Khung cảnh lịch sử quanh bộ kinh “milinda vấN ĐẠO” (milinda-panhà) CỦa phật giáo trần Trúc-Lâm



tải về 247.75 Kb.
trang4/5
Chuyển đổi dữ liệu09.05.2018
Kích247.75 Kb.
#37861
1   2   3   4   5

Tỳ Kheo Na-Tiên (Nagasena)


Nagasena, theo tiếng Sanskrit có nghĩa là “đòan quân rồng”. Tư liệu hiện lưu truyền về tiểu sử của ngài đã ít lại rất mơ hồ, lắm khi còn mâu thuẫn nhau nữa. Có khá nhiều lý do để giải thích việc này: 1) Có thể vì truyền thống PG không coi trọng bản ngã và danh vọng nên đã không lưu lại nhiều chi tiết. 2) Đối với các nhân vật tôn giáo nổi danh ở vào thời đại của Nagasena, chuyện thật nhiều khi được thần bí hóa bởi tín đồ để thành huyền thọai. 3) Cũng vào thời đại ấy, sử liệu chỉ được chú trọng vào các nhà vua, và đã được lưu truyền nhờ vào những dấu tích xây dựng lâu dài của họ. 4) Các dữ kiện nếu có về Nagasena có thể đã bị tiêu hủy bởi những biến động chính trị và tôn giáo đối kháng trong vùng; vv…

Theo bộ kinh Milinda-panha thì ngài sanh tại làng Casangala (Kajangala), dưới chân Hy Mã Lạp sơn, ở vùng Tây bắc Ấn Ðộ, trong một gia đình Bà La Môn mà thân phụ tên là Soñuttara, các sư phụ gồm đại sư Rohana và Assagutta của tăng viện Vattaniya, Dharmarakshita của tăng viện Asoka Ārāma ở kinh đô Pātaliputta. Chính đại sư Dharmarakshita đã từng được đại đế Asoka phái đi truyền đạo ở Aparanta phía tây nước Ấn. Một vị thầy khác là đại sư Āyupāla của tăng viện Sankheyya gần Sāgala. Khi vua Menander đến vấn kinh thì ngài đang trụ trì tăng viện Sankheyya có đến 80 ngàn tỳ kheo lưu trú.

George Woodcock sau khi tìm hiểu hệ thống truyền thừa của PG trong vùng đã cho rằng Nagasena có thể là vị sư gốc Hy ở Bactria. (Woodcock 95). 

---o0o---


Cuộc xâm lấn của dân Scythian Và Kushan


Vào khỏang giữa thế kỷ thứ 3 TTL, Tần Thỉ Hòang thống nhất Trung quốc vào năm 221 TTL, và đã đuổi được rợ Hung Nô ra xa bờ cõi. 

Rợ Hung Nô (Xiongnu: Huns), vì thế di dân sang phía tây đánh đuổi những bộ tộc Yuezhi (Nguyệt Chi hay Nhục Chi) sinh sống ở lưu vực Tarim (Xinjiang và Kansu ngày nay) đến vùng sông Ili vào khỏang 175 TTL. Đến lược họ lại đẩy các bộ lạc Sakas (mà tiếng Hy-lạp gọi là Scythians), có nguồn gốc Mông cổ, di dân về phía nam và tây vào các xứ Parthia khỏang 138-124 TTL, rồi năm 130 TTL vào Bactria. Các bộ lạc Yuezhi tiếp tục xâm lấn vào Bactria, và đuổi dân Scythians vào Afghanistan và bắc Pakistan trong thung lũng sông Indus. 

Các giống dân mới chịu đồng hóa với văn hóa Hy. Ban đầu dân Scythians sống hòa bình với các triiều đại Ấn-Hy, nhưng đến khỏang cuối của TK 1 TTL thì họ xâm chiếm tòan vùng dưới triều vua Azes II và chấm dứt các tiểu vương quốc Ấn-Hy, lập nên vương quốc Indo-Scythian từ 90 TTL đến 12 TTL. Sau khi vua Indo-Scythian cuối là Aze II mất thì vương quốc Indo-Scythian bị giống Kushans, vốn là một bộ phận của rợ Yuezhi, chiếm lập nên Đế quốc Kushan (nên sử Tàu hay gọi lẫn lộn là xứ Khuất Chi hay Nhục Chi) kéo dài vài thế kỷ, chỉ bị tạm dứt khỏang một thế kỷ khi bị dân Parthians xâm lăng từ 20 TL đến 75 TL, rồi phục hồi trở lại. 

Đế quốc Kushan tồn tại từ TK thứ I đến TK 3 TL, trãi dài từ Tajikistan đến biển Caspian và Afghanistan, cho mãi đến thung lũng sông Ganges. Trong nhiều thế kỷ, đế quốc này là trung tâm giao dịch giữa đông và tây. Các triều đại huy hòang nhất là từ 100 đến 250 TL có Kanishka I (100-126 AD), Huvishka (126-164 AD), Vasudeva I (164-200 AD),  Kanishka II (200-222 AD) và Vashishka (232- 246 AD).

Nhưng đến TK thứ 3 TL thì đế quốc Kushan bắt đầu tan rã. Sau khi vua Vasudeva I chết thì đế quốc Kushan bị phân làm 2 xứ đông và tây. Đến năm 224-240 TL Các triều đại Kushan bị Shapur I cầm đầu dân Sassanides lật đổ, rồi lên làm vua. Shapur I cũng đã đánh bại quân La-mã và bành trướng rất mạnh trong vùng. Các triều đại Sassanides cai trị vùng này từ 224 đến 651 TL. 

Dưới thời Sassanides Bái Hỏa giáo lại trở thành quốc giáo, nhưng cũng rất nương tay với những tôn giáo khác, nên PG vẫn có cơ hội phát triển mạnh. Chính vào thời kỳ này hai bức tượng Phật đồ sộ lớn nhất tòan cầu đứng cao 177 bộ đã dược tạc vào núi đá ở Bamiyan, Afghanistan, mà gần đây đã bị bọn cuồng tín Hồi giáo Taliban phá hũy. 

Bái Hỏa giáo (mà tây phương hay gọi theo Hy ngữ là Zoroastrianism) là tôn giáo độc thần thờ Ahura Mazda, và trong nghi lễ xem lửa như là nguồn sáng tạo tinh khiết, là ánh sáng thánh thiện đối chọi với dục vọng đen tối độc ác, do nhà tiên tri Zoroaster tạo dựng (thực ra tên gốc Iran là Zarathushtra Spitama), và một thời nó đã là quốc giáo của đế quốc Persia. Nhiều học giả cho là Zoroaster sống trong khỏang 628 – 551 TTL, và được thiên khải rồi nổi danh ở Bactria ở tuổi 30. Ở đó ông đã sáng tạo nên những thánh kệ trong quyển Gathas thuộc bộ kinh Zand Avesta. 

Một điều thú vị khác là vài chục năm trước đây Kim Dung, một nhà viết tiểu thuyết võ hiệp trứ danh của Đài Loan trong cuốn “Ỷ thiên Đồ long ký”đã đề cập đến sáu thanh Thánh hỏa lệnh của Bái hỏa giáo Ba Tư, và Trương Vô Kỵ trở thành giáo chủ Minh Giáo tức Bái hỏa giáo Trung Quốc. Thực ra Minh giáo (Manichaeism), có giáo thuyết gần giống Bái Hỏa giáo xuất hiện nhiều thế kỷ sau, do Mani (khỏang 216-76 TTL) ở Babylonia sáng lập, nhưng lại bị giết bởi giới tăng lữ đạo Zoroastrianism vì ra mặt đối kháng. Lúc còn thanh niên, ông đã từng đến Taxila học đạo và chịu ảnh hưởng PG. Trong vài trăm năm Minh giáo đã đối đầu với Ki-tô giáo trong vùng Trung đông. 

Đến TK thứ 5 thì đế quốc Sassanides bị tan rả bởi sự xâm lăng khác của rợ Hung nô mới và sau đó là sự lớn mạnh của đế quốc Gupta ở Ấn theo Ấn giáo, rồi đến lượt các thế lực Hồi giáo. Theo đó PG cũng bị tàn lụi dần.

---o0o---


Hòang Đế Kanishka I


Là một ông vua qui y theo PG, và nhiệt tâm chẳng kém các vị hòang đế khác như Asoka, Menander I, và Harshavardhana (606-47 TL). 
Hòang đế Kanishka I (100-164 TL) kế vị vua Vima Kadphises, đóng đô ở Purushapura (Peshawar) là vị vua vĩ đại của vương quốc Kushan. Lãnh thổ của đế quốc Kushan rất rộng dưới thời Kanishka I, bao gồm và kiểm sóat con đường tơ lụa, là vùng giao lưu của các nền văn minh lớn của thế giới bấy giờ, tây có La-mã (trong thời của các hòang đế Trajan và Hadrian: 98-138 TL), đến đông có Trung-hoa. Dưới triều đại của ông, nghệ thuật PG-Hy đạt đến tột đỉnh tạo nên nền văn minh Gandhara. 


Nhiều đồng tiền dưới triều Kanishka I, khỏang năm 120 TL, có khắc hình đức Phật theo mỹ thuật Hy-lạp, và mang dòng chữ Hy "Boddo" (đức Phật).

Cũng giống như Asoka, hòang đế Kanishka I xây dựng rất nhiều đền đài, ví dụ như đại tháp Peshawar thờ xá lợi Phật được cất bằng gổ cao 400 bộ, khu Sirsukh ở Taxila, thành ở Kashmir vv.. nay vẫn còn dấu tích. Vua Kanishka đã tổ chức kết tập kinh điển ở Jālandhar Kashmīrthat, Kashmir, mà trong văn học PG hay gọi là Ô Trường (Udỳana). Lần kết tập này đã đánh dấu sự hình thành của Phái Đại thừa Mahayana, tách rời ra khỏi phái Thượng tọa bộ Nikaya. Ông cho lưu giữ nhiều bản kinh đại thừa viết bằng thổ ngữ ở Gandhara là tiếng Prakrit, sau này được dịch sang ngôn ngữ văn chương Sanskrit và từ đó được truyền sang đông phương theo con đường tơ lụa. (Foltz – “Religions on the Silk Road”), 

Cũng trong thời kỳ huy hòang này có sự xuất hiện của những đại luận gia PG như Nagarjuna,   Asvaghosha and Vasumitra. Charaka, được xem như cha đẻ của nền y học của Ấn khởi sự là ngự y trong triều Kanishka.

---o0o---




tải về 247.75 Kb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương