Khóa luận tốt nghiệp 2010 Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời kì tới 85


Biểu đồ: Tỉ trọng sản xuất tiêu thụ trong nước trên doanh thu của các doanh nghiệp FDI giai đoạn 1991-2005



tải về 0.84 Mb.
trang6/10
Chuyển đổi dữ liệu09.07.2016
Kích0.84 Mb.
#1629
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10

Biểu đồ: Tỉ trọng sản xuất tiêu thụ trong nước trên doanh thu của các doanh nghiệp FDI giai đoạn 1991-2005



Nguồn: Theo số liệu của Bộ Công thương

Nhìn vào tỉ trọng sản xuất tiêu thụ trong nước trên doanh thu của các doanh nghiệp FDI có thể thấy rõ hơn tác động này. Từ năm 1991-1998, phần lớn doanh thu của khu vực FDI được thực hiện trong nước, tỉ tọng trung bình mỗi năm khoảng 60% tổng doanh thu (không kể dầu thô). Năm 1995, 80% doanh thu của các doanh nghiệp FDI được thực hiện trong nước. Sau đó con số này bắt đầu giảm dần. Đến nay doanh thu từ tiêu thụ trong nước chỉ còn khoảng 50%. Nguyên nhân là do, tác động thay thế nhập khẩu của FDI đang giảm dần. FDI nhằm tránh biện pháp bảo hộ thuế quan, hướng vào phục vụ nhu cầu của thị trường trong nước đang có xu hướng giảm dần do tác động của tự do hóa thương mại khiến các hàng rào thuế quan và bảo hộ của Việt Nam dần bị xóa bỏ. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn phải thừa nhận rằng tác động thay thế nhập khẩu của FDI vào Việt Nam là không nhỏ.

Dẫn chứng tiêu biểu cho tác động này có thể thấy ở ngành hóa dược phẩm. Đây là một trong những lĩnh vực tụt hậu nhất của nước ta sau đổi mới. Các loại dược phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước giai đoạn trước chủ yếu được đáp ứng từ nguồn nhập khẩu hay viện trợ nước ngoài. Đến nay, mặc dù phần lớn dược phẩm vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài, song một phần không nhỏ đã được đáp ứng bởi các doanh nghiệp trong nước, và các doanh nghiệp liên doanh FDI. Tính đến 31/12/2008, toàn quốc có 37 dự án đầu tư vào lĩnh vực dược. Trong năm 2008 có 1 dự án được cấp giấy phép đầu tư vào sản xuất thuốc. Số dự án đã triển khai hoạt động là 25 dự án. 32 dự án với tổng số vốn là 282.6 triêu USD, 192.9 triệu USD là 25 dự án đã hoạt động. 22 nhà máy dược phẩm FDI đầu tư vào 40 dây chuyền sản xuất thuốc (trên tổng số 230 dây chuyền của các nhà máy GMP). Trị giá thuốc sản xuất của các nhà máy dược phẩm FDI chiếm khoảng 22% tổng trị giá thuốc sản xuất của các nhà máy dược phẩm trong cả nước.(Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp)  

Một ví dụ khác về tác động này là sản phẩm đồ uống của Cocacola. Đầu thập niên 90, chúng ta tiêu thụ Cocacola chủ yếu từ nguồn nhập khẩu. Sau sự kiện Cocacola đầu tư trở lại vào Việt Nam năm 1994 cho đến nay, thay vì phải nhập khẩu loại đồ uống này từ Thái Lan hay Singapore, người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu tiêu thụ Cocacola được sản xuất ngay trong nước.

FDI còn giúp Việt Nam phát triển nhiều ngành công nghiệp và sản phẩm khác. Giai đoạn 2000-2005, FDI chiếm 100% sản xuất ô tô, máy giặt, tủ lạnh, máy điều hoà nhiệt độ, … Khu vực FDI cũng chiếm 60% sản lượng thép tấm, 28% xi măng, 33% sản phẩm điện/điện tử, 76% thiết bị y tế ở Việt Nam. Theo kết quả điều tra doanh nghiệp FDI của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 76,7% sản lượng của doanh nghiệp FDI trong ngành cơ khí-điện tử và 62% sản lượng của doanh nghiệp FDI trong ngành chế biến thực phẩm được tiêu thụ trong nước.


  • Tăng kim ngạch nhập khẩu do phải nhập khẩu máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, nguyên nhiên liệu phục vụ các dự án FDI mà Việt Nam chưa sản xuất được

Qua phân tích số liệu về hoạt động xuất nhập khẩu của khu vực FDI trong phần cơ cấu xuất nhập khẩu theo khu vực kinh tế, cùng với sự gia tăng của FDI thì kim ngạch nhập khẩu của khu vực này cũng tăng qua các năm với tốc độ khá cao và ổn định, qua đó làm tăng đáng kể kim ngạch nhập khẩu của cả nước.

Bảng: Số liệu về hoạt động nhập khẩu của khu vực FDI giai đoạn 1995-2009

Năm

Mức tăng KNNK cả nước (%)

Khu vực KT có FDI

Giá trị

(Triệu USD)



Mức tăng

giá trị (%)



Tỉ trọng trên tổng KNNK (%)

1995




1468,1




18,0

1996

35,2

2042,7

39,3

18,3

1997

11,2

3196,2

56,5

27,6

1998

0,4

2668,0

-17,7

23,2

1999

11,6

3382,2

27,6

28,8

2000

29,4

4352,0

29,2

27,8

2001

3,7

4985,0

15,1

30,7

2002

16,7

6703,6

34,1

33,9

2003

24,6

8815,0

31,8

34,9

2004

28,7

11086,6

26,4

34,7

2005

18,4

13640,1

23,6

37,1

2006

22,4

16489,4

21,9

36,7

2007

31,4

21712,4

32,3

34,6

2008

28,8

27898,6

29,5

34,6

2009

-14,7

24870,0

-11,6

36,1

Bình quân

15,4




24,1




Nguồn: Tính toán theo số liệu của Bộ Công thương

Xét về giá trị nhập khẩu của khu vực FDI, năm 1992, giá trị nhập khẩu khu vực chỉ mới đạt 230 triệu USD, những các năm tiếp theo nhập khẩu của khu vực này tăng liên tục với tốc độ tăng trung bình trên 20% một năm và sang năm 2008 con số này đã lên tới 27,9 tỉ USD và đạt 24,8 tỉ USD năm 2009, tăng tới 120 lần trong gần 20 năm. Xét về tỉ trọng, tỉ trọng của khu vực này trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước cũng không ngừng tăng lên, từ mức 9,06% năm 1992 tăng lên 30,7% vào năm 2000, 34,6% vào năm 2008 và 36% vào năm 2009. So sánh về tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu bình quân cả giai đoạn 1995-2009, tốc độ tăng nhập khẩu của khu vực FDI là 24% một năm, gấp hơn 1,5 lần so với bình quân mức tăng kim ngạch nhập khẩu cả nước cùng giai đoạn. Tác động làm tăng kim ngạch nhập khẩu của FDI đang ngày càng lớn hơn.

FDI tác động đến cán cân thương mại

Bảng 6: Cán xân xuất nhập khẩu của khu vực FDI và cả nước giai đoạn 1995-2009 (bao gồm dầu thô) Đơn vị: triệu USD

Năm

Giá trị NK

Giá trị XK

Cán cân XNK

Trong khu vực FDI



Cán cân XNK

Của cả nước



1995

1468,1

1473,1

50,0

-2076,7

1996

2042,7

2155,0

112,3

-3887,8

1997

3196,2

3213,0

16,8

-2407,3

1998

2668,0

3215,0

547,0

-2139,3

1999

3382,2

4682,0

1299,8

-200,7

2000

4352,0

6810,0

2458,0

-1153,8

2001

4985,0

6798,3

1813,3

-1188,7

2002

6703,6

7871,8

1168,2

-3039,5

2003

8815,0

10161,2

1346,2

-5106,5

2004

11086,6

14487,7

3401,1

-5483,8

2005

13640,1

18553,7

4913,6

-4314,0

2006

16489,4

23061,3

6571,9

-5064,9

2007

21712,4

27774,6

6062,2

-14203,3

2008

27898,6

34529,2

6630,6

-18028,7

2009

24778,9

29900,0

5120,0

-12000,0

Nguồn: Tính toán theo số liệu thống kê của Bộ Công thương

FDI tác động đến cán cân thương mại của Việt Nam vừa theo hướng tích cực, vừa theo hướng tiêu cực. Tác động tích cực là làm tăng kim ngạch xuất khẩu, tác động tiêu cực là làm tăng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam như đã phân tích ở các phần trên. Tuy nhiên, qua số liệu ở bảng trên, so sánh mức độ của hai tác động ngược chiều của FDI đến cán cân thương mại của Việt Nam, có thể thấy tác động tích cực là trội hơn. Trong khi cán cân thương mại của Việt Nam hầu như luôn trong trạng thái thâm hụt thì nội khu vực FDI luôn có thặng dư thương mại. Như vậy xét cho cùng, tác động tổng thể của FDI đến cán cân thương mại của Việt Nam là tác động tích cực, giúp làm giảm tình trạng nhập siêu. Tác động tích cực này ngày càng được thể hiện rõ rệt. Nếu như năm 1995, cả nước nhập siêu trên 2 tỉ USD thì giá trị thặng dư của khu vực FDI chỉ khoảng 50 triệu USD, tức bù đắp chỉ khoảng 2,3% mức thâm hụt. Đến năm 2008, khi cả nước nhập siêu trên 18 tỉ USD thì khu vực FDI lại xuất siêu tới 6,6 tỉ USD, tức bù đắp tới 25% mức thâm hụt, năm 2009 con số này là 30%.



Biểu đồ: so sánh thặng dư thương mại của khu vực FDI và tâm hụt thương mại của cả nước (chưa kể bù đắp từ thặng dư TM của khu vực FDI)



Nguồn: Tính toán theo số liệu của Bộ Công thương

Tuy nhiên, những con số này chưa hẳn là dấu hiệu đáng mừng bởi nếu không tính kim ngạch xuất khẩu dầu thô do khu vực FDI tạo ra thì khu vực này thực tế lại góp phần gây thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu của cả nước. Nếu không tính xuất khẩu dầu thô thì các doanh nghiệp FDI nhập siêu hơn 400 triệu USD trong quý 1/2010. Tình trạng này cũng đã xảy ra vào năm 2009, xuất khẩu không kể dầu thô là 23,64 tỉ Đô la và nhập khẩu 24,87 tỉ Đô la, tức là nhập siêu hơn 1,2 tỉ USD. Còn năm 2008, tình hình cũng tương tự, và con số nhập siêu là hơn 4 tỉ USD.



1.2. FDI tác động đến cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu

    1. FDI tác động đến cơ cấu hàng xuất khẩu

      • FDI giảm xuất thô, tăng xuất khẩu các mặt hàng chế biến.

Bảng 7: Số liệu về hàng xuất khẩu theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương của Việt Nam giai đoạn 1995-2007

Năm

1995

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Hàng thô - sơ chế

Giá trị

(triệuUSD)

3664

8010

8289

9397

12554

16101

19227

21658

Tỉ trọng (%)

0,67

0,53

0,49

0,47

0,47

0,49

0,48

0,45

Hàng chế biến-tinh chế

Giá trị

(TriệuUSD)

1785

7019

8415

10748

13928

16341

20592

26886

Tỉ trọng (%)

0,33

0,46

0,49

0,49

0,50

0,46

0,45

0,38

Nhóm khác

Tỉ trọng

(%)

0,0

0,004

0,02

0,04

0,03

0,05

0,07

0,17

Nguồn: Bộ Công thương

Trong giai đoạn đầu FDI vào Việt Nam, xây dựng và dịch vụ là những lĩnh vực chính thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, đến năm 2001 các dự án công nghiệp chế tạo đã chiếm 80,7% tổng số dự án được phê duyệt so với 26,3% trong khoảng thời gian 1988-1991; về mặt tỷ trọng vốn, các dự án công nghiệp chế tạo cũng đã tăng từ 22% lên 76,4%. Trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến 2001, các dự án công nghiệp chế tạo chiếm 53,5% tổng số dự án (3.575 dự án), các ngành sơ chế nông lâm sản chiếm 13,7%, xây dựng cơ bản chiếm 12,3%, khối ngành dịch vụ chiếm 19,2%. Tính trong giai đoạn 1988-2008, FDI đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến đã có 6778 dự án FDI với số vốn đạt 81,2 tỉ USD tương đương 62% tổng số dự án và 50% tổng vốn FDI vào Việt Nam trong giai đoạn này (Nguồn: Bộ Kế hoach và Đầu tư). Sự quan tâm của các nhà đầu tư đến ngành công nghiệp chế biến ở Việt Nam đã giúp nước ta chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo hướng tăng tỉ trọng hàng qua chế biến. Nhìn vào bảng trên có thể thấy rõ xu hướng này. Tỉ trọng của nhóm hàng thô, mới sơ chế năm 1995 còn chiếm tới 67% tổng trị giá xuất khẩu thì đến năm 2007, tỉ trọng của nhóm này đã giảm xuống chỉ còn 45%. Tỉ trọng của nhóm hàng chế biến, tinh chế cũng tăng từ 33% năm 1995 lên mức bình quân 46% trong suốt giai đoạn 2001-2007.

Tỉ trọng nhóm hàng chế tạo tính trên tổng doanh thu của khối doanh nghiệp FDI cũng có xu hướng tăng dần. Nếu như trước năm 1997, trong doanh thu xuất khẩu của khu vực FDI chỉ có dưới 40% do các mặt hàng chế tạo mang lại thì kể từ năm 1998 trở lại đây, trung bình mỗi năm nhóm hàng chế tạo đóng góp tới 70% tổng doanh thu xuất khẩu của khu vực này. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của khu vực FDI nhanh hơn đã góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế. (Nguồn: Tính toán theo số liệu của Bộ Công thương)

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp FDI Việt Nam là các loại hàng công nghiệp như: hàng điện tử, giầy các loại, hàng dệt may, phụ tùng ô tô, xe đạp, túi xách, gỗ chế biến, văn phòng phẩm, cao su chế biến... Năm 1995, các mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD của Việt Nam hầu như đều là những mặt hàng thô như: than đá, dầu thô và gạo. Năm 2000, danh sách này bổ sung thêm mặt hàng thủy sản, và 2 mặt hàng chế biến là dệt may và giày da. Xu hướng trên còn thể hiện rõ hơn khi nhóm hàng sản phẩm gỗ chế biến, máy tính-linh kiện điện tử đạt doanh thu nhập khẩu trên 1 tỉ USD vào năm 2004, 2005. Năm 2007, danh sách này có thêm mặt hàng cáp điện và năm 2009 có thêm sản phẩm từ plastic. Đến nay, trong số 12 mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD của Việt Nam đã có tới 6 mặt hàng thuộc nhóm chế biến sâu và đều là những lĩnh vực đầu tư chính của FDI. Như vậy, FDI đã góp phần giúp Việt Nam từ một nước xuất khẩu chủ yếu là khoáng sản và sản phẩm thô, sơ chế, chuyển dần sang xuất khẩu hàng chế biến sâu, hàng tinh chế.



      • FDI làm tăng hàm lượng công nghệ, hàm lượng vốn trong hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Để thấy rõ hơn tác động này của FDI, chúng ta xem xét hoạt động xuất khẩu một số mặt hàng đòi hỏi hàm lượng vốn và công nghệ cao như hàng điện tử-máy tính-linh kiện, sản phẩm từ plastic, dây điện-cáp điện. Trước năm 2000, Việt Nam chưa thể xuất khẩu các mặt hàng này do doanh nghiệp trong nước không có đủ vốn và công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn của thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, kể từ năm 2000 đến nay, nhờ có FDI đầu tư vào các ngành này, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này tăng nhanh qua từng năm. Nếu năm 2000, kim ngạch xuất khẩu 3 nhóm hàng trên lần lượt là 778,6 triệu USD, 95,5 triệu USD, và 129,5 triệu USD thì đến năm 2008 đã đạt 2,638 tỉ USD, 921 triệu USD và 1,01 tỉ USD. Danh sách các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ của Việt Nam đã có thêm mặt hàng điện tử-máy tính-linh kiện từ năm 2004, mặt hàng dây điện-cáp điện từ năm 2007, các sản phẩm từ plastic cũng có tên trong danh sách từ năm 2009. Cho đến nay, giá trị xuất khẩu thu được từ các mặt hàng này chủ yếu đều do các doanh nghiệp FDI tạo ra, cụ thể: 96,6% kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện, 85% hàng máy móc thiết bị, 81,7% mặt hàng dây cáp điện và 80% sản phẩm plastic (Nguồn: website Tổng cục Hải Quan www.customs.gov.vn).

Số lượng các dự án FDI công nghệ cao vào Việt Nam cũng ngày một tăng. Đến sớm và có nhiều dự án nhất phải kể đến các nhà đầu tư Nhật. Nhiều tập đoàn lớn như Sanyo, Matsushita, Sony, Fujitsu, Toshiba, Panasonic, Nidec… đã sớm xây dựng nhà máy ở Việt Nam trong nhiều năm qua và giờ đây tiếp tục rót thêm nhiều vốn mở rộng đầu tư với quy mô lớn hơn. Điển hình là Tập đoàn Canon, sau khi đưa vào 100 triệu USD cho dự án sản xuất máy in tại KCN Thăng Long, Hà Nội, Canon tiếp tục rót thêm hàng trăm triệu USD xây dựng các nhà máy mới ở Bắc Ninh, đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất máy in laser lớn nhất thế giới, sản lượng 700.000 sản phẩm/tháng, bằng khoảng 80% tổng lượng máy in laser mà Canon đang sản xuất mỗi năm và đáp ứng khoảng 35% cho thị trường xuất khẩu.

Sớm hơn Canon còn có tập đoàn Nidec. Nidec đã đưa vào hoạt động 2 nhà máy mới ở Khu công nghệ cao TPHCM (SHTP), sau khi đã rót gần 100 triệu USD tại các nhà máy ở KCX Tân Thuận hơn 10 năm qua. Theo ông Nagamori, Chủ tịch tập đoàn, hai nhà máy mới chuyên sản xuất các linh kiện điện tử, đầu gắp quang học có tổng vốn 50 triệu USD, chỉ là một phần trong kế hoạch đầu tư 1 tỷ USD vào SHTP của Nidec đến năm 2010. Kế hoạch của Nidec là phát triển 10 nhà máy \ tại SHTP và đây sẽ trở thành điểm sản xuất lớn thứ hai của tập đoàn ở châu Á, sau Trung Quốc. Nối tiếp các nhà đầu tư Nhật là các dự án đến từ Hoa Kỳ. Sự kiện tập đoàn bán dẫn hàng đầu thế giới Intel cho khởi công xây dựng nhà máy tại SHTP với số vốn 1 tỷ USD đã phần nào khẳng định vị thế mới của Việt Nam như một điểm đến cho các nhà đầu tư hoạt động công nghệ cao.

Không chỉ dừng lại ở việc sản xuất, một số tập đoàn lớn còn hướng đến việc đưa VN trở thành nơi nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Sau 2 nhà máy sản xuất các sản phẩm điện tử công nghệ cao tại Hà Nội, Matsushita Electric – hãng sở hữu nhãn hiệu điện tử khổng lồ Panasonic tuyên bố đầu tư dự án Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) Panasonic tại Việt Nam.

Đây sẽ là trung tâm R&D thứ ba của tập đoàn ở ASEAN, nhằm phát triển và thiết kế các con chip hệ thống, các phần mềm chủ chốt dùng trong điện thoại di động và ti vi màn hình phẳng. Tập đoàn Jabil của Mỹ cũng đầu tư ở Việt Nam một trung tâm cung cấp các giải pháp thiết kế phục vụ khách hàng toàn cầu với chi phí thấp. Sau công bố của Jabil và Matsushita, Renesas Technology - một tập đoàn công nghệ cao về bán dẫn và vi mạch đứng đầu ở Nhật và đứng thứ ba trên thế giới lại sắp đưa vào một trung tâm nghiên cứu, phát triển và thiết kế các phần cứng (vi mạch) và các phần mềm chức năng dành cho IC bán dẫn cũng như các sản phẩm công nghệ cao khác tại TPHCM.

Trong giai đoạn tới, do xu hướng của FDI trên toàn cầu hướng vào các mặt hàng xuất khẩu có hàm lượng vốn và công nghệ cao hơn, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng sẽ tiếp tục chuyển dịch nhanh hơn theo xu hướng tích cực này.



Trong tương lai, xu hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng hàm lượng vốn và công nghệ sẽ được đẩy mạnh bởi toàn bộ khu vực sản xuất xuất khẩu chứ không đơn thuần từ khu vực FDI như hiện nay. Nguyên nhân là vì lợi nhuận thu được từ việc xuất khẩu các sản phẩm chế biến sâu, những hàng hóa có hàm lượng vốn và công nghệ cao sẽ lớn hơn so với lợi nhuận thu được từ xuất khẩu sản phẩm thô, điều này là động cơ thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tích cực cải tiến công nghệ, tăng huy động vốn để sản xuất hàng đã qua chế biến để xuất khẩu. Tác động lan tỏa công nghệ từ khu vực FDI sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu nói trên.

      • Mặc dù FDI đã góp phần chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng nhóm hàng chế biến, hàng công nghệ có hàm lượng vốn cao hơn, song phần lớn hàng hóa chế biến xuất khẩu của Việt Nam vẫn là hàng gia công, có giá trị gia tăng thấp.

Điển hình là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta như dệt may, giày da, các hàng linh kiện điện tử, máy tính…, nguyên liệu đầu vào của những ngành này chủ yếu là nhập khẩu, tỉ lệ nội địa thấp, giá trị gia tăng đem lại vì thế cũng không cao. Cụ thể ngành dệt may phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nhập khẩu tới 60-70%, riêng năm 2009, Việt Nam đã nhập khẩu 0,4 tỉ USD nguyên phụ liệu dệt may, da giày, 4,2 tỉ USD hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, 1,6 tỉ USD vải các loại… từ Trung Quốc (Nguồn: Trung tâm Xúc tiên Thương mại và Đầu tư TP HCM). Nguyên nhân là vì đối với các ngành sản xuất như giày da, dệt may, Việt Nam chưa có các ngành công nghiệp phụ trợ để chế biến nguyên liệu đầu vào sản xuất có chất lượng tốt. Còn đối với các mặt hàng công nghệ cao, lao động Việt Nam còn yếu về kĩ năng, trình độ thấp, không đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp FDI. Bởi vậy, các chủ đầu tư hướng đến xuất khẩu ra thị trường khác thường nhập khẩu hàng gia công bán thành phẩm và nguyên liệu vào Việt Nam, tiếp tục thực hiện những công đoạn lắp ráp cuối cùng để tận dụng lao động rẻ và ưu đãi thuế của các nước khác dành cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.

    1. FDI tác động đến cơ cấu hàng nhập khẩu

      • Giảm dần tỉ trọng hàng tiêu dùng nhập khẩu, tăng tỉ trọng nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất

Nếu xét cơ cấu hàng nhập khẩu gồm hàng tiêu dùng và tư liệu sản xuất, điều dễ nhận thấy là FDI làm giảm tỉ trọng hàng tiêu dùng nhập khẩu của Việt Nam. Như đã trình bày ở trên, FDI có khả năng thay thế nhập khẩu, và ở Việt Nam, tác động thay thế nhập khẩu đối với hàng tiêu dùng là khá rõ rệt, do những năm trước nước ta thường áp thuế khá cao đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu, hệ quả là làm tăng FDI hướng vào phục vụ thị trường trong nước. Thêm vào đó, lợi thế về lao động rẻ thu hút FDI tìm kiếm hiệu quả, và các nhà đầu tư này thực hiện song song mục tiêu hướng vào thị trường khu vực và cả thị trường nước nhận đầu tư Việt Nam. Những yếu tố này tác động đến tỉ trọng hàng tiêu dùng nhập khẩu của nước ta. Năm 1995, tỉ trọng nhóm hàng tiêu dùng nhập khẩu trên tổng kim ngạch nhập khẩu là 15,2 %, giảm xuống còn 8,4% năm 1999, duy trì ở mức 7% trong giai đoạn 2000-2007 và giảm còn 6,4% năm 2008.

Việt Nam có trình độ công nghệ kém hơn so với các nước chủ đầu tư, do vậy, khi các chủ đầu tư thực hiện dự án, ngoài việc chuyển vốn vào Việt Nam, họ cũng phải chuyển vào các máy móc thiết bị công nghệ mới, phù hợp với nhu cầu của thị trường thế giới. Việc đưa các thiết bị này vào Việt Nam đồng nghĩa với việc làm tăng tỉ trọng nhóm hàng thiết bị công nghiệp trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam.

Ngoài các thiết bị, dây chuyền sản xuất, do Việt Nam chưa có các ngành công nghiệp phụ trợ tương xứng với trình độ phát triển của các doanh nghiệp FDI, chưa cung cấp được nguồn nguyên, vật liệu đạt chất lượng mà các doanh nghiệp FDI yêu cầu, các nhà đầu tư nước ngoài còn phải nhập khẩu vào Việt Nam các loại nguyên, nhiên liệu, vật liệu cần cho hoạt động sản xuất của họ. Như vậy, ngoài việc làm tăng tỉ trọng nhóm hàng máy móc, thiết bị công nghiệp, FDI cũng làm tăng tỉ trọng nhóm hàng nguyên liệu công nghiệp trong cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam.


Каталог: nonghocbucket -> UploadDocument server07 id114188 190495
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ChuyêN ĐỀ ĐIỀu khiển tán sắC
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Trong khuôn khổ Hội nghị của fifa năm 1928 được tổ chức tại Amsterdam (Hà Lan), Henry Delaunay đã đưa ra một đề xuất mang tính đột phá đối với lịch sử bóng đá
UploadDocument server07 id114188 190495 -> MỤc lục phần I: MỞ ĐẦU
UploadDocument server07 id114188 190495 -> «Quản trị Tài sản cố định trong Công ty cổ phần Điện lực Khánh Hòa»
UploadDocument server07 id114188 190495 -> ĐỒ Án tốt nghiệp tk nhà MÁY ĐƯỜng hiệN ĐẠi rs
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Đề tài: Qúa trình hình thành và phát triển an sinh xã hội ở Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Chuyên đề tốt nghiệp Trần Thị Ngọc – lt2 khct L ời cảM ƠN
UploadDocument server07 id114188 190495 -> Địa vị của nhà vua trong nhà nước phong kiến Việt Nam
UploadDocument server07 id114188 190495 -> BỘ giáo dục và ĐÀo tạo cộng hòa xã HỘi chủ nghĩa việt nam trưỜng đẠi học bách khoa hà NỘI Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

tải về 0.84 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương