Kinh tì-kheo na-tiên càn Long Đại Tạng Kinh Quyển 108, trang 706-753 Thiện Nhựt phỏng dịch và tìm hiểu Nguồn


- Cái gì mất, cái gì còn, khi chết đi?



tải về 1.4 Mb.
trang35/59
Chuyển đổi dữ liệu14.08.2016
Kích1.4 Mb.
#19794
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   59

112.- Cái gì mất, cái gì còn, khi chết đi?


Con người ở thế-gian khi nhìn vào người chết, biết rõ thân-xác ấy sẽ tan-rả, còn phần tâm-linh, vốn vô-hình, chẳng biết chắc được rồi sẽ ra thế nào, còn hay mất. 

Đối với người mê-tín, phần ''linh-hồn'' vốn bất-diệt sẽ thoát ra khỏi thân-xác và đi đầu-thai, hoặc sanh trở lại ở thế-gian, hoặc được lên Thiên-đàng, hay bị đọa xuống địa-ngục. Sự tin-tưởng vào một ''linh-hốn bất-diệt '' chưa thấy được chứng-minh đầy-đủ với bằng-cớ cụ-thể, cho nên Phật-học xem đấy là một tà-kiến được gọi là thường-kiến, nghĩa là một ý-kiến sai-lầm cho rằng nơi thân-tâm con người đã có sẵn một phần tinh-túy, cốt-lõi, chẳng hề biến-diệt; đã là ''người'' rồi, thì bao giờ cũng là ''người'' mãi, cho dầu sống tại đây, hay hiện-diện nơi các cảnh-giới khác.

Trái ngược hẳn với thường-kiến, có đoạn-kiến, cũng là một tà-kiến cho rằng, một khi chết đi, thì cùng với sự tan-rã của thân-thể, phần tâm-linh cũng tan-rã và tiêu-diệt theo, chẳng còn gì tồn-tại cả: chết là hết! Đây là sự tin-tưởng của phần đông dân-chúng thiển-cận thấy thây chết vô-tri nằm bất-động, liền cho đó chẳng còn gì nữa cả. 

Thường-kiến và đoạn-kiến đều phủ-nhận việc tái-sanh, bác-bỏ việc tu-hành trong hiện-đời và sẽ đưa đến hậu-quả tai-hại: sống-chết mãi trong thân-phận khổ nhiều, sướng ít của chúng-sanh.

*

113.- Tại sao phải tái-sanh lại? Ai phải tái-sanh lại, còn ai chẳng phải tái-sanh nữa?


Sau khi trình-bày hai điểm thắc-mắc lớn về cái chết và tái-sanh, (chẳng thấy sách ''Tì-kheo Na-Tiên'' nầy có bàn đến), giờ đây xin được tiếp-tục tóm-lược và tìm hiểu ý-nghĩa các tư-tưởng nêu trong cuộc đàm-luận giáo-pháp giữa nhà vua và vị tu-sĩ.

Nơi tiểu-mục số 019, Phần Phỏng-dịch, Vua Di-Lan có hỏi Na-Tiên:

- Ai còn phải tái-sanh lại, và ai chẳng còn sanh lại? 

Na-tiên đáp: 

- Người quyến-luyến niềm ân-ái nhiều, lắm sự ham-muốn thì sanh lại ở đời sau; người đã dứt sạch sự ân-ái, bỏ hết mọi ham-muốn, thì đời sau chẳng phải sanh trở lại. 

Câu trả lời của Tì-kheo Na-Tiên rất rõ-ràng và dứt-khoát: ai còn (1)quyến-luyến sự ân-ái, (2)lắm sự ham-muốn, thì phải tái-sanh trở lại ở đời sau. Quyến-luyến sự ân-ái là gì? Ân-ái trỏ vào mối tình giữa vợ-chồng, hoặc sự tríu-mến giữa nam-nữ. Sự ham-muốn, ở đây, chỉ vào tất cả những tham-vọng và đòi-hỏi còn chưa được thoả-mãn; một cách tổng-quát, còn sự ham-muốn là còn muốn được sống lâu thêm nữa, để có thể được hưởng-thọ những điều mình hằng mơ-ước. 

Vua Di-Lan lại hỏi thêm:

- Còn người một lòng niệm Chánh-Pháp, niệm thiện, có trí-huệ và siêng làm điều thiện, cũng chẳng sanh lại đời sau, phải không? 

Na-Tiên đáp: 

- Người lấy nhứt-tâm niệm Chánh-Pháp, niệm thiện, niệm trí-huệ, và các điều lành khác, nhờ đó đời sau chẳng phải sanh trở lại. 

Nhứt-tâm niệm Chánh-Pháp, niệm thiện, niệm trí-huệ và các điều lành, là cách thứ hai để khỏi phải tái-sanh lại chịu khổ trong cõi Luân-hồi. Nhứt-tâm niệm Chánh-Pháp nghĩa là gì? Đó là: một lòng cố chuyên-chú nhớ nghĩ đến Chánh-Pháp và tuân-hành theo. Chánh-Pháp dạy ta ba môn học vô-lậu: Giới, Định, Huệ; và tuân-hành theo Chánh-Pháp thì phải giữ giới (trong đó có sự dứt hẳn việc dâm-dục) cho tâm thanh-tịnh, để sớm đắc định-lực và phát-triển trí-hưệ. Đây là việc tu huệ như ta đã biết ở tiểu-mục số 107, vừa nói ở trên. Nhờ trí-huệ mà cắt đứt mọi sự tham-luyến, do đó mới chấm-dứt được sự tái-sanh; theo như lời Na-Tiên giải-thích tiếp theo: ''Vương từng thấy việc gặt lúa chăng? Tay trái cầm bó lúa. Tay phải cắt đứt các cọng lúa. Trí-huệ con người cắt đứt được sự tham-ái, cũng như ta gặt lúa, cắt lúa vậy...'' 

*

114.- Người hết tái-sanh lại có tự-biết điều đó chăng?


Từ tiểu-mục số 019, ta phải nhảy đến tiểu-mục số 038,Phần Phỏng-dịch, để có thể trả lời câu hỏi vừa nêu trong tiểu-mục số 114 trên đây. Vua hỏi Na-Tiên:

- Có người chẳng sanh lại ở đời sau không, và có tự-biết được việc chẳng sanh lại ấy chăng? 

- Dĩ nhiên, có người như thế, tự biết mình chẳng còn tái-sanh.

Và Na-Tiên đưa ra một thí-dụ về người nông-phu có lúa dự-trữ năm trước, năm nay chẳng trồng lúa nữa, thì tự biết mình chắc-chắn chẳng có lúa mới. Thí-dụ giản-dị nầy hàm chứa một ý-tưởng sâu-xa. Y-tưởng gì? Hễ có gieo mạ, trồng lúa, thì mới có thóc mới. Gieo mạ đây hàm chứa ý-tưởng hễ gieo nhân, thì có quả là thóc mới. Người dứt hẳn sự tham-ái, việc dâm-dục, bỏ mọi ham muốn, thì chẳng gieo nhân nữa, nên đâu còn phải chịu hậu-quả phải tái-sanh vào đời sau; nào có khác chi kẻ nông-phu kia chẳng gieo mạ thì làm gì có lúa mới để phải gặt vào năm tới. 

Rồi Na-Tiên kết-luận:

- Người đã đắc-đạo cũng lại như thế, tự biết rằng đã dứt bỏ ân-ái, sướng-khổ, chẳng còn tham-tâm, do đó biết rõ đời sau chẳng sanh lại.

*

115.- Vua hỏi Na-Tiên có biết mình còn phải tái-sanh nữa không?


Tại tiểu-mục số 044, nhà Vua hỏi thẳng Na-Tiên:

- Na-Tiên nay có sanh trở lại đời sau không?

Đây là một câu hỏi thẳng-thắn, chờ đợi một câu trả lời minh-bạch rằng ''có'' hay ''không có''. Nhưng câu trả lời của Na-Tiên dường như chẳng đáp-ứng đúng hẳn vào hậu-ý của nhà Vua. Tại sao? Na-Tiên đáp:

- Lời Đại-Vương hỏi tôi đây, trước tôi đã đáp rồi: Nếu như tôi còn có sự lưu-luyến về ân-ái, thì đời sau sẽ sanh trở lại; còn nếu dứt được sự ân-ái, thì tôi chẳng sanh lại nữa. 

Đáp như thế, mới nghe qua, tưởng như đó là lời nói ''phân hai'' chẳng quả-quyết rằng mình đã dứt được sự ân-ái để khỏi tái-sanh, mà cũng chẳng nói chắc rằng mình vẫn còn sự ân-ái. Nhưng nếu ta nghĩ sâu-xa thêm một chút nữa, sẽ thấy chỗ thành-thật và khéo-léo của Tì-kheo Na-Tiên trong lời đáp. Thành-thật ở chỗ nào? Việc chấm-dứt sự ân-ái của mình, chính mình mình biết lấy, có nói thẳng ra, lấy chi làm bằng-cớ, rồi ai ''làm chứng'' cho mình? Vì lẽ đó, Na-Tiên mới dùng chữ ''nếu'' trong câu trả lời. Khéo-léo ở chỗ nào? Nếu nói toạc ra rằng đã từ lâu mình dứt hẳn sự ân-ái và nay mình đã chứng-đắc được vô-sanh rồi, (chẳng còn tái-sanh nữa), thì đó là lời -- tuy thành-thật -- nhưng vẫn mang ít nhiều sự khoe-khoang mình đã đắc-đạo.

Ngày nay, ta thấy lắm hành-giả thiếu chơn-chánh rêu-rao đã chứng đắc đạo nầy quả kia, tưởng nên xem kỹ lại lời đáp của Na-Tiên.

*



tải về 1.4 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   31   32   33   34   35   36   37   38   ...   59




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương