Khảo sát gói thư viện mã nguồn mở Geotools và ứng dụng hiện thực hệ thống thông tin địa lý trên nền Web



tải về 5.55 Mb.
trang3/34
Chuyển đổi dữ liệu16.10.2017
Kích5.55 Mb.
#33732
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   34

Dữ liệu thuộc tính

  1. Khái niệm


Là những mô tả về đặc tính, đặc điểm và các hiện tượng xảy ra tại vị trí địa lí xác định mà chúng khó hoặc không thể biểu thị trên bản đồ được. Cũng như các hệ thống thông tin địa lý khác, hệ thống này có 4 loại dữ liệu thuộc tính:

  1. Ðặc tính của đối tượng: liên kết chặt chẽ với các thông tin đồ thị, các dữ liệu này được xử lí theo ngôn ngữ hỏi đáp cấu trúc (SQL) và phân tích. Chúng được liên kết với các hình ảnh đồ thị thông qua các chỉ số xác định chung, thông thường gọi là mã địa lý và được lưu trữ trong cả hai mảng đồ thị và phi đồ thị. Hệ thống thông tin địa lý còn có thể xử lí các thông tin thuộc tính riêng rẽ và tạo ra các bản đồ chuyên đề trên cơ sở các giá trị thuộc tính. Các thông tin thuộc tính này cũng có thể được hiển thị như là các ghi chú trên bản đồ hoặc là các tham số điều khiển cho việc lựa chọn hiển thị các thuộc tính đó như là các ký hiệu bản đồ.

  2. Dữ liệu tham khảo địa lý: Mô tả các sự kiện hoặc hiện tượng xảy ra tại một vị trí xác định. Không giống các thông tin đặc tính, chúng không mô tả về bản thân các hình ảnh bản đồ, thay vào đó chúng mô tả các danh mục hoặc các hoạt động như cho phép xây dựng các khu công nghiệp mới, nghiên cứu y tế, báo cáo hiểm họa môi trường. . . liên quan đến các vị trí địa lí xác định. Các thông tin tham khảo địa lí đặc trưng được lưu trữ và quản lí trong các file độc lập và hệ thống không thể trực tiếp tổng hợp với các hình ảnh bản đồ trong cơ sở dữ liệu của hệ thống. Tuy nhiên các bản ghi này chứa các yếu tố xác định vị trí của sự kiện hay hiện tượng.

  3. Chỉ số địa lý: là các chỉ số về tên, địa chỉ, khối, phương hướng định vị,... liên quan đến các đối tượng địa lí, được lưu trữ trong Hệ thông tin địa lí để chọn, liên kết và tra cứu dữ liệu trên cơ sở vị trí địa lý mà chúng đã được mô tả bằng các chỉ số địa lý xác định. Một chỉ số địa lý có thể bao gồm nhiều bộ xác định cho các thực thể sử dụng từ các cơ quan khác nhau như là lập danh sách các mã địa lý mà chúng xác định mối quan hệ không gian giữa các vị trí hoặc giữa các hình ảnh hay thực thể địa lý.

  4. Quan hệ không gian giữa các đối tượng: rất quan trọng cho các chức năng xử lý của hệ thống thông tin địa lý. Các mối quan hệ này có thể đơn giản hay phức tạp như sự liên kết, khoảng cách tương thích, mối quan hệ topo giữa các đối tượng.


        1. Cách thức tổ chức


Có nhiều mô hình dữ liệu liên quan đến các Hệ quản trị dữ liệu (DBMS) : kiểu bảng, phân cấp, mạng, quan hệ và đối tượng.
          1. - Mô hình kiểu bảng (tabular model)

Mô hình này lưu trữ dữ liệu theo dạng các file tuần tự với độ rộng dữ liệu thuộc tính cố định hay bảng tính. Đây là mô hình của các GIS đầu tiên và nay đã lỗi thời (không kiểm tra được tính toàn vẹn dữ liệu, …).
Mô hình phân cấp (hierarchial model)

Dữ liệu được tổ chức theo cấu trúc cây (tree). Mỗi vị trí có nhiều thành phần con nhưng chỉ có một thành phần cấp cao hơn. Không được áp dụng trong GIS.

Hình 1.5 Mô hình dữ liệu phân cấp


Mô hình mạng (network model)

Dữ liệu được tổ chức theo cấu trúc mạng. Mỗi vị trí có thể có nhiều thành phần con và nhiều thành phần cấp cao hơn. Tuy cấu trúc này có khả năng thể hiện quan hệ của dữ liệu nhưng còn hạn chế, nên cũng không được khuyến khích sử dụng trong GIS.

Hình 1.6: Mô hình dữ liệu mạng


Mô hình quan hệ (relational model)

Dữ liệu được tổ chức thành các bảng (table). Mỗi bảng gồm:

  • Các cột (column) : các chỉ tiêu, tính chất.

- ví dụ : diện tích, hàm lượng kẽm, … (còn gọi là các trường - field)

  • Các hàng (row) : các thực thể, đối tượng địa lý.

- ví dụ : Hồ Trị An, Điểm lấy mẫu 10, …

Các bảng liên hệ với nhau qua cột tham chiếu (key column).



  • Khóa chính (primary key): gồm 1 (hay nhiều) cột, giá trị của khóa chính trong 1 bảng là duy nhất.

  • Khóa ngoại (foreign key): là 1 (hay nhiều) cột trong 1 bảng tham chiếu đến cột (hay các cột) khóa chính trong 1 bảng khác.

Mô hình dữ liệu quan hệ tỏ ra thích hợp đối với dữ liệu địa lý và đang được ứng dụng rộng rãi trong việc quản trị dữ liệu GIS.

Hình 1.7: Mô hình dữ liệu quan hệ


        1. Cách thức lưu trữ


Dữ liệu thuộc tính thường được lưu trữ trong các bảng quan hệ, trong đó một trường chứa ID của các đối tượng không gian.

Dữ liệu thuộc tính có thể được lưu trong các hệ qủan trị cơ sở dữ liệu như Postgesql, Oracle,….hoặc có thể được lưu trữ trong các phần mềm GIS như MapInfo, Arcview…


        1. Mối quan hệ giữa dữ liệu bản đồ và dữ liệu thuộc tính


Hệ thống thông tin địa lý sử dụng phương pháp chung để liên kết hai loại dữ liệu đó thông qua bộ xác định, lưu trữ đồng thời trong các thành phần đồ thị và phi đồ thị. Các bộ xác định có thể đơn giản là một số duy nhất liên tục, ngẫu nhiên hoặc là các chỉ báo địa lí hay dữ liệu vị trí lưu trữ. Bộ xác định cho một thực thể có thể chứa tọa độ phân bố của nó, số hiệu mảnh bản đồ, mô tả khu vực hoặc là một con trỏ đến vị trí lưu trữ của dữ liệu liên quan.

    1. Каталог: data
      data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
      data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
      data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
      data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
      data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
      data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
      data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
      data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
      data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

      tải về 5.55 Mb.

      Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương