Điều chỉnh Quy hoạch phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy lợi tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030



tải về 5.32 Mb.
trang28/41
Chuyển đổi dữ liệu13.06.2018
Kích5.32 Mb.
#39871
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   41

3. Cân bằng nước


3.1. Mục đích

Nhằm đánh giá nguồn nước mặt trên các lưu vực sông suối trong toàn tỉnh. Dựa trên phương hướng phát triển của các ngành kinh tế, cơ sở nền tảng là Nông nghiệp theo các giai đoạn hiện tại và định hướng đến năm 2020. Dựa trên các tài liệu cơ bản: Lượng nước đến của từng lưu vực sông suối ứng với các tần suất P=75%, 85% tài liệu dân sinh, nông nghiệp, công nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, du lịch dịch vụ... theo các giai đoạn: năm 2020 và định hướng năm 2030.

Đánh giá nguồn nước mặt đến trong tự nhiên trên các lưu vực sông suối có đủ đáp ứng nhu cầu dùng nước cho các ngành kinh tế như: Nông nghiệp, sinh hoạt, công nghiệp... theo các giai đoạn: năm 2020 và định hướng năm 2030.

3.2. Nội dung tính toán

Cân bằng giữa lượng nước đến và lượng nước dùng bao gồm lưu lượng Q và tổng lượng W cho từng lưu vực sông suối, cho các vùng thủy lợi và toàn bộ lưu vực nghiên cứu các giai đoạn hiện tại và năm 2020.



3.3. Nhu cầu dùng nước

Trên cơ sở hiện trạng sử dụng nước, hiện trạng cấp nước của hệ thống thủy lợi toàn tỉnh, quy hoạch các ngành nghề đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, tính toán nhu cầu nước như sau:



3.3.1. Quy hoạch cấp nước đô thị

a. Nguồn nước

Hiện nay, hệ thống cấp nước cho các đô thị và khu công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh chủ yếu sử dụng nguồn nước mặt được khai thác từ các hồ, đập và sông suối trên địa bàn của tỉnh. Do biên độ lưu lượng dòng chảy của các sông suối trên địa bàn tỉnh dao động lớn theo các thời gian khác nhau trong năm nên việc khai thác nước thô trực tiếp từ sông suối chỉ thực hiện đối với các hệ thống cấp nước có quy mô công suất nhỏ. Đối với hệ thống cấp nước có quy mô công suất vừa và lớn, nguồn nước thô được khai thác lấy từ các đập, hồ chứa nước lớn có trên địa bàn tỉnh.



Do nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có trữ lượng thấp, khó khai thác và được phân bố không đều, chủ yếu tập trung vào khu vực phía tây tỉnh Quảng Ninh từ Cẩm Phả đến Đông Triều.

b. Quy hoạch nhà máy nước

  1. Bảng quy hoạch các nhà máy nước đến năm 2020

STT

Tên nhà máy cấp nước

Công suất (m3/ngày đêm)

1

NMN Đồng Ho

40.000

2

NMN Yên Lập

80.000

3

NMN Hoành Bồ

20.000

4

NMN Diễn Vọng

120.000

5

05 giếng khoan ở Hòn Giai

5.400

6

06 giếng khoan ở Cẩm Phả

6.500

7

NMN thị trấn Cái Rồng

1.000

8

NMN Vàng Danh




9

NMN Đồng Mây

3.000

10

NMN thị trấn Đông Triều

4.000

11

NMN thị trấn Mạo Khê

4.000

12

NMN XM Hoàng Thạch

10.000

13

NMN thị trấn Quảng Yên

2.000

14

NMN thị trấn Ba Chẽ

1.500

45

NMN thị trấn Tiên Yên

20.000

16

NMN thị trấn Đầm Hà

2.000

17

NMN thị trấn Quảng Hà

6.000

18

NMN thị trấn Bình Liêu

2.000

19

NMN thành phố Móng Cái

5.500

20

NMN thị trấn Cô Tô

600

21

NMN Khe Ngái

6.000

22

NMN Khe Quýt

8.000

23

NMN Quan Lạn

1.200

24

NMN Miếu Hương

5.000

25

NMN hồ 12 Khe

20.000

c. Một số giải pháp bảo vệ môi trường nguồn nước

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường, Cần triển khai cụ thể Luật môi trường, các Quyết định, Nghị định hiện hành có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường.

- Cần đánh giá định kỳ chất lượng môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng, lập cơ sở dữ liệu đánh giá định kỳ chất lượng môi trường nói chung và chất lượng nước nguồn nói riêng, lập cơ sở dữ liệu đánh giá các biến động về chất lượng, lưu lượng các nguồn nước để có giải pháp bảo vệ môi trường nước khi cần thiết.

- Có kế hoạch cụ thể, hài hòa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, nguồn sinh thủy, bổ cập cho các con sông không thể sinh thêm mà ngược lại sẽ giảm đi nếu không có biện pháp bảo vệ. Nguồn tài nguyên nước ngày càng trở nên khan khiếm và quý giá. Chúng ta cần cân nhắc kỹ các hoạt động sản xuất nước sử dụng cho mục đích cấp nước.

- Bản thân việc đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước cũng cần phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường:

+ Giai đoạn trước khi xây dựng

Vị trí, công suất và độ lớn của các công trình sẽ được thiết kế có chú ý đến sự tồn tại cac khu vực dân cư, khu vực cấm, đặc điểm sử dụng đất, cảnh quan, không gây ra các vấn đề ô nhiễm môi trường. Các giếng khai thác (nếu có) sẽ chú ý đặc biệt đến mực nước ngầm, hoặc lượng nước ngầm có thể khai thác được không gây lún sụt.

Bảo vệ các tuyến ống dẫn nước sạch khỏi sự xâm nhập của nước thải.

+ Giai đoạn xây dựng:

Nước thải với cặn bùn phát sinh trong quá trình xây dựng sẽ được kiểm soát để không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Các chất thải xây dựng sẽ được đổ tại các bãi thải cho phép và kiểm soát để không đổ bừa bãi xung quanh công trường.

Quản lý xây dựng, không tập trung trang thiết bị tại một vị trí để tránh gây ô nhiễm môi trường không khí, nước hoặc gây ồn và chấn động.

+ Giai đoạn vận hành:

Mức nước sẽ được theo dõi định kỳ và kiểm soát chất lượng nước khai thác, tránh gây tụt mực nước mặt hoặc mực nước ngầm nghiêm trọng.

Nhà máy nước mới được đề xuất sẽ được trang bị một quy trình xử lý cạn bùn và nước rửa lọc không xả thẳng vào hệ thống thoát nước. Bùn sẽ được làm khô và đổ tại các bãi rác cho phép. Các nhà máy xử lý nước sẽ được trang bị các thiết bị khử clo rò rỉ.



3.3.2. Nhu cầu nước sinh hoạt nông thôn

Dựa trên các cơ sở sau để đưa ra các phương án cấp nước sạch nông thôn: Điều kiện kinh tế - xã hội; Đặc điểm thủy văn nước mặt, địa chất thủy văn; - Mật độ dân cư; Hiện trạng cấp nước sạch nông thôn.

Với định mức cấp nước như đã nêu ở trên, nhu cầu nước sinh hoạt cho người dân khu vực nông thôn theo từng giai đoạn như sau:

- Đến năm 2020 (với định mức trung bình 120 lít/người.ngày): 70,9 nghìn m3/ngày;

- Đến năm 2030 (với định mức trung bình 100 lít/người.ngày): 65,6 nghìn m3/ngày;

Trong giai đoan tới tỉnh Quảng Ninh cần chú trọng đầu tư hạ tầng cấp nước nông thôn, trong đó Nâng cấp cải tạo 1 công trình cấp nước nông thôn tâp trung tại huyện Hải Hà, đầu tư xây dựng 35 công trình tập trung (Hải Hà 8 công trình; Bình Liêu 7 công trình; Móng cái, Hoành Bồ, Đông Triều mỗi huyện 5 công trình; Vân Đồn 2 công trình và các huyện Uông Bí, Tiên Yên, Đầm Hà mỗi huyện 1 công trình, cụ thể danh mục các công trình đầu tư xây dựng cấp nước đến năm 2020 theo bảng sau:



  1. Dự kiến đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sạch nông thôn tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020

Huyện/TP

Tổng số người cần cấp nước sạch 2020

Cải tạo, nâng cấp CNTT

Công trình CNTT

Nối mạng, mở rộng, đấu nối sử dụng

Giếng khoan

Giếng đào

Lu, Bể chứa nước mưa, , nước mặt đã xử lý

CT

Số người

CT

Công suất (m3/ngđ)

CT

Số người

CT

Số người

CT

Người số

CT

Người số

Tổng cộng

142.724

1

120

35

18.450

33

31.911

45

270

452

2.489

1.001

2.571

Đông Triều

21.963

 

 

5

6.300

4

3.448

 

 

24

144

35

69

Uông Bí

2.308

 

 

1

600

1

235

 

 

 

 

 

 

Vân Đồn

14.047

 

 

2

300

1

1.029

45

270

255

1.430

498

1.414

Quảng Yên

22.158

 

 

 

 

7

14.383

 

 

 

 

18

36

Hoành Bồ

17.299

 

 

5

1.600

2

3.350

 

 

 

 

180

333

Đầm Hà

12.093

 

 

1

100

5

3.277

 

 

 

 

45

129

Hải Hà

18.197

1

120

8

3.320

5

2.463

 

 

2

9

7

28

Móng Cái

9.941

 

 

5

2.850

2

1.222

 

 

50

300

69

138

Cẩm Phả

1.493

 

 

 

 

3

1.418

 

 

 

 

 

 

Ba Chẽ

2.473

 

 

 

 

3

1.086

 

 

93

466

27

54

Tiên Yên

2.865

 

 

1

400

 

 

 

 

28

140

70

212

Bình Liêu

17.686

 

 

7

2.980

 

 

 

 

 

 

 

 

Cô Tô

200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

52

158




  1. Dự kiến nhu cầu dùng nước đến năm 2030 tỉnh Quảng Ninh

Nhu cầu

Năm 2020

Năm 2030

Hộ dùng nước

Nhu cầu

Hộ dùng nước

Nhu cầu

Số lượng

Đơn vị

Số lượng

Đơn vị

1. Nước sinh hoạt

 

 

186,5

 

 

229,7

+ Dân số toàn tỉnh

1,285

Tr.người

 

1,367

Tr.người

 

+ Khu vức đô thị

0,771

Tr.người

116

0,820

Tr.người

164,0

+ Khu vực nông thôn

0,514

Tr.người

70,9

0,547

Tr.người

65,6

2. Nước cho Công nghiệp

297,5

Ha

10,859

297,5

ha

10,859

3. Nước cho du lịch

10,5

Tr.người

6,3

25,0

Tr.người

15,0

4. Nước tưới

 

 

250,438

 

 

258,405

- Vùng I:

 

 

 

 

 

 

+ Lúa vụ Mùa

10.635,00

Ha

50,05

10.635,00

ha

50,05

+ Lúa vụ Đông Xuân

9.040,00

Ha

49,241

9.040,00

ha

49,241

+ Rau màu hàng năm

11.690,00

Ha

11,708

16.270,00

ha

16,295

- Vùng II:

 

 

 

 

 

 

+ Lúa vụ Mùa

2.390,00

Ha

11,248

2.390,00

ha

11,248

+ Lúa vụ Đông Xuân

1.670,00

Ha

9,096

1.670,00

ha

9,096

+ Rau màu hàng năm

2.868,00

Ha

2,872

3.680,00

ha

3,686

- Vùng III:

 

 

 

 

 

 

+ Lúa vụ Mùa

3.985,00

Ha

18,754

3.985,00

ha

18,754

+ Lúa vụ Đông Xuân

2.797,00

Ha

15,235

2.797,00

ha

15,235

+ Rau màu hàng năm

4.782,00

Ha

4,789

5.970,00

ha

5,979

- Vùng IV:

 

 

 

 

 

 

+ Lúa vụ Mùa

7.495,00

Ha

35,273

7.495,00

ha

35,273

+ Lúa vụ Đông Xuân

5.097,00

Ha

27,763

5.097,00

ha

27,763

+ Rau màu hàng năm

9.260,00

Ha

9,274

10.490,00

ha

10,506

- Vùng V:

 

 

 

 

 

 

+ Lúa vụ Mùa

495

Ha

2,33

495

ha

2,33

+ Lúa vụ Đông Xuân

396

Ha

2,16

396

ha

2,157

+ Rau màu hàng năm

645

Ha

0,65

790

ha

0,791

5. Nước cho chăn nuôi

 

 

5,214

 

 

6,26

+ Trâu bò

67,41

1000c

1,107

80,9

1000c

1,33

+ Lợn

394,68

1000c

2,881

473,61

1000c

3,46

+ Gia cầm

2.954,00

1000c

1,078

3.544,80

1000c

1,29

+ Gia súc khác

8,97

1000c

0,147

10,76

1000c

0,18

6. Nước cho thuỷ sản

7.000

Ha

70,00

7.500

ha

75,00

7. Nước cho môi trường

15% các ngành

 

67,16

30% các ngành

 

156,12

* Tổng nhu cầu nước

 

 

596,49

 

 

751,30

Tổng nhu cầu nước của các ngành năm 2015, 2020 và ước tính năm 2030 tính tới các điểm cân bằng được tổng hợp trong bảng trên với hệ số lợi dụng kênh mương tưới là 0,7 đường ống cấp nước sinh hoạt - công nghiệp là 0,8.

Kết quả cân bằng nước cho thấy: Nguồn nước trên các lưu vực khá phong phú, tổng lượng nước dùng cả năm giai đoạn đến năm 2030 là khoảng 60% dòng chảy mặt.

Tuy nhiên, do sự phân bố không đều trong năm nên các vùng thiếu nước vào mùa khô vào các tháng I,II,III,IV.

Đánh giá trên chỉ là tương đối về tổng lượng nước cả năm so với nhu cầu nước, nhưng để có nước đến từng hộ tiêu thụ thì phải có giải pháp công trình điều tiết và khai thác hợp lý.



Đối với các vùng thiếu nước như TX. Đông Triều, TP. Uông Bí, Hoành Bồ, TP. Cẩm Phả ngoài các giải pháp công trình điều tiết nguồn nước còn cần chuyển đổi sản xuất, từ trồng lúa sang cây trồng cạn có giá trị kinh tế nhưng cần ít nước hơn. Cần ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt và công nghiệp, dịch vụ.

Каталог: sonongnghiepptnt -> Lists -> TinTuc -> Attachments

tải về 5.32 Mb.

Chia sẻ với bạn bè của bạn:
1   ...   24   25   26   27   28   29   30   31   ...   41




Cơ sở dữ liệu được bảo vệ bởi bản quyền ©hocday.com 2024
được sử dụng cho việc quản lý

    Quê hương