Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo Lm. Phanxicô Xaviê Ðào Trung Hiệu op cuộc Lữ Hành Ðức Tin



tải về 0.5 Mb.
Chế độ xem pdf
trang5/12
Chuyển đổi dữ liệu01.12.2022
Kích0.5 Mb.
#53887
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12
LSGHCG Chuong04
thuvienpdf.comthu-doan-chinh-tri, LSGHCG Chuong01
2,3. Công đồng Calcedonia (451) 
Thế nhưng thỏa hiệp 433 không làm vừa lòng những thành phần cực đoan của cả hai phía. 
Theodoret miền Syria luôn bảo vệ hai bản tính của Đức Kitô, không nói gì đến việc "kết hợp mà không 
lẫn lộn". Viện phụ Eutykes (+454) ở Constantinople, cho rằng nơi Đức Kitô, Thiên Tính bao trùm nhân 
tính đến độ chỉ còn thiên tính (Monophysis). Giám mục đế đô là thánh Flavianô liền tổ chức một công 
đồng kết án Eutykes. Vị này cầu cứu Tòa Thánh và Dioscorus là Giám mục Alexandria. 
a/.
Mẻ cướp Epheso (449): Hoàng đế Theodose II bạn của Eutykes mời tất cả những Giám mục 
ủng hộ vị này về dự hội nghị Epheso. Đức Leo I có cử ba đại biểu và gửi thư tỏ lập trường, nhưng vị 
Giám mục chủ tọa là Dioscorus, bạn Eutykes, không cho đọc lá thư đó. Nhóm Eutykes chỉ phải ký nhận 
Kinh Tin Kính Nicea. Ngược lại, Giám mục nào nói Đức Kitô hai bản tính thì đều bị truất chức. Quân 
lính triều đình được mời đến để "đánh chết những kẻ phân biệt hai bản tính". Thánh Flavianô bị đánh 


Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo 
Lm. Phanxicô Xaviê Ðào Trung Hiệu OP
 
36 
Cuộc Lữ Hành Ðức Tin
trọng thương rồi chết. Giám mục Theodoret báo tin cho Roma và Đức Leo liền phi bác "mẻ cướp 
Epheso". Thế nhưng học thuyết Eutykes được công khai tuyên truyền cho đến hoàng đế qua đời. 
b/.
Công đồng Calcedonia (451): Tân hoàng đế Marcianus (450-457) đứng về phía Roma. Hoàng 
đế yêu cầu Giáo hoàng đến chủ tọa công đồng. Nhưng Đức Lêo I không thể đi được vì Hung Nô đã xâm 
lăng đất Ý. Ngài cử sứ giả đến chủ tọa công đồng Calcedonia. Giám mục Dioscorus cũng đến và đề nghị 
kết án đức Lêo, ngược lại, ông bị tố cáo về tội lộng hành, bị cách chức và lưu đày. Thánh Flavianô được 
phục hồi. 
Về Giáo lý, Kinh Tin Kính Nicea-Constantinopoli và thơ đức Lêo được đem ra đọc. Ngay đó 
các nghị phụ đã đồng thanh tung hô: "Đây là đức tin các Giáo phụ, đức tin các Tông đồ. Tất cả chúng 
tôi đều tin như vậy... Phêrô đã nói qua miệng Lêo". Sau khi áp dụng kỷ luật cho những người tham gia 
vào mẻ cướp Ephêso, Công đồng đưa ra một công thức Đức Tin dựa vào hai bản văn trên: "Đức Kitô, 
chúng tôi nhìn nhận có hai bản tính không lẫn lộn, biến đồi, phân chia hay lìa nhau. Sự khác biệt giữa 
hai bản tính không bị mất vì kết hiệp, trái lại các đặc tính của môỵi bản tính vẫn nguyên vẹn trong một 
ngôi vị duy nhất". 
Từ nay nền tảng Kitô học đã rõ rệt. Đức Kitô một ngôi vị và hai bản tính. 

tải về 0.5 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   12




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương