Khảo sát gói thư viện mã nguồn mở Geotools và ứng dụng hiện thực hệ thống thông tin địa lý trên nền Web


Quá trình xây dựng một bản đồ cơ bản trong Geotools



tải về 5.55 Mb.
trang16/34
Chuyển đổi dữ liệu16.10.2017
Kích5.55 Mb.
#33732
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   34

Quá trình xây dựng một bản đồ cơ bản trong Geotools


Một bản đồ cơ bản trong Geotools được xây dựng thông qua các bước cơ bản như sau:

    1. Chuẩn bị, thu thập dữ liệu địa lý đầu vào bao gồm các shape file* hoặc các dữ liệu từ các cơ sở dữ liệu như PostgreSQL, MySQL,Oracle… Mỗi lớp bản đồ thường được lưu trong 1 file .shp hoặc một bảng trong hệ quả trị cơ sở dữ liệu.

    2. *shape file (.shp): là các file chính chứa thông tin dữ liệu của các đối tượng địa lý được tạo ra bởi chương trình ArcView.

    3. Đọc dữ liệu đầu vào: cũng như một lớp bản đồ chứa nhiều đối tượng, đặc trưng địa lý, mỗi đối tượng địa lý đó lại mang các số liệu thuộc tính riêng biệt, Geotools xây dựng một mô hình lưu trữ dữ liệu đọc lên từ các file .shp, từ các bảng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu mang nhiều nét tương đồng. Dữ liệu tổng quát của lớp bản đồ được đọc lên và chứa trong FeatureSource. FeatureSource lại chứa một tập hợp các Feature. Mỗi Feature lại có nhiều Attribute.

    4. Thể hiển màu sắc của bản đồ: một trong những điểu quan trọng để tạo nên bản đồ là màu sắc, màu sắc bản đồ đặc biệt là bản đồ chuyên đề là rất quan trọng. Đối với từng loại bản đồ khác nhau thường có các tiêu chuẩn màu khác nhau do các tổ chức định ra. Do đó để đạt được những tính chất của bản đồ thực ta cần phải kết hợp các kiểu thể hiện và các màu sắc bản đồ cho phù hợp.

    5. Tạo kiểu hiển thị cho các đối tượng địa lý: Nếu dữ liệu (featureSource, các feature ) là phần hồn thì các Style, Symbolizer trong gói styling là phần xác, phần thể hiện ra bên ngoài của dữ liệu. Tương ứng với kiểu của từng đối tượng địa lý gói thư viện cung cấp các kiểu hiển thị cho phù hợp (đối tượng kiểu Line thì kiểu thể hiện là LineSymbolizer,…)

    6. Xây dựng lại lớp bản đồ bằng Geotools: một lớp bản đồ (MapLayer, DefaultMapLayer) được tạo nên bởi dữ liệu về lớp bản đồ và kiểu thể hiện của nó.

    7. Quản lý các lớp bản đồ: một bản đồ được tạo nên bởi nhiều lớp bản đồ. Tập hợp các lớp bản đồ được liên kết với nhau nhờ vào lớp MapContext của Geotools.

    8. Quản lý việc hiển thị bản đồ: từ tập hợp các lớp bản đồ được quản lý trong lớp MapContext Geotools cung cấp lớp StyledMapPane để chứa MapContext và quản lý việc hiển thị của bản đồ. StyledMapPane kết hợp với các lớp trong gói render hỗ trợ các chức năng cơ bản có sẵn của gói thư viện như phóng to, thu nhỏ, di chuyển bản đồ. StyledMapPane thực chất là một JComponent trong Java Swing chứa các lớp bản đồ nên để StyledMapPane có thể xuất hiện. sử dụng, tương tác được ta cần phải gắn nó vào JFrame, Applet, JApplet với sự hỗ trợ của chương trình JBuilder chạy tại máy tính cục bộ hoặc gắn vào Applet, JApplet đóng gói chạy tách biệt với JBuilder, sử dụng máy ảo Java. nếu chạy tại máy tính cục bộ

Tóm lại với 7 bước cơ bản trên chúng ta có thể tạo ra một bản đồ cơ bản có cung cấp một số chức năng hiển thị cơ bản nhưng chúng ta vẫn chưa làm chủ được các cách thức hiển thị của Geotools mà chỉ sử dụng những hỗ trợ có sẵn. Mặc khác các chức năng về tích hợp và phân tích chưa được thể hiện. Để hiểu rõ các tính năng đó và cách thức hỗ trợ của Geotools phần nâng cao sẽ đưa ra các hướng dẫn chi tiết.

Dựa vào tính chất dữ liệu đầu vào đề tài chúng tôi đi theo 2 hướng là phần nghiên cứu phần đầu vào là shape file và phần đầu vào là cơ sở dữ liệu


        1. Chuẩn bị, thu thập dữ liệu địa lý đầu vào


Đối với dữ liệu đầu vào là shape file ta có thể có được trực tiếp shape file trực tiếp từ chương trình ArcView hoặc sử dụng các file dữ liệu từ chương trình MapInfo chuyển đổi qua định dạng của shape file.
Cách thức tổ chức, lưu trữ dữ liệu không gian trong MapInfo và ArcView:

      1. MapInfo:

Mapinfo có 5 kiểu lưu trữ dữ liệu file:

.TAB : mô tả cấu trúc dữ liệu – file chính



.DAT : dữ liệu thuộc tính dạng bảng

.MAP: dữ liệu không gian(tọa độ các đối tượng địa lý)

.ID : thông tin liên kết giữa dữ liệu thuộc tính và vị trí của các đối tượng địa lý

.IND : sắp xếp các phần tử theo thứ tự của các cột(giúp tìm kiếm đối tượng đồ họa khi sử dụng chứ năng Query/Find)

Thông tin tọa độ địa lý, kiểu thể hiện của đối tượng được thể hiện trong lớp MAP để có thể xem được dữ liệu đó ta xuất từ file .MAP sang file .MIF có thể xem được bằng wordPad, notePad.



Hình 3.4: Các kiểu thể hiện trong MapInfo

Các kiểu đối tượng khác nhau có thể được lưu trên cùng một file .MAP(chẳng hạn như kiểu đường, kiểu điểm, kiểu vùng có thể mô tả trong 1 lớp dữ liệu)


      1. ArcView:

Arcview có 3 kiểu dữ liệu

.shp: đây là file chính chứa các feature geometry cùng một lọai. Trong file .shp luôn có một cột mặt định Shape tự động lưu trữ kiểu dữ liệu và các vị trí tọa độ của từng đối tượng địa lý nhưng ta không thể xem đựơc trong chương trình vị trí tọa độ của từng điểm tạo nên đối tượng.

.shx: chứa các vị trí của các đối tượng địa lý

.dbf: dBase file chứa các thông tin thuộc tính của các feature ở dạng bảng

Arcview shape file (.shp) chứa các nontopology geometry và thông tin dữ liệu không gian của nó. Shape file trong Arcview tương ứng với .MAP file trong Mapinfo. Nhưng trong Shape file chỉ lưu theo cách mỗi đối tượng geometry (đường, điểm, vùng) là một file.



Hình 3.5: Các kiểu đối tượng trong ArcView



Hình 3.6: Xem bản đồ và thông tin trong ArcView


Cách chuyển đổi thông tin từ MapInfo sang ArcView:

Geotools hỗ trợ việc đọc dữ liệu từ các file ảnh bản đồ có đuôi là .shp (được tạo ra từ chương trình ArcView). Để sử dụng các file .TAB được tạo ra từ MapInfo cho Geotools ta thực hiện việc chuyển đổi dữ liệu bằng các chức năng có sẵn trong chương trình.

Bước 1 : Vào Tools/Universal Translator/Universal Tranlator…

Hình 3.7: Chuyển tập tin MapInfo sang ArcView



Bước 2: Chọn tập tin .TAB cần chuyển đổi, chỉ đường dẫn đến nơi cần đặt file .SHP đã được chuyển đổi.


Địa chỉ để đặt file .SHP


Địa chỉ của file .TAB

Hình 3.8: Chọn kiểu tập tin để chuyển đổi tập tin MapInfo


        1. Каталог: data
          data -> HƯỚng dẫn càI ĐẶt và SỬ DỤng phần mềm tạo bài giảng e-learning
          data -> CỘng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam độc lập Tự do Hạnh phúc
          data -> Qcvn 81: 2014/bgtvt
          data -> Trung taâm tin hoïC Ñhsp ñEÀ thi hoïc phaàn access
          data -> PHỤ LỤC 2 TỔng hợp danh mục tài liệu tham khảO
          data -> Công ty cổ phần Xây dựng Điện vneco3
          data -> Nghiên cứu một số đặc điểm
          data -> NHỮng đÓng góp mới của luậN Án tiến sĩ CẤP ĐẠi học huế Họ và tên ncs : Nguyễn Văn Tuấn
          data -> Mẫu 01/hc-sn-dn (Ban hành kèm theo Thông tư số 83/2007/tt-btc ngày 16/7/2007 của Bộ Tài chính) TỜ khai hiện trạng sử DỤng nhà, ĐẤt thuộc sở HỮu nhà NƯỚc và ĐỀ xuất phưƠng án xử LÝ

          tải về 5.55 Mb.

          Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   12   13   14   15   16   17   18   19   ...   34




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương