Khung cảnh lịch sử quanh bộ kinh “milinda vấN ĐẠO” (milinda-panhà) CỦa phật giáo trần Trúc-Lâm


Sự hưng thịnh của Vương quốc Bactria (hay Bactriana) và cuộc chinh phục đất Ấn



tải về 247.75 Kb.
trang2/5
Chuyển đổi dữ liệu09.05.2018
Kích247.75 Kb.
#37861
1   2   3   4   5

Sự hưng thịnh của Vương quốc Bactria (hay Bactriana) và cuộc chinh phục đất Ấn


Vào năm 281 TTL vua Seleukos I bị ám hại, và sau khi ông chết thì đế quốc Seleucid cũng bị chia thành 2 xứ: Syria (với vua Antiochos I, dòng dõi của Seleukos) và Parthia (với vua Arsaces).

Vua Antiochos I cử Diodotos làm thái thú ở xứ Bactria (Kinh sách Hán văn gọi là nước Đại Hạ, vùng bao gồm Pakistan và Afghanistan bây giờ). Bactria (hay Bactriana - tiếng Iran cổ là Paktra) là một xứ màu mở nằm giữa dãy núi xanh Hindu-Kush (Paropamisus) và con sông Amu Darya (Oxus).

Khi thấy Syria và Parthia mãi lo tiêu diệt lẫn nhau, Diodotos tự xưng làm vua vào năm 255 TTL, đóng đô ở Bactra - nay là Balkh, tên cũ là Taxila – rồi chiếm luôn xứ Sogdiana ở phía bắc. Tuy vậy vua Antiochus III của Syria lại xua quân tái lập nền thống trị lên Bactria. 

Mãi đến khi Antiochus III bị quân La-mã đánh bại thì ở Bactria, Euthydemos vốn là một đại thần của Diodotos, lên ngôi năm 227 TTL và đẩy lui được những đợt tấn công của vua Antiochos III. Năm 205 TTL. Euthydemos I đã chống cự được cuộc vây hảm thành Bactra sau hơn hai năm, rốt cuộc Antiochos III đành giảng hòa rút quân và gả con gái cho con trai của Euthydemos I là Demetrios. Từ đó vương quốc Bactria mới hòan tòan độc lập, và các vị vua cai trị được sử gọi là vua Hy-Bactria. 


Vua Diodotos

Về sau, Euthydemos I còn bành trướng đất đai mãi đến vùng Tiểu Á. Strabo đã viết “họ bành trướng vương quốc xa đến vùng Seres và Phryni” (Strabo XI.II.I). [Chú thích thêm: Có lẽ Phryni ở đây phải được viết là Phrygia].



Vua Demetrios I (khỏang 200-180 TTL) Người chinh phục Ấn. (chân dung trên đồng tiền cổ).

Sau khi Euthydemos I mất năm 200 TTL, con là Demetrios I kế vị và năm 180 TTL kéo quân xâm lăng đất Ấn sáp nhập thung lũng Indus (vùng Ngũ Hà) vì chính sách bách hại PG của vua Ấn là Sunga. Từ đó các vua Bactria được gọi là Hy-Ấn. Đến năm 170 TTL đời vua Demetrios II quân Bactria tiến được đến miền đông vây hãm lâu dài kinh đô Ấn là thành Pataliputra, sau khi chiếm bán đảo Surastra  (Kathiavar), Gandhara, và Vahika (Punjab bây giờ). Vương quốc Ấn của triều Sunga bị thu hẹp ở phía đông.

Năm 169 TTL, trong khi vua Demetrios II đang hành quân ở miền đông Ấn thì tướng Eucratides I cướp ngôi ở kinh đô Bactra tự lập làm vua. Trên đường trở về kinh dẹp lọan thì vua Demetrios II bị tử thương. Em là Apollodots I lên thay, nhưng không bao lâu sau cũng bị Eucratides I tấn công hạ sát vào năm 165 TTL. Vương quốc của Eucratides I cũng bị tan rã nhanh chóng sau khi ông bị giết năm 150 TTL.

Vua Menander lên kế vị, dời đô về Sagala (Xá Kiệt) và ngưng cuộc vây hảm Pataliputra. Khi rút quân về lại Sakala, ông mang theo về cái lý tưởng thuận trị theo Chánh Pháp của Asoka. Nhờ vậy Phật pháp lại được tiếp tục truyền bá mạnh đến cố đô Taxila rồi vùng Trung Á và còn xa hơn nữa. Ông trị vì được 35 năm, nhưng sau khi ông mất thì vương quốc rộng lớn của ông bắt đầu bị chia xẻ thành nhiều tiểu quốc.

Sagala (bây giờ là Sialkot ở Punjab), kinh đô mới của nước Bactria, nơi có cuộc đàm đạo giữa vua Menander và tỳ kheo Nagasena tại chùa Sankheyya, là một vùng rất phì nhiêu, nằm giữa hai con sông Chenab và Ravi gần biên giới của Kashmir, mà trong bộ kinh (Miln. trang 83 – câu 5, Chương 7) đề cập đến là cách Kashmir 12 do-tuần (yojanas) tức khỏang 84 miles. 

Tổng cộng có cả thảy hơn 30 vị vua Hy-Ấn trong vùng đã cai trị trong vòng 2 thế kỷ từ 323 đến 10 TTL. Các triều đại huy hòang của Hy-Ấn bị suy tàn kể từ 130 TTL và sau rốt bị người Kushan chiếm đọat. Vua cuối cùng là Strato II, tại vị từ 40-10 TTL. 

---o0o---



tải về 247.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương