Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030


Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng



tải về 5.32 Mb.
trang25/41
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích5.32 Mb.
#39871
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   41

3. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

3.1. Lâm sinh


3.1.1. Quản lý bảo vệ rừng

a. Đối tư­­ợng (gồm rừng và tài nguyên động thực vật rừng)

  • Diện tích rừng hiện còn trên địa bàn

  • Diện tích rừng tạo mới sau khi hết giai đoạn đầu tư­­ cơ bản trồng và khoanh nuôi.

  • Tài nguyên động thực vật rừng, đặc biệt là những loài đặc hữu và quý hiếm.

  • Hệ sinh thái núi đá (diện tích núi đá cây lùm bụi): Cần được bảo vệ, nếu diện tích này mất đi thì khó có cơ hội phục hồi.

b. Diện tích: 411.587 ha, trong đó:

  • Rừng hiện còn: 331.702 ha

  • Rừng sau chăm sóc và khoanh nuôi: 72.289 ha

  • Diện tích núi đá cây lùm bụi: 7.595 ha

Diện tích và tiến độ bảo vệ cho từng giai đoạn được tập hợp ở bảng sau:

  1. Diện tích và tiến độ bảo vệ rừng

Đơn vị : ha

TT

Hạng mục

Tổng

Phân theo giai đoạn

2015

2016 - 2020

2021 - 2030




Tổng cộng

411.587

339.297

369.031

411.587

-

Rừng hiện còn

331.702

331.702

331.702

331.702

-

Rừng tạo mới

72.289

-

29.734

72.290

-

Núi đá cây lùm bụi

7.595

7.595

7.595

7.595

1

Rừng đặc dụng

25.490

23.319

24.160

25.490

-

Rừng hiện còn

23.319

23.319

23.319

23.319

-

Rừng tạo mới

2.171

-

841

2.171

2

Rừng phòng hộ

129.348

108.067

116.766

129.348

-

Rừng hiện còn

100.492

100.492

100.492

100.492

-

Rừng tạo mới

21.281

-

8.699

21.281

-

Núi đá cây lùm bụi

7.575

7.575

7.575

7.575

3

Rừng sản xuất

256.748

207.911

228.105

256.748

-

Rừng hiện còn

207.891

207.891

207.891

207.891

-

Rừng tạo mới

48.837

-

20.194

48.837

-

Núi đá cây lùm bụi

20

20

20

20

c. Biện pháp kỹ thuật: Giải pháp kỹ thuật: áp dụng Quy phạm kỹ thuật lâm sinh (QPN-14-92).

  • Tiến hành đo đạc thiết kế, xác định diện tích, chất l­­ượng của từng lô rừng, lập hồ sơ quản lý bảo vệ rừng.

  • Đóng bảng mốc, niêm yết nội quy bảo vệ rừng trên đ­­ường đi lối lại gần khu dân cư­­.

  • Th­­ường xuyên tuần tra canh gác, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tác động tiêu cực vào rừng.

  • Tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân dân tham gia QLBV rừng.

  • Coi trọng công tác phòng chống cháy rừng, dự báo và phòng trừ sâu bệnh hại.

  • Xử phạt nghiêm minh những tr­­ường hợp vi phạm pháp luật bảo vệ rừng, kịp thời khen th­­ưởng những ng­­ười làm tốt.

d. Tổ chức thực hiện

  • Kiện toàn bộ máy quản lý bảo vệ rừng của tỉnh thông qua việc bố trí và sắp xếp lại lực l­­ượng QLBV, tăng cư­­ờng cán bộ trẻ có năng lực, trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, ­­ưu tiên tuyển dụng ngư­­ời địa phư­ơng, đảm bảo tối thiểu 1.000 ha rừng có từ 1 - 2 nhân viên QLBV.

  • Những diện tích rừng gần khu dân c­­ư dễ bị tác động thì giao khoán cho các hộ gia đình, tổ chức và cá nhân thông qua hợp đồng kinh tế. Những nơi cao, xa, ít có khả năng bị tác động thì giao cho lực l­­ượng kiểm lâm quản lý bảo vệ .

  • Kết hợp chặt chẽ giữa lực lư­­ợng kiểm lâm với chính quyền các xã và các hộ gia đình, cá nhân, tập thể nhận khoán bảo vệ rừng.

  • Đầu tư­­ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị, ph­­ương tiện cho lực lượng bảo vệ rừng tại các trạm và xã nhằm nâng cao hiệu quả công tác.

  • Giải quyết thoả đáng chế độ chính sách nhằm khuyến khích mọi ng­­ười, mọi nhà tham gia QLBV rừng cùng lực l­­ượng bảo vệ, chống các tác động tiêu cực vào rừng kể cả việc săn bắn các loài động vật hoang dã.

3.1.2. Khoanh nuôi phục hồi rừng

3.1.2.1. Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên

Nh­ư phần trên đã nêu, tình hình tái sinh phục hồi rừng tự nhiên trên địa bàn tỉnh và khu vực là tư­ơng đối tốt và thuận lợi. Mặt khác, một số nơi trên địa bàn có địa hình cao dốc, chia cắt phức tạp. Chính vì vậy, phục hồi rừng bằng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên đ­­ược xác định là giải pháp lâm sinh kinh tế và hiệu quả trong việc khôi phục vốn rừng trên địa bàn.



a. Đối t­­ượng: Gồm đất trống cây rải rác (IC), đất trống cây bụi (IB) có mật độ cây tái sinh có triển vọng (H > 1,5 m) > 1000 cây /ha và cả đất trống cỏ (IA) nơi cao xa, dốc xen kẽ các lô rừng có khả năng nhận đ­­ược sự gieo giống tự nhiên, có khả năng hình thành rừng trong một thời gian xác định.

b. Diện tích: Tổng số 12.535 ha, đầu tư­­ trong 5 năm sau đó chuyển sang đối t­­ượng bảo vệ. Diện tích khoanh nuôi tái sinh tự nhiên tập trung nhiều ở các huyện, thị: Hải Hà, TP. Móng Cái, Bình Liêu, Ba Chẽ, Hoành Bồ, Tiên Yên.

c. Biện pháp kỹ thuật

  • Tiến hành đo đạc, lập hồ sơ cho từng lô, khoảnh, tiểu khu... đóng mốc bảng và tổ chức QLBV rừng.

  • Triệt để tận dụng khả năng tái sinh và diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng thông qua những biện pháp ngăn chặn sự phá hoại của con ng­­ười, gia súc, sâu bệnh hại và nạn lửa rừng.

d. Dự báo hiệu quả: Bằng giải pháp khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, sau 7 - 10 năm các diện tích đ­­ưa vào khoanh nuôi sẽ phục hồi thành rừng có độ tàn che 0,3 - 0,5, trữ l­ượng đạt 20 - 30 m3/ha; sau 10 - 15 năm trữ lượng đạt 40 - 50 m3, có tác dụng phòng hộ và có thể cung cấp gỗ nhỏ, củi phục vụ cho nhu cầu tại chỗ.

e. Tổ chức thực hiện

  • Đối với rừng đặc dụng và phòng hộ: Khoán cho các hộ gia đình, cá nhân, tập thể quản lý bảo vệ.

  • Đối với rừng sản xuất: Giao cho các hộ gia đình, cá nhân, tập thể quản lý

g. Khối l­ượng và tiến độ thực hiện

Diện tích đư­a vào đầu tư­ khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và tiến độ thực hiện đ­ược bố trí ở bảng sau:

  1. Diện tích và tiến độ khoanh nuôi tái sinh tự nhiên

Đơn vị: ha

TT

Hạng mục

Tổng cộng

Phân theo giai đoạn

Ghi chú

2015

2016 - 2020

2021 - 2030

 

Tổng

12.535

3.688

8.847

-

 

-

Rừng đặc dụng

117

117

-

-

 

-

Rừng phòng hộ

5.804

1.657

4.147

-

 

-

Rừng sản xuất

6.614

1.914

4.700

-

 

3.1.2.2. Khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung

a. Đối t­­ượng: Các loại đất trống IB, IC có mật độ cây tái sinh phân bố không đều, đất trống IB mật độ cây tái sinh có triển vọng (H > 1,5 m) < 1000 cây /ha, nếu để tái sinh tự nhiên thì thời gian phục hồi rừng sẽ dài hơn. Những diện tích này có khả năng trồng bổ sung cây lâm nghiệp.

b. Diện tích khoanh nuôi

Diện tích đ­ưa vào kế hoạch khoanh nuôi tái sinh kết hợp trồng bổ sung: 10.796 ha



Diện tích đư­a vào đầu t­ư khoanh nuôi tái sinh + trồng bổ sung và tiến độ thực hiện đư­ợc bố trí ở bảng sau:

  1. Diện tích và tiến độ khoanh nuôi tái sinh và trồng bổ sung

Đơn vị: ha

Hạng mục

Tổng cộng

Phân theo giai đoạn

Ghi chú

2016 - 2020

2021 - 2030

Tổng

10.796

3.500

7.296

 

Rừng đặc dụng

500

200

300

 

Rừng phòng hộ

2.196

800

1.396

 

Rừng sản xuất

8.100

2.500

5.600

 

c. Giải pháp kỹ thuật: Giải pháp kỹ thuật: áp dụng Quy phạm kỹ thuật lâm sinh (QPN-14-92).

  • Đo đạc, lập hồ sơ cho từng lô, khoảnh, tiểu khu rừng... đóng mốc bảng và tổ chức QLBV rừng.

  • Tiến hành đo đếm xác định mật độ cây tái sinh, các vùng trống không có cây tái sinh để từ đó bố trí trồng dặm cho phù hợp.

  • Cây trồng bổ sung

  • Rừng đặc dụng: Ưu tiên trồng các loài cây bản địa có giá trị bảo tồn nguồn gen, đa dạng sinh học và cảnh quan...

  • Rừng phòng hộ: Ưu tiên trồng các loài cây bản địa, tăng trư­­ởng nhanh, vừa có giá trị phòng hộ, vừa cho hiệu quả kinh tế

  • Rừng sản xuất: Là những loài cây có giá trị kinh tế và tăng tr­­ưởng nhanh...

Ngoài ra phải kèm theo kế hoạch chăm sóc cây trồng, dự toán chi phí thực hiện và tổng hợp ghi vào biểu của phương án.

d. Dự báo hiệu quả

Bằng giải pháp khoanh nuôi tái sinh tự nhiên, sau 5 - 7 năm các diện tích đ­­ưa vào khoanh nuôi sẽ phục hồi thành rừng có độ tàn che 0,3 - 0,5, trữ l­ượng đạt 20 - 30 m3/ha; sau 8 - 12 năm trữ lượng đạt 30 - 50 m3, có tác dụng phòng hộ, bảo tồn nguồn gen và có thể cung cấp gỗ nhỏ, củi phục vụ cho nhu cầu tại chỗ.

e. Tổ chức thực hiện

  • Đối với rừng phòng hộ và đặc dụng: Khoán cho các hộ gia đình, cá nhân, tập thể quản lý bảo vệ.

  • Đối với rừng sản xuất: Giao cho các hộ gia đình, cá nhân, tập thể quản lý.

3.1.3. Trồng rừng

a. Đối tượng

  • Diện tích đất trống đồi núi trọc

  • Diện tích đất ngập mặn ven biển

  • Diện tích rừng trồng sau khai thác

b. Diện tích trồng rừng: 192.655 ha, trong đó:

  • Trồng mới: 37.260 ha

  • Trồng lại sau khai thác: 155.395 ha.

c. Chọn loại cây trồng:

Trên cơ sở của nguyên tắc chọn loại cây trồng như trên, tập đoàn cây trồng rừng trên địa bàn tỉnh như sau: Thông mã vĩ, Lát, Trám, Dẻ, Xoan, Mỡ, Keo lai, Keo tai tượng, Tre bát độ...



  • Đối với rừng đặc dụng: Là những loài cây bản địa, cây đặc hữu và quý hiếm nhằm lưu giữ và bảo tồn nguồn gen đặc hữu và quý hiếm, gìn giữ được tính da dạng sinh học; bao gồm các loài: Lim xanh, Sến mủ, Táu mật, Lát hoa, Sao hòn gai, Trám đen, Trám trắng, Dẻ, Giổi...

  • Đối với rừng phòng hộ: Cây trồng chính ngoài việc thích nghi với điều kiện tự nhiên nơi trồng còn cần đ­ược lựa chọn với các tiêu chí như­ sau:

  • Cây thân gỗ sống lâu năm, sinh tr­ưởng tốt về chiều cao, có tán lá rộng, dày, xanh quanh năm.

  • Cây có bộ rễ ăn sâu, có tác dụng giữ đất và thấm n­ước.

  • Cây có khả năng tái sinh hạt, tái sinh chồi tự nhiên và có khả năng trồng hỗn giao với nhiều loài cây khác.

  • Ưu tiên cây bản địa có giá trị cao, cây cho sản phẩm ngoài gỗ ( hoa, quả, nhựa…)

Trên cơ sở của nguyên tắc chọn loại cây trồng như trên, tập đoàn cây trồng rừng phòng hộ như sau: Thông mã vĩ, Lát, Trám, Dẻ, Mỡ, Keo lai, Keo tai tượng...

Đối với phòng hộ ven biển (rừng ngập mặn) cây trồng bao gồm: Mắm, Trang, Đước, Bần, Sú, Vẹt...



  • Đối với rừng sản xuất: Chủ yếu là các loài tăng trưởng nhanh, trồng thâm canh, chu kỳ kinh doanh ngắn, sớm cho sản phẩm thu hoạch và hiệu quả kinh tế, đáp ứng được nhu cầu về nguyên liệu phục vụ cho cho công nghiệp chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ và một số loài cây lấy gỗ theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp được ban hành theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 của Bộ nông nghiệp& PTNT.

  • Nguyên liệu cho chế biến ván mỏng, ván dán, ván ghép thanh, dăm gỗ: Keo tai tượng, Keo lai, Mỡ, Bồ đề, Bạch đàn U6, Bạch đàn camandus, ...

  • Nguyên liệu gỗ trụ mỏ: Bạch đàn, Mỡ, Dẻ, Sa mộc...

  • Nguyên liệu cho chế biến nhựa Thông: Thông nhựa, Thông mã vĩ

  • Nguyên liệu cho sản xuất gỗ lớn: Lim xanh, Sến mủ, Táu mật, Lát hoa, Thông nhựa, Thông mã vĩ...

  • Nguyên liệu cho chế biến dược liệu: cây lâm sản ngoài gỗ: cây ba kích.

d. Kỹ thuật trồng rừng

Mỗi một loại cây có quy trình trồng riêng, tuy nhiên cần chú ý những điểm cơ bản sau:



  • Phư­ơng pháp trồng: trồng bằng cây con có bầu.

  • Phư­ơng pháp xử lý thực bì: xử lý cục bộ, hạn chế làm tổn hại tầng thảm tươi.

  1. Diện tích và tiến độ trồng rừng

Đơn vị: ha

TT

Hạng mục

Tổng cộng

Phân theo giai đoạn

2015

2016 - 2020

2021 - 2030

 

Tổng

192.655

10.687

70.968

111.000

1

Trồng mới

37.260

3.347

22.913

11.000

-

Trồng trên đồi

32.892

1.757

21.335

9.800

+

Đặc dụng

951

326

325

300

+

Phòng hộ

6.966

170

4.696

2.100

+

Sản xuất

24.975

1.261

16.314

7.400

-

Trồng ngập mặn

4.368

1.590

1.578

1.200

+

Đặc dụng

287

52

35

200

+

Phòng hộ

4.081

1.538

1.543

1.000

2

Trồng lại sau KT

155.395

7.340

48.055

100.000

-

Sản xuất

155.395

7.340

48.055

100.000

e. Các vùng sản xuất hàng hóa tập trung

  • Vùng sản xuất gỗ nhỏ: Là vùng sản xuất, cung cấp nguyên liệu: gỗ mỏ; gỗ dăm giấy... triển khai tại các huyện; thị xã; thành phố trên địa bàn tỉnh.

  • Vùng sản xuất gỗ lớn: Để đáp ứng nhu cầu thị trường, đồng thời khai thác tiềm năng thế mạnh trong kỳ quy hoạch dần hình thành vùng sản xuất gỗ lớn ước tính khoảng 18.248,5 ha, trong đó: Trồng 15.000 ha tại các huyện Hoành Bồ, TP.Cẩm Phả, Vân Đồn, Ba Chẽ, Tiên Yên, Bình Liêu; 1.000ha tại huyện Hải Hà v à 2.248,5 ha tại huyện Đầm Hà. Diện tích trồng mới đến năm 2020 là 7.168 ha và trồng lại sau khai thác 11.080,5 ha.

  • Vùng cây lâm sản ngoài gỗ:

  • Vùng dược liệu: Định hướng đến năm 2020: Diện tích trồng cây d­ược liệu khoảng 1.377 ha (mỗi năm trồng 250 - 300 ha. Trong đó: Huyện Hoành Bồ 200 ha; Vân Đồn 100 ha; Ba Chẽ 616 ha; Tiên Yên 361 ha; Hải Hà 100 ha.

  • Vùng cây sở, hồi: Phát triển vùng cây sở 1.700ha; vùng cây hồi 3.500 ha tại huyện Bình Liêu.

  • Vùng cây quế: dự kiến 2.815 ha, trong đó: tập trung tại huyện Đầm Hà 2.415 ha, Hải Hà 400 ha.

  • Vùng thông nhựa: Phát triển vùng thông lấy nhựa (vùng thông nhựa thích hợp với đất đã mẹ sạn kết) với diện tích ước khoảng 16.015 ha sản lượng 11.081 tấn thông nhựa. Trong đó TX. Đông Triều 4.000 ha; TP. Uông Bí 4.190 ha; TX. Quảng Yên 720 ha; Vân Đồn 605 ha (dọc tuyến đường 334 xuyên suốt dọc huyện Vân Đồn); TP. Móng Cái 6.500 ha.

3.1.4. Xây dựng vườn rừng, trại rừng

Kinh tế trang trại đã mang lại kết quả tích cực trong quá trình phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, hàng năm có thể đem lại thu nhập cho các hộ gia đình từ 20 - 30 triệu đồng, đồng thời giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn trên địa bàn.



a. Mục đích: Nhằm tạo nhiều sản phẩm hàng hoá cho xã hội, tăng thu nhập cho các hộ gia đình, gắn ngư­ời dân với ruộng vư­ờn để an cư­ lạc nghiệp.

b. Đối t­ượng: Diện tích đất trống đồi núi trọc có độ dốc £ 25o, độ dày tầng đất > 100 cm, gần khu dân cư, có điều kiện trồng, chăm sóc, bảo vệ và tiêu thụ sản phẩm...

c. Diện tích: Tổng diện tích đưa vào xây dựng trang trại rừng là 1.500 ha

d. Chọn loại cây trồng

Tùy theo từng vùng lập địa, khí hậu mà lựa chọn cây trồng và mô hình trồng cho thích hợp, trong đó:



  • Nhóm cây lâm nghiệp: Ưu tiên trồng các loài cây gỗ quý có giá trị kinh tế cao, kết hợp cây mọc nhanh để giải quyết nhu cầu gỗ gia dụng: Muồng đen, Lát hoa, Trám, Giổi, Dẻ, Tre bương, Keo lai, Luồng, Xoan...

  • Nhóm cây ăn quả: Nhãn, Vải thiều, Na dai, Cam, Chanh, Bưởi, Mơ, Mai, Mận, Đu đủ...

  • Cây CN và cây đặc sản: Chè, Bời lời...

  • Cây ngắn ngày: Lúa, Ngô, Đậu, Lạc, Dứa, Dong riềng...

  • Cây dư­ợc liệu, lấy tinh dầu: Ba kích, Sa nhân, Hoài sơn, Hương bài, Gừng...

Các mô hình vườn rừng, trại rừng được bố trí như sau:

  • Cây lâm nghiệp tầng trên, cây công nghiệp, đặc sản tầng dưới;

  • Cây lâm nghiệp bao quanh; cây đặc sản trong vườn

  • Cây công nghiệp, đặc sản trồng xen cây ăn quả;

  • Cây ăn quả xen cây ngắn ngày;

  • Cây công nghiệp, đặc sản, cây gỗ tạp che bóng và cải tạo đất (chè, dứa, keo...);

  • Cây lâm nghiệp khu vực cao, độ dốc tương đối lớn; khu vực thấp, độ dốc nhỏ trồn các loài cây ăn quả, cây công nghiệp kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm. Vùng thấp nhất gần khe suối thường đào ao hoặc đắp phai đập để giữ nước thả cá.

  • Cần quan tâm đến công tác chọn giống cây trồng, nhất là các cây bản địa có giá trị kinh tế cao để có thể thay thế dần cây keo trồng ở những diện tích trồng chu kỳ 4 năm, đầu tư xây dựng trung tâm giống sản xuất cây trồng rừng chất lượng ở các huyện hoặc các khu vực cung cấp giống cho nhân dân :

e. Biện pháp kỹ thuật

Áp dụng biện pháp kỹ thuật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành kết hợp với kinh nghiệm đã đ­ược tổng kết của nhân dân.



f. Tiến độ thực hiện

Diện tích đ­ưa vào đầu tư XD vườn rừng và tiến độ thực hiện đ­ược bố trí ở bảng sau:



  1. Diện tích và tiến độ xây dựng vư­ờn rừng

Đơn vị : ha

TT

Hạng mục

Tổng cộng

Phân theo giai đoạn

2015

2016 - 2020

2021 - 2030




Tổng cộng

1.500

250

1.250

-

-

Rừng sản xuất

1.500

250

1.250

-

3.1.5. Trồng cây phân tán

a. Mục đích

  • Để tận dụng đất đai ven đường giao thông, công sở, trường học, bệnh viện, bờ kênh mương, nương rẫy nhỏ lẻ từ 1000 - 3000 m2 để trồng cây phân tán.

  • Góp phần tạo cảnh quanh môi trường Xanh - Sạch - Đẹp cho các xã, huyện và toàn tỉnh đồng thời tăng thu nhập cho các hộ gia đình.

b. Đối tượng: Đất ven đường giao thông, bờ kênh mương, đất công sở, trường học, bệnh viện, khuôn viên, nương rẫy nhỏ lẻ…

c. Diện tích:Tổng diện tích quy đổi đưa vào trồng cây phân tán: 1.500 ha

d. Biện pháp kỹ thuật

  • Chọn loại cây trồng: Ưu tiên các loài cây bản địa, cảnh quan môi trường như Sấu, Trám, Giổi, Re hương, Lát hoa, Lim xanh, Lim xẹt, Quế, Dẻ, Sao đen, Xà cừ, Bằng lăng, Bàng…

  • Mật độ trồng: 600 cây /ha

  • Cự ly: Hàng cách hàng 5 m, cây cách cây 4 m.

  • Kích thước hố: 40cm x 40 cm x 40 cm

  • Trồng bằng cây con có bầu.

e. Tiến độ thực hiện

Diện tích đ­ưa vào trồng cây phân tán và tiến độ thực hiện đ­ược bố trí ở bảng sau:

  1. Diện tích và tiến độ trồng cây phân tán

Đơn vị : ha

Hạng mục

Tổng

Phân theo giai đoạn

2015

2016 - 2020

2021 - 2030

Tổng cộng

1.500

250

1.250

-

Каталог: sonongnghiepptnt -> Lists -> TinTuc -> Attachments

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   21   22   23   24   25   26   27   28   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương