Lịch sử Giáo Hội Công Giáo



tải về 1.36 Mb.
trang9/19
Chuyển đổi dữ liệu25.07.2016
Kích1.36 Mb.
#5016
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   19
Chúng tôi quyết định rằng : dân chúng không được tham dự phụng tự của những kẻ khinh thường luật của chúng tôi - cũng là luật của các giáo phụ - để những kẻ không thể sửa đổi do tình thương Chúa, sẽ khiêm tốn hơn nhờ dư luận quần chúng.

(Fliche và Martin, LSGH II,p 134-135)


Dictatus papae, Giáo hoàng đã nói
Trong số 27 mệnh đề của Dictatus Papae, ta trích một số câu
2. Giáo chủ Roma thực sự là giáo chủ toàn cầu
3. Mình ngài có quyền truất chức các giám mục
9. Ngài là người mọi ông hoàng phải hôn chân.
12. Ngài có quyền cách chức các hoàng đế.
16. Không có công đồng chung nếu không phải do được chính ngài triệu tập.
18. Không ai có quyền thay đổi điều ngài phán quyết.
27.Giáo hoàng có quyền tháo lời thề trung thành cho thần dân với những ông hoàng bất xứng.

ĐÁNH GIÁ BIẾN CỐ CANOSSA


Cuộc tranh tụng giữa Grêgôriô VII và Henri IV có một ý nghĩa sâu xa, nó đánh dấu một bước ngoặt của thời đại.
Đó là cuộc chiến bảo vệ luật độc thân linh mục, và bài trừ tệ nạn mại thánh, (chấm dứt cuộc tranh luận về việc trao nhẫn gậy : Investiture), bảo vệ sự tự do bên trong của lương tâm kitô giáo chống lại bạo lực và đam mê.
Đức Grêgoriô là một nhà ngoại giao tầm thường, vì đã muốn điều bất khả và phải kết thúc cuộc đời trên đường lưu lạc. Thế nên khi nêu lên những xác định về quyền bính giáo hoàng, thực ra ngài chỉ phản ảnh tâm thức Kitô giáo thời bấy giờ về quyền tối thượng, dù chưa được định tín. Việc Henri IV đến xin giải vạ tại lâu đài Canossa đã xác định ai là chủ nhân của thế giới trong đó đa số là Kitô hữu. Cuộc tranh luận cũng làm sáng hơn khả năng hiệp nhất trong giáo hội, khi giáo hội tại Đức phải chọn lựa giữa giáo hội quốc gia và thế giới Kitô giáo mang tính toàn cầu.
Nếu sau này có lúc ý tưởng cao cả về ngôi giáo hoàng bị sút giảm đưa đến những thái quá lạm dụng cho danh vọng cá nhân, thì điều đó không hề có nơi đức Grêgoriô VII. Đức Phaolô I năm 1605, khi đặt ngài lên bàn thờ, đã khẳng định điều đó. Và sau ngài gần 500 năm, giáo hội mới có một vị giáo hoàng được suy tôn hiển thánh, đức Pio V.
(Viết theo J. LORTZ, L'histoire de L'Eglise,

- Ed.Payots, Paris 1955, tr. 130-134)

TÂM TRẠNG ĐỨC INNOCENTÊ III
Giáo hội đã giao cho tôi một gia sản quí hơn mọi gia sản. Vì việc có đầy đủ quyền thiêng liêng sẽ mang đến vô vàn sở hữu trần gian. Bởi vì các tông đồ chỉ được gọi là chia sẻ quyền bính, chỉ riêng Phêrô có đầy đủ quyền bính. Tôi đã được người trao mũ linh mục và vương miện trong vương quốc. Người đặt tôi làm đại diện với phẩm phục ghi rõ "vua các vua, chúa các chúa, linh mục đời đời theo phẩm hàm Melchisedech..."
Như mặt trăng nhận ánh sáng từ mặt trời, quyền lực của vị vua, cả vinh dự và phẩm chức, cũng từ quyền lực của các giáo hoàng như vậy. Chúng tôi đã nhận quyền lực từ Chúa Cha đầy thương xót, chúng tôi cũng phải dùng quyền ấy để ủng hộ những ai biết dùng chúng với lòng xót thương.
(Trích M.Pacaut, La Theocratie p.225 - JC,Để đọc LSGH I,p.144)

DÒNG CLUNY


Trung tâm chính của cuộc canh tân tinh thần thế kỷ X là Dòng Cluny tại Bourgogne, thành lập năm 910 và trực thuộc Giáo Hoàng. Chính tại đây, lý tưởng tu trì đã bừng tỉnh và làm phát sinh một giai đoạn mới : tại đây các đan sĩ trung thực sống theo tu luật thánh Biển Đức xưa kia, bởi vì hiện nay đã khá đổi thay. Chương trình được thực hiện bởi những viện phụ vĩ đại sống khá thọ và là những vị có đời sống thánh thiện :
Thánh Bernon (910-925) ;
Thánh Odon (+948) ;
Thánh Odilon (+994) ;
Thánh Hugues (+1049) ;
và cha Phêrô đáng kính (+1156).
Gương sống đạo chân thật, lòng hy sinh anh hùng và việc nghiêm chỉnh trung thành với ơn gọi dâng hiến được lan rộng, trước tiên vào các cộng đoàn Biển Đức ; rồi đến những đan viện mới lập. Chẳng bao lâu, tinh thần này chuyển từ Pháp qua Ý, đến Roma. Một trăm năm sau, Cluny đã có 1450 đan viện với 10.000 đan sĩ, tất cả đều quan hệ thường xuyên với Cluny và tuân theo sự quản trị của trung ương. Như thế cuộc cải tổ đời tu đã kéo theo cuộc cải tổ về tổ chức tu trì .
Cuộc cải cách của Cluny còn khởi sự cho cuộc cải tổ hàng giáo sĩ, ảnh hưởng đến các hoàng đế như Otton III, Henri II và Henri III. Giáo hoàng Lêo IX, khi là giám mục ở Toul, đã thường xuyên liên hệ với Cluny, và trên đường đi lãnh nhận chức vụ tối cao trong giáo hội, đã ghé vào Cluny để đem theo đan sĩ Hindebrand làm cố vấn, sẽ là đức Grêgoriô VII sau này. Dòng Cluny đã có phần rất lớn trong chuyển đoạn bước sang thiên niên kỷ thứ hai, cách đặc biệt qua giáo hoàng Grêgoriô VII bất khuất này. Và cùng với ngài đã biến Tây Âu trở thành thế giới Kitô Giáo thực sự (Nước Kitô) .

DÒNG CHARTREUSE - 1084


Thánh Bruno rời thành Reims, từ bỏ thế gian tránh mọi quan hệ với người thân để đến miền đất Grenoble. Tại đây ngài chọn cư ngụ trên đỉnh núi hiểm trở khúc khuỷu, chỉ có một lối lên vừa khó khăn vừa hoang tàn. Phía dưới là một thung lũng theo đường cắt thẳng từ trên xuống. Đó là nơi ngài biên soạn lề luật và các môn sinh ngài hiện vẫn đang cư ngụ.
Mỗi vị có một phòng riêng quanh tu viện. Họ ăn ngủ và làm việc ở đó. Cứ chủ nhật họ lãnh ở quản lý lương thực gồm bánh và rau rồi tự nấu luộc chúng ở phòng mình. Nước uống là nước suối cũng chuyển đến từng phòng... Hầu như họ không nói gì bao giờ, vì khi cần họ ra dấu hiệu với nhau bằng tay.
Tuy có bề trên điều khiển, nhưng giám mục Grenoble mới là viện phụ và là người cung cấp lương thực. Nếu họ tự nguyện sống nghèo hoàn toàn thì ngược lại họ tích trữ nhiều sách trong thư viện... Đất của họ ít được gieo trồng vì họ đổi ngũ cốc cần thiết bằng lông cừu mà họ nuôi vô số.
(Guibert de Nogent (1053-1124 - JC,Để đọc LSGH,I,p.149)

XITÔ, ĐAN VIỆN MỚI


Viện phụ Aubri (vị thứ hai) và các bạn không quên lời hứa, nhất định áp dụng tại đây tu luật thánh Biển Đức, loại bỏ những gì trái với tu luật như áo bông, áo lót, mũ choàng, nệm giường, thực phẩm béo và tất cả những gì không phù hợp...
Vì đọc tu luật thánh Biển Đức, họ thấy vị tôn sư không sở hữu nhà thờ, đền thờ, không quà tặng, mộ phần, không lãnh thuế thập phân, không lò bánh, cối xay, không làng mạc, nông nô và ngoài cô em gái, không có phụ nữ nào vào đan viện, cũng không cho ai chôn trong đó, họ liền từ bỏ tất cả những điều này...
Khinh chê sự giàu có trần gian, những người lính mới của Đức Kitô, nghèo như Đức Kitô nghèo, khởi sự làm sao để chỉ vừa đủ sống và phục vụ khách dù giàu hay nghèo mà tu luật buộc họ tiếp đón như chính Đức Kitô...

(Bản luật Xitô n.1118, theo J.Comby, Sđd, I, tr.150)

NHẬN ĐỊNH VỀ THÉOCRATIE
Trong lịch sử, không có vị Giáo hoàng nào hành xử thần quyền như một bạo chúa. Các vị xen vào nội bộ quốc gia, kết án Hoàng đế vì các ông vốn là tín hữu và phạm lầm lỗi gì đó. Bản vạ tuyệt thông thường có yếu tố khoan hồng. Nghĩa là nếu nhà vua hối cải sẽ được phục hồi quyền bính. Ngoài ra, các vị vẫn tôn trọng "triều đại" hiểu theo nghĩa ủng hộ người có quyền kế vị đích thực.
Pha mình vào việc trần tục, các ngài dễ đi quá giới hạn của mình, đôi khi phạm sai lầm nữa, nhưng ta cần nhìn sự kiện tương đối trong bối cảnh Trung Cổ, thái độ các ngài được sự hưởng ứng của quần chúng, bảo vệ công bằng xã hội, duy trì sự đoàn kết của Nước Kitô. Théocrate thất bại có lẽ vì không đúng đường lối của Đức Kitô, Đấng đã phán : "Nước tôi không thuộc về thế gian này".

23-05-2009 09:22 AM

#16

nmt


Ban Quản Trị

Cấp bậc: Huynh Trưởng


Tham gia ngày:

08/04/2009

Giới tính:

Nam

Đến từ:


Nhà ba má :)

Bài gởi:


843

Thích:


767

Có 228 bài viết được thích 843 lần

Ảo vọng quyền lực

ẢO VỌNG QUYỀN LỰC

(Thế kỷ XI - XIV)

Đúng lúc Giáo hội Âu Châu trở thành sức nối kết các quốc gia, thái độ của người Hồi Giáo-Thồ Nhĩ Kỳ đã thúc đẩy Giáo hội dùng đến sức mạnh. Một vài thắng lợi nhỏ đã khiến một số giới chức trong Giáo hội sinh ra ảo tưởng về quyền lực. Họ nghĩ đó là con đường ngắn nhất để phát triển Giáo hội hoặc để giáo dục con cái mình. Người ta quên rằng Nước Đức Kitô không thuộc trần gian, quên rằng trong Nước đó người làm đầu phải hầu thiên hạ (Mt 20, 25 tt), và quên rằng Đức Kitô đã chiến thắng bằng con đường Khồ Giá.


Thất bại của binh thánh giá và tòa tra là bài học lớn của lịch sử giúp ta tránh những ảo vọng tương tự.

I. CÁC CUỘC THÁNH CHIẾN


1,1. Nguyên nhân
Với các kitô hữu, Thánh Địa là mảnh đất thiêng liêng. Nếu mới đầu các tín hữu Do thái về Đền Thánh theo luật Mai-sen, thì từ khi thánh nữ Helena tìm ra Thánh Giá, việc hành hương biến thành phong trào. Đức Gregorio Cả xây nhiều lữ quán để đón tiếp họ. Các tín hữu về Giêrusalem để đền tội hoặc để cảm nghiệm sâu sắc hơn cuộc sống và cái chết của Đức Kitô.

Người Hồi giáo Ả Rập đã chiếm Thánh Địa từ thế kỷ VII. Nhưng khi đó, những ông chủ này tương đối dễ tính với tín hữu địa phương và khách hành hương, miễn là họ nộp thuế. Hoàng đế Charlemagne còn cho xây đan viện tại vườn Cây Dầu. Thế nhưng năm 1070, Hồi quân Thồ Nhĩ Kỳ của Seljoukide chiếm đóng vùng Tiểu Á thì khác. Năm 1071 họ chiếm đóng Giêrusalem, cản trở sinh hoạt tôn giáo và trở thành mối lo cho đế quốc Byzantin. Hoàng đế Michael VII cầu cứu Tây phương. Đức Gregorio VII liền hô hào đi cứu Mồ Thánh. Nhưng vì ngài bận rộn với Henri IV, nên đức Urbano II mới là người khởi sự Binh Thánh Giá vào năm 1095 tại công đồng Clermont.


"Thế là người giàu kẻ nghèo, cả phụ nữ, đan sĩ lẫn giáo sĩ, thị dân và nông dân đều khát mong đi Giêrusalem hoặc hôỵ trợ cho những người lên đường"(Oderic Vital, Hist. Ecclesiastique 1135, Xc J.Comby Sđd I, P.162.). Niềm tin của họ khá đơn sơ ; Nogent đã kể : "Có kẻ không biết cầm vũ khí nhưng lại mong tử đạo. Họ nói với các chiến sĩ : các anh khỏe mạnh và can đảm nên ra trận, còn chúng tôi, chúng tôi chịu đau khỗ với Chúa Kitô để đoạt được Nước Trời" (Bùi Đức Sinh, LSGH I tr.318).
1,2. Tám cuộc Thánh Chiến
Ngoài những cuộc vận động lẻ tẻ như của đan sĩ Phêrô mà 9/10 đã chết dọc đường, lịch sử thường ghi nhận 8 cuộc thánh chiến
Năm :: Khởi xướng :: Đặc tính :: Kết quả

1. 1096-99 :: Đ. Urbano II :: 4 đạo quân quần chúng :: Vương quốc Giêrusalem, ba hầu quốc Edessa, Triapol

2. 1147-49 :: Th. Bênadô :: Pháp, Ðức :: Thua vì ô hợp

3. 1189-92 :: Ð. Urbano III :: Pháp, Ðức, Anh :: Thua vì ô hợp

4. 1198 -1204 :: Ð. Innocente III :: Bị thương gia Venise chi phối :: Chiếm Constantinople

5. 1217-21 :: Hung, Ðức, Áo :: Ðánh Ai Cập :: Rút vì lụt lội

6. 1228-29 :: H.đế Frederic II :: Ðức :: Thỏa Uớc Jaffa

7. 1248-54 :: Vua Louis IX :: Pháp :: Vua bị bắt : Chuộc

8. 1270 :: Vua Louis IX :: Pháp :: Vua bị bệnh dịch : Chết

Dù có Dòng Bệnh Viện (1099) và Dòng Đền Thờ (1119) năm 1146 Edessa bị tái chiếm khiến thánh Benađô phải nhọc công hô hào thánh chiến lần thứ II. Năm 1187, Hồi quân Ai Cập tái chiếm Giêrusalem, gây nên thánh chiến III. Ảo vọng quyền lực bộc lộ rõ trong thánh chiến IV và V.


Cuộc chiến thứ VI kết thúc bằng Thỏa ước Jaffa, theo đó Hồi quân nhường lại Bêlem, Giêrusalem và Nagiarét, nhưng họ chỉ giữ Thỏa ước 10 năm. Hai cuộc viễn chinh cuối chỉ còn vua Louis IX với những nôỵ lực sau cùng. Sau đó, mọi lời hô hào Binh Thánh Giá gần như không được hưởng ứng. Năm 1342, vua nước Pháp Roland d'Anjou mua Thánh Mộ, đức Clêmente VI trao cho Dòng Phanxicô quản trị.
1,3. Nhận định
Tuy lấy tôn giáo làm lý do hô hào binh sĩ, nhưng ta có thể thấy nhiều yếu tố nhân loại nơi những người tham gia cuộc chiến, đó là : lãnh địa cho các ông hoàng, chiến phẩm cho binh sĩ, tước hiệp sĩ cho giới bình dân, sự kính nể của người ở nhà và ân xá cho các tội nhân.
Hơn nữa, chiến tranh bao giờ cũng mù quáng giết hại những người vô tội. Chiến tranh phải có kẻ chiến thắng người thua, có mối hận thù về người thân bị giết và làm cho người Kitô hữu với người Hồi giáo ngày càng xa nhau hơn.
Nếu không kể một số phát triển về vấn đề văn hóa và kinh tế (giao lưu ba nền văn hóa Latinh - Hy Lạp - Islam ; việc buôn bán trực tiếp với Đông phương ; học hỏi cải tiến kỹ thuật), Binh Thánh Giá hầu như hoàn toàn thất bại. Có lẽ đó là ý Chúa, vì Thiên Chúa không cần đến bạo lực của nhân loại mà chỉ muốn xây dựng tình thương. Người ta đã quên mất tổ tiên mình (German) đã được Tin Mừng cảm hóa trong trường hợp nào.

II. VIỆC TRẤN ÁP CÁC LẠC GIÁO


Ngay trong thời điểm thành công nhất của thần quyền chính trị, Giáo hội vẫn chịu sự phân rẽ ngay trong nội bộ. Người ta quen gọi là những nhóm lạc giáo. Có nhóm không công nhận giáo lý Giáo hội, có nhóm nhân danh Tin Mừng để đả phá các giáo sĩ giàu có và phong kiến. Rồi từ những dị biệt nhỏ, họ xa dần Giáo lý chính thống và phê phán cơ chế Giáo hội. Càng ngày họ càng ít được dung thứ.
2,1. Phong trào Vaudois
Dù hồ sơ Tòa Tra không nói tốt cho họ, ta vẫn thấy nhóm Vaudois nằm trong phong trào trở về nguồn Tin Mừng của thế kỷ XII. Đó là kết quả cuộc cải cách của Đức Gregorio VII. Tiếc rằng hành trình về nguồn của nhóm không được thuận lợi như hai Dòng tu lớn Phanxicô và Đa Minh (xin coi chương X).
Khoảng năm 1170, Valdo phát động phong trào "người nghèo Lyon". Ông vốn là một thương gia giàu có, bối rối về lợi tức, đã đem bán toàn bộ tài sản Rồi đi rao giảng về sự nghèo khó của Tin Mừng. Ông qui tụ nhiều nhóm nam nữ. Họ cùng nhau đọc Kinh Thánh theo tiếng Pháp, học thuộc lòng nhiều đoạn văn các Giáo Phụ. Họ đến các quảng trường hô to lên : "Không thể làm tôi hai chủ, Thiên Chúa lẫn tiền tài".
Hàng giáo sĩ Pháp bấy giờ không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tâm linh và trí thức của giới thị dân. Các vị chỉ thấy mình bị phê phán, nên tỏ ra e ngại các nhà giảng thuyết không chức thánh này. Giáo hoàng Roma lại trao quyền thẩm định cho Giáo hội địa phương. Và tỗng giám mục Lyon là Gioan cấm nhóm Vaudois đi giảng, liệt họ vào danh sách các lạc giáo. Thế là họ phân tán đi Languedoc, Dauphine, Provence và Bắc Ý.
Nếu trước, nhóm Vaudois là lời phản kháng có tính Tin Mừng, thì từ nay, họ liên kết với các nhóm khác chống đối hàng giáo phẩm. Họ đề cao chức tư tế cộng đoàn và chống lại mọi công việc có tính làm giàu. Họ nói chỉ có họ mới thi hành sứ vụ đích thực. Điều đáng tiếc của nhóm Vaudois là không tin vào sức mạnh của Lời Chúa, thiếu kiên nhẫn và chọn cách ứng xử thiếu tính Tin Mừng bác ái yêu thương.
2,2. Chờ đợi thế giới tốt hơn
Cũng trong hướng về nguồn Tin Mừng và Giáo hội sơ khai xuất hiện nhiều trào lưu tiên đoán về tương lai nhân loại dựa vào sách Khải Huyền và các sách Tiên tri. Phong trào "Ngàn Năm" dựa vào Khải Huyền 20, 4-5. Sống trong một xã hội khổ cực và tràn đầy bất công, một số người mong đợi Nước Trời chưa đến, nơi tình thế hiện tại sẽ bị đảo lộn. Đó là khởi điểm phát sinh các cuộc cách mạng tâm linh do những nhân vật tự nhận mình được Thánh Thần linh ứng.
Nổi tiếng trong trào lưu này là Joachim de Flore (1130-1202), ông nói đến lịch sử có ba thời kỳ : sau thời Chúa Cha Cựu Ước, thời Chúa Con Tân Ước, nay đến thời Thánh Linh kéo dài vô tận. Mỗi vị thiên thần thổi loa trong Khải Huyền, ông gán cho một hạng người nào đó sẽ xuất hiện.
2,3. Nhóm Cathares
Học thuyết của nhóm Cathares khác hẳn với Giáo lý Giáo Hội, được phổ biến nhiều tại Languedoc và Bắc Ý. Người ta coi họ là theo phái Manikê xưa, vì họ chủ trương Nhị nguyên.
Để trả lời câu hỏi muôn thuở của con người về nguồn gốc sự ác, thì nhị nguyên có vẻ có lý hơn nhất nguyên. Cathares "những người tinh tuyền" tự nhận mình là kitô hữu tốt (bon chrétien) và lấy lại nhiều nghi lễ của Giáo hội Thượng Cổ. Những ai lãnh nhận nghi thức đặt tay (Consolamentum) đều được phái đi giảng. Thế nhưng vì coi thân thể là vật chất xấu xa, họ chối việc Đức Kitô nhập thể và lên án hôn nhân. Đối với tín hữu thường, họ đòi hỏi ít hơn : cho phép lập gia đình và kêu gọi góp tiền giúp những người "hoàn hảo".
2,4. Trấn áp lạc giáo.
Nói chung suốt 11 thế kỷ đầu không có bản án tử hình nào cho người lạc giáo, cùng lắm là án tù hoặc lưu đày. Thánh Gioan Kim Khẩu từng nói : "Giết một người lạc đạo là làm nẩy sinh trong thế gian một tội ác không thể nào đền bù được".
Thế kỷ XI, đức tin trở thành nền tảng của xã hội Âu Châu. Do sức ép của dân chúng, một vài vị Vua muốn tiêu diệt những ai bất đồng chính kiến, thì Giáo hội vẫn phản đối án xử tử. Giám mục Wason thành Liège viết năm 1045 : "Những người hôm nay là đối thủ, biết đâu nhờ ơn Chúa, lại sẽ ở cao hơn ta trong thiên đường... Chúng ta được gọi là Giám mục, chúng ta được Chúa xức dầu để đem lại sự sống chứ đâu phải giết chết".
Giữa thế kỷ XII, thánh Benađô khi giải quyết lạc giáo ở Cologne còn nói : "Đức tin là kết quả của thuyết phục chứ không thể áp đặt được". Thế nhưng vì lạc giáo vẫn tiếp tục gia tăng, các thứ vạ tuyệt thông dường như cũng bất lực, các biện pháp khác được đem ra áp dụng. Bộ luật Gratiano (1142) vẫn nhấn mạnh việc thuyết phục, trường hợp đặc biệt mới xử án Rồi trao cho cánh tay trần thế thi hành. Công đồng Laterano III (1179) phân biệt : với lạc giáo ít người chỉ dùng hình phạt tinh thần, còn nếu họp thành băng nhóm đông người thì cần dùng đến sức mạnh. Vua Aragon (1197) và Đức Innocente III (1199) thêm cho kẻ cố chấp tội "khi quân". Bản án tử hình vẫn chưa xuất hiện.
Năm 1208, sau khi đặc sứ Castelnau bị ám sát tại Pháp, binh thánh giá chống Aligeois bùng nỗ. Thực chất đây là cuộc tranh chấp giữa các ông hoàng hai phía Bắc Nam, nhưng hàng ngàn người Cathares đã bị giết. Tại Béziers, nhiều người bị thảm sát ngay trong thánh đường. Ở Minerva, hàng trăm anh em Cathares nói : "Chúng tôi đã thề bỏ Giáo hội Roma. Dù sống dù chết cũng không thể làm chúng tôi bỏ đức tin của mình được". Rồi tất cả hăng hái nhảy vào đống lửa.
2,5. Pháp đình tôn giáo
Tòa Tra hiểu theo nghĩa truy lùng và trừng phạt xuất hiện năm 1184 do Thỏa ước giữa đức Lucio III và hoàng đế Frederic II. Còn Tòa Tra được phép kết án tử hình được khai sinh trong khoảng 1224-1233. Khổ hình lợi ích được dùng như thuốc đắng để trị bệnh. Tòa tra trần thế do Frederic II (1224), Tòa tra của Giám mục Toulouse (1229), tiến đến Tòa tra Giáo hoàng do đức Gregorio IX (1233) đặt dưới quyền điều khiển của giáo triều.
Để tránh kết án sai lầm, mỗi chánh án thường có một "Cố vấn" giám sát và can gián. Khi kết án tử hình hoặc tù chung thân phải được vị giám mục sở tại đồng ý. Nhiều chánh án lạm quyền đã bị đức giáo hoàng khiển trách hoặc truất chức. Thế nhưng càng về sau, yếu tố nhân phàm càng chi phối các Tòa tra : Dòng Đền Thờ ở Pháp bị tiêu diệt vì tài sản, và chân phước Jeanne d'Arc bị giáo sĩ Anh thiêu sống vì lý do chính trị ...
Qua diễn biến xử án, rõ rệt các chánh án phải chịu trách nhiệm về bản án, vì cánh tay trần thế chỉ lãnh phần thực hiện thôi. Nếu trước khi châm lửa, tất cả cùng tuyên xưng đức tin (auto da fer) thì thực tế ít ai dám chắc bản án không do những động lực khác. Mà dù lương tâm các chánh án có trong sáng mấy đi nữa, không thể nào chấp nhận nỗi những giáo sĩ rao giảng Tin Mừng yêu thương, lại có thể can đảm thiêu sống những kẻ không chấp nhận giáo huấn của mình. Và dù cho công luận đại chúng thời đó cho rằng "làm biến chất đức tin, tức là sự sống của con người, còn nghiêm trọng hơn làm bạc giả nhiều" (Suma II, II, q 11, a 3), thì mọi biện pháp trấn áp chẳng thể nào đem lại đức tin thực sự được. Bạo lực chẳng bao giờ thắng được tinh thần.
Đọc lại những trang sử nổi cộm thường bị đem ra châm biếm nhất của Giáo hội Trung Cỗ, chúng ta cần giữ được tâm trạng bình thản. Từ thân phận bị đàn áp thuở ban đầu chuyển sang vị thế có uy quyền, quyền bính trong Giáo hội đã gặp những cạm bẫy như bất cứ tổ chức nào sau chiến thắng thường gặp. Sống giữa thế giới, con người trong Giáo hội khó có thể thoát khỏi những ảnh hưởng của xã hội và những yếu tố nhân phàm. Nên cần phải đánh giá sự kiện theo tư duy của người đương thời. Nhưng cũng cần đọc lại hiến chế Giáo hội của Vatican II : "Tuy cần đến những phương tiện nhân loại để chu toàn sứ vụ mình, Giáo hội được thiết lập không phải để tìm kiếm vinh quang trần thế, nhưng để truyền bá khiêm nhường và từ bỏ, bằng gương lành của chính mình" (Lumen Gentium số 8c).

TOÁT YẾU
1/. Binh Thánh Giá :


Trước thái độ của Hồi quân Thổ Nhĩ Kỳ thế kỷ XI, các giới chức Giáo hội đã tổ chức tám cuộc binh thánh giá, từ 1096 đến 1254. Giáo hội lập một số tiểu quốc tại vùng Đông phương và đã phải khá vất vả để gìn giữ nó. Kết cuộc Mồ Thánh vẫn không được giải thoát. Giới có lợi duy nhất là các thương nhân thành thị, yếu tố quan trọng làm sụp đổ chế độ phong kiến sau này.
2/. Trấn áp lạc giáo :
Ảnh hưởng cuộc cải cách đức Gregorio VII, nhiều nhóm trở về nguồn Tin Mừng xuất hiện, phản kháng lại sự giàu có xa hoa của hàng giáo sĩ bấy giờ. Thế nhưng vì thiếu khả năng thần học, thiếu tế nhị, họ bị đẩy ra bên lề Giáo hội để tiến dần đến lạc giáo. Nổi tiếng nhất có phong trào Vaudois (từ 1170) và Nhóm Nhị nguyên Cathares. Sau một số xô xát, các lạc giáo bị trấn áp bằng võ lực và các Tòa Tra (1184 đến 1233).

23-05-2009 05:52 PM

#17

nmt


Ban Quản Trị

Cấp bậc: Huynh Trưởng


Tham gia ngày:

08/04/2009

Giới tính:

Nam

Đến từ:


Nhà ba má :)

Bài gởi:


843

Thích:


767

Có 228 bài viết được thích 843 lần

Hoa trái của lòng tin

HOA TRÁI CỦA LÒNG TIN

(Thế kỷ XI - XIV)
Hãy đổ rượu mới vào bầu da mới (x. Lc 5, 38). Trong bối cảnh lịch sử thời Trung Cổ, niềm tin các tín hữu không chỉ chịu tác động từ bên ngoài. Tin Mừng vẫn không ngừng thúc bách những con người thời đại, khởi từ những cảm hứng của Tin Mừng, góp phần xây dựng tòa nhà văn minh Trung Cổ đặc biệt về văn hóa nghệ thuật.
I. MẠCH NGẦM NIỀM TIN
Quả là thiếu sót nếu nghiên cứu niềm tin thời Trung Cổ, lại chỉ dựa vào những tổng luận đặc sắc của các nhà thần học. Các nhóm lạc giáo chứng tỏ đức tin Trung Cổ không thống nhất toàn vẹn. Đại chúng miền nông thôn thất học và các phong trào thị dân đã ảnh hưởng không ít đến cách diễn đạt niềm tin.
1,1. Ba đặc tính niềm tin Trung Cổ

a. Thiên Chúa toàn năng bị nhân hóa

Ảnh hưởng xã hội phong kiến và nông dân, Thiên Chúa dần dần được quan niệm như vị vua tối cao, mọi lãnh chúa trần gian chỉ là chư hầu của ngài. Lòng yêu mến Chúa ngày càng nhường chỗ cho sự kính sợ. Ngài kiểm soát, ngài ban phát niềm vui nỗi buổn, sự sống và sự chết. Thành công thất bại, đói kém hay dịch tể đều gán cho Ngài. Tích cực hơn, nhân tính Đức Kitô được quan tâm đặc biệt. Ngài là mẫu gương, là thủ lãnh, là hôn phu và là bằng hữu. Phong trào hành hương Thánh Địa và suy niệm cuộc khổ nạn ngày càng gia tăng.

b. Kitô hữu lý tưởng là đan sĩ

Vì tầm ảnh hưởng quá lớn và đời sống gương mẫu, các đan sĩ trở thành mẫu lý tưởng cho người tín hữu, Thánh Bênađô so sánh đời như biển rộng, ai vượt được biển mới được cứu. Theo ngài, các đan sĩ đi trên cầu khô ráo, hàng giáo sĩ dùng thuyền, còn những người có đôi bạn thì bơi tay, nên đa số chết đuối dọc đường. Danh mục các thánh thời này toàn các đan sĩ, giám mục và vài bà quí tộc góa đã kết thúc đời mình như một đan sĩ, kẻ không đi tu thì cố phỏng theo nếp sống nhà tu. (Vua Louis IX đọc kinh giữa đêm và đánh tội phạt xác). Đến lúc lìa trần, nhiều tín hữu mơ ước được mang áo dòng và được chôn trong đan viện.

c. Niềm tin trong đời sống

Nếu trước đây Kitô giáo đã thừa hưởng các sinh hoạt tôn giáo cũ gắn liền với thiên nhiên, thì nay năm phụng vụ vừa làm sống lại các mầu nhiệm cứu độ vừa liên kết với mùa màng tự nhiên. Nhịp sống của người dân gắn liền với mùa phụng vụ và các địa chỉ tôn giáo. Có nơi cộng 52 Chúa nhật với các lễ trọng là 107 ngày nghỉ (Oxford 1222). Các ngày lễ bị dân gian hóa : Buche Noel, Ông già Noel, việc nói dối lễ anh hài, lễ hội điên ... Nhà thờ là trung tâm mỗi làng, là nơi trú ẩn lúc chiến tranh hoặc thiên tai. Các tín hữu tích cực với vị chủ chăn để đào hào đắp lũy, xây chợ búa và các đan viện.

Niềm tin đại chúng còn bộc lộ trong việc tôn kính thánh tích đến mức thái quá, kính riêng các thánh bổn mạng mùa màng, súc vật. Mỗi nghề nghiệp lại có bổn mạng với nhà thờ riêng.

Dựa vào các bản di chúc ta thấy các tín hữu mong lễ an táng long trọng và xin được nhiều lễ Misa. Họ yêu cầu bố thí cho người nghèo như cho Đức Kitô, mà họ coi là cách thánh hóa, lập công. Họ dành tiền xây bệnh viện và các trại cùi. Thực ra thời đó bệnh viện chỉ độ chục giường cho cả người nghèo và khách lỡ đường trọ.


Каталог: uploads
uploads -> -
uploads -> 1. Most doctors and nurses have to work on a once or twice a week at the hospital
uploads -> Kính gửi Qu‎ý doanh nghiệp
uploads -> VIỆn chăn nuôi trịnh hồng sơn khả NĂng sản xuất và giá trị giống của dòng lợN ĐỰc vcn03 luậN Án tiến sĩ NÔng nghiệp hà NỘI 2014
uploads -> Như mọi quốc gia trên thế giới, bhxh việt Nam trong những năm qua được xem là một trong những chính sách rất lớn của Nhà nước, luôn được sự quan tâm và chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước
uploads -> Tác giả phạm hồng thái bài giảng ngôn ngữ LẬp trình c/C++
uploads -> BỘ TÀi nguyên và MÔi trưỜng
uploads -> TRƯỜng đẠi học ngân hàng tp. Hcm markerting cơ BẢn lớP: mk001-1-111-T01
uploads -> TIÊu chuẩn quốc gia tcvn 8108 : 2009 iso 11285 : 2004
uploads -> ĐỀ thi học sinh giỏi tỉnh hải dưƠng môn Toán lớp 9 (2003 2004) (Thời gian : 150 phút) Bài 1

tải về 1.36 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   5   6   7   8   9   10   11   12   ...   19




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương