đẩy mạnh công tác giáo dục, bồi dưỡng thiếu nhi nhất là giáo dục đạo đức, nếp sống và các phong trào, các chương trình giáo dục truyền thống.

- Nâng cao vai trò của Đoàn trong việc bảo vệ các quyền và góp phần đáp ứng nhu cầu của thiếu nhi.

- Tăng cường chỉ đạo các hoạt động Đội, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Đội, xây dựng tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh.

- Củng cố bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ Đội vững mạnh, đủ sức đảm đương nhiệm vụ.

- Tích cực nghiên cứu đề xuất để thể chế hóa, kế hoạch hóa và huy động các nguồn lực cho công tác thiếu nhi.

Nghị quyết đề cập rõ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, tham mưu và tổ chức thực hiện ở từng cấp. Đây là cơ sở, tiền đề quan trọng nhằm góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của từng cấp bộ Đoàn, đồng thời tạo ra sự chuyển đổi mới quan trọng trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi.

Năm 1996, năm kỷ niệm 55 năm thành lập Đội, ở Trung ương lễ kỷ niệm trọng thể được tiến hành tại Khu di tích Kim Đồng và tại Thủ đô Hà Nội. Nhân dịp này, Nhà xuất bản Kim Đồng đã tặng cho thiếu nhi Nà Mạ, quê hương người đội trưởng đầu tiên của Đội một ngôi trường xinh xắn, đặt liền sát ngay khu di tích và tượng đài Kim Đồng.

Sau lễ mít tinh ở Cao Bằng thiếu nhi các tỉnh đã về Hà Nội tổ chức lễ hội 55 năm ngày thành lập Đội tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, các hoạt động diễu hành tại hồ Hoàn Kiếm, gặp gỡ các thế hệ phụ trách Đội ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam.

Các đại biểu dự lễ hội kỷ niệm đã gửi thư tới đội viên thiếu nhi cả nước cổ vũ nhau phấn đấu, rèn luyện, chuẩn bị bước vào thế kỷ 21 với những nhiệm vụ cụ thể:

- Một là, phấn đấu thực hiện xuất sắc 5 điều Bác hồ dạy, tích cực chuẩn bị hành trang cho thế kỷ 21.

- Hai là, đẩy mạnh các hoạt động thi đua học tập sáng tạo, yêu khoa học, giúp đỡ bạn bè xung quanh có hoàn cảnh khó khăn, rèn luyện nâng cao thể lực, tích cực tham gia các hoạt động xã hội góp phần xây dựng cuộc sống mới.

- Ba là, không ngừng chăm lo xây dựng tổ chức Đội vững mạnh và nâng cao chất lượng đội viên. Tích cực tham gia công tác phụ trách Sao và giúp đỡ nhi đồng vào Đội, thực hiện rèn luyện theo chương trình rèn luyện đội viên. Nhân dịp kỉ niệm 55 năm ngày thành lập Đội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã tặng Đội TNTP Hồ Chí Minh bức trướng mang dòng chữ:

"Thiếu nhi Việt Nam hãy làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy:



1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào
2. Học tập tốt, lao động tốt
3. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm".

Trong không khí sôi động kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Đội, để đánh giá công lao của các anh chị phụ trách đã hết lòng chăm lo cho Đội TNTP Hồ Chí Minh và thiếu niên nhi đồng phát triển, trưởng thành, Liên hoan phụ trách thiếu nhi toàn quốc lần thứ II đã được tổ chức từ ngày 6 đến 10 tháng 7-1996 ở thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa - Vũng Tàu. 179 anh chị phụ trách giỏi trong cả nước đã về dự. Các hoạt động của cuộc Liên hoan được diễn ra ở Nhà thiếu nhi thành phố, khu tượng đài Bác Hồ, Bến Nhà Rồng, Dinh Thống Nhất và các khu di tích cách mạng ở Củ Chi, 18 thôn vườn Trầu... Các anh chị phụ trách giỏi của cả nước đã học làm những chiến sĩ giải phóng quân năm xưa để vào địa đạo, làm lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ ở Đền Thờ Bến Dược và Ngã Ba Giồng... Trò chơi lớn đêm lửa trại bế mạc đã tạo cho cuộc Liên hoan trở nên rất sôi nổi, gắn bó tình cảm và trách nhiệm của các anh chị phụ trách thiếu nhi luôn vì đàn em thân yêu.

Hướng về Đại hội lần thứ VIII của Đảng, Hội đồng Đội Trung ương tiếp tục tổ chức Liên hoan Nhà thiếu nhi toàn quốc lần thứ hai từ 14 đến 31 - 7 - 1996 tại 3 khu vực.

Khu vực các tỉnh phía Bắc đến Quảng Trị được tổ chức ở Nhà thiếu nhi Việt Đức thành phố Vinh, Nghệ An.

Khu vực các tỉnh miền Trung và Tây nguyên được tổ chức ở Nhà thiếu nhi thành phố Đà Nẵng.

Khu vực các tỉnh Nam Bộ được tổ chức ở Nhà thiếu nhi tỉnh Vĩnh Long.

Liên hoan Nhà thiếu nhi toàn quốc lần II một lần nữa biểu dương lực lượng thiếu nhi cả nước về những tài năng trẻ tuổi và là hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII.

Tháng 1-1997 anh Đào Ngọc Dung, Thường vụ tỉnh ủy, Bí thư tỉnh Đoàn Nam Hà, Thường vụ Trung ương Đoàn được điều động về công tác tại Hội đồng Đội Trung ương và sau đó được cử giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương khóa III thay anh Hoàng Bình Quân.

Năm học 1996 - 1997, từ sáng kiến của Báo Thiếu niên Tiền phong phong trào "Những viên gạch hồng" góp phần xây dựng tượng đài anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu ở Côn Đảo được thiếu nhi cả nước hưởng ứng sôi nổi. Sau một năm phát động đoàn đại biểu gồm các anh Vũ Trọng Kim, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, anh Đào Ngọc Dung, Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương, các anh chị lãnh đạo báo Thiếu niên Tiền phong, Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, các thầy cô giáo, anh chị phụ trách và các đại biểu thiếu nhi đã ra thăm Côn Đảo và trao hơn 300 triệu đồng để xây dựng tượng. Sau đó một thời gian tượng đài chị Võ Thị Sáu đã được hoàn thành để tưởng nhớ người nữ anh hùng tiêu biểu cho khí phách của tuổi trẻ Việt Nam.

Từ ngày 26 đến 29 - 11- 1997, Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ VII được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã đánh giá kết quả công tác Đội và phong trào thiếu nhi cả nước, khẳng định rõ: "Công tác Đội và phong trào thiếu nhi của cả nước đã tiếp tục phát triển, tạo điều kiện cho các em học tập và rèn luyện củng cố tổ chức Đội, tham gia xây dựng Đoàn. Các phong trào, các chương trình như "Tiến bước lên Đoàn", "Vườn hoa điểm mười", "Điểm tốt mùa thi", "Uống nước nhớ nguồn", "Vì điểm tựa tiền tiêu", "Đọc và làm theo báo Đội"... phát triển ở mọi nơi. Nhiều hoạt động như "Thành phố Bác Hồ - Thành phố của em", "Chủ nhân Thăng Long 1000 năm", "Đồng Nai - Biên Hòa 300 năm", "50 năm chiến thắng sông Lô"... đã nâng cao lòng tự hào, lòng yêu quê hương, đất nước cho đội viên, thiếu niên. Phong trào "Vòng tay bè bạn" do Hội đồng Đội Trung ương phát động đã nhanh chóng lan tỏa và đem lại những kết quả đáng mừng với hơn 10 tỷ đồng giúp đỡ bạn nghèo, vận động 19.870 bạn quay lại trường học tập. 2160 em có hoàn cảnh khó khăn được đề nghị miễn giảm học phí. Các điểm vui chơi cho thiếu nhi ở địa bàn dân cư tiếp tục được xây dựng: Nam Định có hơn 200 điểm, Thái Bình có 100 điểm vui chơi cho thiếu nhi ở xã, phường. Hoạt động của hệ thống Nhà thiếu nhi được đẩy mạnh, số lượng tăng từ 226 năm 1997 lên 240 năm 1998. Nhiều tỉnh, thành đã đầu tư kinh phí lớn cho xây dựng, nâng cấp Nhà thiếu nhi như Lạng Sơn, Quảng Bình, Quảng Trị, các huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), Tam Điệp (Ninh Bình), Núi Thành (Quảng Nam), Điện Biên (Lai Châu), Tiến Yên (Quảng Ninh), Anh Sơn (Nghệ An)... Nhiều hoạt động liên kết giữa các Nhà thiếu nhi trong từng vùng trên cả nước được tổ chức tốt, có tác động đẩy mạnh và tạo nên sự thống nhất cao trong hệ thống Nhà thiếu nhi trong cả nước. Năm 19982,8 triệu nhi đồng được tập hợp vào các Sao nhi đồng, kết nạp hơn 1,4 triệu đội viên mới, 5 triệu em đạt danh hiệu Cháu ngoan Bác Hồ, 8400 liên đội đạt danh hiệu liên đội mạnh. Năm 19991.586.644 đội viên mới được kết nạp, 378.473 đội viên lớn được kết nạp Đoàn; cả nước có 6.924.840 đội viên được công nhận là Cháu ngoan Bác Hồ, bằng 75% tổng số đội viên trong cả nước. Đại hội cũng đã xây dựng chương trình của Đoàn về công tác chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng và xây dựng Đội vững mạnh".

Sau Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VII, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần 3 khóa VII đã thông qua sửa đổi Điều lệ Đội và Nghi thức Đội phù hợp với điều kiện và nhu cầu của thiếu niên, nhi đồng. Đồng thời có quyết định thành lập Hội đồng Đội Trung ương khóa IV. Anh Đào Ngọc Dung, Bí thư Trung ương Đoàn tiếp tục được cử làm Chủ tịch Hội đồng Đội Trung ương khóa IV.

Để đánh giá công sức và sự trưởng thành của đội ngũ cán bộ chỉ huy Đội, Hội đồng Đội Trung ương đã tổ chức Hội trại chỉ huy Đội giỏi toàn quốc lần thứ nhất tại Hà Nội và Quảng Ninh từ ngày 18 - 7 đến 22-7-1998.

Lễ khai mạc Hội trại được tổ chức tại Hội trường Ba Đình lịch sử với 179 đại biểu là cán bộ Đội đại diện cho 791.963 chỉ huy Đội của 22.870 liên đội trong cả nước về dự. Hội trại được đón các bạn thiếu nhi 4 nước ASEAN và 61 anh chị phụ trách giỏi đại diện cho hơn 2 vạn anh chị phụ trách trong cả nước về tham dự. Hội trại lần này không chỉ là niềm vui mà còn là niềm tự hào của Đội, là "cuộc biểu dương lực lượng của hàng triệu đội viên và cán bộ chỉ huy Đội". Từ 3 diễn đàn: Ước mơ tuổi thơ, Chủ nhân tương lai và Tiến bước lên Đoàn, các chỉ huy Đội giỏi đã nói lên nguyện vọng tuổi thơ, ngày mai sẽ trở thành đoàn viên TNCS, người chủ tương lai của đất nước và là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa mạnh giàu.

Trong buổi Lễ báo công của chỉ huy Đội giỏi cả nước, các đại biểu đã được đón bác Trần Đức Lương, Chủ tịch nước; bác Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội cùng các bác lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, đoàn thể đến dự và động viên.

Trong lễ báo công tại Hội trại chỉ huy Đội giỏi toàn quốc lần thứ I, lần đầu tiên các đại biểu được xem một màn trình diễn "Vũ điệu trống kèn" thật sôi nổi, sinh động với gần 200 bạn trong Đội nghi thức của Cung thiếu nhi Hà Nội biểu diễn nghi thức Đội và những bản nhạc thiếu nhi ưa thích. Từ hoạt động này, các địa phương đã quan tâm đầu tư mạnh cho các Đội nghi thức của các Nhà thiếu nhi và các liên đội TNTP.

Những ngày sau đó, tại Quảng Ninh đã diễn ra các hoạt động thật náo nhiệt và đầy sáng tạo của những người chỉ huy Đội.

Đêm chia tay thật cảm động trong ánh lửa trại bập bùng, uốn lượn trong các điệu múa rồng cùng nối vòng "Hà Nội - Quảng Ninh - Việt Nam - ASEAN", tay trong tay đoàn kết và để rồi mỗi cán bộ chỉ huy Đội và mỗi thiếu nhi cả nước sẽ còn nhớ mãi nhắc nhở và mong ước của bác Chủ tịch nước Trần Đức Lương: "Các chỉ huy Đội cùng thiếu niên, nhi đồng cả nước hãy phát huy hơn nữa truyền thống của mình, ra sức học tập và rèn luyện, mỗi ngày làm một việc tốt để ngày càng xuất hiện nhiều hơn những tấm gương chủ nghĩa anh hùng... những chủ nhân của thế kỷ 21".

Sau Hội trại chỉ huy Đội giỏi toàn quốc lần thứ nhất, Hội đồng Đội Trung ương đã chỉ đạo chặt chẽ các hoạt động của Đội theo chương trình "Chào thế kỷ mới" và chủ đề "Thiếu nhi Việt Nam - Chào thế kỷ mới", "Cuộc hành trình vào thế kỷ mới", các địa phương trong cả nước đã sáng tạo tổ chức nhiều hoạt động mang màu sắc mới hấp dẫn, tạo không khí sôi động với tinh thần "Xứng đáng là chủ nhân thế kỷ 21".

Hè năm 1999 Hội đồng Đội Trung ương đã chỉ đạo Liên hoan Búp Sen Hồng tại thành phố Cần Thơ từ ngày 7 đến ngày 10-8-1999 theo chủ đề "Chào thế kỷ mới" và "Liên hoan tuyên truyền Măng non và Giải cầu lông tuổi 15 Chào thế kỷ mới" tại Hà Nội từ ngày 15 đến ngày 18-8-1999 ở các tỉnh phía Bắc.

Hai cuộc liên hoan ở hai miền, thực chất là Liên hoan các Nhà thiếu nhi toàn quốc lần thứ III mang chủ đề "Thiếu nhi Việt Nam - Chào thế kỷ mới" trở thành ngày hội của tuổi thơ các dân tộc Việt Nam. Gần 3.000 đội viên, thiếu nhi các dân tộc ở 70 Nhà thiếu nhi các địa phương đã về Hà Nội và thành phố Cần Thơ để mở hội tạo thành sân chơi bổ ích, trí tuệ, và đầy ước vọng với trách nhiệm của những chủ nhân tương lai để bước vào thế kỷ 21.

Trong những ngày hội này, ở Hà Nội cũng như Cần Thơ, các thành viên tham dự đã đóng góp và vận động nhân dân đóng góp được gần 100 triệu đồng, tặng quà 40 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 300 thiếu nhi nghèo vượt khó mỗi suất 200.000 đồng và 10 triệu đồng tặng các bạn thiếu nhi Sủng Trà huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang làm điểm vui chơi.

Kết thúc Liên hoan, các Nhà thiếu nhi thêm phấn khởi bắt tay tổ chức các hoạt động "Chào thế kỷ mới" hướng về Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ V kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Bác Hồ kính yêu.

Từ ngày 7 đến 12-7- 2000, Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ V đã được tổ chức ở Thủ đô Hà Nội và bãi biển Cửa Lò -Nghệ An. Với 271 bạn là người chỉ huy Đội xuất sắc trong cả nước, trong đó có 156 bạn nữ. Lễ báo công được tổ chức tại Hội trường Ba Đình lịch sử. Đại hội đã được đón bác Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, bác Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh, bác Phạm Thế Duyệt, ủy viên Thường vụ Thường trực Bộ Chính trị và các cô bác lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ngành, đoàn thể đến dự. Các đoàn thiếu nhi Việt kiều đang sống và học tập ở Ba Lan, Hunggari, Lào, Campuchia về dự. Đại hội cũng được đón các bạn thiếu nhi các nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Vương quốc Campuchia, Vương quốc Thái Lan sang vui chung cùng với đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc.

Đại hội như bừng lên trong không khí vui tươi của"rừng hoa" chỉ huy Đội của những tấm gương sáng của tuổi thơ Việt Nam trong học tập và rèn luyện được nhận thư khen của Chủ tịch nước Trần Đức Lương như Lê Thị Tám ở Quảng Bình, Vi Thị Hải Anh ở Cao Bằng, Phạm Văn Tài ở Đồng Tháp. Hoặc như Trần Thế Kiều ở Nghệ An đã dũng cảm cứu 2 em nhỏ khỏi chết đuối được Thủ tướng Phan Văn Khải tặng bằng khen và bạn Đỗ Minh Quỳnh Trang ở Lâm Đồng cùng nhiều bạn khác đại diện cho hơn 100 bạn được nhận Huy chương Tuổi trẻ dũng cảm và gần 3000 bạn trong 5 năm 1995 - 2000 được nhận giải thưởng Kim Đồng.

Sự trưởng thành của các em trong học tập và cuộc sống luôn gắn liền với các tập thể Đội TNTP Hồ Chí Minh. Chính các hoạt động Đội đã giúp cho thiếu nhi phấn đấu, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt và trở thành những đoàn viên TNCS, những công dân tốt của Tổ quốc. Trong báo công của các đại biểu đã nêu lên kết quả của phong trào phấn đấu rèn luyện " Tiến lên Đoàn" với kết quả hàng năm có gần 500.000 đội viên TNTP ưu tú được giới thiệu lên Đoàn và trở thành những đoàn viên và cán bộ tốt của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và hàng vạn chi đội, liên đội mạnh là cơ sở cho việc xây dựng Đội Thiếu niên Tiền phong và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh.

Đại hội vui mừng được bác Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu khen ngợi và căn dặn:

"Tôi tin chắc rằng các Cháu ngoan Bác Hồ có mặt hôm nay và các cháu ở khắp các miền của đất nước sẽ trở thành những công dân có ích, những người có tấm lòng tốt đẹp, cao thượng, nhân nghĩa, trí tuệ, chí bền, sức khỏe và lòng dũng cảm vượt qua khó khăn, trở thành những tài năng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hôm nay cũng có mặt các đại biểu thiếu niên một số nước ASEAN. Tôi chúc các cháu, vui chơi và sống những ngày ở Việt Nam trong tình bè bạn thân thiết.

Các đồng chí cán bộ Đoàn và cán bộ Đội, các thầy giáo, cô giáo là những người cùng với gia đình, quê hương trực tiếp dìu dắt các cháu trong đoạn đường tuổi thơ, những năm tháng đẹp nhất của đời người. Mong các đồng chí cố gắng xứng đáng với trách nhiệm cao quý của mình.

Nước ta, thời xưa đã có một vị trạng nguyên 13 tuổi tên là Nguyễn Hiền, ngày nay có những người anh hùng trẻ tuổi như Lý Tự Trọng, Kim Đồng, Lê Văn Tám, Kơpa Kơlơng...

Tôi tin rằng gần 9 triệu đội viên thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, hơn 5 triệu nhi đồng cả nước sẽ trở thành những công dân Việt Nam xứng đáng với Tổ quốc, làm chủ đất nước, xây dựng non sông ta giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh và hạnh phúc".

Tổ quốc, Đảng, nhân dân và gia đình đặt niềm tin vào các cháu".

Sau những ngày hoạt động ở Hà Nội, các đại biểu Cháu ngoan Bác Hồ đã vào thăm quê hương Bác Hồ kính yêu. Các em đã làm lễ dâng hương ở khu nhà Bác, mộ bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu của Bác. Những hoạt động ở quê nội, quê ngoại của Bác Hồ tạo cho các đại biểu tình cảm thân thương của quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhân dịp này, Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ V đã tặng các bạn thiếu nhi Kim Liên các thiết bị vui chơi trị giá 100 triệu đồng.

Tạm biệt quê Bác, các đại biểu về với bãi biển Cửa Lò đầy nắng và gió, sóng biển dạt dào làm đẹp thêm những ước mơ của tuổi thơ. Niềm vui mừng bất tận đến với các đại biểu bên bờ biển xanh khi bác Chủ tịch nước Trần Đức Lương đến thăm, động viên và tặng quà cho các Cháu ngoan Bác Hồ. Bác ân cần nói với các Cháu ngoan Bác Hồ và các anh chị phụ trách dự Đại hội: "Tôi rất vui mừng được gặp gỡ đoàn đại biểu các Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc trên quê hương Bác. Tôi theo dõi và được đọc báo của các đồng chí lãnh đạo Hội đồng Đội Trung ương cho biết về kết quả và những thành tựu của các cháu ở lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng toàn quốc để tiến tới đại hội đầy phấn khởi, tự hào ngày hôm nay. Tôi rất xúc động và vui mừng trước những thành công của các cháu. Các cháu đã phấn đấu cùng với lớp lớp cha anh, cô chú trong cả nước thi đua vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tôi cũng rất vui mừng thấy rằng Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội, và các anh chị phụ trách, thầy giáo, cô giáo ở tất cả các nhà trường đã tổ chức tốt phong trào thi đua trong cả nước để rèn luyện cho các cháu, để có được kết quả là Đại hội tiêu biểu ngày hôm nay. Trên thực tế, Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ của chúng ta mở đầu cho các Đại hội thi đua trong phong trào làm theo lời Bác Hồ dạy của thiếu niên nhi đồng trên cả nước.

Tôi rất phấn khởi khi được biết rằng Đại hội chúng ta có mặt đông đủ các cháu thiếu niên và nhi đồng từ mọi miền của Tổ quốc và đầy đủ thành phần con em các cộng đồng dân tộc, tôn giáo trong cả nước. Đặc biệt, có đại diện thiếu niên nhi đồng là con em đồng bào ta đang sinh sống ở nước ngoài.

Bác Hồ dạy chúng ta: Trước hết phải "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào" - Tổ quốc mà ông cha chúng ta đã xây dựng lên từ mấy ngàn năm. Các cháu có mặt ở đây là một dịp để trao đổi học tập lẫn nhau - các cháu hãy ghi nhớ mãi mãi lời dạy của Bác Hồ: "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào". Bác cũng đã từng nói: "Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Các cháu hãy mãi ghi nhớ lời dạy của Bác, ghi nhớ để làm sao đến lượt các cháu cũng sẽ dốc sức xây dựng một tình yêu nước cao cả, đưa nước Việt Nam chúng ta đi lên sánh vai với các cường quốc năm châu".

Đại hội làm lễ bế mạc tại công viên Nguyễn Tất Thành bên tượng đài Bác Hồ với thanh thiếu nhi. Các đại biểu chia tay với niềm xao xuyến nhớ nhung vô hạn, "Ngày mai chúng ta phải xa nhau thì hôm nay chúng ta hãy cùng nhau hát vang bài ca tình bạn, đừng khóc nhé, nhớ nhau ta cất lại trong lòng, dù chúng ta có xa nhau mỗi đứa một phương trời nhưng hãy nhớ về nhau và nhớ về Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ này, hẹn đến Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần thứ VI - Đại hội đầu tiên của thế kỷ 21.

Xin cảm ơn các cô bác, anh chị phụ trách và các bạn. Chúng tôi xin chào các bạn ASEAN, các bạn Việt kiều. Chúng ta sẽ đoàn kết và nhớ về nhau mãi mãi.

Xin gặp lại các bạn ở thế kỷ 21". Những giai điệu ngọt ngào ấy cứ vang mãi trong lòng các bạn đại biểu nhỏ tuổi.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ VII, này 25-7-2000 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đoàn lần thứ 7 đã ra Nghị quyết số 10 về "Công tác chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng Đội TNTP Hồ Chí Minh vững mạnh giai đoạn 2000 - 2005". Đây là Nghị quyết quan trọng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tạo tiền đề cho Đội phát triển mạnh mẽ, vững bước tiến vào thế kỷ 21 và xứng đáng là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Nghị quyết lần này đã nêu rõ những phương hướng chung:



tải về 0.77 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương