Kinh nghiệm từ VÙng lũ



tải về 25.74 Kb.
Chuyển đổi dữ liệu15.10.2017
Kích25.74 Kb.
#33676
KINH NGHIỆM TỪ VÙNG LŨ
Hiện tượng ấm lên toàn cầu và Quy hoạch đối phó với Sự dâng cao của mực nước biển: Trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Bài trình bày tại Hội thảo về Quy hoạch



Trung tâm Hội nghị QEII, Westminster, London,ngày 15 tháng 6 năm 2007

tác giả


Adrian Atkinson

Viện Quy hoạch Khu vực và Đô thị, Trường Đại học Kỹ thuật Berlin

Mức carbon dioxít trong khí quyển đang tăng lên và hậu quả có thể làm cho mực nước biển tăng lên được biết từ đầu những năm 1960s. Chính phủ Hoa Kỳ đã tài trợ cho các nghiên cứu đầy đủ về những khả năng có thể ảnh hưởng đến các thành phố ven biển của đất nước này, chẳng hạn như Charleston, South Carolina. Không một lời cảnh báo nào được đưa ra sau đó và thực chất vấn đề này vẫn là vấn đề tranh cãi trong lĩnh vực khoa học cho đến dần đây, công chúng quan tâm đến lĩnh vực này nhiều hơn một phần là nhờ các nỗ lực cá nhân của ông Al Gore.

Trong khí đó, Uỷ ban Liên chính phủ về Thay đổi Khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change - IPCC) được thành lập vào những năm 1990s đã phối hợp nỗ lực của các nhà khoa học đang nghiên cứu các khía cạnh của ảnh hưởng thực tế và ảnh hưởng tiềm năng của các hoạt động do con người đến thay đổi khí hậu. Báo cáo thứ tư của IPCC gần đây đã được công bố, chỉ ra rõ ràng hơn tất cả sự thay đổi của khí quyển dẫn đến thay đổi khí hậu, điều này liên quan đến hiện tượng trái đất nóng lên và là nguyên nhân làm cho mực nước biển tiếp tục dâng cao.

Giáo sư Atkinson đã trình bày thông tin và các ước lượng hiện có về hiện tượng ấm lên toàn cầu và mực nước biển dâng cao, xuất phát từ những công trình nghiên cứu của IPCC và báo cáo của Ngân hàng Thế giới “Triển vọng Kinh tế Toàn cầu 2007”. Mực nước biển, đã ổn định trong vòng 8 nghìn năm qua, hiện đang bắt đầu tăng lên, trước hết nước nở ra khi nhiệt độ tăng cao (“hiện tượng nở ra vì nhiệt”), ngoài ra do nhiệt độ của nước và không khí tăng lên làm tan các tảng băng ở các địa cực. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới đã dùng từ “thảm hoạ” (“catastrophic”) tám lần trong khi phân tích mối quan hệ của ảnh hưởng có thể của thay đổi khí hậu, và (trong Chương 5) các mô phỏng của hậu quả có thể xảy ra khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên 1o, 2o, 3oC.


Adrian Atkinson trở lại với sự quan tâm của ông ở Việt Nam và đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, nơi có thể có một phần lớn bị ngập lụt khi mực nước biển dâng cao. Các khu vực quan trọng của Việt Nam – bao gồm cả đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng- có vị trí rất thấp với độ cao dưới 1 mét trên mực nước biển. Các thành phố chính đều nằm ở vị trí thấp do có nhiều diện tích đất nông nghiệp và gần đây có nhiều cơ sở hạ tầng cho công nghiệp. Bangladesh thường được xem là quốc gia Châu Á sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự tăng lên của mực nước biển nhưng thực tế xét về quy mô dân số và các hoạt động kinh tế thì có thể nhỏ hơn cả Việt Nam. Giáo sư Atkinson vừa làm việc với Bộ Xây dựng Việt Nam về kết hợp quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực phụ cận đến cạnh các khu vực của đồng bằng sông Cửu Long. Bản phác thảo quy hoạch ban đầu này chưa cân nhắc đến ảnh hưởng có thể xảy ra khi mực nước biển dâng cao.



Xét về khía cạnh địa phương, ảnh hưởng của việc mực nước biển dâng cao làm cho nước trong đất liền mặn hơn, làm cho nó không phù hợp để trồng lúa. Nông dân có thể chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản, lúc đầu lá cá sau đó là các thuỷ sản có vỏ, bước đường cùng có thể bỏ hoang. Bởi vì phần lớn diện tích đất là bằng phẳng và hệ thống thoát nước kém, nước lũ bị giữ lại lâu hơn. Ban đầu, người dân có thể cố sống ở khu vực này, khi mực nước biển dâng cao liên tục và cao hơn và có nguy cơ bị lũ quét, chúng ta dự đoán rằng người dân sẽ di chuyển đi chỗ khác và các hoạt động kinh tế bị đình trệ.
Adrian Atkinson giúp các nhà quy hoạch địa phương cân nhắc đến cả các hành động phối hợp cái mà Ngân hàng Thế giới gọi là “Kế hoạch Thích ứng” (‘Adaptation Plans’). Công việc này phức tạp hơn bằng việc kết hợp phức tạp nhiều vấn đề bao gồm:


  • Thiếu kiến thức thậm chí trong đội ngũ các nhà quy hoạch

  • Thiếu tư duy về các hành động liên quan để có thể đạt được sự thay đổi

  • Nhiệm kỳ chính quyền và các quan tâm về kinh tế ngắn làm cho vấn đề không được quan tâm một cách thích đáng

  • Quy hoạch hiện nay bao gồm khu vực thành thị nhưng lại không quan tâm đến khu vực nông thôn xung quanh

  • Thiếu công vụ quy hoạch làm cơ sở cho phát triển

  • Thiếu cơ sở hạ tầng cho việc thực hiện phân quyền

  • Thiếu các thiết bị để xây dựng các công trình bảo vệ

Giáo sư Atkinson kết thúc bài phát biển bằng việc quan tâm đến các vấn đề cơ bản: làm sao kiềm chế sự phát thải khí nhà kính – ba phần tư nguồn phát thải khí nhà kính xuất phát từ việc đốt các năng lượng hoá thạch. Khả năng phải chịu hai ảnh hưởng cùng một lúc là rất cao nếu con người tiếp tục khai thác theo hướng hiện nay (được phân tích bởi dự đoán của Cơ quan Năng lượng Quốc tế trong “Kịch bản tham khảo”, hơn là “Kịch bản Chính sách Thay thế”, được giả định là sẽ chuyển dịch rất lớn từ việc sử dụng năng lượng hoá thạch), ảnh hưởng thảm khốc của hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ xảy ra đồng thời với thiếu hụt năng lượng. Khi năng lượng hoá thạch được khai thác nhanh do những tiến bộ trong của thế kỷ, chúng ta sẽ không đủ năng lượng cần thiết để thực hiện các hành động bảo vệ cần thiết ... trong trường hợp đó, Giáo sư Atkinson cho rằng “bữa tiệc sẽ kết thúc”.



Trong phần câu hỏi và thảo luận cuối bài trình bày, các thành viên tham dự đã hỏi về cách thức phân tích ảnh hưởng tiềm năng của thay đổi khí hậu và mực nước biển dâng cao tại các nước của họ, và quy hoạch để chống lại những ảnh hưởng này. Quy hoạch thích ứng, như được vận dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh, là bài học quan trọng bất kể là London, Hà Lan, hay Bangladesh. Các nhà quy hoạch cần thông tin trong các báo cáo đã được đề cập (không xem nhẹ các kịch bản đã được chỉ ra “An Inconvenient Truth” và “The End of Suburbia”) đem giải thích, phác thảo, và tính toán ảnh hưởng của nó tới cộng đồng dân cư cụ thể, giải quyết vấn đề từ các ước tính chi tiết đến những ảnh hưởng lớn của nhân loại.
Thông điệp được đưa ra ở đây đó là quy hoạch là một phần quan trọng trong quản lý thay đổi khí hậu và các nhà quy hoạch có thể và nên phát huy vai trò của họ.
Каталог: wp-content -> uploads -> 2012
2012 -> BÀI 1: KỸ NĂng thuyết trình tổng quan về thuyết trình 1 Khái niệm và các mục tiêu
2012 -> Beta glucan là GÌ?
2012 -> 1729/vpcp-ktth v/v Hỗ trợ lãi suất đối với hộ vay vốn tại Ngân hàng csxh được bổ sung vào danh sách hộ nghèo CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
2012 -> CỦa thủ TƯỚng chính phủ SỐ 10/2007/QĐ-ttg ngàY 23 tháng 01 NĂM 2007 ban hành hệ thốNG ngành kinh tế CỦa việt nam thủ TƯỚng chính phủ
2012 -> Danh mục mã trưỜng thpt, MÃ trưỜng nghề VÀ TƯƠng đƯƠng năM 2012
2012 -> BỘ KẾ hoạch và ĐẦu tư
2012 -> Phòng Biện Lý Quận King Hiệp Hội chống Hành Hung Trong Gia Đình
2012 -> Thay đổi khí hậu là gì?
2012 -> Năm ĐỀ nghị SỬ DỤng hóA ĐƠN
2012 -> GIẤy nộp tiền vào ngân sách nhà NƯỚC

tải về 25.74 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương