Kinh tì-kheo na-tiên càn Long Đại Tạng Kinh Quyển 108, trang 706-753 Thiện Nhựt phỏng dịch và tìm hiểu Nguồn


- Đối-chiếu lập-luận của Na-Tiên với Lý Mười-hai Nhân-Duyên trong giáo-lý



tải về 1.4 Mb.
trang38/59
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.4 Mb.
#19794
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   59

119.- Đối-chiếu lập-luận của Na-Tiên với Lý Mười-hai Nhân-Duyên trong giáo-lý.


(Trước khi đối-chiếu, Thiện-Nhựt xin người đọc xem kỹ lại các tiểu-mục số 043, 045, 046, nhứt là số 047, vì phần tóm-tắt trên đây quá sơ-lược, đã lướt bỏ qua nhiều chi-tiết.)

1.- Trình-bày sơ-lược Lý Mười-hai Nhân-Duyên:

Lý Mười-hai Nhân-Duyên, còn gọi là Lý Duyên-Sanh, hoặc Lý Duyên-Khởi, là một lý-thuyết căn-bản của Phật-giáo. Nó vạch rõ do đâu mà chúng-sanh sanh ra ở đời, lớn lên, già bịnh rồi chết, để phải tái-sanh lại, rồi cứ luân-chuyển mãi trong sáu nẻo Luân-hồi. 

a.- Mười-hai Nhân-Duyên là những gì? Theo thứ-tự, (1) Vô-minh, tức là sự ngu-si; (2) Hành, tức là sự-vật bị biến-đổi theo điều-kiện; (3)Thức, tức là nghiệp-thức, ảnh-hưởng của các hành-vi cố-ý cũ; (4) Danh-Sắc, tức là thân-tâm; (5) Lục nhập tức là sáu giác-quan; (6) Xúc, tức là sự tiếp-xúc giữa các giác-quan với các trần (cảnh-vật bên ngoài); (7) Thọ, tức là các cảm-giác; (8) Ái, tức là sự khao-khát, mến-thích quá; (9) Thủ, tức là đeo giữ chặt; (10) Hữu, tức là sự hiện-hữu, cuộc sống; (11) Sanh, tức là sanh ra đời; (12) Lão-tử, tức là già, chết.

b.- Sự luân-chuyển của Mười hai Nhân-Duyên: Sự luân-chuyển theo dây chuyền của Mười-hai Nhân-Duyên quay theo hai chiều: 

(i) - Chiều Lưu-chuyển đưa đến sự tái-sanh lẩn-quẩn trong vòng Luân-hồi, chia ra ba thời-kỳ:

- thời quá-khứ: (1)Vô-minh duyên Hành; (2)Hành duyên Thức; (3)Thức duyên Danh-Sắc. (Chữ duyên có nghĩa là cơ-duyên, hay là các điều-kiện làm thay-đổi; nói: ''Vô-minh duyên Hành'', tức là muốn nói: vì có Vô-minh sanh ra, cho nên Hành mới sanh ra theo);

- thời hiện-tại: (4)Danh-Sắc duyên Lục-nhập; (5)Lục-nhập duyên Xúc; (6)Xúc duyên Thọ; (7)Thọ duyên Ái; (8)Ái duyên Thủ; (9)Thủ duyên Hữu; 

- thời vị-lai: (10) Hữu duyên Sanh; (11) Sanh duyên Lão-tử; (12) Lão-tử duyên Vô-minh, khép kín vòng tròn của Luân-hồi lại, để cứ tiếp-tục quay mãi như thế.

(ii) - Chiều hoàn-diệt: nhằm phá vở vòng Luân-hồi, chẳng còn phải tái-sanh nữa: (1) hễ Vô-minh diệt, thì Hành diệt, (2) hễ Hành diệt, thì Thức diệt; (3) hễ Thức diệt, thì Danh-Sắc diệt; (4) hễ Danh-Sắc diệt, thì Lục-nhập diệt; (5) hễ Lục-nhập diệt, thì Xúc diệt; (6) hễ Xúc diệt, thì Thọ diệt; (7) hễ Thọ diệt, thì Ái diệt; (8) hễ Ái diệt, thì Thủ diệt; (9) hễ Thủ diệt, thì Hữu diệt; (10) hễ Hữu diệt, thì Sanh diệt; (11) hễ Sanh diệt thì Lão-tử diệt; (12) hễ Lão-tử diệt, thì Vô-minh diệt. 

Vòng Luân-hồi tựa như sợi dây xích có mười hai khoen, mỗi khoen là một Nhân-duyên; hễ bẻ gãy được một khoen, vòng Luân-hồi liền bị phá vở và chẳng lưu-chuyển được nữa (tức là người tu-hành đã chứng đắc được sự vô-sanh.) 



2.- Tìm hiểu sơ-lược về Lý Mười-hai Nhân-Duyên

Thân-phận của mọi chúng-sanh là phải chịu Khổ thì nhiều mà hưởng sướng thì ít, cứ sống đi chết lại mãi mãi trong vòng lẩn-quẩn. Con đường thoát khỏi vĩnh-viễn cảnh Khổ là phải vượt ra ngoài vòng Luân-hồi. Vòng Luân-hồi khép kín lại do sự luân-chuyển dây chuyền của Mười-hai Nhân-duyên, ví như mười hai khoen của sợi dây xích cứ trói buộc mãi mọi chúng-sanh. Lý Mười-hai Nhân-duyên có dạy những chỗ có thể phá-vở, như (1) diệt vô-minh; như (2) trừ tham-Ái; như (3) chẳng chấp-Thủ; như (4) hộ-trì các căn nơi Lục-nhập; như (5) phòng-vệ các căn nơi Xúc và Thọ ... Nhưng trong việc tu-hành, thường được nghe dạy hai điều quan-trọng: thứ nhứt là diệt-trừ sự luyến-ái, như trong Kinh Chuyển Pháp-Luân Đức Phật có dạy tại Khổ-tập-đế; và thứ hai là việc phát-triển Trí-huệ để diệt Vô-minh, qua ba môn học trong Chánh-Pháp: Giới, Định, Huệ. Vì tại đây đang cứu-xét ý-nghĩa lời giải-đáp của Tì-kheo Na-Tiên liên-quan đến Danh-Sắc, nên xin được phép tạm ngưng việc tìm hiểu về Lý Mười-hai Nhân-Duyên.



3.- Đối-chiếu lời giải-đáp của Na-Tiên về Danh-Sắc và giáo-lý về Mười hai Nhân-Duyên: 

(a).- Vì tôn-trọng bản dịch Hán-văn trong Đại-Tạng, Thiện-Nhựt đã ghi là Danh-Thân, tức là thân-tâm của một cá-thể khi còn sống và khi tái-sanh lại. Danh-từ chánh-thức Danh-Sắc được dùng cả trong hai Tông Nam, Bắc, để chỉ thân-thể là phần vật-chất và tâm là phần tinh-thần; phần tinh-thần nầy được gọi là Danh (Pali: Nàma), còn phần vật-chất được gọi là Sắc (Pali: Rùpa). Xin nói lại cho đúng.

(b).- Chữ ngu-si, đọc thấy nơi tiểu-mục 047-a, trong giáo-lý Bắc-tông thường gọi là Vô-minh (vô= chẳng có; minh= sáng). Vì thế, nguyên-nhân đầu-tiên trong chiều lưu-chuyển của Lý Mười-hai Nhân-Duyên, chính là sự ngu-si, nói theo tiếng Hán-Việt là vô-minh. Ta tự hỏi: Tại sao lại ngu-si? Ngu, vì lúc gần chết quá sợ-hãi, muốn sống lâu thêm nữa; chính sự ham-muốn đó là một ý-nghiệp dẫn-dắt cá-thể ấy theo các nẻo tái-sanh. Mà hễ còn tái-sanh là còn chịu Khổ dài-dài, thế cho nên, đó chẳng phải thiếu trí-khôn hay sao? Nhưng mặt khác, Na-Tiên bảo: ''Hễ ngu-si sanh, thì tinh-thần sanh'', thì Thiện-Nhựt chẳng hoàn-toàn đồng-ý với chữ tinh-thần. Tại sao? Thường thường hễ tinh-thần sanh ra, làm sao mà ngu-si cho được, vì tinh-thần có khả-năng hiểu-biết, suy-luận, v.v. Lý Mười-hai Nhân-Duyên nói chính-xác hơn: Vô-minh duyên Hành, có nghĩa là hễ đã có vô-minh làm nhân-duyên (làm điều-kiện), thì sẽ có Hành khởi-sanh ra.

Hành là gì? Nguyên chữ Hành, tiếng Hán-Việt, dùng để dịch chữ Pali Sankhàra, với ba nghĩa chánh: (1) điều-kiện gây ra sự biến-đổi; (2) sự-vật bị điều-kiện-hoá, tức là các sự-vật bị các điều-kiện chung quanh làm biến-đổi; (3) chính sự biến-đổi đó, do các điều-kiện gây ra. Như thế, chữ Hành trỏ vào các pháp hữu-vi, tức là các sự- vật phải chịu thay-đổi vì hoàn-cảnh chung quanh hay vì các điều-kiện khác. 

(Xin lưu-ý người đọc: chữ pháp, nơi danh-tứ các pháp hữu-vi, có nghĩa là các sự sự vật vật nói chung, chữ pháp tiếng Pali là dhamma, tiếng Sanskrit là dharma, viết chữ dh bằng chữ thường; xin đừng lầm với nghĩa chữ Dhamma/Dharma, có nghĩa là Giáo-pháp, Chánh-pháp, thì chữ Dh ở đầu lại được viết hoa.)

Trở lại với chữ Tinh-thần mà Na-Tiên đã dùng, khi nói ''hễ ngu-si sanh, thì tinh-thần sanh'', đáng lý Na-Tiên nên nói: "hễ có vô-minh, thì có Hành sanh ra'' mới chính-xác hơn, mặc dầu tinh-thần cũng là một sự-vật bị điều-kiện-hoá, cũng là một pháp hữu-vi, tức cũng như là một Hành vậy.

(c).- Kế đó, Na-Tiên nói: ''Tinh thần sanh Thân, Thân sanh Danh, Danh sanh Sắc, Sắc sanh ra sáu Thức...'' Đối-chiếu với Lý Mười-hai Nhân-duyên trong Giáo-lý, ta có: ''Hành duyên Thức, Thức duyên Danh-Sắc, Danh-Sắc duyên Lục-nhập'', thì thấy rõ chỗ sai-lầm của Na-Tiên trong lời đáp. Sai chỗ nào? Làm sao mà tinh-thần sanh ra tấm thân vật-chất cho được? Làm sao mà tấm thân trở ngược lại sanh ra Danh tức là phần tinh-thần được? Làm sao mà sắc (= vật-chất) vốn vô-tri lại có thể sanh ra sự hiểu-biết, tức là thức cho được. Cả câu nói trên đây của Na-Tiên, tưởng nên sửa lại theo thứ-tự trong Lý Mười-hai Nhân-duyên, từ Hành cho đến Lục-nhập, thì mới đúng được. 

Lại nữa, xin được phép thưa rõ thêm về ba Nhân-Duyên đầu: Vô-minh, Hành, Thức, lưu-chuyển trong thời quá-khứ. Trong đời trước, khi lâm-chung, cá-thể vì sợ-hãi cái chết sắp đến, nên khao-khát đòi sống lâu thêm nữa, đó là Vô-minh. Sự vô-minh ấy làm khởi sanh lên Hành, một pháp hữu-vi về tâm-linh, rồi Hành duyên với Thức, (Thức đây là nghiệp-thức, một yếu-tố (hay chủng-tử) của thức A-lại-da, dẫn cá-thể đến các nẻo tái-sanh vào thời hiện-tại.) Việc tái-sanh, ở đây, có nghĩa là nghiệp-thức hoà-nhập với tinh cha, huyết mẹ, thành ra bào-thai, vì chưa tượng hình đủ các bộ-phận nên mới được tạm gọi Danh-Sắc (Nàma-Rùpa, tinh-thần và vật-chất). Với thời-gian, thai-nhi phát-triển đầy-đủ các cơ-quan, các giác-quan (các căn); và khi lọt lòng mẹ, các căn tiếp-xúc với hoàn-cảnh chung quanh, nên gọi là Lục-nhập, làm khởi lên sáu thức; chữ thức nầy mới thật-sự chỉ vào các sự hiểu-biết ở mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý (từ nhãn-thức cho đến ý-thức.)

(d).- Đến tiểu-đoạn 047-d, Phần Phỏng-dịch, nhan-đề: Sáu căn, sáu trần, và sáu thức phối-hiệp, sự trình-bày của Na-Tiên về nguyên-nhân sâu-xa của việc tái-sanh, do các việc làm thiện-ác phát-xuất từ các căn, hết sức rõ-ràng và thật là tỉ-mỉ, làm sáng-tỏ thêm rất nhiều cho Lý Mười-hai Nhân-duyên.

Rõ-ràng như thế nào? Trong khi Lý Mười-hai Nhân-duyên có dạy: ''Lục-nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu'', mà chẳng chỉ rõ cho thấy sự biến-chuyển từ Nhân-duyên trước đến Nhân-duyên sau, thì Na-Tiên đã vạch rõ ra được sự phối-hiệp xảy ra nơi Lục-nhập giữa ba yếu-tố: căn, trần và thức, tạo nên sự giác-tri khiến cá-thể có sự hiểu-biết về sướng-khổ (tức là Thọ), rồi tòng theo Thọ mà sanh ra ân-ái, ham-muốn (tức là Ái và Thủ); và chính sự ham-muốn nầy là nguyên-nhân sanh ra hữu-trí (tức là Hữu, hiện-hữu, cuộc sống) để có sự sanh sanh ra, làm nguyên-nhân cho cá-thể thi-hành điều thiện-ác sau nầy. Đó là nguyên-nhân sâu-xa của việc tái-sanh: do các điều thiện-ác phát-xuất từ các căn, mà Na-Tiên nói ở tiểu-đoạn 047-d, , Phần Phỏng-dịch.

Tỉ-mỉ như thế nào? Na-Tiên chẳng những chỉ rõ sự phối-hiệp nơi Lục-nhập, giữa một căn, một trần và một thức, mà trình-bày thật là tận-tường luôn cả sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý), sáu trần (hình-sắc, âm-thanh, mùi, vị, xúc-chạm và ý-niệm) và sáu thức (nhãn-thức, nhĩ-thức, tị-thức, thiệt-thức, thân-thức và ý-thức).

Sau khi kể lại tỉ-mỉ và trình-bày rõ-ràng như thế, Na-Tiên đi đến một kết-luận, rất sắc-bén, ''Như thế, con người triển-chuyển, sanh-tử, tử sanh, chẳng bao giờ dứt tuyệt.''

*



tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   34   35   36   37   38   39   40   41   ...   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương