Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85


Sự tồn tại và phát triển của thị trường tiền tệ



tải về 0.84 Mb.
trang2/10
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích0.84 Mb.
#1629
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

2.3. Sự tồn tại và phát triển của thị trường tiền tệ

Toàn cầu hóa kinh tế khiến tài chính của các nước có quan hệ mật thiết, ảnh hưởng lẫn nhau. Sự biến động tài chính ở các “đầu tàu” kinh tế như Mỹ, EU, Nhật Bản đều ảnh hưởng tới hoạt động tài chính của thế giới, của các khu vực và của các nước. Điều này tác động tới sự phát triển kinh tế toàn cầu từ đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến thương mại quốc tế. Bên cạnh đó không thể không kể đến khối tiền tệ chung với nhiều tác động rất tích cực đến thương mại nội khối, trong khu vực và trên toàn thế giới như trường hợp của đồng tiền chung châu Âu EURO.



2.4. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật

Thương mại quốc tế chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự phát triển kinh tế quốc tế, vì vậy việc tác động của khoa học công nghệ vào sự phát triển kinh tế quốc tế thực chất là sự tác động vào thương mại quốc tế.

Cách mạng khoa học kĩ thuật đã làm thay đổi triệt để nền kinh tế xã hội ở các quốc gia. Lao động thủ công đã được thay thế bởi lao động máy móc, các nhà xưởng với các thiết bị hiện đại, hỗ trợ tối đa cho sản xuất xuất hiện ngày càng nhiều. Chất lượng sản phẩm sản xuất ra được tiêu chuẩn hóa.

Khoa học công nghệ phát triển đã làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các nước, tạo ra nhiều ngành nghề mới, nhất là các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ. Khoa học công nghệ ngày càng tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, tạo điều kiện mở rộng thị trường toàn thế giới. Như trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghệ gen di truyền đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sụ trưởng thành của cây trồng, nâng cao năng suất mùa màng, cây con được biến đổi gen có khả năng chống sâi bệnh cao hơn, chịu được khô hạn, giá rét… Các sản phẩm nông nghiệp làm ra vừa có chất lượng cao hơn, năng suất cũng tăng cao đã thúc đẩy hoạt động giao dịch và mua bán nông sản trên thì trường quốc tế.

Một tác động dễ nhận thấy nữa của tiến bộ công nghệ đến thương mại quốc tế là việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực thương mại điện tử, thanh toán quốc tế, vận tải quốc tế…Những tác động này gây ảnh hưởng tích cực đến thương mại quốc tế cả về phạm vi và quui mô.

2.5. Các nhân tố khác

Bên cạnh những nhân tố kể trên thì vấn đề chính trị, môi trường... cũng là những nhân tố quan trọng tác động tới thương mại quốc tế. Trên thực tế, những vấn đề liên quan đến chính trị quốc gia, các yêu cầu mới về môi trường cũng như những tập quán, quan niệm của người dân ở các vùng địa lý khác nhau đang ngày càng trở nên quan trọng và đáng cân nhắc khi doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh.



III. Mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư

    1. Một số lý thuyết và nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu

1.1. Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm – IPLC – Raymond Vernon

Lý thuyết này được S. Hirsch đưa ra trước tiên và sau đó được R. Vernon phát triển một cách có hệ thống từ năm 1966. Hai ý tưởng làm căn cứ xuất phát của lý thuyết này rất đơn giản, đó là: (1) Mỗi sản phẩm có một vòng đời, từ khi xuất hiện cho đến khi bị đào thải; vòng đời này dài hay ngắn tuỳ vào từng sản phẩm; (2) Các nước công nghiệp phát triển thường nắm giữ những công nghệ độc quyền do họ khống chế khâu nghiên cứu và triển khai và do có lợi thế về quy mô.

Theo lý thuyết này, ban đầu phần lớn các sản phẩm mới được sản xuất tại nước phát minh ra nó và được xuất khẩu đi các nước khác. Nhưng khi sản phẩm mới đã được chấp nhận rộng rãi trên thị trường thế giới thì sản xuất bắt đầu được tiến hành ở các nước khác. Kết là sản phẩm sau đó có thể sẽ được xuất khẩu trở lại nước phát minh ra nó. Cụ thể vòng đời quốc tế của một sản phẩm gồm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Sản phẩm mới xuất hiện, cần thông tin phản hồi nhanh xem có thoả mãn nhu cầu khách hàng không và được bán ở trong nước cũng là để tối thiểu hoá chi phí. Xuất khẩu sản phẩm giai đoạn này không đáng kể. Người tiêu dùng chú trọng đến chất lượng và độ tin cậy hơn là giá bán sản phẩm. Qui trình sản xuất chủ yếu là sản xuất nhỏ.

+ Giai đoạn 2: Sản phẩm chín muồi, nhu cầu tăng, xuất khẩu tăng mạnh, các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước xuất hiện vì thấy có thể kiếm được nhiều lợi nhuận. Nhưng dần dần nhu cầu trong nước giảm, chỉ có nhu cầu ở nước ngoài tiếp tục tăng. Xuất khẩu nhiều (đạt đến đỉnh cao) và các nhà máy ở nước ngoài bắt đầu được xây dựng (sản xuất mở rộng thông qua FDI). Giá trở thành yếu tố quan trọng trong quyết định của người tiêu dùng.

+ Giai đoạn 3 : Sản phẩm được tiêu chuẩn hóa, thị trường ổn định, hàng hóa trở nên thông dụng, các doanh nghiệp chịu áp lực phải giảm chi phí càng nhiều càng tốt để tăng lợi nhuận hoặc giảm giá để tăng năng lực cạnh tranh. Cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các thị trường trong nước trì trệ, cần sử dụng lao động rẻ. Sản xuất tiếp tục được chuyển sang các nước khác có lao động rẻ hơn thông qua FDI. Nhiều nước xuất khẩu sản phẩm trong các giai đoạn trước (trong đó có nước phát minh ra sản phẩm) nay trở thành nước chủ đầu tư và phải nhập khẩu chính sản phẩm đó vì sản phẩm sản xuất trong nước không còn cạnh tranh được về giá bán trên thị trường quốc tế. Các nước này nên tập trung đầu tư cho những phát minh mới.

Lý thuyết này lý giải cả đầu tư quốc tế lẫn thương mại quốc tế, coi đầu tư quốc tế là một giai đoạn tự nhiên trong vòng đời sản phẩm. Lý thuyết này cho thấy vai trò của các phát minh, sáng chế trong thương mại và đầu tư quốc tế bằng cách phân tích quá trình quốc tế hoá sản xuất theo các giai đoạn nối tiếp nhau. Ưu điểm của lý thuyết này là đưa vào được nhiều yếu tố cho phép lý giải sự thay đổi theo ngành hoặc việc dịch chuyển dần các hoạt động công nghiệp của các nước tiên phong về công nghệ, trước tiên là đến các nước "bắt chước sớm", sau là đến các nước "bắt chước muộn". Theo lý thuyết này, có thể nhận thấy FDI vừa thay thế lại vừa bổ sung cho thương mại quốc tế, FDI làm giảm nhập khẩu thành phẩm từ nước chủ đầu tư sang nước nhận đầu tư, mặt khác lại làm tăng nhập khẩu máy móc, nguyên liệu từ nước chủ đầu tư sang nước nhận đầu tư, tăng xuất khẩu từ nước nhận đầu tư sang nước chủ đầu tư và ra thị trường thế giới.



1.2. Lý thuyết về thương mại quốc tế và tính lưu động của yếu tố sản xuất -“International trade and Factor mobility”- Mundell.

Trong nghiên cứu này dựa vào mô hình H-O-S, Mundell đã chỉ ra rằng có sự thay thế giữa dòng thương mại quốc tế và dòng di chuyển các yếu tố sản xuất. Trong cùng các điều kiện giả thuyết như mô hình H-O-S, sự lưu chuyển hoàn hảo của các yếu tố sản xuất giữa các khu vực trong nền kinh tế tạo nên xu hướng san bằng giá cả hàng hóa ngay cả khi không có thương mại quốc tế. Kết luận này đã bổ sung cho định lý của Stolper-Samuelson nói về xu hướng san bằng giá cả như là hệ quả của việc trao đổi hàng hóa ngay cả khi không có sự di chuyển quốc tế của các nhân tố sản xuất.

Mundell nghiên cứu mối quan hệ giữa luồng di chuyển các yếu tố sản xuất và hàng hóa quốc tế trong mô hình H-O-S. Ông xem xét một tình huống, khi hàng rào thuế quan quá cao đánh vào hàng nhập khẩu, gây đình trệ hoạt động thương mại và làm tăng sự phụ thuộc vào vốn ở những nước khan hiếm tư bản khiến dòng vốn chạy vào. Theo hiệu ứng Rybzynski1, nước này sẽ tăng sản xuất hàng hóa có hàm lượng vốn cao (mặt hàng nước này trước đây phải nhập khẩu), và giảm sản xuất các mặt hàng có hàm lượng lao động cao (mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước này trong giai đoạn trước). Dòng vốn đổ vào sẽ còn tiếp tục cho đến khi tiềm lực về các yếu tố sản xuất ở các nước là như nhau. Khi đó giá cả các yếu tố sản xuất cũng như giá cả của hàng hóa đều được san bằng trên phạm vi các quốc gia, và theo nhận định của ông, đến lúc này, dù có bãi bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan thì giữa các quốc gia vẫn không xuất hiện dòng lưu chuyển hàng hóa. Lí do làm cơ sở đầu tiên cho thương mại quốc tế trong mô hình H-O-S là sự khác biệt giữa các quốc gia vể tiềm lực đối với các yếu tố sản xuất, sau đó là sự khác biệt về giá cả hàng hóa đã không còn do có sự di chuyển các dòng yếu tố sản xuất. Như vậy, theo lập luận của Mundell, dòng di chuyển các yếu tố sản xuất sẽ thay thế dòng thương mại hàng hóa, hay cụ thể hơn là FDI có khả năng thay thế hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên tác giả chưa xem xét đến một nguyên nhân khác làm phát sinh hoạt động thương mại quốc tế, đó là sự khác biệt hóa về sản phẩm và thị hiếu của từng khu vực thị trường. Nếu cân nhắc cả nguyên nhân này thì ngay cả khi có sự ngang bằng về tiềm lực quốc gia đối với các yếu tố sản xuất, ngang bằng về giá cả hàng hóa, hoạt động thương mại quốc tế vẫn sẽ diễn ra.


    1. Tác động của FDI đến xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư

Có hai quan điểm trái ngược nhau về mối quan hệ giữa FDI và thương mại quốc tế: FDI có thể thay thế hoặc ngược lại hỗ trợ cho thương mại quốc tế phát triển. Quan điểm FDI thay thế cho thương mại quốc tế xuất phát dựa trên thực tế kinh tế thế giới những năm 1960. Khi đó các quốc gia thực hiện các chính sách kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu. Trước những hàng rào bảo hộ thương mại, các nhà xuất khẩu phải chuyển sang đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất ngay trên nước nhập khẩu hàng hóa của mình. Đầu tư trực tiếp nước ngoài do đó tránh được rào cản thương mại, mà vẫn phục vụ những nhu cầu của khách hàng quốc tế. Tuy nhiên sau đó, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển mạnh, có khả năng xuất khẩu sang một nước thứ ba, hoặc xuất khẩu trở lại nước chủ đầu tư. Từ đây xuất hiện quan điểm thứ hai cho rằng FDI có thể hỗ trợ hoạt động thương mại quốc tế ở nước nhận đầu tư.

Thực tế ở các nước trên thế giới, hai dạng ảnh hưởng này của FDI rất khó phân biệt và rất khác nhau giữa các quốc gia. Nói chung, quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu phụ thuộc vào loại hình FDI, lĩnh vực đầu tư, chiến lược của các TNC, chiến lược phát triển kinh tế của nước nhận đầu tư. Dưới đây là một số các tác động chung nhất của FDI đến hoạt động xuất nhập khẩu của các nước nhận đầu tư.



2.1. FDI tác động đến kim ngạch xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư

Đối với nhập khẩu

FDI là một hình thức di chuyển nguồn lực giữa các quốc gia. Các nguồn lực này không chỉ tồn tại dưới dạng tiền tệ mà còn là những máy móc thiết bị công nghệ, nguyên vật liệu mà nhà đầu tư nước ngoài chuyển vào nước nhận đầu tư để tiến hành sản xuất kinh doanh. Việc di chuyển những nguồn lực sản xuất này vào nước nhận đầu tư đồng nghĩa với việc nước này sẽ nhập khẩu những hàng hóa này. Như vậy, cùng với sự gia tăng FDI vào nước nhận đầu tư, kim ngạch nhập khẩu của nước này cũng tăng lên. Ở các nước đang phát triển còn ở trình độ công nghệ thấp tác động này khá lớn do nhà đầu tư hầu như sẽ phải nhập toàn bộ dây chuyền sản xuất và nguyên liệu bởi các ngành công nghiệp phụ trợ các nước này chưa phát triển.

Tuy nhiên, tác động của FDI làm tăng nhập khẩu của nước nhận đầu tư thông thường chỉ trong ngắn hạn nếu như nước nhận đầu tư có một đường hướng phát triển kinh tế hợp lí. Về dài hạn, FDI dần dần sẽ làm giảm nhập khẩu của nước nhận đầu tư do một số nguyên nhân sau. Thứ nhất, nước nhận đầu tư thay vì phải nhập khẩu một số mặt hàng từ nước chủ đầu tư (do trong nước chưa đủ trình độ sản xuất) có thể tiêu dùng chính hàng hóa đó nhưng do các doanh nghiệp FDI trong nước cung cấp. Thứ hai, do tác động của chuyển giao công nghệ, trình độ sản xuất của các doanh nghiệp trong nước của nước nhận đầu tư sẽ được cải thiện, tiến tới tự sản xuất được những mặt hàng mà trước đây nước này phải nhập khẩu. Thứ ba, khi các nước nhận đầu tư thu hút được FDI để phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và ngành công nghiệp chế tạo thiết bị sản xuất, hoạt động nhập khẩu tư liệu sản xuất từ nước chủ đầu tư sẽ không còn.

Như vậy, trong ngắn hạn, FDI làm tăng nhập khẩu của nước chủ đầu tư, song về dài hạn, FDI có tác động tích cực trong việc làm giảm đáng kể kim ngạch nhập khẩu của nước này.



Đối với xuất khẩu

Khác với tác động đến kim ngạch nhập khẩu, tác động của FDI đến kim ngạch xuất khẩu của nước chủ đầu tư hầu hết là tác động tích cực, theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu.

Trước hết là thông qua bổ sung nguồn vốn cho hoạt động sản xuất xuất khẩu. Các nước đang phát triển thường có lợi thế về nguồn lao động dồi dào, giá rẻ song lại thiếu vốn để phát triển sản xuất. FDI là nguồn quan trọng giúp các nước này khắc phục tình trạng thiếu vốn đầu tư cho sản xuất, từ đó giúp tăng kim ngạch xuất khẩu.

Đầu tư nước ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng năng suất và sản lượng ở các nước nhận đầu tư. Với kinh nghiệm quản lí và trình độ công nghệ cao, các nhà đầu tư nước ngoài góp phần cải thiện năng suất của khu vực sản xuất, làm phong phú nguồn hàng xuất khẩu. Đối với một số tài nguyên đòi hỏi công nghệ chế biến hiện đại và nhiều vốn, nếu để tự các nước này khai thác, chế biến và xuất khẩu sẽ mất một thời gian khá dài, nhưng nếu có FDI, chỉ trong một thời gian ngắn đã có thể xuất khẩu, và tự sản xuất để xuất khẩu.

Một tác động tích cực khác của FDI đến hoạt động xuất khẩu của nước nhận đầu tư đó là khả năng cải thiện chất lượng của hàng hóa xuất khẩu, không chỉ ở khu vực có FDI mà của toàn bộ nền kinh tế nói chung do tác động lan tỏa công nghệ, nâng cao trình độ sản xuất của cả khu vực kinh tế trong nước.


    1. FDI tác động đến cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư

Xét cơ cấu nhập khẩu của một quốc gia, cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của nước này thông thường sẽ gồm có nhóm hàng tiêu dùng và nhóm tư liệu sản xuất. Khi không có FDI, nếu nước này là một nước đang phát triển với trình độ công nghệ thấp (dưới mức Y), thì hàng hóa sản xuất ở trình độ công nghệ cao (trên mức Y) sẽ chiếm một tỉ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài quyết định đầu tư trực tiếp để sản xuất một số mặt hàng công nghệ cao (trên mức Y) ở nước này để xuất sang các thị trường khác, ta sẽ thấy có sự thay đổi trong cả cơ cấu hàng xuất khẩu của nước này. Trước hết, tỉ trọng hàng tư liệu sản xuất trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nước này sẽ tăng lên, không chỉ bởi phải nhập khẩu các máy móc thiết bị cho sản xuất, nước này có thể phải nhập khẩu cả những nguyên vật liệu cần thiết hiện trong nước chưa sản xuất được. Một thời gian sau nước này sẽ không còn nhập khẩu những loại hàng hóa này từ nước chủ đầu tư nữa, do nhu cầu nội địa đã được đáp ứng bởi các doanh nghiệp có FDI ngay trong nước. Về xuất khẩu, vì các nhà đầu tư nước ngoài không những sản xuất hàng hóa này để phục vụ nhu cầu của nước nhận đầu tư mà còn nhằm xuất khẩu sang các thị trường khác, do đó, trong cơ cấu xuất khẩu của nước nhận đầu tư, tỉ trọng của nhóm hàng chế tạo, ở mức công nghệ cao hơn sẽ tăng lên.

Tuy nhiên, những tác động nêu trên chỉ là ngắn hạn, về dài hạn, do hoạt động chuyển giao công nghệ, hay tác động tràn (tác động lan tỏa công nghệ) một cách tự nhiên giữa khu vực FDI đến khu vực kinh tế trong nước sẽ khiến hoạt động xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư có sự biến đổi về chất. Nói là sự biến đổi về chất bởi việc các doanh nghiệp trong nước đã tiếp thu được công nghệ cao và trình độ sản xuất được cải thiện sẽ làm giảm tỉ trọng hàng tư liệu sản xuất trong tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng tỉ trọng xuất khẩu hàng hóa chế biến, hàng công nghệ cao với giá trị gia tăng hầu hết được tạo ra ở nước nhận đầu tư chứ không phải chỉ là phần giá trị tăng thêm do hoạt động gia công. Nói cách khác FDI đã cải thiện năng lực xuất khẩu của nước nhận đầu tư thông qua chuyển giao công nghệ.

Nhìn vào hướng chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển ta có thể thấy rõ hơn điều này. Hầu hết các nước đang phát triển đều trải qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Nông nghiệp còn chiếm vị trí chủ đạo, sản phẩm thô và sơ chế chiếm gần như toàn bộ kim ngạch xuất khẩu.

Giai đoạn 2: Nhờ sự phát triển tương đối của công nghiệp chế biến và chế tạo, sản phẩm thô dần nhường chỗ cho sự tăng tỉ trọng của nhóm hàng công nghiệp chế biến và chế tạo như hàng dệt, quần áo, máy móc, thiết bị công nghiệp, vận tải…

Giai đoạn 3: Các nước này đạt được trình độ công nghệ cao, chú trọng tới xuất khẩu máy móc thiết bị công nghiệp, đặc biệt là thiết bị điện tử, viễn thông.

Thực tế cho thấy, sự chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển trong mỗi giai đoạn, hay sự chuyển đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn tiếp theo nhanh hay chậm chịu tác động lớn của hoạt động đầu tư nước ngoài. FDI mà một nước thu hút vào có cơ cấu như thế nào (về ngành, về trình độ công nghệ của từng chủ đầu tư, về mục đích đầu tư…) sẽ có tính quyết định tương đối đến cơ cấu hàng hóa xuất khẩu và cả nhập khẩu của nước nhận đầu tư đó.

Những tác động này có thể nhận thấy rõ nhất ở hoạt động ngoại thương của các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ. So với các nước có cùng điểm xuất phát, 3 nước này đã nhanh chóng loại bỏ cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của giai đoạn 1 để chuyển sang giai đoạn 2. Thời gian dừng lại ở giai đoạn 2 của những nước này cũng ngắn hơn so với các nước khác và đang nhanh chóng chuyển sang giai đoạn 3. Đóng góp vào thành tựu xuất khẩu của các nước này, bên cạnh chiến lược xuất nhập khẩu, đường lối phát triển kinh tế hợp lí, nguồn vốn FDI chính là một động lực không thể thiếu.

2.3. FDI tác động đến thị trường xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư

Hàng hóa và thị trường là hai yếu tố cơ bản của hoạt động ngoại thương. Các nước muốn đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu thì phải mở rộng thị trường xuất nhập khẩu. Cần lưu ý, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu không chỉ có nghĩa là mở rộng thị trường theo phạm vi địa lí mà còn là mở rộng dung lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đối với từng thị trường.

Nghiên cứu của khoa kinh tế trường đại học Western Michigan 2002 về mối quan hệ giữa FDI và thương mại quốc tế dựa trên số liệu tổng hợp từ các nước nhận đầu tư trực tiếp của Nhật Bản kết luận rằng FDI hướng tới phục vụ các thị trường khác nhau có tác động khác nhau đến thị trường xuất nhập khẩu nước nhận đầu tư.

Tác động của FDI đến hoạt động xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư phụ thuộc vào thị trường mục tiêu mà hoạt động đầu tư này hướng tới. Tùy thuộc nhóm thị trường mà nó phục vụ, dòng FDI đó sẽ không hoặc có khả năng làm gia tăng phạm vi thương mại quốc tế của nước nhận đầu tư ở mức độ nhiều ít khác nhau.

Các nhóm thị trường gồm có: (1) thị trường nước chủ đầu tư, (2) thị trường nước nhận đầu tư, (3) khu vực thị trường lân cận nước nhận đầu tư, và (4) các thị trường không mang tính khu vực hoặc kết hợp các thị trường trên.

- Nếu thị trường mục tiêu của FDI là thị trường nước chủ đầu tư, nghĩa là hàng hóa sau khi sản xuất ở nước nhận đầu tư sẽ được xuất khẩu hầu như toàn bộ về nước chủ đầu tư. Như vậy, tỉ trọng hàng hóa nhập khẩu từ nước chủ đầu tư vào nước nhận đầu tư sẽ tăng lên, tiếp đó tỉ trọng hàng hóa xuất khẩu sang nước chủ đầu tư trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước nhận đầu tư sẽ tăng lên. FDI làm tăng thương mại giữa nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư.

- Nếu thị trường mục tiêu của FDI là nước nhận đầu tư, hàng hóa do các doanh nghiệp FDI sản xuất ra sẽ được tiêu thụ ngay ở nước nhận đầu tư, giúp giảm tỉ trọng hàng hóa nhập khẩu từ nước chủ đầu tư trong tổng kim ngạch nhập khẩu của nước nhận đầu tư.

- FDI nhằm vào thị trường khu vực lân cận nước nhận đầu tư sẽ làm gia tăng xuất khẩu từ nước nhận đầu tư ra thị trường khu vực, nếu FDI loại này chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu FDI thì thị trường khu vực trên có thể sẽ trở thành thị trường xuất khẩu chính của nước nhận đầu tư.

- Tác động của FDI hướng tới nhiều thị trường kết hợp đến thị trường xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư sẽ là tổng hợp những tác động của 3 nhóm trên.

Như vậy trong từng trường hợp, FDI có khả năng làm chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu của nước chủ đầu tư đối với từng khu vực thị trường khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung FDI giúp mở rộng phạm vi thương mại của nước nhận đầu tư, nhất là thị trường xuất khẩu bởi xu hướng phát triển của FDI trong giai đoạn này đang là FDI hướng về xuất khẩu. Thông qua FDI, hàng hóa của các nước đang phát triển có thể thâm nhập dễ dàng hơn vào thị trường thế giới bởi bên cạnh các lợi thế về vốn và công nghệ, các doanh nghiệp nước ngoài đã có một mạng lưới thị trường rộng lớn. Hàng hóa của doanh nghiệp có FDI có thể qua mạng lưới này xâm nhập vào cả những thị trường khó tính, đòi hỏi khắt khe về chất lượng hàng hóa, như khu vực thị trường các nước phát triển gồm Mĩ, Nhật Bản, EU…

Một tác động tích cực khác của FDI đến thị trường xuất nhập khẩu của các nước nhận đầu tư đó là, các chủ đầu tư có nhiều khả năng và kinh nghiệm trong việc tìm thị trường để tiêu thụ, cũng như các hoạt động xúc tiến thương mại, điều này giúp các doanh nghiệp có FDI của nước nhận đầu tư có thể nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu và những biến động của thị trường thế giới.


    1. Tác động của xuất nhập khẩu đến FDI ở nước nhận đầu tư

Hoạt động xuất nhập khẩu nói chung hay hoạt động thương mại, mậu dịch quốc tế ở nước nhận đầu tư cũng có khả năng tác động trở lại đến dòng FDI vào nước này. Đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của thương mại quốc tế đến FDI, song những nghiên cứu đã có đều thống nhất quan điểm sau:

Chính sách thương mại của nước nhận đầu tư, mức độ tự do hóa thương mại và các hiệp định thương mại mà nước này tham gia có ảnh hưởng lớn đến dòng FDI. Quốc gia nào có phạm vi thương mại quốc tế càng lớn thì càng có khả năng thu hút nhiều FDI.

Chính sách thương mại của nước nhận đầu tư luôn có tác động to lớn lên dòng chảy FDI. Tuy nhiên tác động tổng thể là tích cực hay tiêu cực còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một mức độ bảo hộ cao, ví như hàng rào thuế quan, được thực thi đối với một ngành nào đó sẽ tăng thu hút FDI vào trong ngành này. Bảo hộ cao làm tăng thuế xuất nhập khẩu đối với mặt hàng đó, các công ty nước ngoài xuất khẩu mặt hàng này sẽ phải đối mặt với chi phí xuất khẩu cao hơn, và để duy trì hay mở rộng qui mô sản xuất hiện tại, các công ty này thay vì là nhà xuất khẩu sẽ cân nhắc việc đầu tư trực tiếp vào nước nhập khẩu hàng hóa của họ để tránh hàng rào thuế quan.

Tuy nhiên việc tăng thuế suất nhập khẩu nói trên sẽ đồng thời có tác động ngược chiều khác đến FDI vào nước nhận đầu tư. Nếu hàng hóa bị tăng thuế suất nhập khẩu là đầu vào sản xuất của một số ngành có FDI, động thái này sẽ khiến chi phí sản xuất của các chủ đầu tư tại nước nhận đầu tư tăng lên, hạn chế dòng FDI tiếp tục đổ vào các ngành này, thậm chí làm giảm dần FDI hiện có, nhất là các khi chủ đầu tư sản xuất hướng về xuất khẩu, sản phẩm đầu ra cần lợi thế về giá cả, chất lượng. Tương tự theo hướng trên, việc giảm thuế suất cũng có những tác động khác nhau đến dòng FDI chạy vào.

Sự tham dự của nước chủ nhà trong các hiệp ước về tự do hóa thương mại cũng có thể tạo ra những kết quả tích cực hay tiêu cực trong việc thu hút FDI.

(1) Xét trường hợp một nước tham gia vào khu vực mậu dịch. Trước tiên là tác động tích cực nhờ vào việc đầu tư vào nước này sẽ cho phép thâm nhập thị trường các nước thành viên còn lại. Hàng hóa mà chủ đầu tư sản xuất trực tiếp tại nước nhận đầu tư là thành viên của khu vực mậu dịch này sẽ tiếp cận dễ dàng hơn với các thị trường các nước trong khu vực, chi phí xuất khẩu hàng hóa này vào các thị trường đó cũng sẽ thấp hơn. Và cũng cần nói thêm rằng, việc tham dự này sẽ góp phần làm phong phú thêm kết cấu FDI tại nước chủ nhà, một khi nước này đạt được những thỏa thuận về tự do hóa thương mại với các nước khác không phải là thành viên của khối.

Tuy nhiên, thật khó có thể kết luận rằng, FDI sẽ tăng lên đáng kể một khi mà nước chủ nhà, nước đang phát triển, tham dự vào một hiệp ước thương mại vùng nào đó bao gồm các thành viên có trình độ phát triển tương đối đồng đều.

(1a) Xét dòng FDI từ các tập đoàn đa quốc gia vào một nước thành viên mới gia nhập khu vực mậu dịch. Đối với các tập đoàn đa quốc gia, chiến lược đầu tư triển khai trong các nước đang phát triển chủ yếu là hướng về việc tối thiểu hóa chi phí, hoặc tiếp cận một số nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào tại các nước này. Các mục tiêu quan trọng khác như, chiếm lĩnh thị trường, điều tiết cạnh tranh hoặc hình thành tư bản liên minh nhằm đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) nhìn chung là rất mờ nhạt (trừ trường hợp FDI tại Trung Quốc, hoặc FDI trong một số nước áp dụng chính sách bảo hộ cho phép vốn đầu tư hướng về thị trường nội địa nhận được một sự trả công cao). Và do vậy, để kết luận FDI sẽ tăng mạnh khi hiệp ước thương mại vùng hình thành sẽ cần dựa vào việc so sánh chi phí sản xuất trong các ngành thu hút FDI tại các nước này.

Với một trình độ phát triển tương đối đồng đều và không có gì vượt trội lên hẳn về lợi thế so sánh, sẽ không thể tồn tại một khoảng cách quá lớn về chi phí sản xuất giữa các nước thành viên trong khối. Một nhà đầu tư có ý định chinh phục thị trường của một nước sẽ đầu tư trực tiếp vào nước này thay vì thực hiện FDI vào một nước khác trong khối sau đó lại xuất khẩu sản phẩm để phải đối mặt với hàng loạt khó khăn phát sinh.

Ví dụ, điều tiết sản xuất, cùng các chi phí như vận chuyển, điều tra thị trường..., chưa kể các hàng rào phi thuế quan chắc chắn sẽ tồn tại trong nước nhập khẩu. Trong trường hợp mà FDI hướng về xuất khẩu, tác động của hiệp ước có thể diễn ra theo hướng tích cực thông qua việc giảm chi phí đầu vào nhập khẩu có xuất xứ từ các nước thành viên trong khối.

Tuy nhiên, khó mà thấy được những diễn tiến thật sự rõ ràng của tác động tích cực này trong một ý nghĩa là cho phép (hoặc thúc đẩy mạnh) FDI triển khai tính kinh tế của quy mô để xuất khẩu, vì một trong những điều kiện tiên quyết của việc này là một tỉ trọng lớn đầu ra phải được tiêu thụ tại chỗ. Nhưng quy mô của thị trường nội địa lại luôn là điểm yếu nhất của hầu hết các nước đang phát triển trong việc thu hút FDI.

(1b) Vấn đề thứ hai cần đề cập đến: liệu dòng chảy FDI có nguồn gốc từ các nước thành viên trong khối, diễn ra giữa các thành viên này, có tăng hay không? Như đã trình bày ở trên, FDI vào trong các nước này chủ yếu là theo đuổi chiến lược tối thiểu hóa chi phí, với chi phí sản xuất tương đối đồng đều nhau giữa các nước thành viên, động lực thực hiện FDI giữa các nước này sẽ rất yếu. Thêm vào đó, nếu đây là các nước đang phát triển có trình độ tương đương , dòng ra của đầu tư trực tiếp là không đáng kể. Do vậy, cho dù được thúc đẩy bởi sự hình thành của hiệp ước, sự tăng lên của FDI giữa các nước này khó có thể mang lại một dấu hiệu tích cực đáng ghi nhận nào.

(2) Đối với trường hợp cuối cùng mà chúng ta sẽ xét đến là việc một thỏa thuận về tự do hóa thương mại đạt được giữa một nước đang phát triển và một nước phát triển.

Giữa hai nước này tồn tại một khoảng cách lớn về trình độ phát triển, đặc biệt là trình độ công nghệ, do vậy mà dòng chảy FDI hầu như sẽ chỉ diễn ra một chiều, chủ yếu là từ nước phát triển sang nước đang phát triển. Chính sách bảo hộ không tồn tại nữa, điều này sẽ kích thích mạnh FDI hướng về xuất khẩu.

Đối với FDI dạng này, nước chủ nhà được hưởng lợi trên rất nhiều phương diện như, tiếp cận thị trường mới, kích thích sự phát triển của hệ thống phụ trợ công nghiệp và của cả các ngành dịch vụ, cho phép phát huy cao độ các lợi thế so sánh mạnh nhất của đất nước.

Ví dụ, sự dồi dào của nguồn nhân lực với chi phí cạnh tranh hoặc khai thác được các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và đặc biệt là đẩy mạnh chuyển giao công nghệ nhờ vào việc mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư đổi mới công nghệ của các dự án hướng về xuất khẩu, đây là mục tiêu vô cùng quan trọng cần phải đạt được đối với các nước đang phát triển trong việc thu hút FDI.

Ngoài ra, việc hình thành của hiệp ước sẽ biến nước đang phát triển thành một địa điểm đầu tư trung gian của FDI từ một nước thứ ba, một khi nước thứ ba này có thỏa thuận song phương về tự do thương mại với nước đang phát triển, nhưng lại chưa có thỏa thuận với nước phát triển tham gia trong hiệp ước.

Ví dụ, tồn tại một thỏa thuận về tự do hóa mậu dịch giữa hai nước A (đang phát triển) và B (phát triển). Giữa nước A và nước C cũng có một thỏa thuận dạng này, nhưng lại không có giữa hai nước B và C. Lúc này, để thâm nhập thị trường của B, FDI từ C có thể được triển khai trong A, sau đó xuất khẩu sản phẩm vào B. Điều này sẽ càng khả thi nếu giữa C và A có một khoảng cách lớn về trình độ phát triển.

Tóm lại, không phủ nhận rằng, sự hình thành của hiệp ước về tự do hóa thương mại sẽ làm tăng quy mô thị trường và tạo nên sự hấp dẫn với FDI trong các nước đang phát triển. Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ thật sự gây hiệu ứng tích cực trong trường hợp tồn tại một sự khác biệt lớn về lợi thế so sánh giữa các nước thành viên.

Trong trường hợp mà các nước này sở hữu các lợi thế so sánh tương đối tương đồng, tác động tích cực là hạn chế, và trong một số trường hợp có thể gây hiệu ứng ngược nếu trong số các thành viên này có một số, ngoài việc sở hữu các lợi thế so sánh như các thành viên khác, còn sở hữu thêm lợi thế so sánh vượt trội nào đó. Nhận xét này sẽ càng đúng khi áp dụng vào xem xét việc thu hút FDI theo ngành. Ví dụ sau đây sẽ minh họa.

Trung Quốc, một nước đang phát triển, hơn một thập kỷ vừa qua nổi lên như một trong những điểm đến yêu thích nhất của FDI. Có nhiều lý do để giải thích cho việc này, nhưng sự dồi dào của nguồn nhân lực với chi phí cạnh tranh, và đặc biệt là dung lượng khổng lồ của thị trường nội địa tại nước này - một thị trường bao gồm hơn 1,3 tỷ dân với mức tăng trưởng cao luôn là hai lý do chính.

Và do vậy, những thỏa thuận về tự do hóa mậu dịch giữa các nước đang phát triển với Trung Quốc, đặc biệt là những nước ở đó FDI bị thu hút chủ yếu bởi chi phí rẻ của nguồn nhân công, cần trở thành một vấn đề đáng suy ngẫm đối với các nước này trong việc nâng cao nguồn vốn FDI. Cùng một lợi thế so sánh là chi phí rẻ của nguồn nhân lực, nhưng quy mô thị trường nội địa lại là điều kiện thuận lợi cho phép triển khai mạnh mẽ kinh tế quy mô, hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc đã trở nên cực kỳ cạnh tranh bằng giá bán.

Mở cửa rộng rãi thị trường nội địa cho các hàng hóa này, chắc chắn niềm hy vọng của các nước chủ nhà (nước đang phát triển) đối với việc nâng cao vốn FDI vào các công đoạn thượng nguồn của các ngành xuất khẩu, nơi mà ở đó thường xuyên đòi hỏi vốn đầu tư lớn, sẽ trở nên kém hiện thực đi rất nhiều.

Ngoài ra, lợi ích mang lại từ việc tăng cao dòng chảy FDI từ Trung Quốc nhờ vào thỏa thuận tự do hóa thương mại cũng sẽ là rất khiêm tốn, vì điều mà các nước đang phát triển rất cần thu được qua việc thu hút FDI là công nghệ. Trong khi Trung Quốc phải trong một thời gian khá dài nữa mới được xem là cường quốc về công nghệ.

Như vậy, hoạt động xuất nhập khẩu hay hoạt động thương mại quốc tế ở các nước nhận đầu tư có tác động đến FDI vào các nước theo các chiều hướng tích cực hay tiêu cực, còn tùy thuộc vào đặc điểm của từng quốc gia, đặc điểm của từng ngành kinh tế cũng như đặc điểm của nước chủ đầu tư.

Nhìn chung, từ trước đến nay trên thế giới đã có rất nhiều các nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu. Những nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng đối với cả nước đang phát triển và các nước phát triển. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu đối với mỗi quốc gia có những tương đồng và bất đồng, do sự khác biệt trình độ phát triển kinh tế, trình độ công nghệ, các đặc điểm về tự nhiên, về con người…Chương hai của khóa luận sẽ nghiên cứu về thực trạng thu hút FDI và hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam dựa trên những đặc trưng kinh tế, chính trị và xã hội riêng để tìm ra mối quan hệ giữa hai nhân tố này.


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học bách khoa hà NỘI Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương