Khảo sát gói thư viện mã nguồn mở Geotools và ứng dụng hiện thực hệ thống thông tin địa lý trên nền Web


Sử dụng CSDL PostGIS theo kiến trúc client-server



tải về 5.55 Mb.
trang20/34
Chuyển đổi dữ liệu16.10.2017
Kích5.55 Mb.
#33732
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   34

Sử dụng CSDL PostGIS theo kiến trúc client-server

  1. Tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu


Đối với một hệ thống thông tin địa lý, dữ liệu đầu vào có thể là các tập tin (Shapefile, ArcInfo Coverage, MapInfo Table, DXF.). Nhưng việc lưu giữ thông tin có tổ chức trong hệ thống xử lý tập tin thông thường có một số điểm bất lợi như sau:

  • Dư thừa dữ liệu và tính bất nhất (Data redundancy and inconsistency):  Do các tập tin và các trình ứng dụng được tạo ra bởi các người lập trình khác nhau, nên các tập tin có định dạng khác nhau, các chương trình được viết trong các ngôn ngữ lập trình khác nhau, cùng một thông tin có thể được lưu giữ trong các tập khác nhau. Tính không thống nhất và dư thừa này sẽ làm tăng chi phí truy xuất và lưu trữ, hơn nữa, nó sẽ dẫn đến tính bất nhất của dữ liệu: các bản sao của cùng một dữ liệu có thể không nhất quán.

  • Khó khăn trong việc truy xuất dữ liệu:  Môi trường của hệ thống xử lý file thông thường không cung cấp các công cụ cho phép truy xuất thông tin một cách hiệu quả và thuận lợi.

  • Sự cô lập dữ liệu ( Data  isolation ):  Các giá trị dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu phải thoả mãn một số các ràng buộc về tính nhất quán của dữ liệu ( ràng buộc nhất quán / consistency contraints ).  Trong hệ thống xử lý tập tin thông thường, rất khó khăn trong việc thay đổi các chương trình để thoả mãn các yêu cầu thay đổi ràng buộc. Vấn đề trở nên khó khăn hơn khi các ràng buộc liên quan đến các hạng mục dữ liệu trong các tập tin khác nhau.

  • Các vấn đề về tính hoàn tất của quá trình giao dịch (transaction):  Một giao dịch hoặc là được hoàn tất trọn vẹn hoặc không có gì cả. Điều này có nghĩa là một giao dịch chỉ làm thay đổi các dữ liệu bền vững khi nó đã hoàn tất ( kết thúc thành công ); nếu không, giao dịch không để lại một dấu vết nào trên CSDL. Trong hệ thống xử lý tập tin thông thường khó đảm bảo được tính chất này.

  • Tính bất thường trong truy xuất đồng thời: Một hệ thống cho phép nhiều người sử dụng cập nhật dữ liệu đồng thời,  có thể dẫn đến kết quả là dữ liệu không nhất quán. Điều này đòi hỏi một sự giám sát, quản lý chặt chẽ.  Hệ thống xử lý tập tin thông thường không cung cấp chức năng này.

  • Vấn đề an toàn ( Security problems ):  một người sử dụng hệ cơ sở dữ liệu không cần thiết và cũng không có quyền truy xuất tất cả các dữ liệu. Vấn dề này đòi hỏi hệ thống phải đảm bảo được tính phân quyền, chống truy xuất trái phép ...

Từ các bất lợi nêu trên nên chúng ta cần thiết phải cần có một hệ quản trị CSDL giúp quản lý dữ liệu một cách an toàn và hiệu quả

Nhiệm vụ quan trọng nhất của một hệ thông tin địa lý là quản lý và khai thác các dữ liệu địa lý. Chính vì vậy, một hệ cơ sở dữ liệu cho phép truy xuất web cộng với khả năng lưu trữ và xử lý các dữ liệu địa lý sẽ luôn là thành phần cốt lõi của bất kỳ một hệ thống thông tin địa lý nào trên nền web. Một trong các hệ cơ sở dữ liệu mã nguồn mở đi đầu trong lĩnh vực này là PostGIS (http://postgis.refractions.net) - thành phần mở rộng của hệ cơ sở dữ liệu mã nguồn mở nổi tiếng PostgreSQL (http://www.postgresql.org). Với PostGIS, PostgreSQL có khả năng lưu giữ các dữ liệu địa lý như điểm, đường, đa giác v.v và hỗ trợ một số thao tác cơ bản trên các dữ liệu này như xác định điểm trong đa giác hoặc đường viền chung của một số khu vực. Từ thực tế đó, chúng tôi đã quyết định sử dụng PostgreSQL để phát triển ứng dụng của mình.


        1. PostgreSQL

Khái quát

PostgreSQL là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu đối tượng quan hệ dựa trên POSTGRES, phiên bản 4.2, phát triển bởi khoa điện toán của đại học Berkeley ở California. POSTGRES mở đường cho nhiều khái niệm quan trọng mà các hệ quản trị dữ liệu thương mại rất lâu sau mới có.

PostgreSQL là một chương trình mã nguồn mở xây dựng trên mã nguồn ban đầu của đại học Berkeley. Nó theo chuẩn SQL99 và có nhiều đặc điểm hiện đại:



    • Câu truy vấn phức tạp (complex query)

    • Khóa ngoại (foreign key)

    • Thủ tục sự kiện (trigger)

    • Các khung nhìn (view)

    • Tính toàn vẹn của các giao dịch (integrity transactions)

    • Việc kiểm tra đồng thời đa phiên bản (multiversion concurrency control)

Một số ưu điểm của PostgreSQL mà ta có thể kể đến như:

    • Hoạt động được trên nhiều hệ điều hành như: Windows, Mac OSX, Linux, BSD, Unix

    • Hỗ trợ các thủ tục lưu trữ đa ngôn ngữ như SQL, PL/pgsql, PL/Java, C/C++…

    • Có sự thống nhất giữa những người phát triển (tái dụng những kỹ năng và các thư viện đã có)

    • Tạo index giúp quá trình truy vấn đạt hiệu quả cao hơn

    • Hỗ trợ GiST index: Là cây tìm kiếm tổng quát hóa có thể “gắn” các index vào giúp quá trình tìm kiếm được thực hiện trên phạm vi rộng hơn như chỉ mục mảng (intarray), chỉ mục không gian (PostGIS), chỉ mục văn bản (tsearch2/OpenFTS)

    • Có thể tạo mới kiểu dữ liệu, hàm, procedure…

PostgreSQL được phổ biến với giấy phép BSD cổ điển. Nó không quy định những hạn chế trong việc sử dụng mã nguồn của phần mềm. Bởi vậy PostgreSQL có thể được dùng, sửa đổi và phổ biến bởi mọi người cho bất kỳ mục đích nào
- Cấu trúc PostgreSQL với những ứng dụng phía client

PostgreSQL được hiện thực như một hệ thống client – server

Hình 3.18: Cấu trúc PostgreSQL với những ứng dụng phía client


- Cách cài đặt

Xin xem phần phụ lục 5.2.1

        1. Каталог: data
          data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
          data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
          data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
          data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
          data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
          data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
          data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
          data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
          data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

          tải về 5.55 Mb.

          Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   16   17   18   19   20   21   22   23   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương