Khung cảnh lịch sử quanh bộ kinh “milinda vấN ĐẠO” (milinda-panhà) CỦa phật giáo trần Trúc-Lâm


Những vị vua của vương quốc Bactria với các năm trị vì



tải về 247.75 Kb.
trang3/5
Chuyển đổi dữ liệu09.05.2018
Kích247.75 Kb.
#37861
1   2   3   4   5

Những vị vua của vương quốc Bactria với các năm trị vì


Vương quốc Hy-Bactria:
Sophytes hay Seleukos (305-294 TTL)
Diodotos I (khỏang 250 – 230 TTL)
Diodotos II
Euthydemos I; lật đổ Diodotos (khỏang 230-200 TTL)

Vương quốc Hy-Ấn:
Demetrios I (khỏang 200-180 TTL) Con của Euthydemos I. Người đã chinh phục được Ấn.
Euthydemos II (190-171 TTL) Con của Demetrios I
Pantaleon (190-180 TTL) Con của Demetrios I
Demetrios II (175-170 TTL)
Apollodotos I (khỏang 174–165 TTL) Em của Demetrios II, sau bị phản lọan Eucratides I giết.
Antimachos I (171-160 TTL): 
Agathokles (171-160 TTL) Con của Demetrios I đồng trị với Antimachos I

Menandros (khỏang 173–130 TTL) Kế vị Apollodotos I.
Eucratides I (171-145 TTL)
Eucratides II (145-140 TTL)
Epander (135 - 130 TTL) 
Strato I (125 - 110 TTL) 
Zoilos I (130 - 120 TTL)
Lysias (120 - 110 TTL) 
Antialcidas (115 - 95 TTL) 
Heliokles II (110 - 100 TTL): Vị vua sau cùng của vương quốc Bactria. 
Philoxenus (khỏang 100–95TTL)
Demetrios III & Aniketos (khỏang 100 TTL)
Diomedes (95 - 90 TTL) 
Amyntas (95 - 90 TTL)
Theophilos (khỏang 90 TTL) 
Peukoloas (khỏang 90 TTL)
Nicias (khỏang 90–85 TTL)
Menander II & Dikaios (90 - 85 TTL)
Archebios (90 - 80 TTL) 
Hermaeus (khỏang 90–70 TTL)
Apollodotus II (80 - 65 TTL) 
Hippostratos (65 - 55 TTL) 
Dionysios (65 - 55 TTL)
Artemidoros (60-40 TTL) 
Zoilos II (55 - 35 TTL)
Apollophanes (35 - 25 TTL)
Strato II (40 - 10 TTL) 
Hermaeus (10-1 TTL) (Có vẽ không thực trị mà chỉ được truy phong sau khi mất).

---o0o---


Vua Menander hay Menandros



Chân dung Vua Menander, vương quốc Bactria, được khắc trên đồng tiền cổ. (National Museum, New Delhi)
Vua Menander (có chỗ khác viết là Menandros, Minedra hay Menadra; tiếng Pali là Milinda) trị vì khỏang từ 160 – 135 TTL, là vị vua vĩ đại trong những vua Hy-Ấn, đã cai trị một vùng rộng lớn ở tây bắc Ấn, được gọi là vương quốc Bactria thụôc bán lục địa Ấn, chạy dài hướng tây đông từ thung lũng Kabul đến sông Ravi, hướng bắc nam từ thung lũng Swat (Pakistan ngày nay) đến Arachosia (thuộc Afghanistan ngày nay), và vịnh Arab.

Menander sinh năm 183 TTL ở “Alasandra” (mà ngày nay được biết là Alexandria của vùng Caucasus hay Alexandria trên sông Oxus), vốn là kinh đô Kapisa của vùng Gandhara cổ đã bị Alexander đổi tên vào năm 329 TTL, cách 150 km phía bắc Kabul ngày nay; và theo bộ kinh Milinda-Panha thì cách Sagala 200 yojanas, và lớn lên ở thung lũng Kabul. Có học giả cho ông là cháu của vua Demetrios II; khi lớn lên trở thành một bộ tướng anh dũng của Bactria, đã từng theo phò vua Demetrios II đánh đuổi quân Parthians ở phía tây và uy hiếp Pataliputra, kinh đô của Ấn ở phía đông.

Menander đã được thần dân ngưỡng mộ vì tư cách đạo đức, có tài điều binh khiển tướng, cách trị quốc công minh, lối đối xử bình đẵng với các truyền thống Hy, PG, Ấn giáo và Bái Hỏa giáo (Zoroastrianism), làm cho nước mạnh dân giàu. Ông còn được mọi người kính trọng xem như là Vua Công Chính, Dharmaraja. Khi về già ông lại thường hay chú trọng đến việc thảo luận về triết và thần học. Ông hay tranh biện với những tư tưởng gia của nhiều đạo phái khác nhau và thường làm cho họ sững sốt về những sự hiểu biểt rất thâm sâu của ông. Trong một cuộc gặp mặt như thế với tỳ kheo Nagasena, vua Menander đã bái phục và xin quy y theo PG. Ông đã cho xây một tăng viện lớn cho Nagasena tại kinh đô Sagala gọi là Milindavihara. Sau đó ông đã nhiệt tâm hổ trợ PG. 

PG dưới triều Menander có một địa vị rất quan trọng. Một đọan trong bộ Mahavamsa của Sri-Lanka đã ghi: “Nhân có lễ đặt đá cho việc xây Đại Tháp tại Anuradhapura ở Sri-Lanka, một phái đòan tăng già Hy-lạp (tiếng Pali: Yona) gồm 30 ngàn người dẫn đầu bởi đại sư Mahadhammarakkhita (Sanskrit: Mahadharmaraksita) đã đến từ Alasandra” (Mahavamsa - XXIX).

Sử gia La-mã Trogus Pompeius đã đề cập đến các vua Apollodotus và Menander trong bộ sử dày cộm của ông. Hai nhà sử học danh tiếng Hy-lạp là Strabo và Plutarch cũng viết khá nhiều về công trạng của vua Menander, đã cho thấy ông không những nổi danh ở vùng Tiểu Á và tây bắc Ấn mà còn được đề cao ở thế giới Hy-La về sau. Strabo (XI. 516) cho rằng Menander đã chinh phục nhiều bộ lạc hơn cả Alexander, khi ông vượt dãy Hypanis về phía đông để đến Isamus. Ông ta còn chiếm xứ Patalene ở đầu lưu vực sông Indus, đến bờ biển Saraostes, và bành trướng đến Seres (Trung quốc) và Phryni. 

Bộ sưu tâp cổ vật của Mir Zakah gồm 521 đồng tiền dưới triều Menander đã được công bố gần đây chứng tõ triều đại lâu dài của ông và sự buôn bán thịnh vượng trong nước. Nhiều đồng tiền đào xới được trong vùng từ Afghanistan đến trung Ấn dưới triều Menander đều có khắc hình ông qua nhiều thời kỳ, lúc trẻ và lúc già cùng với bánh xe pháp. Những đồng tiền khác với chân dung của vua Menander mang dòng chữ “Vua cứu độ Menander” bằng chữ Hy-lạp Basileos Sothros Menandroy ở một mặt, và mặt kia mang dòng "Maharajasa Dharmika Menandrasa" (Vua vĩ đại Menander truyền bá PG) bằng chữ Prakrit và Kharoshthi.



Vua cứu độ Menander (khỏang 173–130 TTL).
Theo văn học truyền thống của PG thì ông đã nhường ngôi cho con để lui về ở ẩn ở tăng viện, nhưng Plutarch đã ghi là ông chết trên chiến trường trong cuộc viễn chinh tái chiếm Bactria bất thành khỏang 130 TTL.  Plutarch (Praec. reip. ger. 28, 6) đã viết về vua Menander như sau: ”Ông là một vị vua nổi danh rất chính trực và được lòng dân dến độ khi ông mất ở trận tiền, nhiều thành phố đã tranh nhau tro cốt của ông; sau cùng đã đồng ý chia đều để mang về tôn thờ trong các ngôi tháp lớn”. 

---o0o---




tải về 247.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương